Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cổ tích về các loài hoa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hoa Hướng Dương



    HOA HƯỚNG DƯƠNG




    Trong thần thoại Hy Lạp kể rằng: Có một nàng tiên xinh đẹp đem lòng thầm yêu trộm nhớ nam thần thái dương Apôlông. Ngày ngày nàng tiên ngước nhìn thần Apôlông không rời mắt, từ lúc bình minh cho đến khi hoàng hôn. "Ôi thần Apôlông, em yêu chàng". Nàng tiên si tình quá đau khổ mà chết dần chết mòn. Nơi nàng gục xuống mọc lên một loài hoa, đó là hoa hướng dương. Dù chết nhưng nàng tiên vẫn luôn luôn hướng về phía mặt trời.
    Nói lên mối tình bất tử .

    Sưu tầm




    * Thêm một sự tích khác về loài hoa này


    Thuở xa xưa khi trái đất còn ngập chìm trong đêm tối hoang sơ, những bông hoa ủ rũ nép bên nhau để tìm hơi ấm. Không gian luôn chìm trong một màn đêm u tối, vắng lặng không một tiếng chim ca.

    Ngày lại ngày trôi qua trong buồn bã. Các loài hoa chỉ biết chờ và hát những bài ca buồn bã hy vọng sẽ có một điều kỳ diệu xảy ra giải thoát chúng khỏi những ngày dài u tối...

    Và khi những giọt nước mắt vương trên cánh hoa giá lạnh, bất chợt các loài hoa cảm nhận được một hơi ấm và cả không gian bừng sáng. Điều kỳ diệu mang tên Mặt trời đã đến đem theo những tia nắng ấm áp, những làn gió nhẹ xua tan màn đêm tăm tối... Một thời kỳ tươi sáng mở ra cho trái đất. Một thời kỳ đầy sức sống và thanh bình...

    Dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời, muôn loài hoa nở rộ khoe sắc thắm, ong bướm bay lượn rập rờn hòa trong bản giao hưởng của trăm tiếng chim ca. Tất cả đều dành cho mặt trời tình cảm yêu thương nhất. Những bông hoa đều khoác lên mình màu sắc tươi đẹp, hương thơm quyến rũ để mong có được tình yêu của mặt trời...

    Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng dương. Hoa Hướng dương cũng mang trong tim một tình yêu cháy bỏng với mặt trời. Hoa quyết định nhuộm vàng mình, cũng như luôn vươn cao mình hướng về mặt trời mặc cho những lời đường mật của ong bướm, lời thì thầm của làn gió và sự dịu dàng của mây...

    Mặt trời vô tình không hiểu được tình cảm của hoa hướng dương, vẫn vô tư dạo chơi trên trời cao và tỏa ánh nắng sưởi ấm cho muôn loài. Hoa Hướng dương buồn lắm, sau bao ngày đau đớn trong tuyệt vọng, hoa quyết định sẽ bứt mình khỏi mặt đất bay đến gần mặt trời để nói cho mặt trời biết tình cảm của mình...

    Dù rất đau đớn, hoa vẫn cố vươn mình lên. Tự nhủ vẫn còn nặng lắm hoa bèn bứt những chiếc lá ra khỏi mình... Vẫn không thể cất mình lên nổi, hoa bèn bứt nốt những cánh hoa và hoa thầm nghĩ: "Dù mình có xấu xí đến đâu, dù mặt trời có từ chối mình thì chỉ cần mình nói ra được tình cảm trong lòng là đủ lắm rồi ...". Hoa Hướng dương lả đi nhưng bỗng hoa cảm thấy mình đang bay lên, bay đến với mặt trời. Trong những phút giây cuối cùng hoa Hướng dương vẫn luôn nghĩ đến mặt trời với nụ cười trên môi.

    Thời gian như ngừng lại, gió cất tiếng khóc than, muôn hoa thổn thức khóc cho sự hy sinh vô điều kiện vì tình yêu của hoa Hướng dương... Mặt trời đến lặng mình trước tình yêu của hoa Hướng dương. Những giọt nước mắt của mặt trời lăn xuống rơi lên hoa hướng dương...

    Kể từ ngày đó những bông hoa Hướng dương luôn vươn mình hướng tới mặt trời và mặt trời cũng luôn dành cho hoa Hướng dương những tia nắng ấm áp nhất với tất cả tình yêu dịu ngọt...

    Hạnh phúc luôn đến với những người lạc quan và mạnh mẽ như "Hoa Hướng Dương luôn hướng tới Mặt Trời ".





    sưu tầm
    Attached Files
    ***************

    Comment


    • #17
      HoA Cỏ MaY




      Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.


      Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.



      Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.



      Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.



      Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.



      Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.



      Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.



      Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.



      Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng.



      Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa.


      Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.



      Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

      (Sưu Tầm)
      Attached Files

      Comment


      • #18

        Truyền thuyết hoa Diên Vỹ

        Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương

        Truyền thuyết hoa diên vỹ


        Tiếng Hy Lạp, “Iris” có nghĩa là Cầu Vồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của thần Zeus và nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Nàng là người đưa tin trên đỉnh Olympus, Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ “con mắt Thiên Đường” xuống cho nhân loại trên trái đất qua vòng cung cầu vồng rực rỡ.

        Từ Iris cũng có nghĩa là “con mắt Thiên Đường” (the eye of Heaven). Iris, như ta đã biết, là tên của một nữ thần Hy Lạp, một loài hoa, và nó còn có nghĩa là tròng đen trong con mắt chúng ta. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng ta đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường. Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương để tỏ lòng tôn kính nữ thần Iris, người mang sứ mệnh dẫn dắt những linh hồn phụ nữ này đến chốn Thiên Đường.


        Comment


        • #19


          SỰ TÍCH HOA NHÀI


          Một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại mực màu và một nắm bút lông. Chàng nói với các loài hoa và các khóm hoa: Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì. Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bèn đứng vào chỗ theo hàng lần lượt, bởi vì loài nào cũng muốn chọn cho mình thứ màu rực rỡ nhất


          Chỉ có Nhài là đứng gần hoạ sỹ hơn cả. Nó nói rằng, nó muốn hoa của nó phải có màu vàng vàng như màu của tóc của thần Mặt Trời mà nó hằng yêu mến.

          - Mi dám cả gan len lên trước nữ hoàng Hoa Hồng? - hoạ sỹ đẩy Nhài sang một bên.

          - Tôi không hề len lách, tôi từng đứng ở đây nhiều năm rồi, - Nhài tức giận đáp lại.

          - Nhưng mi cần phải hiểu rằng, ai là người có quyền được đứng lên hàng đầu - Hoạ sỹ giải thích - Mi phải chịu hình phạt đứng cuối và muốn gì thì phải xin ta.

          - Ngài nhầm rồi, thưa ngài, tôi sẽ không cầu xin ai hết - Nhài trả lời và vẫn đứng yên tại chỗ cũ.

          Họa sỹ trò chuyện rất lâu với các chị Hoa Hồng. Các bà hoàng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam. Họ chỉ chê màu xanh lá thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quê kiểng. Ðể màu xanh lá không khỏi uổng phí, hoạ sỹ bèn đem quét lên hoa Lưu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loài hoa này rất mê màu đỏ thắm. Nhưng hoạ sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh chị nhà quê này thì màu xanh lá là hợp hơn cả.


          Hoa Anh Túc mĩm cười thật nhã nhặn với hoạ sỹ và hoạ sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó. Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh hoạ sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng. Hoạ sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loài hoa đủ loại màu sắc khác nhau.



          Hoa Ngu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn. Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ đáp cụt lủn: "Màu gì cũng được!". Hoạ sỹ bèn bôi màu xám cho nó rồi hỏi nó có hài lòng không, nó chỉ nói: "Tôi biết, tất cả các màu mực có sắc rực rỡ, chàng đã gần cạn. Nếu ai cũng thích rực rỡ như nữ hoàng Hoa Hồng thì không còn ai nhận ra được vẻ đẹp riêng của từng loài hoa nữa!"



          Những nàng Păngxê bé xíu vây quanh hoạ sỹ và chào mời rất lịch thiệp. Ðối với hoạ sỹ, chúng chẳng khác những đứa em gái bé bỏng, và chàng đã dùng sắc màu biến chúng thành những bông hoa nho nhỏ vui nhộn.



          Hoa Tử Ðinh Hương lại muốn trả ơn hoạ sỹ theo cách riêng của nó, nếu chàng không tiếc màu cho nó:


          - Về mùa Xuân, chàng có thể bẻ cành của tôi và đem tặng người yêu của mình được đấy. - Tử Ðinh Hương nói - Cành của tôi càng được bẻ nhiều thì tôi càng khoe sắc lộng lẫy.


          - Mi nói năng bất nhã lắm, vậy mi phải mang màu trắng, - hoạ sỹ giận dỗi gạt Tử Ðinh Hương sang một bên. Nhưng rất may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời.
          Hoa Bồ Công Anh dâng lên hoạ sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa).


          Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn hoạ sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn yêu thích, cho Bồ Công Anh.


          Trong lúc mải mê với màu vàng, hoạ sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loại hoa đầu tiên mà chàng đã gặp.

          - Thế nào cô bạn? - Hoạ sỹ nhếch mép cười với Nhài - Thứ màu này còn ít lắm, nhưng nếu mi tỏ ra biết điều, ta sẽ cho tất.

          - Ta không cần cầu xin. - Nhài đáp.

          - Vậy là sao? - Thái độ bướng bỉnh của Nhài khiến hoạ sỹ bực mình - Thôi được, nếu mi không dám nêu yêu cầu của mình thì mi hãy phục xuống đất, cho dù phải chịu còng lưng.

          - Tôi thích õng ẹo chứ không muốn còng lưng! - Nhài kiêu hãnh đáp lại.

          Hoạ sỹ vì quá tức giận đã trút tất cả màu trắng còn lại vào mặt Nhài và hét:

          - Mi là cái thá gì mà không chịu cầu xin và hạ mình! Vậy vĩnh viễn với mi sẽ chỉ là màu trắng!

          Vì thế Hoa Nhài mảnh dẻ vẫn mang những cánh trắng muốt mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.











          sưu tầm
          Attached Files
          ***************

          Comment


          • #20
            ....Sao ông họa sĩ này giống....bạo chúa quá.....

            Ai cũng cần có khiếm khuyết,
            để bớt phần kiêu ngạo...(ST)


            sigpic

            Comment


            • #21
              Nhiều truyện hay quá cảm ơn mọi người nhé. TTX cũng xin góp vui với mọi người.
              SỰ TÍCH HOA THỦY TIÊN





              Ngày xưa, có một ông phú hộ sinh được 4 người con trai. Khi biết mình sắp chết, ông gọi 4 người con đến, dặn dò các con phải chia gia tài của cha làm 4 phần đều nhau. Bốn người con hứa tuân lời cha trối lại, tuy nhiên, vừa chôn cất cha xong thì 3 người con đầu dành phần gia tài nhiều hơn người em út. Họ chỉ chia cho đứa em út một mảnh đất khô cằn.

