Người Ai Cập có câu cách ngôn: “The one who repeats an insult is insulting you”. Tạm dịch: “Một người lặp lại một lời lăng mạ của người khác cho bạn nghe, chính là người đang lăng mạ bạn”. Còn người Việt Nam chúng ta thì hay nhắc nhở nhau rằng việc “ngồi lê, đôi mách” là điều nên tránh tối đa, nhất là khi nghe một người nào nói với bạn rằng có một người thứ ba đã nói xấu bạn với cô ta hay với anh ta!
Theo nhận xét của nhiều người và qua sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi là một phụ nữ, thì phần lớn một cầu chuyện được truyền đi từ miệng người này đến tai người khác là do mấy bà đồn đãi ra với nhau, hơn là do mấy ông. Thêm vào đó, đôi khi, cũng cùng một số chi tiết nhưng câu chuyện khi được kể lại đã được thêm mắm thêm muối, hay cắt xén đi một chút, để phù hợp với cá tính của người kể và ý muốn của họ về câu chuyện đó. Tệ hơn nữa, người nói đi, nói lại có thể mang ý định làm hại người mà mình thông tin.
Thí dụ như tôi có người bạn kể lại rằng cô chấm dứt liên hệ với gia đình chồng vì những thành viên bên gia đình chồng đã tiếp tục nói những điều không tốt về cô. Khi được hỏi làm sao cô biết được là họ nói xấu và có phải là chính cô đã nghe các “lời ong, tiếng ve” này không thì cô lắc đầu bảo là cô chỉ được nghe người em họ của chồng kể lại. Như vậy, tôi cho rằng người mà cô bạn tôi nên giận phải là cái cô em họ đã “nói đi, nói lại” hay “nhiều chuyện” kia mới phải.
Dĩ nhiên, suy nghĩ vừa rồi của tôi cũng chỉ có tính cách chủ quan nhưng may mắn thay một bài báo của bà Deborah Tannen, giáo sư về ngôn ngữ học của Georgetown University mà tôi đọc được trên tờ Good Housekeeping, đã hỗ trợ cho nhận xét của tôi khi giải thích rõ hơn cái câu cách ngôn ở trên về việc lời sỉ nhục được cố tình lặp lại.
Bà Tannen viết rằng: “Nói một điều gì không tốt về một người thứ ba thì khác xa việc nói thẳng điều này với người đó. Nếu cô A kể với bạn là cô B cho rằng bạn quá mập, bạn không thể nào đoán biết vì sao họ lại đề cập đến bạn trong lúc chuyện trò. Bạn đoán mò có lẽ cô B là người khơi mào câu chuyện mập, ốm; thế nhưng có thể cô A là người có nhận xét về sức nặng của bạn và cô B đồng ý chỉ cốt để làm cho cô A hài lòng.Thế là cô A lợi dụng cô B để bày tỏ ý kiến của mình về bạn, và hướng sự giận dữ của bạn nhắm vào cô B.”
Một thí dụ khác như gia đình cô D đang sống hạnh phúc và khá giả. Ðiều này làm cô bạn tên C ganh tị và không thích. Một hôm, cô C kể cho cô D nghe là khi chồng cô D gặp chồng cô C, anh đã tâm sự là rất chán cô D vì cô D lo đi làm việc mà không coi sóc nhà cửa gì cả. Tin lời cô C nên cô D hạch hỏi và gây gổ chồng cho dù anh một mực kêu oan. Từ đó, vợ chồng cô D có những bất hòa xảy ra. Nhờ họ đi đến gặp cố vấn hôn nhân và được phân tích hướng dẫn, hai vợ chồng cô D mới hòa thuận lại và biết được kẻ nói ra, nói vào chính là cô C. Từ đó, hai người không còn là bạn nhau nữa.
Ngoài ra, khi chúng ta lặp lại một lời phê bình có tính cách chê bai thì cho dù người kể lại có ý định tốt đi nữa thì vẫn có thể khiến người nghe không thấy thoải mái tí nào cả.
