Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tản mạn với những câu cao dao xưa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tản mạn với những câu cao dao xưa



    Chúng ta hãy xem qua một số câu ca dao tục ngữ bắt đầu từ lúc trai gái mới quen, ve vãn nhau cho đến lúc thành vợ chồng phải đương đầu với những cảnh oái oăm của cuộc đời.

    Bắt đầu chàng trai buông ra một câu tán tỉnh bâng quơ:
    Hỡi cô tát nước bên đàng,
    Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

    Rồi khi trai gái bắt đầu thích nhau:
    Con dao vàng rọc lá trầu vàng,
    Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa.

    Sau đó con trai tán tỉnh con gái:
    Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
    Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
    Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
    Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.

    Con gái cũng không vừa, đáp lại:
    Ước gì anh hóa ra hoa,
    Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
    Ước gì anh hóa ra chăn,
    Để cho em đắp, em lăn, em nằm.
    Ước gì anh hoá ra gương,
    Để cho em cứ ngày thường em soi.
    Ước gì anh hóa ra cơi,
    Để cho em đựng rau tươi, trầu vàng.

    Rồi thì bắt đầu tương tư (trai nhớ gái):
    Anh đi anh nhớ quê nha,
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
    Nhớ ai dãi nắng, dầm sương,
    Nhớ ai tát nước bên đường, hôm nao.

    Dĩ nhiên gái cũng tương tư trai:
    Dù ai cho bạc cho vàng,
    Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay.
    Dù ai cho nhẫn cầm tay,
    Chẳng bằng trông thấy mặt ngay bây giờ.

    Rồi giận dỗi vì người yêu đi lấy chồng mà con trai cho là không xứng đôi:
    Tiếc thay cây quế giữa rừng,
    Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo!

    Con gái cũng than cho mối tình dang dở: Đôi duyên ta như loan với phượng,
    Nỡ lòng nào để phượng lìa cây.
    Muốn cho có đó có đây,
    Ai làm nên nỗi nước nầy chàng ơi!
    Thà rằng chẳng biết thì thôi,
    Biết chi gối chiếc lẻ loi thêm phiền.

    Đôi khi cô gái cũng băng khoăng cho tương lai mình:
    Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

    Tuy nhiên nhiều cô cũng ngại lấy chồng nghèo:
    Thấy anh em cũng muốn theo,
    Em sợ anh nghèo, anh bán em đi!
    Lấy anh em biết ăn gì?
    Lác sắn thì chát, lát si thì già.
    Lấy anh không cửa không nhà,
    Không cha, không mẹ, biết nhờ cậy ai?

    Theo phong tục thời xưa, con gái lớn lên phải có chồng vì:
    Tròng trành như nón không quai,
    Như thuyền không lái, như ai không chồng.
    Gái có chồng như gông đeo cổ,
    Gái không chồng như phản gỗ long đanh.
    Phản long đanh anh còn chữa được;
    Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi,
    Không chồng khổ lắm chị em ơi!

    Con trai lớn lên cũng nên lấy vợ:
    Trâu kia không vợ, đời nào có con?
    Người ta con trước con sau,
    Thân anh không vợ như cau không buồng.
    Cau không buồng ra tuồng cau đực,
    Trai không vợ cực lắm anh ơi?
    Người ta đi đón về đôi,
    Thân anh đi lẻ, về loi một mình.

    Nhưng lấy chồng rồi vẫn chưa yên thân vì nếu vớ phải anh chồng bê bối thì:
    Chồng em nó chẳng ra gì,
    Tổ tôm xóc dĩa, nó thì chơi hoang.
    Nói ra xấu thiếp hổ chàng,
    Nó giận nó phá tang hoang cửa nhà.
    Nói đây có chị em nhà ...
    Con nhà gia giáo lấy phải người đần ngu.
    Rồng vàng tắm nước ao tù,
    Người khôn ở với đứa ngu bực mình.

    Chưa hết, ngoài việc lo bếp núc còn phải thoả mãn đòi hỏi thể xác của ông chồng:
    Đêm khuya lửa tắt, cơm khê,
    Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem.

    Sau khi lo bếp nước chu đáo rồi thì:
    Bây giờ lửa đỏ, cơm ngon,
    Lợn no, con nín, tòm tem thì tòm.

    Hồi xưa lại có tục tảo hôn (lấy chồng khi nhỏ tuổi)
    Lấy chồng từ thuở mười lăm,
    Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi.
    Đến khi mười tám đôi mươi,
    Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường.
    Một rằng thương, hai rằng thương,
    Có bốn chân giường gãy một còn ba.
    Ai về nhắn với mẹ cha:
    Chồng tôi nay đã giao hòa cùng tôi.

    Cũng có khi lấy chồng nhỏ tuổi hơn mình:
    Em tham giàu, em lấy thằng bé tỉ ti,
    Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ.
    Em đem thân cho thằng bé nó dày vò,
    Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng.
    Cũng đã mang là gái có chồng,
    Chín đêm trực tiết nằm không cả mười!
    Nói ra sợ chị em cười,
    Má hồng bỏ quá một thời xuân xanh.
    Em cũng liều vì thằng bé trẻ ranh,
    Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn.
    Buồn tình em bế thằng bé nó lên.
    Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì!
    Nó ngủ nó ngáy khì khì,
    Một giấc đến sáng còn gì là xuân!
    Chị em ơi! Hoa nở mấy lần?

