Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

N h ữ n g C â u C a D a o T h u ầ n Q u ả n g

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • N h ữ n g C â u C a D a o T h u ầ n Q u ả n g


    N h ữ n g C â u C a D a o T h u ầ n Q u ả n g





    Thánh địa Mỹ Sơn



    Cũng như nhiều di sản khác trong kho tàng văn nghệ dân gian của ta, ca dao thường không có tên tác giả, lại còn có những câu đã vượt khỏi ranh giới địa phương xuất xứ để rồi trở thành 'của chung' cho mọi vùng miền. Ca dao thuộc trường hợp này khá nhiều. Xin đơn cử một câu vui vui sau đây tôi đã nghe, đã đọc, không ít nơi sử dụng và nơi nào cũng cho là của địa phương mình:



    Muốn ăn bánh ít lá gai

    Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi



    Nếu phạm vi cấp tỉnh mà nơi nào có địa danh mang âm trắc như Bình Định, Quảng Ngãi, Sa Đéc, Quảng Trị... thì đều cho là của mình được cả. Còn với tên các tỉnh mà chữ cuối mang âm bằng như Quảng Nam, Thừa Thiên, Bình Dương, Hà Tây thì đành xem như... không có bánh ít lá gai!



    Có những câu ca dao chỉ là 'đặc sản' của một địa phương nào đó mà thôi. Phần này cũng nhiều lắm, nhưng trong phạm vi hạn hẹp của bài này tôi chỉ xin nêu một số câu ca dao thuần Quảng, tức rặt ròng chất Quảng, nhất định chỉ được sáng tác tại Quảng Nam, thời trước gồm cả Đà Nẵng. Là người Quảng, ai cũng biết câu:



    Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

    Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say

    Bạn về nằm nghĩ gác tay

    Hỏi nơi mô ơn trượng nghĩa dày bằng ta?



    Câu này được xem như là ngữ trưng rất lâu đời của đất và người Quảng Nam mặc dù từ lâu cũng có không ít sự bàn cãi chưa ngã ngũ. Nhiều người thắc mắc: trời mới mưa hay chưa chứ sao lại đất chưa mưa; cùng thời với câu ca dao này thì rượu Hồng Đào có hay không; bảo bạn về 'nằm nghĩ gác tay' hay 'nằm ngủ gối tay”...



    Nói gì thì nói, câu ca dao trên vẫn thấm sâu vào tình cảm của người đất Quảng qua nhiều thế hệ.



    Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng

    Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!



    Ngoài đầu nguồn sông Thu Bồn của Quảng Nam thì ở đâu có Hòn Kẽm Đá Dừng nữa nhỉ? Những địa danh, thắng cảnh như Cầu Mới, núi Cấm, Thác Bà, Thác Ông, kể cả Hòn Vọng Phu... còn có thể trùng tên với nơi này nơi khác, nhưng những địa đanh trong các câu ca dao sau đây chắc chắn là của riêng Quảng Nam:



    Ai lên mấy nhánh sông Con

    Hỏi quân Hường Hiệu có còn đánh Tây?



    hoặc:



    Tiếng đồn con gái Bảo An

    Sớm mai đi chợ, tối đan mành mành;

    Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều

    Tiếng mai cửi dệt, tiếng chiều xa quay;



    Chiều chiều mây phủ Hải Vân

    Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn;

    Đêm nằm nghe trống Mỹ Sơn

    Nghe chuông Trà Kiệu, nghe đờn Phú Bông;



    Gió nam thổi xuống Lò Vôi

    Ai đồn với bạn ta có đôi bạn buồn?



    Dời chân bước xuống ghe buôn

    Sóng bao nhiêu dợn dạ ta buồn bấy nhiêu!



    Đường mô xa bằng đường Gia Cốc

    Dốc mô ngược bằng dốc Phú Cang



    Lời em than hai hàng lụy nhỏ

    Em còn mẹ già biết bỏ cho ai?



    Phần thời chị gái chẳng có em trai

    Anh có thương thì thủng thỉnh rài rài chờ nhau...





    Vũ điệu Odiissi



    Lại có những câu ca dao không nêu địa danh, nhân vật nào của Quảng Nam nhưng do những tính cách đặc thù nào đó, người ta vẫn nhận ra các câu ấy thuần Quảng.



    Ai về nhắn với nậu nguồn

    Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên;



    Lụt nguồn trôi trái lòn bon

    Cha thác mẹ còn chịu chữ mồ côi;



    Ngó lên trên rẫy khoai lang

    Chẻ tre đang sịa cho nàng phơi khoai



    Hai câu trên thì 'Quảng Nam' quá rõ rồi (mít non, cá chuồn, lòn bon), còn câu sau được thuần Quảng là ở chữ sịa. Thứ vật dụng này nhỏ hơn chiếc nong, đan bằng tre cật già, mặt sịa toàn những lỗ nhỏ hình vuông. Sịa dùng để đựng, để phơi những thứ nông sản, thực phẩm dạng khô. Phơi khoai lang đã xắt lát như chàng toan tính cho nàng là rất hợp lý và nhờ đó sẽ đạt tình là cái chắc.



    Bà con Quảng Nam quen nói 'đi dầu', 'đầu dầu' để chỉ người đi ngoài trời mà không đội nón, đội mũ hay che dù. Người viết bài này đã đến nhiều vùng miền của đất nước ta nhưng không nghe nơi nào nói như thế mà chỉ gọi là 'để đầu trần'.



    Câu ca dao thuần Quảng về 'sự kiện' này là:



    Thương em để nón về dầu

    Về nhà dối mẹ: qua cầu gió bay



    Đây là chàng để nón lại cho nàng đội, động thái này vừa tình tứ, vừa lịch sự, cách nói dối với mẹ nghe cũng có lý, đáng được giảm khinh. Câu này đã có tại Quảng Nam ngót trăm năm rồi. Là người Quảng, ai cũng hiểu và không có gì thắc mắc.



    Thế nhưng những năm gần đây có lời nhạc, bài khảo luận về dân ca lại viết: 'Thương nhau cởi áo cho nhau” hoặc 'đổi áo cho nhau”. Sao lại có thể như vậy được nhỉ? Ngoài cách ứng xử thô, vụng còn có điều thất lý vì áo của nam, nữ hoàn toàn khác nhau về kiểu thức, kích cỡ, thế thì cởi áo, đổi áo cho nhau làm gì? Điều thất lý nữa là khi về lại nói dối với mẹ rằng qua cầu bị gió làm bay mất áo. Gió mạnh cấp nào mà kinh khủng đến áo mặc trong người cũng bị bay mất? Ấy là chưa nói tới việc mẹ thấy sờ sờ ra đó rằng chàng mặc áo của nàng và ngược lại.



    Những câu ca dao thuần Quảng như trên còn nhiều nữa. Loại di sản văn hóa dân gian truyền thống này còn chờ những nhà sưu tầm văn học phát hiện và đánh thức.



    TƯỜNG LINH

Working...
X