Bà Deborah Tannen kể lại câu chuyện của chính bà trước kia khi còn độc thân. Một người chị ruột kể lại là mẹ của bà Tannen thường tâm sự với chị là bà rất lo vì thấy Tannen chưa có ý trung nhân. Bà mẹ cho rằng Tannen quá bận rộn với nghề nghiệp nên không có cơ hội gặp gỡ ai cả. Bà Tannen đã yêu cầu bà chị chấm dứt việc làm trung gian và nếu mẹ của bà muốn nói gì thì nên nói thẳng với bà chứ không cần nói qua chị ấy.
Theo bà Tannen, thì lắng nghe một lời chỉ trích nhắm vào chúng ta do một người khác kể lại cũng giống như bị súng hãm thanh bắn trúng. Vết thương càng đau đớn hơn lên vì kẻ xúc phạm mình lại vắng mặt. Bên cạnh đó, nó còn làm cho bạn cảm thấy mình bị tấn công khi bị đưa ra làm đề tài thảo luận.
Nếu bạn quen biết với một vài người mà khi gặp bạn chỉ biết kể cho bạn nghe những chuyện xấu của người khác, hay lặp lại nhận xét không tốt của người vắng mặt về bạn, thì bà Tannen khuyên bạn nên làm những điều sau đây:
1/ Chận ngang người kể bằng câu nói: “Tốt hơn là ông, hay bà, đừng kể lại cho tôi nghe điều gì mà ông H. nói vì ông ta không có mặt ở đây. Ông, bà chỉ nên nói ra những điều mà ông, bà suy nghĩ mà thôi.”
2/ Nếu không chận đứng được mà phải lắng nghe vì phép lịch sự thì bạn có thể nói: “Tại sao ông, hay bà, lại muốn nói cho tôi nghe điều này?” Hoặc: “Làm sao ông, bà biết được là những điều ông, bà kể lại sẽ khiến tôi cảm thấy như thế nào?”
Nếu bạn có thể nói thẳng như thế với những người “nói đi, nói lại” hay “ngồi lê, đôi mách” thì bạn sẽ giới hạn cho mình nhiều điều nhức đầu lắm đó, thưa bạn.
HoaiAn sưu tầm
Theo nhận xét của nhiều người và qua sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi là một phụ nữ, thì phần lớn một cầu chuyện được truyền đi từ miệng người này đến tai người khác là do mấy bà đồn đãi ra với nhau, hơn là do mấy ông. Thêm vào đó, đôi khi, cũng cùng một số chi tiết nhưng câu chuyện khi được kể lại đã được thêm mắm thêm muối, hay cắt xén đi một chút, để phù hợp với cá tính của người kể và ý muốn của họ về câu chuyện đó. Tệ hơn nữa, người nói đi, nói lại có thể mang ý định làm hại người mà mình thông tin.
Thí dụ như tôi có người bạn kể lại rằng cô chấm dứt liên hệ với gia đình chồng vì những thành viên bên gia đình chồng đã tiếp tục nói những điều không tốt về cô. Khi được hỏi làm sao cô biết được là họ nói xấu và có phải là chính cô đã nghe các “lời ong, tiếng ve” này không thì cô lắc đầu bảo là cô chỉ được nghe người em họ của chồng kể lại. Như vậy, tôi cho rằng người mà cô bạn tôi nên giận phải là cái cô em họ đã “nói đi, nói lại” hay “nhiều chuyện” kia mới phải.
Dĩ nhiên, suy nghĩ vừa rồi của tôi cũng chỉ có tính cách chủ quan nhưng may mắn thay một bài báo của bà Deborah Tannen, giáo sư về ngôn ngữ học của Georgetown University mà tôi đọc được trên tờ Good Housekeeping, đã hỗ trợ cho nhận xét của tôi khi giải thích rõ hơn cái câu cách ngôn ở trên về việc lời sỉ nhục được cố tình lặp lại.
