Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Khoảng trời riêng trong đời sống vợ chồng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khoảng trời riêng trong đời sống vợ chồng

    Khoảng trời riêng trong đời sống vợ chồng


    Không thể phủ nhận sự cần thiết của những phút riêng tư, bởi đơn giản: đó chính là tiền đề của cái chung. Không có chút gì là của riêng thì lấy gì mà góp chung, mà chia sẻ?


    Nếu cả hai vợ chồng đều hiểu được nhu cầu cần có những giây phút ở một mình thì chắc chắn họ sẽ không có cảm giác bị tổn thương khi người kia từ chối tiếp xúc. Một người đàn ông tâm sự: “Cứ lúc ở cơ quan về đến nhà sau những cuộc họp rồi tranh luận với nhau, tôi cảm thấy khao khát có được một khoảng thời gian và không gian cho riêng mình. Chỉ một chút ít thôi cũng đủ làm tiêu tan những căng thẳng trong ngày, sau đó chắc chắn tôi sẽ cư xử dịu dàng, âu yếm hơn với vợ con".

    Các nhà tâm lý cũng cho rằng nhu cầu được có một khoảng thời gian cho riêng mình là nhu cầu có thật của đàn ông nói riêng và con người nói chung. Nhất là khi họ trở về nhà sau một ngày căng thẳng ở công sở với bao nhiêu việc mà đâu phải khi nào cũng suôn sẻ?
    Nếu vừa về đến nhà, đàn ông phải làm ngay một việc gì đó hoặc phải nói chuyện ngay thì họ sẽ mang cả tâm trạng bực dọc đó vào việc nhà, vào lời nói của mình và vô tình làm cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. Giả sử đàn ông có được dù chỉ mươi phút thôi để loại bỏ những căng thẳng ấy thì chắc chắn sẽ không "lây lan" sang vợ con.




    Từ lâu, nhạc sĩ Mô-da đã phát hiện ra ý nghĩa chân chính và tầm quan trọng của việc ở một mình. "Tôi rất yêu vợ, quý con, nhưng tôi vẫn thích có những lúc được ở một mình. Một lần đi biểu diễn xa, tôi tự lái xe đi 7 tiếng đồng hồ. Dọc đường, tôi đỗ xe trên một sườn núi rồi tự leo lên đỉnh núi. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm kết hôn, tôi được ở một mình. Hoàn toàn cô độc, chỉ duy nhất có tôi và ngọn núi giữa thế gian. Tôi phát hiện chính mình ở nơi đó. Tôi thích bản thân mình. Từ đó, ở nhà tôi cũng có một phòng riêng không phải để luyện đàn mà chỉ hy vọng được ngồi một mình. Ngồi trong đó cảm thấy sức mạnh toàn thân được giải phóng, được giao lưu với tâm linh".

    Nhà tâm lý học người Đức, Spielberg cho rằng: “Tuy chúng ta đã tự nguyện chọn cuộc sống chung với người khác nhưng nếu hiến dâng tất cả cho nó thì chính là phủ định chính mình. Cho nên, nếu người vợ yêu cầu chồng lúc nào cũng phải ở bên mình thì chẳng những đã xâm hại đến quyền tự do của họ mà cũng ngăn cản sự trưởng thành nhân cách của họ nữa". Có hai con đường hoàn thiện nhân cách: Một là, thường xuyên sống chung với người khác và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Hai là, tự phát hiện khi ở một mình.

    Pielberg khuyên: “Trong một số thời khắc quan trọng của cuộc đời, bạn nên có những giây phút tĩnh lặng một mình, cắt hết mọi quan hệ với người khác".

    Ngay trong cuộc sống gia đình hàng ngày nếu lúc nào vợ chồng cũng ở bên nhau là làm cho hai bên phủ nhận nhu cầu tâm lý của nhau. Khi tách rời nhau, họ có cơ hội thăm dò chính mính, phát hiện ra giá trị bản thân. Nếu bạn không có thời gian ở một mình, bạn sẽ không bao giờ hiểu được chính bạn.

    Đối với nhiều đôi vợ chồng hiện đại, dù chia sẻ với nhau nhiều điều, nhưng giữa họ luôn phải có một khoảng trời của riêng vợ hoặc chồng, khoảng trời không cần và không thể chia sẻ. Khoảng trời riêng ấy được quy ước giữa hai người. Có thể đó là những khu vực riêng, được giới hạn bởi một thỏa thuận. Có thể đó là quá khứ, nhưng ngay cả trong hiện tại, vẫn có những vùng riêng được quy định thuộc quyền tự trị của mỗi người: điện thoại, nhật ký, máy tính cá nhân, mail box, thậm chí là... ví tiền.

    Mỗi người, nhất là đàn ông đều cần một khoảng thời gian dù ít dù nhiều để tách rời vợ. Những lúc đó ngay cả sự quan tâm âu yếm chân thành cũng không có tác dụng gì mà trái lại, có thể làm tinh hình xấu đi. Nếu bạn ngại nói: “Xin đừng quấy rầy tôi" vì sợ có thể làm tổn thương người bạn đời thì cách quy định một tín hiệu "phi ngôn ngữ" như giáo sư Richard có khi lại là một cách hay. Vậy việc ở một mình không nhất thiết phải ở mỗi người một nơi. Thực ra vợ chồng cùng ở trong một phòng nhưng nếu tôn trọng nhau vẫn có thể không làm phiền nhau.

    Có những người đàn ông hay bỏ đi ra khỏi nhà, đến một nơi nào đó, chẳng phải họ giận dỗi vợ con hay muốn đi tìm cảm giác lạ mà có khi chỉ vì nhu cầu muốn ở một mình một lúc nhưng người vợ không để họ yên.

    Các nhà tâm lý học khuyên những đôi vợ chồng phải sống trong những ngôi nhà chật hẹp cần phải được học điều này. Bởi vì nhà chật, không gian nhỏ hẹp nên rất khó có thể tách ra để hai người không nghe, không nhìn thấy nhau. Nếu chúng ta hiểu rằng nhu cầu muốn ở một mình trong những khoảnh khắc nhất định là cần thiết và là nhu cầu chính đáng của mỗi người, chúng ta sẽ không cảm thấy mình bị xúc phạm khi người kia từ chối tiếp xúc thân mật. Sự "xa cách" trong khoảnh khắc như vậy không bao giờ làm giảm đi tình yêu vợ chồng mà giống như những liều thuốc "tăng lực" làm cho tình cảm vợ chồng đằm thắm hơn.

    Tiếc rằng có nhiều đôi vợ chồng không hiểu điều đó, tưởng rằng người kia muốn xa lánh mình hoặc không yêu, không quan tâm đến mình nữa, do đó giận dỗi, nghi ngờ, ghen tuông vô cớ và chính điều không hiểu biết đó ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình.


    Theo Hải Anh
    Tổng hợp (aFamily)






Working...
X