              Người em út rất buồn, vừa thương nhớ cha, vừa buồn các anh xử tệ với em. Đang ngồi khóc một mình trước mảnh đất khô cằn, thì người em bỗng thấy một bà Tiên từ mặt ao gần đó hiện lên bảo:

              - Này con, thôi đừng khóc nữa. Khoảng đất này của con có chứa một kho tàng, mà các anh của con không biết. Kho tàng này chứa nhiều mầm của một loại hoa quý vô giá. Mỗi năm, cứ đến mùa Xuân, thì hoa đâm chồi nẩy lộc, nở từng hàng chi chít trên đất đai của con. Con sẽ hái hoa, đem bán, rất được giá. Nhờ đó, chẳng bao lâu thì con sẽ giầu có hơn các anh.

              Quả thật, đến mùa Xuân ấy, đúng như lời bà Tiên nói, mảnh đất khô cằn của người em bỗng nhiên mọc lên từng hàng hoa trắng, hương thơm ngào ngạt. Để nhớ đến ơn lành của bà Tiên, người em đặt tên cho loại hoa này là Hoa Thuỷ Tiên.

              Những người thích hoa, chơi hoa, và những người nhà giầu đã thi nhau đến mua hoa Thuỷ Tiên hiếm quý, với giá rất đắt. Chẳng bao lâu, người em trở nên giầu có, nhiều tiền bạc. Rồi cứ mỗi năm Tết đến, người em út lại giầu thêm, nhờ mảnh đất nở đầy hoa thơm tươi thắm. Người em trở nên giầu hơn 3 người anh tham lam kia.

              Người ta tin rằng Hoa Thuỷ Tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, chơi hoa thuỷ tiên trở thành một tục lệ đón Xuân. Những ngày cuối năm, Thuỷ Tiên được chăm sóc để hoa nở đúng Giao Thừa, hy vọng mang đến tài lộc sung túc và may mắn trong năm mới.

              (Kho tàng truyện cổ tích VN)

              Comment


              • #22
                SỰ TÍCH HOA PHƯỢNG VĨ




                Ngày xưa, xưa lắm, ở một vùng đất đồi kia, có một ông thầy dạy võ nổi tiếng về tài đánh kiếm. Vợ ông chết sớm, ông thương vợ, không lấy ai nữa nên ông không có con. Ông đi xin năm người con trai mồ côi ở trong vùng về làm con nuôi. Ngoài những giờ luyện võ, ông lại cho năm người đi học chữ, vì ông muốn năm người cùng giỏi võ, giỏi văn.

                Tuổi năm người con xấp xỉ ngang nhau. Năm ấy, họ chỉ mới mười ba, mười bốn... Người nào học cũng khá và tài múa kiếm thì nổi tiếng khắp vùng. Ai cũng dễ nhận được họ vì ông sắm cho năm người năm bộ quần áo màu đỏ, để mặc ra đường. Thương bố nuôi nên năm người con rất biết nhường nhịn nhau và yêu quý mọi người trong làng... Năm ấy trong nước có loạn. Giặc ngoài kéo vào. Nhà cháy, người chết. Tiếng kêu khóc và lòng oán giận cứ lan dần, lớn dần. Đâu cũng đồn tên tướng giặc có sức khỏe kỳ lạ. Chỉ cần đạp nhẹ một cái cũng làm bật gốc được một thân cây to. Hắn lại sử dụng một cây thương dài và nặng, đâm chết từng xâu người một cách dễ dàng. Mọi người còn đồn thêm rằng hắn sở dĩ khỏe như vậy là vì hắn thích ăn thịt sống và đặc biệt hơn nữa là chỉ thích ăn toàn xôi gấc chứ không thích ăn cơm, mỗi lần hắn ăn hàng chục cân thịt cùng với một nong xôi gấc lớn. Người thầy dạy võ ở vùng đất đồi nọ định xin vua đi đánh giặc thì ngã ra ốm. Tay chân ông bị co quắp cả lại. Cụ lang giỏi nhất vùng đến xem bệnh và chỉ biết là ông uống phải thuốc độc. Ai cũng nghi tên tướng giặc đã ngầm cho những kẻ chân tay của hắn đi tìm giết trước những người tài giỏi trong nước. Người thầy dạy võ vừa uống thuốc, vừa ngày đêm ra sức tập luyện để tay chân mình lại cử động được như xưa. Một buổi sáng, tên tướng giặc bất thình lình phóng ngựa, dẫn quân lính của hắn kéo ập vào làng.

                Hắn thấy ông thầy dạy võ đang lấy chân đạp vào một gốc cây sung to. Cây sung lúc đầu bị rung khe khẽ, rồi mỗi lúc rung một mạnh hơn. Sau đó, ông nhấc một cái cối đá to đưa lên, đưa xuống, vẻ còn mệt nhọc. Tên tướng giặc cười phá lên rồi xuống ngựa giơ chân đạp nhẹ vào thân cây sung. Thế là cây sung bị gãy ngang và ào ào đổ xuống. Hắn lại nhẹ nhàng đưa một tay tóm lấy cái cối đá ném vứt đi, như ta ném một hòn gạch con và cho rơi ùm xuống cái ao lớn gần đấy. Hắn gọi mấy tên quân đến trói chặt ông thầy dạy võ lại rồi bảo:

                -Tao nghe mày muốn đi đánh tao phải không? Bây giờ thì mạng mày nằm trong tay tao rồi! Muốn sống thì hãy giết một con bò tơ, lọc năm mươi cân thịt ngon nhất, nấu một nong xôi gấc rồi mang đến chỗ ta đóng quân ở trên ngọn đồi giữa làng. Phải đội trên đầu mà đi chứ không được gánh. Đi luôn một mạch, không được dừng lại hay đặt xuống nghỉ. Đội thịt đến trước! Đội xôi đến sau!

                Nói xong hắn ra lệnh cởi trói cho ông. người thầy dạy võ giận tím ruột, tím gan nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy năm người con đang đi vắng, họ phải đi học chữ xa làng và lại sắp đến mùa thi. Không ai dám rời cái bút cái nghiên. Nhưng vừa nghe tin giặc kéo đến làng, họ lập tức đeo gươm vào người mà xin thầy cho về. Về đến nhà, nghe bố kể chuyện lại, năm người con nổi giận muốn chạy đi tìm tên tướng giặc hung ác để giết ngay. Người bố liền khuyên:

                -Không được! Lúc nào quân lính của hắn cũng vây quanh, khó mà đến gần. Ngọn thương của hắn lại có thể đâm chết người từ rất xa. Các con cứ bình tĩnh, ta đã có cách khử nó! Người cha đi vay tiền mua một con bò tơ, mổ thịt rồi lọc lấy năm mươi cân thịt ngon nhất để vào một cái nia to. Ông lại đi vay ba gánh nếp trắng, đi xin ba chục quả gấc đỏ, nấu một chục nồi xôi thật dẻo. Ông đội nia thịt bò tơ đến trước. Chân ông còn đau, năm mươi cân thịt đội trên đầu không phải là nhẹ. Ông đội nia đi, mồ hôi vã ra đầy trán. Tên tướng giặc thấy ông đội thịt đến, mồm cứ nuốt nước bọt ừng ực. Hết nuốt nước bọt ừng ực, hắn lại khoái trá cười to. Còn người đội thịt thì bấm ruột chịu đựng và nghĩ thầm: "Cho mày cứ cười rồi mày sẽ biết..." Tên tướng giặc cười nhận thịt xong quát to lên và giục:
                Còn nong xôi nữa, mày về đội đến đây ngay! Người thày dạy võ lại về đội nong xôi đến. Nong xôi to và nặng hơn nia thịt nhiều. Nhưng xôi nấu ngon và nhìn đẹp quá. Ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gãy gập lại. ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui. Ông tự nhủ: "Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa..." Tên tướng giặc ngồi trên cao theo dõi, vừa hả dạ, vừa lo lắng. Hắn nghĩ: "Thằng này không bị thuốc độc của ta thì khó mà trị được nó. Mà ngay bây giờ, hắn vẫn là một tay đáng sợ". Cái nong xôi gấc to lớn, thơm lừng vẫn lù lù tiến lên đồi. Mặt người đội xôi tái hẳn lại. Chỉ có đôi mắt. Đôi mắt vẫn sáng quắc. Nong xôi có lúc lảo đảo, ngả nghiêng, nhưng liền đó lại gượng lại, rồi nhích dần lên. Tên tướng giặc vội giật lấy thanh gươm của tên lính hầu rồi đứng phắt dậy, phóng gươm đi. Đường gươm sáng rực lên như một tia chớp, cắm vào bụng người thầy dạy võ làm ông chực gục xuống. Nhưng ông đã gượng đứng thẳng lên và đưa tay rút lưỡi gươm ra, phóng lại vào ngực kẻ thù. Tên giặc tránh được.

                Bỗng từ trong nong xôi, năm người con nằm quây tròn được xôi phủ kín, đã vung kiếm nhảy ra và như năm làn chớp đâm phập cả vào ngực tên giặc ác. Tên tướng giặc không chống đỡ kịp, rú lên một tiếng rung cả ngọn đồi rồi ngã vật xuống. Thấy tướng đã chết, bọn lính giặc hoảng quá, kéo nhau chạy bán sống bán chết. Dẹp giặc xong, năm người con trai trở về ôm lấy xác người bố nuôi khóc vật vã mấy ngày liền. Cả làng cùng năm người con lo chuyện chôn cất rất chu đáo. Dân làng mỗi người một nắm đất đắp cho ngôi mộ ông thày cao lên. Thương bố nuôi, năm người con lại trồng quanh khu mộ năm gốc cây con, một giống cây có lá đẹp như thêu và có nhiều bóng mát. Hàng năm, đến ngày giỗ bố, họ lại đem áo đỏ ra mặc. Họ nhớ tiếc người thầy dạy võ đã có công giết giặc cứu dân. Đến lúc năm người lần lượt chết đi thì năm cái cây họ trồng quanh khu mộ người bố cũng lần lượt ra hoa màu đỏ thắm, đúng vào ngày giỗ người thầy dạy võ. Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: tuy chết đi, nhưng năm người con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo đỏ để tưởng nhớ người đã khuất... Hoa có năm cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như một mâm xôi gấc. Cái mâm xôi ngày nào người bố đã giấu năm người con trong đó và đội đi giết giặc. Đó là cây hoa Phượng ngày nay. Mỗi năm, khi mùa Hè đến, mùa thi đến, hoa Phượng lại nở đỏ đầy cây, đầy trời. Khi mùa Hè qua, trên khắp các cành cây, người ta lại thấy hiện ra những quả Phượng dài như những thanh gươm của năm người con trai ngày trước...