Bà Tannen viết rằng: “Nói một điều gì không tốt về một người thứ ba thì khác xa việc nói thẳng điều này với người đó. Nếu cô A kể với bạn là cô B cho rằng bạn quá mập, bạn không thể nào đoán biết vì sao họ lại đề cập đến bạn trong lúc chuyện trò. Bạn đoán mò có lẽ cô B là người khơi mào câu chuyện mập, ốm; thế nhưng có thể cô A là người có nhận xét về sức nặng của bạn và cô B đồng ý chỉ cốt để làm cho cô A hài lòng.Thế là cô A lợi dụng cô B để bày tỏ ý kiến của mình về bạn, và hướng sự giận dữ của bạn nhắm vào cô B.”
Một thí dụ khác như gia đình cô D đang sống hạnh phúc và khá giả. Ðiều này làm cô bạn tên C ganh tị và không thích. Một hôm, cô C kể cho cô D nghe là khi chồng cô D gặp chồng cô C, anh đã tâm sự là rất chán cô D vì cô D lo đi làm việc mà không coi sóc nhà cửa gì cả. Tin lời cô C nên cô D hạch hỏi và gây gổ chồng cho dù anh một mực kêu oan. Từ đó, vợ chồng cô D có những bất hòa xảy ra. Nhờ họ đi đến gặp cố vấn hôn nhân và được phân tích hướng dẫn, hai vợ chồng cô D mới hòa thuận lại và biết được kẻ nói ra, nói vào chính là cô C. Từ đó, hai người không còn là bạn nhau nữa.
Ngoài ra, khi chúng ta lặp lại một lời phê bình có tính cách chê bai thì cho dù người kể lại có ý định tốt đi nữa thì vẫn có thể khiến người nghe không thấy thoải mái tí nào cả.
Bà Deborah Tannen kể lại câu chuyện của chính bà trước kia khi còn độc thân. Một người chị ruột kể lại là mẹ của bà Tannen thường tâm sự với chị là bà rất lo vì thấy Tannen chưa có ý trung nhân. Bà mẹ cho rằng Tannen quá bận rộn với nghề nghiệp nên không có cơ hội gặp gỡ ai cả. Bà Tannen đã yêu cầu bà chị chấm dứt việc làm trung gian và nếu mẹ của bà muốn nói gì thì nên nói thẳng với bà chứ không cần nói qua chị ấy.
Theo bà Tannen, thì lắng nghe một lời chỉ trích nhắm vào chúng ta do một người khác kể lại cũng giống như bị súng hãm thanh bắn trúng. Vết thương càng đau đớn hơn lên vì kẻ xúc phạm mình lại vắng mặt. Bên cạnh đó, nó còn làm cho bạn cảm thấy mình bị tấn công khi bị đưa ra làm đề tài thảo luận.
Nếu bạn quen biết với một vài người mà khi gặp bạn chỉ biết kể cho bạn nghe những chuyện xấu của người khác, hay lặp lại nhận xét không tốt của người vắng mặt về bạn, thì bà Tannen khuyên bạn nên làm những điều sau đây:
1/ Chận ngang người kể bằng câu nói: “Tốt hơn là ông, hay bà, đừng kể lại cho tôi nghe điều gì mà ông H. nói vì ông ta không có mặt ở đây. Ông, bà chỉ nên nói ra những điều mà ông, bà suy nghĩ mà thôi.”
2/ Nếu không chận đứng được mà phải lắng nghe vì phép lịch sự thì bạn có thể nói: “Tại sao ông, hay bà, lại muốn nói cho tôi nghe điều này?” Hoặc: “Làm sao ông, bà biết được là những điều ông, bà kể lại sẽ khiến tôi cảm thấy như thế nào?”
Nếu bạn có thể nói thẳng như thế với những người “nói đi, nói lại” hay “ngồi lê, đôi mách” thì bạn sẽ giới hạn cho mình nhiều điều nhức đầu lắm đó, thưa bạn.
HoaiAn sưu tầm