Cô Ba Trà Vinh . Tác giả Xuân Vũ ...Cô Ba Trà là 1 nhân vật lịch sử chứ khg phải nhân vật tiểu thuyết ...An ghi chú để các anh , chị khg bị nhầm lẫn ...bài viết bên dưới là An sưu tầm trên net ...người viết Nguyễn Thắng ...Cô Ba Trà của nhà văn Xuân Vũ qua giọng đọc Vân Yến và Thanh Tùng ...hay vô cùng ...không biết cô Ba đẹp thế nào mà làm khuynh đảo trượng phu thời đó dzị há .. khg có hình nào của Cô ba để chưng hít .
Cô Ba Trà Vinh với vẻ đẹp khuynh đảo đầu thế kỷ XX
Ở Nam Kỳ, hồi đầu thế kỷ XX, có một người đàn bà đẹp sắc sảo một cách tự nhiên, đó là cô Ba Thiệu, con gái thầy Thông Chánh, quê ở Trà Vinh. Thầy Thông Chánh là người gốc Bãi Xan, vợ là bà Ngô Thị Đen nổi tiếng xinh đẹp đương thời. Vì tức giận ông chánh án Trà Vinh là Jaboin cứ theo ve vãn vợ mình nên trong dịp lễ Chánh Chung (lễ độc lập của Pháp), ông bắn chết tên biện lý Pháp nên bị kết án tử hình. ..Về cô Ba, con gái thầy Chánh, học giả Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn tạp pí lù" miêu tả: "Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng". Cô Ba Thiệu, con gái thầy Thông Chánh, là hoa khôi một thời. Răng trắng nhỏ, da trắng hồng, tóc dài chấm gót, tóc xức dầu dừa thơm phức bới ba vòng một ngọn, bận áo bà ba vải ú, quần lãnh Mỹ A bông chanh "đáy giữa" thon gọn dịu dàng, võ nghệ lại cao cường, thật là một trang tuyệt sắc tiêu biểu thời bấy giờ.
Cô Ba đẹp đến nỗi Ngân hàng chế độ Sài Gòn in nổi hình cô trong vòng trắng các loại giấy bạc. Vẻ đẹp của cô còn được nhà Dây thép Đông Dương hoạ hình để in thành tem thư.
Hãng xà bông lớn nhất Việt Nam Trương Văn Bền thì xin phép được in hình cô làm nhãn hiệu tượng trưng cho sự trong sạch thơm tho. "Xà bông Cô Ba" với hình ảnh người thiếu nữ đẹp tuyệt trần đeo chuỗi ngọc trai trong khung hình bồ dục đã bán rộng khắp ba kỳ và Miên, Lào cạnh tranh với xà bông Cadum nổi tiếng bấy giờ. Tài liệu "Hỏi đáp Sài Gòn 300 năm (NXB TPHCM, 2000) còn khẳng định cô Ba là hoa hậu chính thức đầu tiên của Nam Kỳ
Người đàn bà đẹp nhất Nam Kỳ một thưở
Người đàn bà đẹp nhất Nam Kỳ vào nửa đầu thế kỷ XX mà ai cũng nghe nhắc đến là cô Ba Trà (tên thật là Trần Ngọc Trà - một bà hoàng không ngai, lên xe xuống ngựa, mấy chục năm liền. Mỗi lần ra đường có tôi tớ, kẻ hầu người hạ, ngồi xe du lịch mui trần có tài xế riêng mặc đồng phục để lái, có vệ sĩ ngồi băng trước để mở cửa xe).
Thuở đó, hình ảnh cô Ba Trà là một bà hoàng quý phái, các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng...
Trong bài "Các cuộc đời ngoại hạng Nam Kỳ thưở trước" đăng trên báo "Phụ nữ diễn đàn" in vào tập "Nam kỳ lục tỉnh I" - NXB Văn hoá, có viết "theo lời các cụ cao niên kể lại, trong khoảng thời gian từ năm 1925 - 1935, các người đẹp sắc nước hương trời như cô Ba Trà, Cô Tư Nhi, cô Sáu Hương, Cô Hai Thời... mỗi người một vẻ đẹp riêng, báo hại các công tử như cậu Hai Định, cậu Ba Qui, công tử Phước George... tranh nhau phá của cha mẹ để lại.
Nhà văn, hoạ sĩ lão thành Phạm Thăng có kể lại rằng: "Hồi trước tôi có được xem một tấm hình huê khôi Ba Trà, là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn, đăng trên bìa một tờ báo, lâu quá không nhớ tên".
Vào thập niên 1930, chính cô Ba Trà lăng xê mốt áo dài và quần hàng lụa cùng màu đầu tiên ở Nam Kỳ. Cụ Vương Hồng Sển, nhà văn kiêm nhà khảo cổ đã viết: "Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở Nam kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc".
Cũng vì sắc đẹp "khuynh nước khuynh thành" của cô Ba Trà mà ngày nay chúng ta còn được nghe kể mãi những giai thoại "đối đầu" của hai tay chơi nổi tiếng khi đó là Bạch công tử (tức Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của đốc phủ Lê Công Sủng, tỉnh Mỹ Tho) và Hắc công tử (tức công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy). Trong đó có giai thoại được nhắc đến nhiều nhất là cuộc thi đốt tiền đun một ký đậu nấu chè của hai đại công tử này. Cuộc thi được tổ chức tại sảnh lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, Công tử Bạc Liêu đành thua cuộc nhưng ông tuyên bố là đã thua trong danh dự.