                Comment


                • #23
                  cảm ơn bạn góp thêm hoa nhen
                  ***************

                  Comment


                  • #24
                    Sự Tích Hoa Tử Đinh Hương



                    Sự Tích Hoa Tử Đinh Hương


                    Chuyện xảy ra vào thời mà muôn loài đều vô cùng sợ hãi rồng và phù thuỷ. Cứ chiều chiều, khi gió bắt đầu thổi ù ù vào các ống máng đầu hồi, tức là lúc có dấu hiệu rồng sai phái mụ phù thuỷ gieo tai hoạ xuống đầu một người nào đó. Rồng vốn đam mê công chúa. Nhưng rồng thì nhiều mà công chúa lại hiếm. Thế nhưng, loại quỷ này lại không tha cả đám đàn bà, con gái dân thường.
                    Một đêm nọ, gió xộc vào nhà bà Pecxia. Chuyện gì sẽ xảy ra đây? Rõ ràng là rồng đã đến quyến rũ bà mẹ có chín người con trai này. Song chẳng lẽ chín chàng trai cừ khôi kia lại không bảo vệ nổi mẹ?
                    Các chàng trai quy ước với nhau thế này: chỉ để một người ở nhà canh gác, còn tất cả phải đi làm việc. Các anh lớn thay nhau cầm gươm bảo vệ mẹ. Tám ngày liền trôi qua không gặp chuyện gì trắc trở. Rồi đến lượt chàng út ở nhà.
                    Chàng đứng ở cổng, canh chừng các ống máng đầu hồi nhà đã lâu không thấy có điều gì khả nghi, nhưng khi chàng định vào nhà ăn trưa thì nghe có tiếng cười vui vẻ ở ngoài vườn. Chàng vội ghé mắt nhìn... chuyện gì thế kia. Chàng thấy một cô gái xinh đẹp, trên ngực cài bông hoa Anh Túc đỏ thắm. Nàng chào mời chàng: "Hãy lại đây với em! Chỉ có điều xin chàng hãy cất gươm đi đã, em không thích loại vũ khí này!" Chàng trai liền rời tay gươm. Lập tức cô gái ré lên, gỡ bông hoa Anh Túc trên ngực đưa cho chàng trai mời chàng thưởng thức hương thơm. Vốn bản tính trung thực, chàng trai vừa đưa bông hoa đỏ ối lên mũi thì lập tức thấy buồn ngủ quá rồi ngã lăn quay ra vườn. Chàng chỉ còn kịp nhận ra tiếng con rồng vừa gầm gào vừa lao đến cướp mẹ chàng bay lên cao. Còn cô gái xinh đẹp thì đã hoá thành mụ phù thuỷ nổi gió bay đi mất.
                    Chàng út thiếp đi một lát, lúc choàng tỉnh dậy chàng không biết nên làm gì và nên nói với các anh thế nào? Tốt nhất là nên đi tìm ngay hang rồng. Chàng dắt thanh gươm vào thắt lưng, bỏ vào túi ít lương khô rồi lên đường.
                    Chàng đi mãi, đi mãi, đến cuối ngày thì chàng gặp một cụ già có vẻ mệt mỏi đang ngồi bên đường, miệng lầm rầm cầu xin:
                    - Hãy thương người già, hỡi chàng trai, ta muốn xin chàng mẩu bánh mì!
                    - May mắn là con được gặp già - Chàng út đáp - Xin già hãy cho con biết, già có thấy con rồng mang mẹ con đi về hướng nào không?
                    Ông già cầm mẩu bánh mỳ, đoạn chỉ tay về hướng Nam. Chàng út rảo chân bước.
                    Chàng lại mải miết đi cho đến tận cuối ngày, và cũng thật lạ kỳ! - Chàng lại đến chỗ ông già đang ngồi. Ông già nói:
                    - Con ơi, con hãy đào hố và trồng cho ta một cây táo. Ta muốn ăn táo nhưng không còn sức trồng cây nữa.
                    Chàng út dùng gươm thoăn thoắt đào hố và trồng xuống đó một cái cây non. Rồi chàng xin chỉ đường cho chàng đi về hang rồng.
                    Ông già chỉ về hướng Bắc. Và chàng út lại cắm cúi đi cho đến cuối ngày. Thật lạ lùng quá, rốt cuộc chàng lại đến đúng chỗ ông già vẫn ngồi. Ông già khẩn khoản nhờ chàng hãy giết chết con rắn độc đang bò vào túp lều của ông, mà đêm đêm nó thường quấy rầy không cho ông ngủ. Chàng trai xông vào lều, dùng gươm chặt đứt đầu rắn. Chàng xin ông già đừng đánh lừa chàng nữa.
                    - Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con trai ạ, hãy đi về hướng Tây, chính hang rồng ở gần kề đó. Con sẽ phải chiến đấu sống mái với nó. Ta cho con một câu thần chú, giúp con biến hoá theo ý muốn của con. Có điều này phải nhớ: con chỉ có thể biến hoá thành dạng khác được hai lần, lần thứ ba con phải trở lại làm người ngay. Nếu lần thứ ba con biến thành cái gì đó thì con sẽ vĩnh viễn phải chịu số phận như vậy.
                    Chàng trai nhập tâm câu thần chú và đi về hướng Tây. Chàng cứ đi mãi cho đến khi nhìn thấy một ngọn lửa xanh leo lét trong đêm. Chàng bóp chặt thanh gươm trong tay và bước về phía ngọn lửa. Nhưng chàng bị sa xuống một bãi lầy. Chàng thấy một người đàn bà lưng gù, trên vai vác một khúc gỗ nặng đi lại phía chàng. Ai thế kia? Phải chăng người đó là mẹ chàng?
                    Chàng trai lên tiếng gọi, song người đàn bà sợ hãi hét:
                    - Con ơi, con đến tìm mẹ ở đây mà làm gì! Không một ai sa chân vào cái đầm lầy này mà còn sống trở về! Thà chết một thân mẹ còn hơn là thấy con trở thành nô bộc cho Rồng!
                    - Không, mẹ ơi - chàng trai đáp - Vì con mà mẹ bị rồng cầm tù.
                    Nghĩa vụ của con lúc này là cứu mẹ. Mẹ hãy ngồi lên khúc gỗ già, con sẽ đọc một câu thần chú, con sẽ biến thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này.
                    Hai mẹ con làm đúng những điều đã bàn.
                    Nhưng khi phát hiện ra nữ nô tỳ Pecxia bỏ trốn, Rồng liền đuổi theo. Dòng sông cứ chảy mãi cho tới khi cập vào một bãi cát mà ở đó nước đã cạn kiệt.
                    - Mẹ ơi, con sẽ biến thành con ngựa, mẹ hãy cưỡi lên lưng con và túm lấy bờm. Con sẽ đưa mẹ băng qua sa mạc cát này - chàng trai nói và biến ngay thành con tuấn mã khôn ngoan.
                    Ngựa tung bốn vó phi nước đại, Rồng đuổi theo sau, nhưng dọc đường ngựa lại gặp một cái hố vừa sâu vừa rộng chặn ngang.
                    - Con trai ơi, con phải trở lại làm người ngay và nấp dưới đáy hào này - Người mẹ van xin, song chàng út không chịu nghe.
                    - Mẹ có chín người con trai, nhưng chín người con chỉ có một mình mẹ - chàng trai đáp - Con sẽ biến thành khóm hoa rậm rạp chắn che, bảo vệ mẹ.
                    Chàng trai đọc câu thần chú, lập tức trên mặt hào mọc lên một bụi cây rậm có những bông hoa tím thơm ngát. Bà Pecxia vừa ẩn mình trong bụi cây thì đúng lúc con rồng phun lửa phì phì bay qua.
                    Ðó chính là loài hoa Tử Ðinh Hương Ba Tư. Hôm nay đây, loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn.

                    Comment


                    • #25
                      Sự Tích Hoa Xương Rồng




                      Sự Tích Hoa Xương Rồng

                      ..Ngày xửa ngày xưa, cách đây lâu lắm rồi, khi ấy còn chưa có loài người, trái đất còn hoang vu lắm, thấy vậy Ngọc Hoàng bèn lấy một nắm đất nhỏ vào đó một giọt nước thần để tạo ra một chàng trai. Ngọc Hoàng dạy người đó biết săn bắn, biết làm nhà rồi đưa chàng trai xuống trần gian. Thế nhưng chàng trai chỉ biết có săn bắn mà không hề biết gì về trồng trọt nên không thể phủ màu xanh lên trái đất.
                      Thấy vậy Ngọc Hoàng bèn sai một tiên nữ chuyên trông coi việc đồng áng - vốn là con gái của thần mưa và thần gió - xuống trần để giúp đỡ chàng trai. Nhưng không ngờ khi xuồng trần họ lại mải mê yêu nhau nên làm Ngọc Hoàng vô cùng tức giận. Người bắt Tiên nữ kia về trời, nhưng nàng nhất quyết không rời chàng trai. Tức giận quá, Ngọc Hoàng liền vung tay, biến chang trai thành trăm nghìn hạt nhỏ, mà ngày nay nguời ta gọi là Cát. Còn cô gái cứ ôm lấy chàng trai mà nay chỉ còn là những hạt cát nhỏ mà khóc lóc, dù cho Mẹ nàng là thần Mưa hết lòng khuyên giải, mặc cho Cha nàng là thần Gió hết sức tức giận.

                      Nàng cứ ở đó khóc mãi khóc mãi cho đến một ngày toàn thân biến thành một thứ cây toàn thân là gai góc, như để chống cự không muốn bị bắt về trời, còn rễ thì ăn sâu vào trong lòng cát nóng bỏng như cánh tay cô gái ôm chặt lấy chàng trai không muốn rời, và nếu như vô tình bạn chạm vào thân cây sẽ thấy một dòng nhựa trắng chảy ra, như dòng nước mắt chất chứa cả ngàn năm của cô gái. Và loài cây đó được gọi là Xương Rồng.

                      Thần Mưa do quá buồn bã mà từ cô con gái, thế nên ở sa mạc nóng bỏng , nơi chỉ có Cát và Xương Rồng cả năm chẳng hề có một giọt mưa. Còn thần Gió dù đã ngàn năm trôi qua nhưng vẫn còn tức giận, vẫn còn muốn cướp lại con gái của mình nên thỉnh thoảng lại tạo nên những cơn bão khổng lồ cuốn tung những hạt cát nhỏ bé, thế nhưng vẫn chẳng thể nào chia rẽ được tình yêu của họ bởi vì...tình yêu thực sự sẽ chiến thắng tất cả.

                      Comment


                      • #26
                        Sự Tích Hoa Tuyết


                        Sự Tích Hoa Tuyết

                        Khi bà Chúa Tuyết sinh hạ được một cô con gái, bà phải suy nghĩ rất lâu rồi mới quyết định đặt tên con gái là Xnhedinca.

