Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Cổ tích về các loài hoa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cổ tích về các loài hoa


    Chào các bạn


    _ Các bạn thích đọc cổ tích loài hoa nào click vào mục lục hoa kèm theo đây sẽ đưa bạn đến trang đọc bài hoa đó.


    _ Và các bạn khi đăng truyện vui lòng xem qua Hoa nào đã có rồi xin đừng đăng bài trùng nữa nha , HKỳ cảm ơn.





    Last edited by Hiểu Kỳ; 14-04-2013, 02:50 AM.
    ***************

  • #2

    SỰ TÍCH HOA MAI VÀNG



    Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:
    - Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.

    Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé trong chốc lát. Một hôm thương ông, cô em hỏi:

    - Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?

    - Có chứ! Năm sắp hết. ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất. Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:

    - Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con chép này đây!

    Con cá chép vụt biến mất. Tối hăm ba Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông hiện ra, sau đó cưỡi con cá chép như cưỡi ngựa, bay ra khỏi nhà và bay cao mãi lên trời... Bố cô bé là một người đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:

    - Còn thú ác thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!

    Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích nghề của cha. Lên năm cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn, quyền và đao kiếm. Cô tuy bé người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, và về sức mạnh của đôi tay cô, người cha cũng phải kinh ngạc. Lên chín, cô đã hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng cô bé đã thưa ngay:

    - Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và chị cứ yên tâm.

    Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung dữ... Trong vùng bỗng xuất hiện một con quái đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng, khiếp sợ. Vì con quái vật chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:

    - Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái ác là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.

    Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin con quái đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:

    Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.

    Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:

    - Cháu thấy con quái có sợ không?

    - Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.

    Người cha sau đó bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc. Bệnh người cha có đỡ, nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa, bỗng xuất hiện một con quái cũng đầu người nhưng mình trăn. Con quái này có sức khỏe ghê gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó lại cũng thích ăn thịt trẻ con và có thể ăn một lúc đến mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã giết con quái đầu người mình báo vào diệt quái giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của mình hỏi:

    - Liệu con có nhận lời đi giúp bà con không?

    Cô gái nhỏ liền đáp:

    - Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!

    Người cha nói:

    - Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.

    - Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái thì dữ ác mà con bé thì mới mười bốn tuổi, tôi sợ lắm.

    - Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi.

    Cô gái nhỏ liền thưa:

    - Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái. Bà con đã ra nhờ lẽ nào mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái sẽ trở về ngay.

    Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:

    - Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?

    Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi, rồi đáp:

    - Con rất thích màu vàng!

    Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:

    - Diệt xong con quái lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa...

    Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo đá núi và hứa:

    - Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.

    Ông Táo liền hiện ra nói:

    - Chúc hai cha con mau trừ được quái. ông sẽ chờ ngày trở về...

    Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có con quái đầu người mình rắn. Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai người liền đi tìm quái để diệt. Hai cha con đánh nhau với nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha thì cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với cha:

    - Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ đâm một con dao găm chặt đuôi nó vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất nguy hiểm.

    Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:

    - Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.

    - Cha cứ yên tâm.

    Ngày hôm sau theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái. Nhưng trước khi chết nó đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu con quái thì cũng bị con quái quấn gẫy cả xương mềm nhũn cả người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi cả thanh kiếm, chạy đến đỡ lấy xác con. Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu chết như vậy. Vì cô biết rằng cha mẹ chị mình cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống với họ. Cô xin thần Đất giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim chưa ai thấy bao giờ rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo đá núi:

    - Ông ơi! Cháu bị con quái quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì mẹ cháu, chị cháu làm sao sống nổi. Vậy đêm nay hăm ba Tết, ông có về trời ông hãy tâu với trời cho cháu sống lại...

    Ông Táo đá núi liền hứa:

    - Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu...

    Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã ra chết giấc bên bếp lửa. ông Táo đá núi liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh lại và nói ngay:

    - Bà cứ yên tâm. Đêm nay về trời, tôi sẽ xin trời cho cháu sống lại.

    Hai mẹ con nghe nói mừng quá liền sụp xuống lạy tạ ơn. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm tám ông trở về hạ giới. ông nói với hai mẹ con:

    - Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy trời chỉ có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được chín ngày.

    Hai mẹ con nghe nói vừa buồn nhưng cũng vừa mừng. Thôi cứ được trông thấy con, thấy em trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi. Huống gì lại được thấy đến chín ngày. Bà mẹ liền hỏi:

    - Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?

    - Tùy hai mẹ con cứ cầu trời sống từ ngày nào, trời sẽ cho ngày ấy.

    - Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!

    - Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!

    - Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!

    Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Chờ mãi rồi trời cũng tối thật. Hai mẹ con hồi hộp đợi, không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:

    - Mẹ ơi! Chị ơi!

    Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về. Trong chiếc áo vàng vẫn sáng lên nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau người cha cũng từ vùng trong trở về. Dọc đường thương con, thương vợ ông chưa biết sẽ nói gì cho vợ và con ở nhà đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.

    Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng chín ngày. Trong chín ngày đó, cô gái nhỏ dành làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ, giúp chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm việc gì. Trong chín ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau. Đến đêm thứ chín trời vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha, mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng. Nhưng nghĩ đến chuyện Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại ôn ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi... Và năm sau, cũng vào chiều hai chín Tết, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối mồng Bảy lại ra đi... Năm nào cũng thế. Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà con diệt được con quái đầu người mình trăn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với nhau và nhận lời. Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm, đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.

    Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.






    Sưu tầm
    Attached Files
    ***************

    Comment


    • #3


      HOA VẠN THỌ



      Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường bị ốm đau luôn... Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học dăm ba chữ. Sau khi mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này. Năm đó cha em ốm khá nặng. ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông cũng nghèo. ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ thợ rồi. Nhưng hắn lại hỏi em:

      -Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.

      -Thưa ông chuyện gì?

      -Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:


      -Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con...
      -Con ông nào? Con nhà ai?
      -Con chứ còn con nhà ai nữa?
      -Mày ấy à?
      -Dạ!
      -Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?
      -Dạ!
      -Mày tự làm à?
      -Dạ!
      -Mày làm không được thì sao?
      -Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.
      -Được!
      -Nhưng còn nếu con làm được thì sao?
      -Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:

      -Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay. Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:

      -Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:

      -Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi! Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!

      -Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.

      -Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:

      -Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:

      -Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:

      -Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.

      -Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:

      -Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:

      -Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?

      -Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về... Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:

      -ông cụ nhà tôi sống lại chưa?
      -Dạ rồi!
      -Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:
      -Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:
      -Thế này mà gọi là sống à?
      -Dạ!
      -Mày điên à?
      -Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?
      -Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:

      -Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:

      -Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi... Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào? ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:

      -Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:

      -Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:

      -Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng... Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:

      -Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:

      -Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!

      Em bé vốn khéo tay lại vô cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha thấy thế liền hỏi con:

      -Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:

      -Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!

      -Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật. Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé này Sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:

      -Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:

      -Hoa này là hoa thật hay hoa giả?

      -Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.

      -Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?

      -Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:

      -Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm. Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.

      -ừ, đố đi!

      -Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.

      -Còn nếu không đoán đúng?

      -Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.

      -Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.

      -Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:

      -Tao đếm có được không?

      -Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm. Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.

      -Tao mở ra đếm có được không?

      -Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở. Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi... Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. ông đếm mãi, gần hết cả buổi sáng mới gọi là xong. ông ta hớn hở trả lời luôn:

      -Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:

      -ông bảo là một nghìn cánh?

      -Hi! Hi! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?

      -Vậy thì ông sai, sai to rồi!

      -Sao lại sai! Mày đếm đi!

      -Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.

      -Hi! Hi! Thằng này nói lạ: đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?

