Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có ba người cùng trang lứa, cùng tài ba xuất chúng và cùng đoản mệnh. Đó là Vũ Trọng Phụng (1912-1939), Hàn Mặc Tử (*) (1912-1940) và Bích Khê (**) (1916-1946). Hàn và Vũ có nhiều cái cùng: cùng năm sinh, cùng có tác phẩm để đời năm 1936, cùng chết vì bệnh khi chưa tới tuổi ba mươi, cả Bích Khê cũng chết vì bệnh phổi. Cả ba đều sáng tác sớm và đều ở vị trí mở đầu cho một xu hướng, một trào lưu … Nếu như họ Hàn sáng tạo ra một thế giới thơ kỳ dị, “vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”, nếu như Bích Khê có “những câu thơ hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam: Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng / Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông” (Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam) thì bốn tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng xuất liên tục trong năm 1936 như một đợt Sóng Thần làm người ta sửng sốt, ngỡ ngàng cho đến …tận hôm nay!
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường mô tả những số phận luôn biến đổi, nghĩa là chuyển từ cảnh ngộ này sang cảnh ngộ khác hoàn toàn xa lạ, giống như được đổi đời vậy. Nhưng ở Số đỏ, nếu xem xét kỹ sẽ thấy thằng Xuân từ cuộc sống ma cà bông bước vào thế giới của bà Phó Đoan hay của những Văn Minh, TYPN, cụ cố Hồng, thực chất vẫn là từ môi trường lưu manh này đi vào môi trường lưu manh khác mà thôi. Và tính cách Xuân không có gì thay đổi, không cần gì phải thay đổi. Nhưng những nhân vật trong Giông tố thì khác. Thị Mịch từ gia đình cụ đồ Uẩn ở làng Quỳnh Thôn bước vào dinh cơ Nghị Hách thì là sự thay đổi hoàn toàn về nguyên tắc sống, về đạo lý sống. Hoặc như Long, từ anh viên chức mạt hạng trở thành con trai nhà triệu phú cũng vậy.
Ngoài ra, khác với Số đỏ, Giông Tố phải sử dụng nhiều bút pháp khác nhau: bút pháp tiểu thuyết, bút pháp phóng sự điều tra, bút pháp tả thực, bút pháp lãng mạn, cả bút pháp truyện trinh thám nữa, rồi dựng đối thoại, độc thoại, nhất là độc thoại, v.v... Tác phẩm, vì thế, xét ở bộ phận, ở cấp độ chi tiết, quả là khó tránh khỏi những tỳ vết này, tỳ vết khác. (Sưu tầm)
Mời các bạn thưởng thức bộ băng đọc truyện với nhan đề: Giông tố của tác già Vũ Trọng Phụng.
Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường mô tả những số phận luôn biến đổi, nghĩa là chuyển từ cảnh ngộ này sang cảnh ngộ khác hoàn toàn xa lạ, giống như được đổi đời vậy. Nhưng ở Số đỏ, nếu xem xét kỹ sẽ thấy thằng Xuân từ cuộc sống ma cà bông bước vào thế giới của bà Phó Đoan hay của những Văn Minh, TYPN, cụ cố Hồng, thực chất vẫn là từ môi trường lưu manh này đi vào môi trường lưu manh khác mà thôi. Và tính cách Xuân không có gì thay đổi, không cần gì phải thay đổi. Nhưng những nhân vật trong Giông tố thì khác. Thị Mịch từ gia đình cụ đồ Uẩn ở làng Quỳnh Thôn bước vào dinh cơ Nghị Hách thì là sự thay đổi hoàn toàn về nguyên tắc sống, về đạo lý sống. Hoặc như Long, từ anh viên chức mạt hạng trở thành con trai nhà triệu phú cũng vậy.
Ngoài ra, khác với Số đỏ, Giông Tố phải sử dụng nhiều bút pháp khác nhau: bút pháp tiểu thuyết, bút pháp phóng sự điều tra, bút pháp tả thực, bút pháp lãng mạn, cả bút pháp truyện trinh thám nữa, rồi dựng đối thoại, độc thoại, nhất là độc thoại, v.v... Tác phẩm, vì thế, xét ở bộ phận, ở cấp độ chi tiết, quả là khó tránh khỏi những tỳ vết này, tỳ vết khác. (Sưu tầm)
Mời các bạn thưởng thức bộ băng đọc truyện với nhan đề: Giông tố của tác già Vũ Trọng Phụng.