                        Xnhedinca trắng trẻo, mái tóc cùng trắng, nằm trên chiếc giường trắng, phía dưới là những tấm vải đệm bằng mây trắng. Khi Xnhedinca vừa đến tuổi trưởng thành đã có mấy chàng trai đến cầu hôn. Người đến trước nhất là Mặt Trăng, nhưng Xnhedinca không ưng vì chẳng có cái trán hói nhẵn thín, đêm đêm không chịu ngủ mà cứ lang thang trên bầu trời, còn ban ngày thì lại giấu mặt sau những đám mây. Người thứ hai đến xin cầu hôn là Tia Nắng, nhưng chàng cũng bị Xnhedinca từ chối.

                        Chúa Ông giận lắm. Một hôm ông nghiêm khắc nói với con gái:
                        - Nếu con không tự kiếm được chồng thì cha mẹ đặt đâu, con phải ngồi đấy.

                        Chúa Ông nhắn tin cho Gió, kẻ thống lĩnh cả bầu trời xanh có đến bốn người con trai chưa đứa nào thành gia thất. Gió bè đáp chiếc xe trang hoàng lộng lẫy do những con tuấn mã phi cực nhanh tới ra mắt Chúa Ông. Xnhedinca được gả bán cho đứa con trai cả của Gió - đó là chàng Gió Bắc. Chúa bà lấy làm hạnh phúc chuẩn bị của hồi môn cho con gái, nào là chăn lông chim, gối bông tuyết mềm, những tấm vải trải giường bằng mây trắng, rồi hàng chuỗi hạt cườm vòng cổ bằng tuyết lấp lánh.
                        Khi khách mời đến đông đủ, Xnhedinca hiện ra như một nàng công chúa. Bà con họ hàng rất hài lòng được đến dự ngày vui, ai cũng khen hai bạn trẻ thật xứng đôi, phải lứa. Chỉ riêng Xnhedinca là không hài lòng chút nào. Chả là đương lúc yến tiệc, chàng Gió Bắc bỗng hét toáng lên: "Nóng quá! Nóng quá!" khi chàng khẽ chạm vào cặp môi lạnh toát của mình vào cặp môi của nàng.
                        - Con không thể yêu chàng được - Xnhedinca thở dài nói. Nàng nói nhỏ đến mức ngoài mẹ nàng ra chẳng ai có thể nghe được tiếng nàng.
                        "Không lẽ con gái yêu của ta lại là đứa bất hạnh". Trái tim người mẹ bỗng run lên trước một sự tiên đoán đáng sợ.

                        Đúng lúc yến tiệc đang rôm rả thì chàng rể lên tiếng bảo em trai Gió Nam chơi một bản nhạc nhảy. Gió Nam đang ngồi ở mép một đám mây bèn rút trong vạt áo ra một ống sáo và bắt đầu thổi. Giai điệu nhẹ nhàng lan toả, cnốn hút Xnhedinca vào cuộc nhảy. Nàng lả lướt, quay người, đập đập gót giày vào nhau phát ra tiếng kêu lanh canh, trong lúc đó, chàng Gió Đông, người em chồng tinh nghịch cứ vỗ tay cười. Chỉ có chàng Gió Tây là mỗi lúc một thêm thất vọng, đau khổ rồi gục đầu vào vai cha thổn thức. Gió Cha kinh ngạc hỏi:
                        - Con trai của ta, ngày vui thế này, có sao con lại để rơi luỵ?
                        Chàng Gió Tây nức nở:
                        - Vì sao cha lại dạm hỏi nàng Xnhedinca cho anh lớn mà không phải là cho con? Vì sao nàng lại không thể là vợ của con?

                        Lúc này chàng Gió Nam mới ngước cặp mắt bồ câu của mình nhình Xnhedinca và chàng đã bắt gặp cái ánh nhìn lên của nàng. Tiếng sáo nghe càng du dương hơn khi nó vang lên chỉ để dành cho một mình Xnhedinca thôi, còn Xnhedinca thì nhảy cũng chỉ để cho chàng Gió Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chàng Gió Bắc ác độc và đầy ghen tuông kia bắt được? Bà Chúa Tuyết vô cùng đau khổ.
                        - Con gái yêu ơi, hãy biết kiềm chế trái tim mình! - Bà Chúa khẽ van nài khi Xnhedinca quay tròn gần chỗ bà.

                        Nhưng một trái tim đang thổn thức vì tình yêu thì kiềm chế làm sao được? Chả lẽ Xnhedinca lại có thể làm được cái điều mà ngay cả những kẻ ngu ngốc lẫn những đấng anh minh đều chịu bó tay sao?
                        Có thể vì mải nói chuyện với Chúa Ông nên Gió Bắc không hay biết gì, nếu như Gió Tây không khích bác chàng bằng một tiếng cười ác độc:
                        - Xnhedinca của anh sắp nở hoa nhờ những cái nhìn cháy bỏng của thằng út nhà ta đấy.
                        Nghe nói vậy, Gió Bắc đấm mạnh xuống bàn, hét lên vì tức giận, mắng Gió Nam:
                        - Hãy cất ngay ống sao đi, nếu không ta sẽ đập vỡ đấy!
                        Tiếng sáo chỉ còn lí nhí như tiếng chim rồi câm bặt. Xnhedinca lúng túng liếc nhìn cặp mắt bồ câu của Gió Nam như muốn dò hỏi: phải chăng đó chỉ là tình yêu thoáng chốc của chàng. Nàng nhớ lại cái giây phút Gió Bắc đứng phắt dậy và gầm lên:
                        - Xnhedinca, em đừng quên rằng em là của anh, còn mi, thằng em kia, đừng quên rằng nàng không hề là của mi! Và bây giờ, Xnhedinca, em hãy nhảy để anh đệm sáo!
                        Gió Bắc cho các ngón tay vào mồm và huýt the thé khiến mọi người ai nấy có cảm giác bị kiến bò sau lưng.
                        - Nhảy đi! Nhảy đi! - chàng hét Xnhedinca.

                        Còn nàng thì đang đắm đuối trước đôi tay giơ ra chào mời của chàng Gió Nam. Nàng toan quay đi song đôi chân nàng bị băng cứng lại rồi, và chúng đã cưỡng lại ý nàng.
                        - Hãy nhảy đi! Nàng hãy nhảy vì ta! - Gió bắc hét to đến nỗi làm chuyển cả những cột nhà bằng tuyết, nhưng Xnhedinca vẫn không hề động lòng.
                        - A ha! - Gió Bắc cuồng lên, chàng rút cái roi ở thắt lưng ra đoạn vung lên. - Này, chú em Gió Nam của ta, giờ thì ta không còn thương tiếc mảnh vườn táo khu vườn hồng nhà mi nữa nghe. Nội đêm nay ta sẽ tàn phá hết những khu vườn đó bằng chính hơi thở của ta; sáng mai, mi sẽ được bước lên những cành khô khốc và chỉ biết rơi những giọt lệ cay đắng mà thôi.

                        Tình yêu đã mách bảo Xnhedinca cách cứu lấy mạng sống của người tình. Khi Gió Bắc chưa kịp gom không khí vào lồng ngực thì Xnhedinca đã thấy gương mặt của Gió Nam đen xạm đi; nàng lập tức tháo tung những chăn gối lông chim của mình ra, và thế là chỉ trong nháy mắt, những khu vườn của Gió Nam đã được phủ một lớp thảm như tuyết trắng. Những bông hồng và những trái táo không còn biết sợ hơi thở của gió lạnh nữa.

                        Gió Bắc thất vọng, tính chuyện trả thù Xnhedinca. Chàng dùng roi quất nàng túi bụi, song nàng đã khôn khéo tránh được. Gió Bắc bèn ném roi đi và lao về phía Xnhedinca.
                        - Thế là đám cưới đã tàn! - chàng Gió Bắc gầm lên - Ta sẽ đưa nàng về nhà và giấu nàng vào căn hầm tối tăm nhất. Hãy để cho chuột, bọ gặm nhấm thân xác nàng, hỡi người vợ bướng bỉnh của ta.
                        Đến đây, tìn yêu lại mách bảo Gió Nam cách cứu lấy trái tim, mà đối với nàng là quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời. Cắp nàng vào ngực, Gió Nam biết giấu Xnhedinca đi đâu bây giờ? Chàng đành phải đặt nàng dưới gốc cây hoa hồng và dặn nàng hãy chờ đợi chàng quay lại sau khi chàng chiến thắng người anh trong trận đấu cực kỳ khó khăn này.
                        - Trước hết hãy hôn em đã, hỡi người tình duy nhất của đời em, em sẽ chờ đợi chàng, cho dù suốt cả cuộc đời.

                        Gió Nam ôm hôn Xnhedinca một cách êm ái và hôn thật lâu cho đến khi người nàng tan ra trong vòng tay ôm của chàng, cho đến khi nàng chỉ còn là những giọt sương rơi xuống đất và tan biến đi.
                        - Nàng ở đâu? Nàng trốn đâu rồi? - Gió bắc lao vào người em trai - Ta vừa trông thấy mi ôm hôn nàng như thế nào kia mà.
                        - Ôi anh trai của em, hà cớ gì ta cứ thù hằn nhau mãi, - Gió Nam buồn rầu đáp - Bây giờ nàng nằm ở kia kìa, như thể giọt sương, như giọt nước mắt đã tan biến vào đất.
                        - Ta không tin nàng và cả mi nữa - Gió Bắc nói, nghiến răng trèo trẹo - Để nàng không bao giờ còn đứng dậy được, ta sẽ dùng băng giá đè nàng xuống.

                        Gió Nam lúc nào cũng cứ quẩn quanh bên khu vườn hồng và vườn táo của mình. Cứ vào quãng cuối Đông hoặc đầu Xuân, Xnhedinca lại thấy có chàng ở bên cạnh, nàng dùng hơi thở sưởi ấm lớp băng bề mặt rồi ngước lên nhìn sâu vào cặp mắt bồ câu của người tình.

                        Và người đời cứ mỗi khi nhìn thấy một bông hoa trắng nhỏ xíu không hiểu sao lại mừng rơn và kể cho nhau nghe như kể về một sự kiện gì trọng đại lắm:
                        - Thấy không, trong vườn, Hoa Tuyết đã nở.


                        Comment


                        • #27
                          Sự tích Hoa Trinh Nữ



                          Sự tích Hoa Trinh Nữ


                          Thuở ấy, nhà nọ từng có hai kiếp đàn bà, cả hai kiếp đến lượt mình, đều chôn chân thờ chồng đi lính.

                          Hai người đàn ông lần lượt ra đi, nhưng người về thì chỉ một. Người chiến binh dũng cảm ấy về làng trong tiếng tiền hô hậu ủng, xênh xang trong mũ áo vua ban và làm vẻ vang cho dòng họ. Nhưng khi đón chồng, người đàn bà thứ hai khóc thầm: “Cân đai, mũ áo, bổng lộc vua ban… tất cả đều đẹp nhưng mái đầu ta và ông ấy tự lúc nào đã ngả sang màu sương!…”

                          Vậy nên, kiếp đàn bà thứ ba vừa lọt lòng và nhoe nhoe khóc, thì cả bà, cả bố và mẹ cô bé chắp tay: “Lạy Phật! Lại thêm một cái tội nữa. Nhưng lần này, chúng ta sẽ không gả nó cho bất kỳ một người lính nào đâu nhé. Hai đời, chúng ta đã đợi chờ đến bạc tóc, thế còn chưa đủ sao?”.

