Ăn khỏe, chăm làm, lại học hay học giỏi, ngược với “dài lưng tốn vải” chỉ người học trò học chẳng hay, cày chẳng giỏi lại yếu ớt. Trên thực tế, có ăn mới học được. Cũng có người quan niệm học trò thường là kẻ lười nhác vì thế nên có câu: Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Giai thoại làng Nho kể rằng: xưa ở vùng thuộc Nghệ Tĩnh, có một gia đình nhà Nho có cô con gái đã đến tuổi cập kê.
Năm ấy, có một chàng trai ở vùng biển tới trọ học. Người con trai dáng vẻ to lớn, nước da ngăm đen. Ngày ngày, sau buổi dùi mà kinh sử, chàng trai òn tranh thủ giúp gia đình thày dạy gánh nước, bổ củi rồi cả những việc đào đất nền, việc gì chàng trai cũng đều làm hăng hái. Làm khoẻ, nhưng chàng trai được cái ăn cũng khoẻ. Đồn rằng, thả sức chàng trai có thể một bữa ăn hết một nồi cơm to với cả vại cà. Chả thế mà bạn bè của chàng ví chàng ăn khoẻ giống Lê Như Hổ trong truyện cổ dân gian.
Thấy chàng trai chịu học lại lam làm, nên ông bố cô gái mới có ý định nhận làm con rể. Còn người học trò, từ khi đến trọ học ở đây, cũng có cảm tình với cô gái. Một hôm, ông bố nói với con gái:
- Ta xem cậu học trò này có thể kết duyên được với con. Nếu nó ưng ý thì ta đây cũng hài lòng.
Người con gái từ lâu thấy người học trò vai vóc, lại bụng cao dạ dốc, làm thì hùng hục khác người nên có ý khinh thị. Nàng là con nhà nho nhã, ăn nói nhỏ nhẹ, sinh hoạt ý tứ, nên thấy bố nói thế mới thưa:
- Người như thế thì lấy đâu ra đỗ đạt. Ăn thùng bất chi thình, chỉ được cái làm khoẻ. Hẳn cha không muốn con làm thiếp cho một người thiếu chữ?
Người cha thấy con gái nói vậy mới khuyên rằng:
- Xưa nay, ở chốn này có ai xem thư sinh chỉ là người mảnh dẻ, vùi đầu vào học vẹt, mà không biết làm, biết ăn đâu! Cha thấy người này chịu học, ăn khỏe. Dân gian chả có câu “Vóc khỏe mẹ ngọc” là gì?
- Tuy nói vậy nhưng người con gái vẫn thầm để ý đến chàng học trò, xem anh ta học hành thế nào. Một hôm cô gái đứng nấp ở cửa sổ xem anh ta giảng Kiều cho một người học trò khác, lời lẽ sâu sắc, tinh thông điển tích, thì lấy làm khâm phục lắm.
Cũng từ buổi đó, mỗi khi người cha gợi ý nói chuyện về chàng học trò thì cô gái có vẻ như e thẹn.
Một hôm ông nói với con gái:
- Con ạ, ăn vóc đi liền với học hay. Ta đồ rằng, người này sau làm nên sự nghiệp. Con nên ngẫm lại ý cha.
Quả vậy, sau này người học trò vóc dáng lớn, ăn khỏe ấy học hành đỗ đạt đã được bổ làm quan tri huyện. Chàng cưới cô con gái con nhà nho nọ làm vợ sống rất hạnh phúc.
Sau này, vùng Nghệ Tĩnh, truyền câu chuyện của gia đình nhà Nho kia và lấy câu “ăn vóc học hay” để khuyên răn việc đời.
Ăn khỏe, chăm làm, lại học hay học giỏi, ngược với “dài lưng tốn vải” chỉ người học trò học chẳng hay, cày chẳng giỏi lại yếu ớt. Trên thực tế, có ăn mới học được. Cũng có người quan niệm học trò thường là kẻ lười nhác vì thế nên có câu:
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Câu ấy chỉ còn lại trong nghĩa châm biếm mà thôi.
