Một người sở hữu chiếc xe hơi sang trọng chưa hẳn đã hạnh phúc. Ngược lại, một người khác chỉ có chiếc xe cà tàng nhưng lúc nào cũng yêu thích nó, anh ta sẽ hạnh phúc hơn.
Một số người cho rằng hạnh phúc không phải là có những gì bạn muốn, mà là muốn những gì bạn đã có. Câu châm ngôn này nghe có vẻ hợp lý, nhưng có thể kiểm chứng được không? Hóa ra là được.
Nhà tâm lý học Jeff Larsen từ Đại học công nghệ Texas và Amie McKibban từ Đại học bang Wichita đã hỏi các sinh viên xem họ có sở hữu 53 món đồ khác nhau hay không, chẳng hạn xe hơi, dàn nghe nhạc hay một chiếc giường.
Kết quả cho thấy người ta có thể nhanh chóng quen thuộc với món đồ của mình và do đó mà cảm nhận ít hạnh phúc từ chúng.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, người ta có thể tiếp tục mong muốn những món đồ mà họ đã có, và những người làm như vậy sẽ thấy hạnh phúc hơn.
"Đơn giản là việc có hàng đống đồ không phải là chìa khóa của hạnh phúc", Larsen nói. "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy bạn cũng cần đánh giá cao những thứ mà bạn đã có. Và điều quan trọng nữa là phải giữ được niềm ham muốn đối với những thứ mà bạn chưa thể mua".
Với các sinh viên đã sở hữu một chiếc xe hơi, các nhà nghiên cứu yêu cầu họ đánh giá nhu cầu của mình với chiếc xe đó. Còn nếu họ chưa có xe hơi, họ sẽ được hỏi về mức độ muốn có nó.
Larsen và McKibban sau đó tính toán mức độ mà mọi người muốn những thứ họ đã có và có những thứ họ muốn. Phép tính cho thấy hai yếu tố này không trùng lên nhau.
Những người mà ham muốn nhiều hơn những gì họ thực có thì hạnh phúc hơn những người mà mong ước ít hơn những gì thực sở hữu. Tuy nhiên, người được sở hữu nhiều đồ vật mà họ từng mong muốn thì hạnh phúc hơn người có ít món đồ mà mình khát khao.
T. An (theo Newswise)
Một số người cho rằng hạnh phúc không phải là có những gì bạn muốn, mà là muốn những gì bạn đã có. Câu châm ngôn này nghe có vẻ hợp lý, nhưng có thể kiểm chứng được không? Hóa ra là được.
Nhà tâm lý học Jeff Larsen từ Đại học công nghệ Texas và Amie McKibban từ Đại học bang Wichita đã hỏi các sinh viên xem họ có sở hữu 53 món đồ khác nhau hay không, chẳng hạn xe hơi, dàn nghe nhạc hay một chiếc giường.
Kết quả cho thấy người ta có thể nhanh chóng quen thuộc với món đồ của mình và do đó mà cảm nhận ít hạnh phúc từ chúng.
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, người ta có thể tiếp tục mong muốn những món đồ mà họ đã có, và những người làm như vậy sẽ thấy hạnh phúc hơn.
"Đơn giản là việc có hàng đống đồ không phải là chìa khóa của hạnh phúc", Larsen nói. "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy bạn cũng cần đánh giá cao những thứ mà bạn đã có. Và điều quan trọng nữa là phải giữ được niềm ham muốn đối với những thứ mà bạn chưa thể mua".
Với các sinh viên đã sở hữu một chiếc xe hơi, các nhà nghiên cứu yêu cầu họ đánh giá nhu cầu của mình với chiếc xe đó. Còn nếu họ chưa có xe hơi, họ sẽ được hỏi về mức độ muốn có nó.
Larsen và McKibban sau đó tính toán mức độ mà mọi người muốn những thứ họ đã có và có những thứ họ muốn. Phép tính cho thấy hai yếu tố này không trùng lên nhau.
Những người mà ham muốn nhiều hơn những gì họ thực có thì hạnh phúc hơn những người mà mong ước ít hơn những gì thực sở hữu. Tuy nhiên, người được sở hữu nhiều đồ vật mà họ từng mong muốn thì hạnh phúc hơn người có ít món đồ mà mình khát khao.
T. An (theo Newswise)