                          Cô bé lớn lên mơn mởn như nụ hồng. Từ nhỏ đến lớn cả nhà không cho cô được nói chuyện với bất cứ một người lính nào để cô giữ lời nguyền thuở trước.

                          Một buổi sáng, xa xa vẳng tới tiếng trống ngũ liên. Cô gái bước ra vườn, đến bên bờ giậu đẫm sương. Chàng trai nhà bên đang gấp gáp khăn gói lên đường. Vốn là đôi trẻ vẫn cũng nhau chơi trò “đố lá”, họ cùng nhìn nhau rồi cùng cúi mặt, lớp lông măng ngăm ngăm trên mép chàng trai khẽ rung. Tiếng trống thúc dồn. Chàng trai đánh bạo:

                          - Thế… có chờ… không?

                          - Sao không hỏi xem bông tầm xuân có nở trước khi mặt trời lên không? - Cô gái cắn môi, nước mắt lăn tròn trên má.

                          Và thế là mặt chàng trai đỏ đến tận chân tóc. Lâng lâng như vừa được chắp cánh, chàng bấm bụng: “Ta có thể ra đi, dù “da ngựa bọc thây”.

                          Cô gái trở vào, mắt ngấn nước và thẫn thờ như người ốm, trong tiếng trống ngũ liên xa xa thúc dồn. Vậy là cả nhà biết. Họ trách lẫn nhau, rồi hai người đàn bà ôm nhau khóc. Bà cô gái thắp ba nén hương khấn người chồng quá cố: “Ông ơi! Có lẽ cháu ông đúng, bởi tôi nghiệm rằng, nếu bây giờ ông sống dậy, lại ra trận, thì tôi vẫn chờ ông. Ôi! Cái kiếp đàn bà!…”. Mẹ cô gái nức nở: “Chỉ tại mẹ thôi, chính mẹ đã truyền cho con dòng máu “đợi chờ”! Con làm sao khác được!”. Ông bố cố gạt đi: “Thì cũng phải có một đứa con gái nào đó chờ thằng bé ấy chứ, cũng như ngày xưa, trong căn nhà này bà chờ tôi vậy! Bây giờ, chỉ còn biết mong sao thằng bé ấy trở về!”.

                          Nhưng thằng bé không sớm trở về. Chàng tân binh hăng hái giết giặc trong vài trận rồi ngôi sao chiếu mệnh mỉm cười với chàng ta, đấng quân vương vốn giỏi chọn người, vừa nhìn thấy chàng trai đã nhận ra ngay rằng đây là một tên lính hầu trung thành vô hạn. Thế là, ngài cho rút chàng trai về, ngày đêm cận kề bên ngài, một bước cũng không được rời xa. Khi còn giặc giã, vua cần chàng đưa vồng ngực vạm vỡ ra che làn đạn giặc, còn khi hết giặc, vua càng cần chàng hơn, để giữ gìn quyền uy tối hậu. Chàng là lưỡi kiếm “trừng phạt” tuyệt hảo, sẵn sàng giáng xuống đầu bất kỳ ai, theo lệnh đấng quân vương.
                          Đã mười bảy năm rồi, cô gái chờ người lính ấy. Từ một thiếu nữ như nụ hoa chớm hé, nàng đã trở thành một cô gái quá lứa nhỡ thì. Bà nàng, rồi cha mẹ nàng theo nhau lần lượt trở về cõi Phật. Trước khi nhắm mắt, họ đều gọi con gái đến bên giường dặn dò: “Mai ngày nếu sinh con gái…”. Cô gái lặng lẽ khóc khi bà và bố mẹ mất, lặng lẽ khóc khi người yêu của chúng bạn trở về hay tử trận và cuối cùng, lặng lẽ để tang người yêu năm xưa, vì đã mười mấy năm rồi, chàng biệt vô âm tín.

                          Thế rồi một buổi chiều có tiếng vó ngựa ghé sát bên thềm.

                          Bước xuống từ yên ngựa là một người đàn ông phong trần và nhìn mọi vật từ trên xuống qua ánh mắt lạnh lẽo như thép. Ngang lưng anh ta thắt chiếc đai vàng vua ban. Đó là phần thưởng sau khi anh ta lập được công đâm vào lưng người bạn cũ. Người bạn này đã cả gan ngăn vua khi ngài hạ lệnh chém một danh tướng. Ông này chỉ vì mắt kém mà trót dâng vua một quả táo bị sâu ăn. Sau bữa tiệc ngập máu ấy, vua đã cất nhắc anh ta và cho phép anh ta về thăm nhà sau mười mấy năm xa cách. Mười mấy năm qua, người lính đó vẫn không quên người yêu xưa. Giữa cuộc đời bụi bậm, giữa triều đình đầy mưu kế sâu độc, cô trinh nữ nhà lành cắn môi cố nuốt giọt nước mắt chia ly vẫn không mờ nhạt mà thật lạ kỳ, lại càng như vầng trăng xa thẳm gọi anh về.

                          Người con gái lỡ thì bước tới vài bước rồi sững lại. Nàng hoang mang tự hỏi, không biết đó có phải là chàng trai hàng xóm năm xưa rụt rè mãi mới dám hỏi: “Thế… có chờ… không?”. Nhưng khi người đàn ông ấy gọi tên nàng bằng giọng nói thân thuộc, nàng khóc, tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thủy tinh rơi, vì nàng phải chờ đợi quá lâu, và người nàng chờ nay đã biến thành người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép.

                          Làng xóm đua nhau chúc mừng nàng. Các ông làm nghề “gõ đầu trẻ” đem mối tình chung thủy của hai người rao giảng trong các lớp học. Thế là từ đấy có thêm nhiều cậu bé chỉ mơ về chiến trận. Mơ về một mai mình được hầu cận đấng quân vương. Còn những cô bé thì chỉ ao ước sao mai này lớn, được chờ người yêu đến khi lỡ thì!

                          Không chậm trễ gì, người ta làm lễ cưới cho đôi tình nhân chung thủy. Vua ban áo tím cho nàng trinh nữ lỡ thì và đám cưới trọng thể hết chỗ nói. Hoàng hôn xuống, cạnh chén rượu bên mâm cỗ, quan khách tròn xoe mắt nghe chú rể kể chuyện. Mười mấy năm hầu cận vua, anh ta đã quen tính kín miệng. Và chỉ bốc lên khi rượu đã ngà ngà. Nhưng anh không biết nói chuyện gì khác, ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc đầy sơn hào hải vị ngập máu trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh. Cuối cùng, vì sao vua đã ban cho anh ta chiếc đai vàng.

                          Người trinh nữ nghe chuyện của chồng mới cưới và nàng đứng không vững nữa. Lảo đảo, nàng lùi dần về buồng. Nép mình trên giường trong bóng tối, nàng như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu, và trên mặt nàng như có làn môi lạnh toát của những oan hồn lướt qua. Nàng vùng dậy, run lật bật, vội vàng châm lửa lên tất cả các ngọn đèn dầu lạc mà nàng tìm được trong buồng. Ánh đèn chập chờn đỏ quạch càng làm nàng thêm sợ hãi.

                          Vừa lúc đó, có tiếng kẹt cửa. Thân hình to lớn của người chồng mới cưới chếnh choáng tiến vào. Theo thói quen, anh ta vẫn mang theo thanh kiếm. Nàng nhìn lên, và thấy anh không vào một mình. Theo liền sau anh là một người đàn bà trong veo, tóc xoã - chỉ có bộ tóc là còn màu sắc - mặc quần áo đại tang, đang cầm một tấm áo đẫm máu giơ lên và cất giọng đều đều một cách kỳ lạ, lặp đi lặp lại như không bao giờ dứt:

                          -Hãy trả chồng cho ta! Kẻ giết bạn kia, trước khi mi bước vào giường cưới! Hãy trả cha cho năm đứa con thơ dại của ta! Hãy trả…

                          Vậy mà chồng nàng không nghe thấy gì cả, anh dựng thanh kiếm vào vách, rồi xáp tới đặt tay lên ngực nàng. Ngay lúc đó, nàng nhìn thấy máu từ tấm áo trong tay người đàn bà xoã tóc rỏ xuống hai bàn tay người chồng mới cưới. Nàng ôm mặt rú lên kinh hãi:

                          - Ôi kìa, máu! Máu nhiều quá! Máu đỏ cả hai bàn tay!

                          Chồng nàng giật mình nhìn lại. Anh vẫn không thấy gì cả, ngoài những vết sẹo ngang dọc nơi bàn tay mình. Anh dỗ dành:

                          - Ồ! Can đảm lên, cô em ủy mị! Chẳng qua là vì em quá hồi hộp đó thôi! Đã bao ngày ta chờ phút giây này. Nào, hãy vui lên.

                          Anh nói vậy, nhưng miệng không cười và mắt vẫn lạnh như thép, cũng như từ ngày về đến giờ, chưa một ai nhìn thấy anh cười. Người trinh nữ bỏ hai bàn tay che mặt. Nàng không nhìn thấy người đàn bà tóc xoã nữa, nhưng trên khuôn mặt đang gần xuống mặt nàng, nàng chỉ thấy khóe miệng mím chặt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của Thần Chết. Lại sợ hãi cuống quít, nàng van vỉ:

                          -Hãy mỉm cười đi anh! Em van đấy! Hãy cười lên để em thấy anh của ngày xưa. Bao năm chờ đợi, em đâu muốn anh buồn…

                          Người chồng cố hết sức để mỉm cười. Đã lâu lắm rồi anh không làm cử chỉ đó nên bây giờ anh không biết bắt đầu một nụ cười như thế nào. Khó nhọc lắm, anh mới nhớ ra rằng, khi cười người ta phải để lộ ít nhất là một hàm răng. Anh nhếch môi, để lộ hẳn hai hàm răng chắc khỏe.

                          Nhưng anh quên rằng, khi người ta cười, chính đôi mắt cười trước, cái miệng cười sau, thậm chí chỉ cười bằng mắt cũng đủ. Mà đôi mắt muốn cười, trước hết tâm hồn phải cười đã, cho nên cố gắng để mỉm cười, trông anh lại thêm vẻ dữ dằn đe dọa của một con sói. Ngay lập tức, vợ anh co rúm lại và quay mặt vào trong, thổn thức cố kìm tiếng khóc.

                          Người chồng buồn bã soi trong tấm gương cười, ngắm kỹ mình, rồi tuyệt vọng:

                          - Thôi, thế là hết, cả một đời chờ đợi! Em chối từ ta, em ghê tởm ta ư?

