S ự T í c h H o a T a m G i á c M ạ c h
Cứ đến độ tháng 10 hàng năm là Cao nguyên đá đến mùa tam giác mạch, trải dài khắp đồi núi, bản làng lẫn lối đi. Những bông phơn phớt trắng hồng điểm tím mơn mởn như một người thiếu nữ e ấp độ xuân thì, làm nức lòng giới trẻ gần xa để tìm đến xứ Hà giang ngắm tam giác mạch.
Cảnh thiên nhiên nơi địa đầu tổ quốc thơ mộng, hoang vu, hùng vĩ làm tô điểm thêm vẻ đẹp của tam giác mạch. Những người thích đi du lịch không thể từ chối lên xứ Hà Giang vào tháng 10 và 11 hàng năm được.
Cùng với đó, hoa tam giác mạch cũng có sự tích riêng của nó:
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chả biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt, người người lấy hạt về ăn. Khi ngô và hạt lúc trong nhà đã cạn mà vụ mùa sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi hang cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp.
Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp rừng núi để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến mà chưa tìm thấy cái gì có thể làm no bụng. Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi. Mọi người cùng tìm đến khe núi, và ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài khắp từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kĩ mới thấy những chiếc lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ăn ngon không kém gì ngô và gạo. Cái bụng đã ngủ yên và khói bếp lại bay lên mỗi chiều.
Tam giác mạch là họ nhà lúa, được nảy lên từ mảy lúa, mảy ngô, nên được gọi là mạch, lá có phần tam giác nên người ta gọi là “tam giác mạch”. Người Mông còn gọi mạch là “chez”.
Hoa tam giác mạch thường có 3 màu: Ban đầu khi hoa mới nở thì là màu tím, sau đó từ 1-2 tuần thì sẽ chuyển sang màu tím phơn phớt hồng rồi tím sẫm. Cuối cùng, hoa ngả sang màu đỏ sậm.
Người ta bảo hoa tam giác mạch là “đặc sản riêng” của vùng đất cực bắc đất nước. Đó là nơi có loài hoa tuyệt đẹp nở trên đá sỏi khô cằn.
Thanh Tâm/Theo Khỏe & Đẹp