      -Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.

      -Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?

      -Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:

      -ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!

      -Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?

      -Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.

      -Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?

      -Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.

      -Hi! Hi! Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày!

      Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày! Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng. Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ ở chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước. Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ai ai cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.








      Sưu tầm
      Attached Files
      Last edited by Hiểu Kỳ; 07-02-2010, 11:06 AM.
      ***************

      Comment


      • #4


        HOA MƯỜI GIỜ





        Truỵện kể rằng ở một đất nước nọ, quanh năm chỉ có mùa đông băng giá, người đời không hề biết tới sự tồn tại của một ngôi làng nhỏ bé, nơi tràn ngập ánh nắng và qui tụ tất cả các loại hoa đẹp trên đời. Đó cũng là nơi yên tĩnh nhất và thơ mộng nhất trên thế gian. Trưởng làng là một người đàn bà góa chồng, một mình nuôi dưỡng đứa con trai độc nhất. Thời gian cứ thế trôi đi, thằng bé năm nào còn nằm trong nôi nay đã to khoẻ và tuấn tú lạ thường. Kế thừa bản tính nhân hậu của mẹ, anh thường hay giúp đỡ dân làng trong những việc nặng nhọc nên rất được mọi người quí mến, nhà nào có con gái đến tuổi lấy chồng cũng ước ao con mình được lấy chàng trai đó về làm chồng.


        Rồi ngày đó cũng tới, trái tim của cậu bé bắt đầu biết rung động - phải chàng trai đã yêu. Trai tài gái sắc, người con gái có một vẻ đẹp thuần khiết khiến ai ai cũng ngưỡng mộ. Ban ngày hai người nắm tay nhau tản bộ trên bờ biển hoặc dong duổi trên những ngọn đồi phủ đầy cỏ xanh, đi xuyên qua những bóng cây cổ thụ râm mát. Buổi trưa họ trải mình trên tấm nệm cỏ. Xế chiều họ cùng nhau nô đùa trên bãi cát trắng cho tới chiều tối. Cô gái mồ côi cha mẹ từ bé nên chỉ có người con trai là người thân duy nhất nên dành trọn tất cả tình cảm cho người yêu. Ngược lại cậu trai còn người mẹ già nên thường phải về nhà trước khi mặt trời lặn. Cô gái lại phải chờ tới sáng hôm sau để được gặp chàng trai.

        Ngày này qua ngày khác, cứ đúng mười giờ hai người hẹn nhau, tay trong tay vui đùa trước biển xanh. Tình yêu của họ tưởng chừng không gì có thể chia rẽ được. Nhưng một ngày nọ chàng trai không tới chỗ hẹn, cô gái đứng đợi, lâu rất lâu nhưng vẫn không thấy bóng dáng của người yêu.

        Thời gian trôi đi, cô đã chờ được một ngày, vẫn không thấy chàng trai đâu, ngay lúc đó, người con gái tưởng chừng như bầu trời muốn sụp đổ. Cô muốn òa khóc nhưng sợ rằng người yêu tới nơi thấy đôi mắt đỏ hoe của mình sẽ buồn và lo lắng nên cô nuốt những giọt nước mắt đó vào trong lòng.

        Thời gian lại trôi qua cô gái đã chờ được một tuần, cô muốn chạy đi tìm chàng trai nhưng sợ hắn sẽ tới và không thấy cô đâu rồi sẽ bỏ đi. Nghĩ vậy nên cô gìm bước chân lại và tiếp tục chờ. Cho tới khi sức lực cạn kiệt cô gái quỵ xuống và trút hơi thở cuối cùng, trước khi chết cô không hề oán hận người con trai mà chỉ tự trách tình yêu của mình dành cho người con trai không đủ để tiếp sức cho cô ta tiếp tục chờ đợi và hy vọng.