                          Anh rũ xuống thành giường, rồi gầm lên như một con thú bị thương:

                          - Tại sao em chờ ta cả đời, để rồi chối từ ta? Tại sao em bắt ta phải cười! Còn đâu nữa chàng trai với lớp lông măng trên mép ngày xưa! Ta đã trở thành “người đàn ông không cười” của triều đình, từ khi bàn tay này nhúng vào máu bạn bè, bên những bàn tiệc đầy sơn hào hải vị. Đấng quân vương sai ta giết hết những kẻ bất tuân thượng mệnh bằng các chiếc đũa. Trong mọi chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc đều có một lưỡi dao tinh tế giấu ở trong…

                          Anh nức nở, đôi vai rung lên dữ dội:

                          - Ôi! Bạn ta! Người bạn đã cùng ta tựa vào lưng nhau tìm hơi ấm chống đỡ cơn gió lạnh chiến hào. Thôi, thế là hết và đây là đêm tân hôn vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương.

                          Tiếng nức nở dữ dội của người chồng mới cưới rung chuyển cả căn phòng. Rồi xách kiếm trên tay, anh bỏ đi biệt xứ. Có người nói rằng anh đã đến tìm vua, định bắt vua phải đền tội đã biến anh thành người đàn ông không biết cười. Nhưng vua đã kịp giết chết anh trước, bằng chính một trong những chiếc đũa nạm vàng nơi bàn tiệc. Cũng có người bảo rằng anh lại lao vào những cuộc chém giết mới không ghê tay cho quên ngày tháng.

                          Chỉ còn lại nơi quê nhà người trinh nữ lỡ thì. Nàng sống âm thầm như cái bóng, mà không một lần nghĩ đến chuyện tự giải thoát bằng cái chết. Nhưng cái tật hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt thì nàng không sao bỏ được.

                          Một hôm, người xã trưởng được mời đến để làm giấy chứng tử cho nàng. Nàng chết mà hai tay che mặt, người khâm liệm nắn thế nào cũng không bỏ ra.

                          Vài ngày sau, trên mộ nàng rùm roà mọc một loài cây thấp lòa xòa mang hình tròn tim tím buồn man mác. Mỗi khi có chân bước qua hay va chạm mạnh, những chiếc lá lăn tăn lại giật mình khép lại, xuôi xuống như bàn tay ai che mặt.

                          Những loài hoa cỏ mọc đầy chung quanh lấy làm lạ lùng lắm về chuyện đó. Một hôm, chúng chặn chàng Gió lại:

                          - Này, anh Gió! Ở đây, không có ai già như anh và trẻ như anh. Vậy anh hãy nói cho chúng tôi biết vì sao loài cây mới đến kia, tầm thường đến vậy, lòa xòa bên vệ cỏ, khách bộ hành dễ dàng giẫm lên, có gì đặc biệt đâu mà phải gìn giữ, hơi một tí lại lấy tay che mặt, điệu đà làm vậy?

                          Từng trải như chàng Gió mà cũng không trả lời được.

                          Thế là một đêm thanh tĩnh, dịu dàng, muôn hoa cỏ đang mơ màng trong giấc ngủ êm đềm, chàng Gió lướt tới bên loài cây tầm thường ấy, khẽ hỏi:

                          - Này cô em bé bỏng! Sao em hay che mặt thế? Ở đây có ai chọc ghẹo em sao? Em hay e thẹn lắm à? Nếu không, tại sao người ta lại gọi em là cây trinh nữ?

                          Đắn đo một chút, rồi loài cây ấy nhẹ nhàng đáp:

                          - Không phải thế đâu, mặc dù chết đi, em vẫn là trinh nữ. Em che mặt vì sợ. Ngày nay người ta càng tranh giành nhau dữ hơn, những bàn tiệc ngập máu vẫn còn nhiều. Vậy nên, mỗi va chạm, mỗi bước chân tạt qua đều làm em giật thót mình. Em sợ người ta sẽ gửi đến cho em đôi bàn tay đầy máu và khuôn mặt người yêu xưa chẳng biết cười.

                          Cây trinh nữ chợt co mình lại vì vừa nghe tiếng chân qua. Đó là bước chân sóng đôi của một đôi trai gái đang đi trong sương mù. Trước khi cẩn thận khép những mắt lá lại, cây trinh nữ cầu khẩn: “Ôi! Lạy Phật! Cầu cho đây không phải là bước chân của những người phải tiễn nhau về nơi ấy…”.

                          Comment


                          • #28
                            Sự tích cải hoa vàng



                            SỰ TÍCH CẢI HOA VÀNG


                            Ngày xưa, xưa, xưa, tại vùng đồi núi nọ, có một cụ già chỉ bán dao kéo mà nổi tiếng khắp gần xa. Không ai biết ông cụ ở đâu. Cũng không biết ông đi mua dao kéo hay làm ra dao kéo để bán. Vùng này lâu lâu mới họp chợ. Nhưng không phải phiên chợ nào ông cũng đến. Mà thường chỉ có mặt vào những phiên chợ cuối tháng. Vì vậy, mỗi lần thấy ông, mọi người lại xô đến mua dao kéo. Người trong vùng ai cũng biết là dao kéo ông cụ bán vừa sắc, vừa bền. Ngoài ra, người ta đồn ông còn bán cả những con dao, cái kéo kỳ lạ nữa. Lần ấy có một gã dáng vẻ ngông nghênh đến hỏi mua một con dao lớn. ông cụ nhìn mặt gã rồi hỏi rất nhẹ nhàng:
                            -Anh mua con dao này để làm gì?
                            -Để chặt cây.
                            Ông già nhìn kỹ vào đôi mắt gã kia và biết là gã nói dối. ông liền bảo:
                            -Con dao này đã có người mua!
                            Gã kia trợn mắt quát to:
                            -Có người mua, sao không nói ngay, lại còn hỏi ta mua để làm gì?
                            Gã định giở trò cướp không con dao. Nhưng ông cụ đã nhanh tay cầm trước con dao và nói:
                            -Đây là một con dao quý. Tôi có thể dùng nó chém đổ cái cây bên kia đường.
                            Ông cụ nói xong, dùng dao chém nghe vù một cái. Lập tức cái cây bên kia đường kêu rắc rắc một tiếng và đổ gục xuống. Gã kia sợ quá. Gã hiểu rằng nếu gã định giở trò gì thì ngay lập tức, có thể bị ông cụ dùng con dao ấy, chém gãy tay, thậm chí đứt đầu mà con dao không cần chạm đến người. Gã ta chuồn thẳng. Hỏi ra mới biết đó là một tay trộm cướp nhiều người đã biết mặt. Một lúc sau, một người trai trẻ khác đến hỏi mua con dao nọ. ông cụ nhìn anh, hỏi nhẹ nhàng:
                            -Anh mua con dao này để làm gì?
                            -Thưa cụ! Để cùng dân làng cháu đánh đuổi bọn cướp ở nước bên kia, cứ thỉnh thoảng kéo sang cướp của, giết người.
                            Ông cụ nhìn kỹ vào đôi mắt chàng trai và biết đây là một người tốt. Ông bán ngay con dao nọ cho chàng trai với cái giá không đắt như mọi người tưởng. Ông còn bày cho anh cách tập dùng dao để có thể chém giết những tên giặc cướp từ xa. Sau đấy khá lâu, có một chú bé chừng mười bốn tuổi, mười lăm tuổi tìm đến gặp ông cụ ở chợ phiên. Chú mừng lắm. Nhưng chú chỉ đứng nhìn ông trân trân... ông cụ liền hỏi:
                            -Cháu muốn gì cứ nói cho ta biết!
                            -Thưa cụ, không biết có cái kéo nào...
                            Chú bé ngập ngừng. ông cụ lại khuyến khích chú:
                            -Cháu cần thứ kéo gì?
                            Thấy vẻ mặt ông vẫn hiền lành, vui vẻ, chú bé mới dám nói thêm:
                            -Thưa cụ, cái thứ kéo có thể cắt được... nắng ấy mà!
                            Mọi người đứng xung quanh đấy cười ồ lên... trừ ông cụ. ông cụ ôn tồn hỏi chú bé:
                            -Cháu cần cắt nắng để làm gì?
                            -Thưa cụ, bà cháu già yếu quá. Mùa đông vừa mới đến mà ban đêm, đắp chiếu nằm trên ổ lá, bà cháu kêu là rét quá cứ như nằm trên nước... Bà cháu ốm liền hai trận. Bà cháu ước có cái kéo, cắt được một vạt nắng mang về cất giữ, đêm đến mang ra cho bà cháu đắp, chắc bà cháu sẽ được ấm, sẽ khỏi bị ốm và chết vì rét ạ!
                            -Nhà cháu ở gần đây chứ?
                            -Thưa cụ xa lắm ạ. Cháu phải đi mất hai ngày đường.
                            -Bố mẹ cháu đâu?
                            -Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm cả rồi. Bà cháu đã vất vả nuôi cháu từ bao năm nay.
                            -Bà bao nhiêu tuổi rồi, còn làm gì được không?
                            -Thưa cụ, sang năm là bà cháu đúng bảy mươi tuổi đấy ạ! Bà cháu vẫn nhúc nhắc dệt cho nhà người ta mỗi ngày được một ít vải để kiếm gạo ăn.
                            -Còn cháu?
                            -Cháu đi chăn lợn cho nhà hàng xóm, và cũng bắt đầu đi xin học dệt ạ.
                            Ông cụ nhìn chú một cách trìu mến rồi bảo:
                            -Cháu ạ! Đây là lần đầu tiên ta nghe có người hỏi mua kéo để cắt nắng... Cũng hay, hay lắm. Nhưng ta chưa có để bán cho cháu ngay được... Phiên sau, ta sẽ mang kéo đến đây. Liệu cháu có thể đến được lần nữa không?
                            -Thưa cụ, một lần chứ hai lần, ba lần, cháu vẫn xin đến.
                            Vào ngày phiên chợ sau chú bé lại đến ngóng đợi ông cụ. Mọi người biết chuyện cũng kéo đến xem. ông cụ đến chào mọi người rồi đưa cho chú bé một cái túi xếp bằng bẹ chuối khô. Chú bé mở ra thấy một cái kéo, chỗ cầm cắt thì bằng sắt nhưng lưỡi lại bằng cật tre, và kèm theo một mảnh giấy có chép mấy câu thơ. ông cụ bảo chú bé:
                            -Cháu cứ làm đúng theo mấy câu này thì sẽ cắt được nắng cho bà cháu đắp. Ta biết cháu nghèo lắm nên tặng cho cháu cái kéo này. Thôi, cháu về đi. Ta cũng phải đi ngay vì có hẹn với khách hàng ở nơi khác.
                            Nói xong, ông xách bị dao kéo đi luôn. Mọi người xúm lại bảo chú bé đọc mấy câu thơ, chú liền đọc:
                            Kéo cắt một lần
                            Biến mất liền tay
                            Nắng chảy thành sợi
                            Cắt ngay! Cắt ngay!
                            Cái chăn toàn nắng
                            Ấm đêm ấm ngày
                            Chăn truyền hơi ấm
                            Nhà ấy, nhà này,
                            Nắng chui xuống đất
                            Trở về, lung lay...
                            Mang cái kéo và mấy câu thơ về làng, chú bé kể lại hết mọi chuyện cho bà nghe. Cả hai bà cháu nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu mấy câu thơ nói gì. Một buổi trưa, đang ngồi bần thần nhìn mấy tia nắng từ mái nhà tranh dột nát rọi xuống nền nhà, chú bé bỗng reo lên:
                            -Đúng là nắng chảy thành sợi kia rồi!
                            Chú bé liền chạy đi lấy cái sàng gạo, rồi leo lên mái nhà. Chú bới chỗ mái tranh bị dột nát cho rộng ra rồi đặt cái sàng vào đó. Mặt trời rọi xuống, cái sàng có bao nhiêu lỗ thì có bấy nhiêu tia nắng rọi xuống, nhìn cứ vàng óng. Chú bé liền đem cái kéo của ông cụ cho thử cắt những sợi nắng xem có cắt được không. Lạ lùng chưa, những sợi nắng theo nhau rơi xuống cứ óng ánh, lấp lánh. Chú bé liền cắt tiếp. Những sợi nắng chồng lên nhau cao dần. Chú lại cắt nữa, cắt nữa. Bây giờ thì những sợi nắng đã vun lên thành một đống khá cao. Bỗng chú bé "ồ" lên một tiếng. Cái kéo tự nó đã biến mất ở ngay trong tay chú bé lúc nào không hay. Chú bé liền chạy ra vườn sau mừng rỡ gọi bà về. Thấy cả một núi sợi nắng nằm sáng rực ở giữa nền nhà, bà cụ mừng quá cứ tưởng mình đang nằm mê.
                            -Bà ơi! Cháu và bà hãy dệt những sợi nắng này thành một tấm chăn thật dày. Bà không còn phải lo bị rét, bị ốm nữa!
                            Hai bà cháu dệt xong tấm chăn thì người trong xóm kéo đến chật cả nhà. Ai cũng sờ tấm chăn và ai cũng khen là ấm quá. Chú bé sực nhớ hai câu thơ: "Chăn truyền hơi ấm. Nhà ấy, nhà này" Chú liền bảo mấy người hàng xóm mang chăn của họ đến nhà chú. Chú trải từng cái chăn của họ rồi đắp cái chăn vàng óng của bà mình lên trên. Chỉ một lúc sau, cả hai cái chăn đều ấm như nhau. Người xóm gần xóm xa thấy thế mừng quá liền rủ nhau mang chăn đến để xin cái hơi nắng ấm. Nhớ ơn ông cụ đã cho mình cái kéo có phép lạ, chú bé liền đi tìm ông để tạ ơn. Nhưng một lần, rồi hai lần, đi chợ phiên chú bé không làm sao gặp lại được ông cụ. Chú bé đành buồn rầu ra về. Nhờ có cái chăn ấm, tuổi thọ của bà cụ được kéo dài ra. Chú bé đã thành một chàng trai, dệt giỏi có tiếng. Chàng trai lấy vợ rồi có con. Bà cụ vui lắm. Nhưng rồi cũng đến lúc bà phải từ giã cõi đời. Trước khi nhắm mắt, bà dặn các cháu chắt:
                            -Các cháu đã thương bà hết lòng. Bà con ai cũng yêu quý các cháu. Bà chết mà lòng rất nhẹ nhàng.
                            Nhớ đến cái chăn quý, bà cụ lại dặn:
                            -Bà về với đất, đất ấm chứ chẳng lạnh đâu. Các cháu cứ giữ cái chăn quý lại mà dùng.
                            Ngày chôn cất bà cụ, trời bỗng trở rét đậm. Hai vợ chồng người cháu bàn nhau mang cái chăn quý ra đắp lên trên mộ cho bà được ấm. Trời xẩm tối. Bó hương cắm ở đầu nấm mồ đỏ rực. Cái chăn phủ lên nấm mồ cũng sáng bừng lên.
                            Hai vợ chồng người cháu ngồi bên nấm mồ một lúc lâu rồi trở về nhà. Nửa đêm thức dậy, nhìn ra nấm mồ của người bà, chôn ngay trên cái gò ở trước mặt nhà, hai vợ chồng người cháu bỗng thấy có khói bốc nhiều trên nấm mồ. Hai vợ chồng chạy ra thì thấy tàn lửa của bó hương bay đáp xuống làm cái chăn cứ cháy âm ỉ, lửa không bốc thành ngọn. Cái chăn đã thành tàn tro đen. Sáng hôm sau, ra thăm lại mộ thì những tàn tro đen của cái chăn đã bị gió thổi bay tản mạn khắp trên gò. Mùa đông năm sau đến. Cái gò trước kia, vào mùa giá rét, thường vẫn trở lạnh, vắng vẻ, năm nay bỗng mọc đầy một loài cây mới lá xanh một màu xanh thật hiền lành, lặng lẽ. Khi những cây ấy trổ hoa thì cả khu gò vàng rực lên như được phủ đầy nắng. Gió bấc thổi, cả khu gò đầy hoa vàng lại lung lay. Mãi đến lúc này, người cháu mới sực nhớ đến hai câu cuối trong bài thơ: Nắng chui xuống đất. Trở về, lung lay. Như thế có nghĩa là loài cây mới, có hoa vàng như nắng này là từ những tàn tro của cái chăn dệt bằng những sợi nắng, vùi xuống đất, sinh ra.
                            Qua hết mùa hoa, những cây kia kết quả. Những quả nhỏ và dài trong đựng đầy những hạt nhỏ li ti, màu nâu đen, nhìn giống như những tàn tro của chiếc chăn quý. Mang những hạt ấy về vườn gieo vãi, bà con trong xóm lại thấy mọc lên loài cây mới mà ngày nay ta gọi là cây Cải Hoa Vàng. Bà con thường gieo cải trên những mảnh vườn lớn, nhỏ, khi cải nở hoa, từng mảnh vườn lớn, nhỏ ấy cứ vàng rực như từng mảng nắng lớn, có gió thổi cứ khẽ đong đưa, đong đưa... và từng bông hoa như muốn nói một điều gì với ai đang nhìn nó.

