Vào năm 2008, khi tôi và bạn tôi đang ngồi ăn tối thì thấy một người đàn ông đứng một mình ngoài đại sảnh của khách sạn. Chúng tôi nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời ông cùng ăn tối. “Tôi không ăn tối đâu”, người đàn ông từ chối. “Tôi đang trên đường đến phòng tập thể dục”.
Buổi sáng hôm sau, tôi lại gặp người đàn ông ấy ở đại sảnh khách sạn và để ý là ông ta cũng mặc bộ quần áo cũ.
“Xin lỗi ông”, ông lịch sự nói và quay sang nhìn nhà sư trẻ tuổi đang ngồi cạnh tôi, nói một cách trìu mến: “Con trai, đã đến giờ chúng ta về rồi”. Người con trai vâng lời, xách túi vải nhỏ lên rồi đi theo cha.
Trước đó, vì tò mò khi thấy sự hiện diện của một nhà sư tại khách sạn Uma, thành phố Paro, nên tôi đã đến trò chuyện với sư ấy.
“Hôm qua là sinh nhật lần thứ 70 của cha tôi và ông muốn cùng tôi đến một nơi thật đặc biệt”, nhà sư cho tôi biết. Sư độ chừng ba mươi tuổi, tóc cạo ngắn, mặc y áo và mang dép. “Đất nước của bạn thật là đẹp”, sư buột miệng. Nhà sư và cha mình đã bay đến thành phố Paro bằng máy bay riêng của họ.
Vậy những người này là ai? Người đàn ông lớn tuổi chính là Ananda Krishnan và nhà sư chính là con trai duy nhất của ông.
Krishnan là nhà tỷ phú bậc nhất nhì ở Malaysia . Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô-la. Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị. Cả ông và con trai đều là Phật tử.
Vài năm trước đây, vị tỷ phú này bị mất con trai. Ông bắt đầu đi tìm con và cuối cùng dừng lại ở một ngôi chùa tại Thái Lan. Ngạc nhiên khi thấy con mình khoác áo tu sĩ, đầu cạo nhẵn, đang đi khất thực, ông muốn mời con ăn cơm.
“Con xin lỗi, con không thể vâng lời cha được. Cũng như các sư khác, con phải đi khất thực”. Câu trả lời của ông Krishman bỗng trở thành tiêu đề cho nhiều tờ báo: “Với tất cả sản nghiệp của mình, thế mà tôi vẫn không thể mời con tôi ăn một bữa cơm”.
Nhà sư vẫn sống trong một tu viện trong rừng ở Thái Lan, và cũng như các sư khác, sống nhờ vào sự cúng dường của Phật tử.
Nghe những câu chuyện như vậy, liệu ta có thể từ bỏ được tất cả những thứ mình đang có, để đạt được những điều mà thật ra lúc này mình chưa cần không?
Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng, nếu muốn đạt được hạnh phúc và thỏa mãn thực sự, chúng ta phải vượt qua khỏi những khái niệm về vật chất, tinh thần và cảm xúc. Con trai của nhà tỷ phú Krishnan cho chúng ta thấy chính sự buông bỏ mới là một tài sản lớn hơn, và sự tu hành là tài sản lớn nhất trong cuộc đời chúng ta.
Thủy Ngọc dịch và tổng hợp...
Buổi sáng hôm sau, tôi lại gặp người đàn ông ấy ở đại sảnh khách sạn và để ý là ông ta cũng mặc bộ quần áo cũ.
“Xin lỗi ông”, ông lịch sự nói và quay sang nhìn nhà sư trẻ tuổi đang ngồi cạnh tôi, nói một cách trìu mến: “Con trai, đã đến giờ chúng ta về rồi”. Người con trai vâng lời, xách túi vải nhỏ lên rồi đi theo cha.
Trước đó, vì tò mò khi thấy sự hiện diện của một nhà sư tại khách sạn Uma, thành phố Paro, nên tôi đã đến trò chuyện với sư ấy.
“Hôm qua là sinh nhật lần thứ 70 của cha tôi và ông muốn cùng tôi đến một nơi thật đặc biệt”, nhà sư cho tôi biết. Sư độ chừng ba mươi tuổi, tóc cạo ngắn, mặc y áo và mang dép. “Đất nước của bạn thật là đẹp”, sư buột miệng. Nhà sư và cha mình đã bay đến thành phố Paro bằng máy bay riêng của họ.
Vậy những người này là ai? Người đàn ông lớn tuổi chính là Ananda Krishnan và nhà sư chính là con trai duy nhất của ông.
Krishnan là nhà tỷ phú bậc nhất nhì ở Malaysia . Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô-la. Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị. Cả ông và con trai đều là Phật tử.
Vài năm trước đây, vị tỷ phú này bị mất con trai. Ông bắt đầu đi tìm con và cuối cùng dừng lại ở một ngôi chùa tại Thái Lan. Ngạc nhiên khi thấy con mình khoác áo tu sĩ, đầu cạo nhẵn, đang đi khất thực, ông muốn mời con ăn cơm.
“Con xin lỗi, con không thể vâng lời cha được. Cũng như các sư khác, con phải đi khất thực”. Câu trả lời của ông Krishman bỗng trở thành tiêu đề cho nhiều tờ báo: “Với tất cả sản nghiệp của mình, thế mà tôi vẫn không thể mời con tôi ăn một bữa cơm”.
Nhà sư vẫn sống trong một tu viện trong rừng ở Thái Lan, và cũng như các sư khác, sống nhờ vào sự cúng dường của Phật tử.
Nghe những câu chuyện như vậy, liệu ta có thể từ bỏ được tất cả những thứ mình đang có, để đạt được những điều mà thật ra lúc này mình chưa cần không?
Câu chuyện này cho chúng ta thấy rằng, nếu muốn đạt được hạnh phúc và thỏa mãn thực sự, chúng ta phải vượt qua khỏi những khái niệm về vật chất, tinh thần và cảm xúc. Con trai của nhà tỷ phú Krishnan cho chúng ta thấy chính sự buông bỏ mới là một tài sản lớn hơn, và sự tu hành là tài sản lớn nhất trong cuộc đời chúng ta.
Thủy Ngọc dịch và tổng hợp...
Comment