Giai thoại làng Nho kể rằng: xưa ở vùng thuộc Nghệ Tĩnh, có một gia đình nhà Nho có cô con gái đã đến tuổi cập kê.
Năm ấy, có một chàng trai ở vùng biển tới trọ học. Người con trai dáng vẻ to lớn, nước da ngăm đen. Ngày ngày, sau buổi dùi mà kinh sử, chàng trai òn tranh thủ giúp gia đình thày dạy gánh nước, bổ củi rồi cả những việc đào đất nền, việc gì chàng trai cũng đều làm hăng hái. Làm khoẻ, nhưng chàng trai được cái ăn cũng khoẻ. Đồn rằng, thả sức chàng trai có thể một bữa ăn hết một nồi cơm to với cả vại cà. Chả thế mà bạn bè của chàng ví chàng ăn khoẻ giống Lê Như Hổ trong truyện cổ dân gian.
Thấy chàng trai chịu học lại lam làm, nên ông bố cô gái mới có ý định nhận làm con rể. Còn người học trò, từ khi đến trọ học ở đây, cũng có cảm tình với cô gái. Một hôm, ông bố nói với con gái:
- Ta xem cậu học trò này có thể kết duyên được với con. Nếu nó ưng ý thì ta đây cũng hài lòng.
Người con gái từ lâu thấy người học trò vai vóc, lại bụng cao dạ dốc, làm thì hùng hục khác người nên có ý khinh thị. Nàng là con nhà nho nhã, ăn nói nhỏ nhẹ, sinh hoạt ý tứ, nên thấy bố nói thế mới thưa:
- Người như thế thì lấy đâu ra đỗ đạt. Ăn thùng bất chi thình, chỉ được cái làm khoẻ. Hẳn cha không muốn con làm thiếp cho một người thiếu chữ?
Người cha thấy con gái nói vậy mới khuyên rằng:
- Xưa nay, ở chốn này có ai xem thư sinh chỉ là người mảnh dẻ, vùi đầu vào học vẹt, mà không biết làm, biết ăn đâu! Cha thấy người này chịu học, ăn khỏe. Dân gian chả có câu “Vóc khỏe mẹ ngọc” là gì?
- Tuy nói vậy nhưng người con gái vẫn thầm để ý đến chàng học trò, xem anh ta học hành thế nào. Một hôm cô gái đứng nấp ở cửa sổ xem anh ta giảng Kiều cho một người học trò khác, lời lẽ sâu sắc, tinh thông điển tích, thì lấy làm khâm phục lắm.
Cũng từ buổi đó, mỗi khi người cha gợi ý nói chuyện về chàng học trò thì cô gái có vẻ như e thẹn.
Một hôm ông nói với con gái:
- Con ạ, ăn vóc đi liền với học hay. Ta đồ rằng, người này sau làm nên sự nghiệp. Con nên ngẫm lại ý cha.
Quả vậy, sau này người học trò vóc dáng lớn, ăn khỏe ấy học hành đỗ đạt đã được bổ làm quan tri huyện. Chàng cưới cô con gái con nhà nho nọ làm vợ sống rất hạnh phúc.
Sau này, vùng Nghệ Tĩnh, truyền câu chuyện của gia đình nhà Nho kia và lấy câu “ăn vóc học hay” để khuyên răn việc đời.
Ăn khỏe, chăm làm, lại học hay học giỏi, ngược với “dài lưng tốn vải” chỉ người học trò học chẳng hay, cày chẳng giỏi lại yếu ớt. Trên thực tế, có ăn mới học được. Cũng có người quan niệm học trò thường là kẻ lười nhác vì thế nên có câu:
Ai ơi chớ lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.
Câu ấy chỉ còn lại trong nghĩa châm biếm mà thôi.
Nguồn Net
Comment