    Cũng có khi lấy người mình không yêu nên có cảnh:
    Lấy chồng chẳng biết mặt chồng,
    Đêm nằng mơ tưởng đến ông láng giềng.

    cho đến nỗi:
    Đêm nằm vuốt bụng thở dài,
    Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều!

    Lại có khi phải làm vợ lẽ (vợ bé) người khác nên không những gặp cảnh gối chiếc lạnh lùng mà phải đóng vai đầy tớ trong nhà:
    Lấy chồng làm lẽ khó thay,
    Đi cấy đi cày chị chẳng kể công;
    Đến tối chị giữ lấy chồng,
    Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.
    Sáng sớm chị gọi: Bới Hai!
    Mau dậy nấu cám, thái khoai, dăm bèo!
    Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo,
    Cho nên tôi phải dăm bèo, thái khoai.

    Có khi lại phải lấy chồng già:
    Vô phúc múc phải chồng già,
    Ra đường người hỏi rằng: Cha hay chồng?
    Nói ra đau đớn trong lòng,
    Ấy cái nợ truyền kiếp, chớ phải chồng em đâu?

    Nhưng trai lấy vợ già có khi lại là điều tốt:
    Có phúc lấy được vợ già,
    Sạch cửa, sạch nhà, lại ngọt cơm canh.
    Vô phúc lấy phải trẻ ranh,
    Nó ăn, nó phá tan tành, nó đi!

    Còn trai tơ đôi khi phải lấy gái góa thì gái mừng hí hửng mà trai bị chê bai:
    Trai tơ ơi hỡi trai tơ,
    Đi đâu mà vội mà vơ nạ dòng?
    Nạ dòng lấy được trai tơ,
    Đêm nằm hí hửng như vơ được vàng!
    Trai tơ vớ phải nạ dòng,
    Như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu!

    Tuy nhiên cô gái nào kén chọn mãi đến già vẫn còn độc thân thì:
    Đi đâu mà chẳng lấy chồng?
    Người ta lấy hết chổng mông mà gào.
    Gào rằng đất hỡi, trời ơi!
    Sao không thí bỏ cho tôi tấm chồng?
    Ông Trời ngoảnh mặt lại trông:
    Mày hay kén chọn, ông không cho mày.

    Có những cô quá kén chọn nên đến tuổi già liền vơ càng:
    Còn duyên kén cá chọn canh,
    Hết duyên ếch đực, cua kền cũng vơ,
    Còn duyên kẻ đón người đưa,
    Hết duyên đi sớm, về khuya một mình.

    Đôi khi vì chỗ môn đăng hộ đối mà con gái bị cha mẹ gả ép:
    Mẹ em tham thúng sôi dền,
    Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh hưng.
    Em đã bảo mẹ rằng đừng.
    Mẹ hấm, mẹ hứ, me bưng ngay vào.
    Bây giờ kẻ thấp người cao,
    Như đôi đũa lệch, so sao cho vừa.

    Và chuyện ngoại tình, lang bang và chửa hoang thì hầu như xã hội thời nào cũng có, cho nên người ta phải bào chữa, bênh vực:
    Không chồng mà chửa mới ngoan,
    Có chồng mà chửa, thế gian thường tình.
    hay giải thích:
    Có chồng càng dễ chơi ngang,
    Đẻ ra con thiếp, con chànng, con ai?
    rồi tự than thân:
    Buồn rầu, buồn rỉ, buồn nỉ, buồn non,
    Buồn vì một nỗi sớm con, mun chồng

    Còn khi ăn vụng khi chồng đi vắng:
    Hỡi cô yếm thắm, hoa thâm,
    Chồng cô đi lính, cô nằm với ai?
    Cô đẻ thằng bé con trai.
    Chồng cô về hỏi, "Con ai thế nầy?"
    'Con tôi đi kiếm về đây.
    Có cho nó gọi bằng thầy thì cho.'

    Lắm khi trai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng mà vẫn còn thương nhớ người yêu cũ:
    Dầu chàng năm bảy mặt con,
    Thiếp đôi ba lứa vẫn còn nhớ nhau.

    Cũng khi đã có chồng sinh năm bảy con mà vẫn còn nhan sắc nên ra đường lắm kẻ trầm trồ:
    Lấy chồng từ thuở mười ba,
    Đến khi mười tám thiếp đà năm con.
    Ra đường thiếp hãy còn son,
    Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.

    Nhiều cô gái cũng có tính lẳng lơ:
    Lẳng lơ chết cũng ra ma,
    Chính chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đồng.
    hay:
    Đánh tôi thì tôi chịu đau,
    Tánh tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu.

    Đến mức lang bang quá lắm thì:
    Chữ trinh đáng giá ngàn vàng,
    Từ anh chồng cũ đến chàng là năm.
    Còn như yêu vụng nhớ thầm,
    Họp chợ trên bụng có trăm con người.
Working...
X