Cô Ba Trà Vinh với vẻ đẹp khuynh đảo đầu thế kỷ XX
Ở Nam Kỳ, hồi đầu thế kỷ XX, có một người đàn bà đẹp sắc sảo một cách tự nhiên, đó là cô Ba Thiệu, con gái thầy Thông Chánh, quê ở Trà Vinh. Thầy Thông Chánh là người gốc Bãi Xan, vợ là bà Ngô Thị Đen nổi tiếng xinh đẹp đương thời. Vì tức giận ông chánh án Trà Vinh là Jaboin cứ theo ve vãn vợ mình nên trong dịp lễ Chánh Chung (lễ độc lập của Pháp), ông bắn chết tên biện lý Pháp nên bị kết án tử hình. ..Về cô Ba, con gái thầy Chánh, học giả Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn tạp pí lù" miêu tả: "Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng". Cô Ba Thiệu, con gái thầy Thông Chánh, là hoa khôi một thời. Răng trắng nhỏ, da trắng hồng, tóc dài chấm gót, tóc xức dầu dừa thơm phức bới ba vòng một ngọn, bận áo bà ba vải ú, quần lãnh Mỹ A bông chanh "đáy giữa" thon gọn dịu dàng, võ nghệ lại cao cường, thật là một trang tuyệt sắc tiêu biểu thời bấy giờ.
Cô Ba đẹp đến nỗi Ngân hàng chế độ Sài Gòn in nổi hình cô trong vòng trắng các loại giấy bạc. Vẻ đẹp của cô còn được nhà Dây thép Đông Dương hoạ hình để in thành tem thư.
Hãng xà bông lớn nhất Việt Nam Trương Văn Bền thì xin phép được in hình cô làm nhãn hiệu tượng trưng cho sự trong sạch thơm tho. "Xà bông Cô Ba" với hình ảnh người thiếu nữ đẹp tuyệt trần đeo chuỗi ngọc trai trong khung hình bồ dục đã bán rộng khắp ba kỳ và Miên, Lào cạnh tranh với xà bông Cadum nổi tiếng bấy giờ. Tài liệu "Hỏi đáp Sài Gòn 300 năm (NXB TPHCM, 2000) còn khẳng định cô Ba là hoa hậu chính thức đầu tiên của Nam Kỳ
Người đàn bà đẹp nhất Nam Kỳ một thưở
Người đàn bà đẹp nhất Nam Kỳ vào nửa đầu thế kỷ XX mà ai cũng nghe nhắc đến là cô Ba Trà (tên thật là Trần Ngọc Trà - một bà hoàng không ngai, lên xe xuống ngựa, mấy chục năm liền. Mỗi lần ra đường có tôi tớ, kẻ hầu người hạ, ngồi xe du lịch mui trần có tài xế riêng mặc đồng phục để lái, có vệ sĩ ngồi băng trước để mở cửa xe).
Thuở đó, hình ảnh cô Ba Trà là một bà hoàng quý phái, các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng...
Trong bài "Các cuộc đời ngoại hạng Nam Kỳ thưở trước" đăng trên báo "Phụ nữ diễn đàn" in vào tập "Nam kỳ lục tỉnh I" - NXB Văn hoá, có viết "theo lời các cụ cao niên kể lại, trong khoảng thời gian từ năm 1925 - 1935, các người đẹp sắc nước hương trời như cô Ba Trà, Cô Tư Nhi, cô Sáu Hương, Cô Hai Thời... mỗi người một vẻ đẹp riêng, báo hại các công tử như cậu Hai Định, cậu Ba Qui, công tử Phước George... tranh nhau phá của cha mẹ để lại.
Nhà văn, hoạ sĩ lão thành Phạm Thăng có kể lại rằng: "Hồi trước tôi có được xem một tấm hình huê khôi Ba Trà, là một thiếu nữ đẹp tuyệt trần, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, có quàng khăn voan mỏng, ngồi trên xe mui trần lượn trên đường phố Sài Gòn, đăng trên bìa một tờ báo, lâu quá không nhớ tên".
Vào thập niên 1930, chính cô Ba Trà lăng xê mốt áo dài và quần hàng lụa cùng màu đầu tiên ở Nam Kỳ. Cụ Vương Hồng Sển, nhà văn kiêm nhà khảo cổ đã viết: "Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở Nam kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc".
Cũng vì sắc đẹp "khuynh nước khuynh thành" của cô Ba Trà mà ngày nay chúng ta còn được nghe kể mãi những giai thoại "đối đầu" của hai tay chơi nổi tiếng khi đó là Bạch công tử (tức Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của đốc phủ Lê Công Sủng, tỉnh Mỹ Tho) và Hắc công tử (tức công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy). Trong đó có giai thoại được nhắc đến nhiều nhất là cuộc thi đốt tiền đun một ký đậu nấu chè của hai đại công tử này. Cuộc thi được tổ chức tại sảnh lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của nhiều người chứng kiến. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử sôi trước, Công tử Bạc Liêu đành thua cuộc nhưng ông tuyên bố là đã thua trong danh dự.
Comment