                            Comment


                            • #29
                              Sự tích hoa phong lan




                              Ở một miền xa xôi, khí hậu ấm áp và đất đai trù phú có một bộ lạc tên là Aruaki may mắn hơn các bộ lạc khác vì họ sai khiến được loài chim Ócchít chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Khi một con chim đẻ trứng vào tổ trong hốc cây thì thủ lĩnh Nato dùng tay chuyển quả trứng đó sang một cái cây khác, và sự kiện đó được coi như một ngày hội lớn

                              Các cô gái của thủ lĩnh thay nhau phục trên các cành cây, bảo vệ tổ chim khỏi bị chim ưng phá hoại. Tuy vậy, trong từng góc buôn làng, các trai tráng tay cầm những mũi tên tẩm thuốc độc đứng canh giữ không cho các chiến binh của bộ lạc khác đến đánh chiếm kho báu của bộ lạc mình.

                              Từ quả trứng vàng kia, những tay thợ lành nghề đã chế tạo ra các vòng tay, hoa tai và đủ các loại trang sức. Số trứng vàng dự trữ mỗi ngày một nhiều đồ dùng khác. Ðàn ông của bộ lạc chuyên nghề săn bắn, còn đám đàn bà, con gái ở nhà dệt những tấm khăn voan, đan giỏ và hái nhặt thảo quả.

                              Một hôm cánh đàn ông đi săn trở về với một tâm trạng đầy lo lắng. Họ đã chạm trán cánh thợ săn của một bộ lạc xa lạ. Cánh thợ lạ này đã kể cho họ nghe về những chiến thuyền khổng lồ đã cập bờ biển, và về những con người tóc cắt ngắn, mặt mũi trắng trẻo nom rất lạ lùng, đã đặt chân lên đất liền.Những kẻ da trắng này rất hám vàng, đã dùng một loại súng có tai khạc ra những mũi tên có lửa khủng khiếp, cướp giật vòng chân, vòng tay của chị em, tra khảo dân bản xứ nơi có vàng. Nếu những người Aruaki hiểu rằng, con người cũng có thể biến thành những kẻ tàn ác, thấp hèn, thì chắc chắn không bao giờ họ lại cho phép kẻ lạ mặt kia vào làng bản của họ. Nhưng họ không hiểu được điều đó. Họ vẫn cứ khiêng những người thợ săn lạ mặt bị gấu đánh bị thương vào làng. Vị thủ lĩnh còn ra lệnh cho đám phụ nữ đi tìm những người bị thương, còn cánh đàn ông lại lên đường đi săn.

                              Một kẻ lạ mặt có tên là Khơramooi Métvét. Anh ta rất mê những đồ trang sức của phụ nữ và cứ gặng hỏi họ kiếm ở đâu thứ đá vàng làm ra được các loại vòng và hoa tai này. Nhưng chị em chỉ trả lời bằng một nụ cười. Dần dà, Métvét kết thân được với cô gái cả con của thủ lĩnh tên là Dincadơvin, và hứa hẹn sẽ cưới nàng làm vợ rồi ở lại với bộ lạc. Dincadơvin nói rằng nàng phải chờ đợi cha trở về để xin ý kiến.
                              Métvét bắt đầu làm công việc dò hỏi Dincadơvin về việc tại sao chị em nàng cứ thỉnh thoảng lại biến vào rừng sâu và ở đó làm gì. Còn Dincadơvin đã tự cho mình là vợ chưa cưới của Métvét rồi, bởi vậy nàng đã phạm sai lầm còn lớn hơn cả sai lầm của cha nàng cho phép đưa kẻ lạ mặt bị thương vào buôn làng.

                              Dincadơvin không hề ngờ rằng, người tình của nàng đã bán linh hồn cho bọn da trắng để lấy một thùng rượu, và còn hứa với họ sẽ tiết lộ bí mật của bộ lạc Aruaki? Và thế là sau khi biết chắc chị em nàng thường thay nhau phục trên cây, bảo vệ bầy chim đẻ trứng vàng, Métvét liền chuốc rượu cho những người canh gác say mèm, rồi thông báo điều bí mật cho bọn da trắng biết.

                              Métvét không hay rằng trên đỉnh một ngọn cây cao nhất còn có chàng Ôta Te đang phóng tầm mắt quan sát khắp vùng gần xa. Anh đã phát hiện ra có những người da trắng đang đến gần nơi con chim đẻ trứng vàng mà người dẫn đầu là Métvét. Sau khi loan báo cho buôn làng hay về mối nguy hiểm đang đe doạ và về sự phản trắc của Métvét, anh liền đóng chuông báo động.

