Ai về anh dặn lời này
Phượng hoàng chỉ quyết đậu cây ngô đồng
Song le còn chút ngại ngùng
Biết rằng thầy mẹ thương cùng cho chăng?
Nẻo xa thấp thoáng bóng trăng
Cũng mong nhờ gió cát đằng(1) dưa dây
Quảng Hàn(2) cách mấy lần mây
Để cho duyên hiệp đấy đây cho gần.
(1) Cát đằng: loài dây leo phải bám vào những cây to khác. Trong văn học cổ thường dùng cát đằng để chỉ sự phụ thuộc, lẽ mọn.
(2) Quảng Hàn:nghĩa gốc là rộng và lạnh, theo Long thành lục, vua Đường Minh Hoàng, nhân đêm rằm tháng tám, được nhà thuật sĩ làm phép lạ đưa lên mặt trăng chơi, thấy cửa vào cung trăng có biển đề "Quảng hàn thanh hư chi phủ" (cái phủ trống rỗng, trong suốt, lạnh và rộng) do đó Quảng Hàn, Cung Quảng Hàn, Cung Quảng, Cung Hàn,v.v. đều dùng để chỉ mặt trăng.
Kính mong các bạn sưu tầm ca dao và tục ngữ khắp mọi miền đất nước.Đây và vốn văn hoá dân tộc.
Phượng hoàng chỉ quyết đậu cây ngô đồng
Song le còn chút ngại ngùng
Biết rằng thầy mẹ thương cùng cho chăng?
Nẻo xa thấp thoáng bóng trăng
Cũng mong nhờ gió cát đằng(1) dưa dây
Quảng Hàn(2) cách mấy lần mây
Để cho duyên hiệp đấy đây cho gần.
(1) Cát đằng: loài dây leo phải bám vào những cây to khác. Trong văn học cổ thường dùng cát đằng để chỉ sự phụ thuộc, lẽ mọn.
(2) Quảng Hàn:nghĩa gốc là rộng và lạnh, theo Long thành lục, vua Đường Minh Hoàng, nhân đêm rằm tháng tám, được nhà thuật sĩ làm phép lạ đưa lên mặt trăng chơi, thấy cửa vào cung trăng có biển đề "Quảng hàn thanh hư chi phủ" (cái phủ trống rỗng, trong suốt, lạnh và rộng) do đó Quảng Hàn, Cung Quảng Hàn, Cung Quảng, Cung Hàn,v.v. đều dùng để chỉ mặt trăng.
Kính mong các bạn sưu tầm ca dao và tục ngữ khắp mọi miền đất nước.Đây và vốn văn hoá dân tộc.
Comment