Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.
Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người ". Bà mẹ nói : "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc lại có người đến bảo:"Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
Một lúc lại có người đến bảo : "Tăng Sâm giết người" Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
(Quốc Sách)
Giải nghĩa:
Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.
Trùng danh: Cùng giống tên nhau
Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.
Lời Bàn:
Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp,, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.
(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. NXB Trẻ, 1992)
Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người ". Bà mẹ nói : "Chẳng khi nào con ta lại giết người". Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.
Một lúc lại có người đến bảo:"Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .
Một lúc lại có người đến bảo : "Tăng Sâm giết người" Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.
(Quốc Sách)
Giải nghĩa:
Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.
Trùng danh: Cùng giống tên nhau
Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.
Lời Bàn:
Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp,, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận.
(Theo Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. NXB Trẻ, 1992)
Comment