                              Dincadơvin đau đớn thốt lên:
                              - Ôi, có sao ta lại tiết lộ cho chàng bí mật của loài chim? Thảo nào mà chàng cứ căn vặn ta! - Rồi nàng quay lại hỏi ông thày cúng - Hãy chỉ cho ta biết ta phải làm gì và làm thế nào để cứu loại chim đẻ trứng vàng?
                              - Cô cô cô! - Tiếng thày cúng thốt lên, có nghĩa là Cứ sẵn sàng đi!
                              Hết thảy đàn bà và con gái chạy đến, cùng đáp to:
                              Khô!

                              Ðiều đó có nghĩa là: Chúng tôi đã sẵn sàng!
                              Hỡi các cô gái! Hãy nhanh chóng trèo lên ngồi vào các cành cây! Khi đó bọn da trắng sẽ không biết được chim làm tổ trên cây nào. Còn nếu chúng tìm thấy tổ chim thì Taxan útke sẽ chạy đi tìm những người thợ săn, gọi họ về đuổi bọn da trắng đi.

                              Taxan útke, tên thường gọi của con Ngựa chiến, phi như bay về phía những người đàn ông của bộ lạc đang mải săn bắn, còn hàng trăm cô gái khác thì vội vàng lao lên cây, tay ôm chặt lấy các cành cây.
                              Métvét dẫn đoàn người da trắng vào rừng, nhưng hắn lúng túng không biết nên chỉ vào cây nào. Bọn da trắng nổi giận, bắn những mũi tên có lửa vào các cô gái, nhưng các cô, kể cả các cô đã chết, vẫn ôm chặt các cành cây.

                              Khi cánh đàn ông chạy về tới buôn làng, đuổi được bọn da trắng đi thì đã quá muộn - những người con ưu tú - những cô gái đẹp của họ đã chết. Ông thày cúng trỏ tay lên trời, gọi tên họ và nói:
                              - Các con đã xả thân bảo vệ kho báu của bộ lạc ta, các con xứng đáng được ban thưởng. Tâm hồn các con sẽ biến thành những bông hoa ngát hương, chúng sẽ không ngừng sinh sôi trên các cành cây kia và sẽ kể lại cho các thế hệ mai sau về chiến công bảo vệ loài chim mỏ vàng của các con.

                              Những bông hoa tuyệt vời và đủ loại tựa như các cô gái của bộ lạc Aruaki đang đua nở trên các cành cây.

                              Người đời nay gọi đó là Hoa Phong Lan.
                              Last edited by Poupi; 01-03-2011, 09:10 AM.

                              Comment


                              • #30
                                Sự tích hoa phụng tiên





                                SỰ TÍCH HOA PHỤNG TIÊN


                                Niềm vui duy nhất trong đời của bà thợ cày Mađara là cô con gái Rôta. Rôta quả là một cô gái hiếm thấy - nước da rám nắng, hay lam hay làm, tính tình sởi lởi. Mới sáng ra nàng đã gặt được gần nửa cánh đồng lúa, chiều đến, trên đường trở về, nàng luôn miệng ca hát.

                                Việc luôn chân luôn tay, vậy mà cô gái cứ như bông hoa bừng nở, có dễ kiếm khắp làng cũng không có bông hoa nào sánh được với nàng. Chính người làm vườn của trang trại cũng rất thích được ngắm nghía rừng hoa của Rôta đang độ khoe sắc. Mặc dù tên điền chủ đã mang về nhà đủ loại hạt giống và cây non, nhưng loại hoa như của Rôta thì y lại không có. Vậy nàng đã kiếm đâu ra? Rôta vừa mỉm cười vừa đáp:
                                - Bầy chim non đã mang hạt giống từ miền xa lạ về cho tôi đấy. Tôi không nói dối ngài đâu.
                                Về mùa Xuân, khi đàn chim én bay đến sớm, hy vọng tìm nơi ấm áp trú ngụ, Rôta thường bắt chúng nhốt vào lồng, đưa vào trong nhà nuôi dưỡng, chăm bẵm và khi mùa lạnh qua đi, nàng lại thả chúng về trời. Bầy chim thơ dại muốn đền đáp ơn huệ của nàng Rôta tốt bụng, song nàng chỉ mỉm cười, nói:
                                - Ta cần thật nhiều loại giống hoa của các miền xa lạ. Chim hãy mang về cho ta!
                                Bầy chim đã giữ lời hứa. Rôta lấy làm sung sướng được chia sẻ với chị em vì sự phong lưu của mình. Người thì nàng cung cấp hạt giống, kẻ thì nàng cho cây non. Nàng càng tỏ ra hào hiệp với mọi người bao nhiêu, hoa trong vườn nhà nàng càng đơm hương, khoe sắc rực rỡ bấy nhiêu. Duy chỉ có Kexta, người đàn bà ở bên cạnh là nàng không bao giờ cho một hạt giống nào, mặc dù bà ta có hỏi xin.
                                - Con ngặt nghèo với làng giềng gần nhà thế để làm gì? - Mẹ phàn nàn với Rôta, nhưng nàng lại đáp, giọng dứt khoát:
                                - Con sẽ không cho mụ rắn độc này dù chỉ là một bông hoa nhỏ.
                                Kexta không phải là rắn độc mà là chủ nuôi rắn. Ai cũng biết mụ ta thường nuôi đến bảy con rắn độc trong nhà và lần lượt cho chúng bú sữa của mình.

                                Một hôm, sau khi đã bú no, con rắn đầu tiên nói nhỏ vào tai mụ:
                                - Vì sao hoa của nhà Rôta lúc nào cũng bừng nở, còn hoa nhà bà thì không?
                                Kexta nổi cơn tam bành, dẫm nát hết vờn hoa của Rôta, thậm chí cả hàng rào cao cao bao quanh khu vườn mụ cũng phá đi.
                                Con rắn thứ hai ỉ eo:
                                - Nếu bà có nhiều hoa đẹp, bà có thể đem ra chợ bán, bà sẽ thu được cơ man nào là tiền.
                                "Ôi, tiền! Tiền! Ta sẽ tích góp được nhiều tiền!" Kexta như một kẻ điên khùng. Lúc ấy có một người lạ mặt đói rách ghé vào sân nhà mụ xin ăn, con rắn thứ ba xúi:
                                - Chớ có phung phí tiền của nhà mình, dù cho hắn chết ngay tại đây!
                                Người lạ mặt liền bỏ sang nhà khác xin ăn. Thế rồi con rắn thứ năm lại phun phì phì vào tai mụ những lời đường mật:
                                - Mẹ bà đã còng lưng vì bà rồi, vậy bà làm việc để làm gì? Tốt nhất là bà nên nằm khệnh với chiếc chăn bông, gối nhung kia mà nghỉ cho khoẻ.
                                Kexta nằm ườn ra giường. Con rắn thứ sáu lại khích bác bà:
                                - Láng giềng ở đây rất tốt bụng với nhau. Bà thử xúi họ cãi nhau xem sao.
                                Thế là Kexta vùng dậy, chạy ngay sang nhà ở Babenca vốn nhẹ dạ và hay ba toác, ruột để ngoài da.
                                - Này, Babenca, ta đã bắt quả tang chồng mi hay trèo qua cửa sổ sang nhà con Rôta đó.
                                Mới nghe nói thế, cái lưỡi của Babenca đã liến láu tứ bề. Ả xộc ngay sang nhà kẻ tình địch. Nhưng con rắn thứ bảy mới là đáng gờm nhất. Nó luôn luôn rủ rỉ bên tai Kexta:
                                - Phải bằng mọi cách quấy rối cuộc sống của con người. Làm sao cho cả ngày lẫn đêm họ không thể sống yên.
                                Và mụ Kexta đã nghĩ ra một quỷ kế. Mụ buộc con chó vào đầu một sợi dây ngắn và đặt cách con vật không xa lắm một đĩa thức ăn thơm phức. Con chó ban ngày thì sủa ông ổng, tối đến cứ rống lên thảm thiết khiến láng giềng không sao chịu nổi.
                                Bà chủ rắn là một con người như thế, Rôta không thể đem hoa cho mụ ta được. Còn Rôta, lẽ ra nàng đã lấy chồng, đã sinh con, đẻ cái và được hưởng một cuộc đời hạnh phúc, nếu không có đợt săn lùng phù thuỷ do đám chức sắc trong vùng dấy lên. Sự cố này như một làn sóng rất xa, bắt đầu từ xứ sở mặt trời lặn và kết thúc ở nơi mặt trời mọc. Lũ sai nha trong làng Rôta đem chiếu chỉ của quan trên về lập danh sách những ngời bị coi là phù thuỷ. Nhưng phù thuỷ ở đâu? Đó là câu hỏi làm lũ sai nha phải đau đầu. Chúng bèn treo giải thưởng lớn cho người nào có công phát giác phù thuỷ.
                                Lập tức, bảy con rắn độc đồng thanh mách Kexta:
                                - Thế là bà có dịp trả thù con Rôta nanh nọc rồi đó. Bà hãy đến gặp các quan và tâu rằng Rôta chính là là phù thuỷ. Bà còn được thưởng tiền nữa đấy.
                                Bà chủ rắn chỉ chờ có thế. Mụ te tái chạy đến gặp các vị chức sắc và không ngớt lời vu cáo Rôta:
                                - Cớ sao hoa vườn nhà nó lại nở nhiều và tươi tốt như vậy? Nhờ phép tà đấy! Vì sao lũ chim lại giúp nó? Có phép tà đấy! Vì sao lúc nào nó cũng hát với hò?

                                Các vị chức sắc cả mừng vì đã tìm được phù thuỷ, chúng bất chấp cả lệ làng, chẳng tin bất kỳ một lời nói trung thực nào, chỉ tin lời mụ chủ rắn. Rôta bị chúng đem thiêu đốt trên giàn lửa. Sau đó chúng tâu lên triều đình rằng an ninh ở làng quê đã trở lại bình thường.

                                Mùa xuân tới, bày chim từ khắp các miền xa xôi bay tới đậu trên cửa sổ nhà Rôta cùng với rất nhiều loại giống hoa. Bầy chim rất đỗi kinh ngạc khi thấy một bà lão lưng còng ra mở cửa sổ chứ không phải là Rôta.
                                Mađara, mẹ của Rôta, đã đem những hạt giống trồng vào một chậu hoa. Chẳng bao lâu người ta thấy có những bông hoa đỏ như lửa mọc lên. - Những bông hoa đáng yêu của ta! Các ngươi khác nào cặp má hồng hào của Rôta! Các ngươi sẽ là phương thuốc thần hiệu giúp ta trị vết thương nơi trái tim.

                                Từ đó, hễ có người nào bị nỗi cay đắng dày vò, bà mẹ Rôta lại đem giống dầu thơm đó phân phát cho họ. Chẳng bao lâu trên khắp các cửa sổ các gia đình nghèo đều nở óng ánh những bông hoa đỏ tươi - đấy chính là Hoa Phụng Tiên.

                                Comment

                                Working...
                                X