Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Bằng lòng bản thân

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bằng lòng bản thân

    Nhiều người trong chúng ta hiện đang sống như thể chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu như có nhiều tiền của hơn, con cái ngoan ngoãn, người phối ngẫu hoàn hảo hay ngoại hình bắt mắt hơn...

    Suốt cả đời, tôi chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn cả. Chuyện học hành không được tốt lắm và vì vậy tôi cảm thấy xấu hổ. Ngoài ra, tôi luôn nghĩ mình quá thấp bé so với các thanh niên khác và điều đó làm tôi buồn phiền. Tôi cứ mãi thầm nghĩ nếu như tôi cao hơn, mạnh mẽ hơn hoặc thông minh hơn, tôi sẽ thành công hơn.

    Sau này, khi bắt đầu đi làm, tôi tự nhủ rằng nếu như được đánh giá cao về chuyên môn, kiếm được thu nhập kha khá hoặc cưới được một người đẹp làm vợ, lúc đó tôi sẽ thỏa lòng. Thế nhưng, sau khi đạt được tất cả những điều đó, tôi vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn. Vì thế, tôi làm việc cật lực hơn.

    Tôi quan sát và thấy thế này: Hầu hết mọi người đều đang làm tương tự như tôi đã từng làm – nỗ lực làm việc để mong trở nên khác đi và thành đạt hơn.

    Thế nhưng, sự thay đổi không phải lúc nào cũng tốt. Đôi khi, sự thay đổi lớn lao nhất mà chúng ta có thể thực hiện là khi chúng ta không cố gắng tự thay đổi bản thân nữa. Trong cuốn Hoàn toàn chấp nhận, nhà tâm lý Tara Brach kể chuyện một phụ nữ trung niên chăm sóc bà mẹ hấp hối. Lúc sắp chết, bà mẹ nhìn vào mắt con gái và nói: “Suốt cả đời, mẹ cứ cảm thấy có điều gì đó không ổn với mẹ. Thật là vô vị!”. Tara Brach kết luận: Bà mẹ đã trao tặng cho con gái món quà cuối cùng.

    Hầu như mọi người đều đang cố gắng phát hiện điều gì bất ổn và rồi thay đổi nó. Dù mục đích của chúng ta là sửa chữa điều chúng ta cho là cần sửa chữa, là che giấu khiếm khuyết của mình hoặc là tìm sự an toàn hay tình yêu vô điều kiện, hầu hết chúng ta đều mong mang lại sự thay đổi. Và khi không thành công với cố gắng đó, hầu hết chúng ta đều nỗ lực hơn.

    Khi chúng ta cố gắng thay đổi bản thân, tầm nhìn của chúng ta sẽ trở nên hạn hẹp hơn.

    Hầu hết chúng ta đều có một phần bộ não quan sát hành vi của mình và đều cảm thấy có một tiếng nói phê phán bên trong. Tôi nghĩ đó là tiếng nói của sự lo âu và sự thiếu tự tin. Tôi còn cho rằng tiếng nói phê phán đó là lời nói của một đứa trẻ hoảng sợ. Thay vì tiếp nhận tiếng nói ấy một cách nặng nề, bạn hãy lắng nghe nó như một phần nỗi lo của con người bạn cần được an ủi hơn là vâng theo.

    Sự thật là nếu chúng ta bằng lòng với con người thật của mình, chúng ta sẽ ít bị dao động hơn.

    HOÀI VY (Theo For a change, Do nothing)

  • #2
    Sai-gon-xua , bài viết rất hay.

    Comment

    Working...
    X