        Sau này xác của cô gái được sóng mang ra giữa biển và chìm vào trong lòng của đại dương. Nơi người con gái ngã xuống mọc lên một loài hoa màu tím, cứ khi chuông đổ 10h là hoa lại nở rộ, từng cánh hoa một hứng lấy những hạt nắng của mặt trời để sưởi ấm cho những giọt nước mắt chất chứa trong lòng của người con gái. Người ta ví hoa 10 giờ chính là hiện thân của cô gái si tình đó, hoa nở tượng trưng cho lời hẹn ước năm nào của cô đối với chàng trai; Dù thời gian có trôi đi nhưng lời hứa của cô không hề phai tàn, cô vẫn tin vào một câu hẹn ước và vẫn tiếp tục đợi cho dù người con trai đó sẽ không bao giờ tới.




        sưu tầm
        Attached Files
        ***************

        Comment


        • #5
          Thanks sis HKy nha ... thì ra mỗi đoá hoa đều có 1 câu chuyện mà ra hít hén .. Bụi thích chuyện hoa mai nhất , có lẽ tại somehow nó có related to my name á

          Sis ui , cí tựa đề nếu để thêm là Những chuyện cổ tích về các loài hoa ... hình như nghe hay hơn á

          Comment


          • #6
            Nguyên Văn Bài Viết Của Bụi Đời Con View Post
            Thanks sis HKy nha ... thì ra mỗi đoá hoa đều có 1 câu chuyện mà ra hít hén .. Bụi thích chuyện hoa mai nhất , có lẽ tại somehow nó có related to my name á
            tên đẹp hen .... còn tên sis hõng có hoa lá cành gì hết trọi nè nhưng sao sis thích nhất hoa vạn thọ , và vài loại khác...



            Sis ui , cí tựa đề nếu để thêm là Những chuyện cổ tích về các loài hoa ... hình như nghe hay hơn á

            edit rồi Bụi cưng , xí xọn quá
            ***************

            Comment


            • #7
              hihihi tên của Bụi chỉ là nhánh hoa thui hà sis ui , chớ hõng phải được làm cí hoa đâu nàh ... but Bụi thì lại thích hoa màu tím thui đó

              Thanks sis HKy đã edit nha ... nghe hay hơn nhiều phải hong nàh

              Comment


              • #8



                HOA TRẠNG NGUYÊN - Poinsettia


                Truyền thuyết kể lại rằng...

                Một ngày, trước lễ Giáng Sinh, trong một góc giáo đường có một cô gái người Mễ Tây Cơ, tên gọi là Lola, ràn rụa nước mắt trong lời cầu nguyện :

                - Lạy Thượng Đế, xin ngài hãy giúp con ! Con phải làm thế nào cho Chúa Hài Đồng biết được là con rất yêu kính Ngài? Con không có đến một cánh hoa thật bé nhỏ để kính đặt dưới chân hang đá của Ngài và chúc mừng ngày Ngài ra đời !

                Bỗng nhiên, hiện lên một ánh hào quang sáng lạ diệu kỳ và Lola nhìn thấy một vị Thần bổn mệnh đứng cạnh mình, Thần cười rất tươi và nói:

                - Chúa biết rằng con rất yêu thương Ngài và Ngài đã thấy tường tận những gì con đã làm và đem đến niềm vui cho những người ở quanh con, Ngài đã nhìn thấu tim con! Con hãy đi ra ngoài và hái đem về đây các loài cỏ cây mọc bên vệ đường !

                Lola rất đỗi ngạc nhiên và thốt lên :

                - Nhưng đó là các loài cỏ dại, thưa Thần !

                Vẫn với nụ cười tươi dịu, Thần trả lời :

                - Đúng vậy! Loài cỏ cây dại mà mọi người thường gọi ấy là vì họ chưa hiểu được ý thượng Đế muốn họ phải làm gì với nó và họ chưa thấy hết quyền tối cao của Ngài !

                Lola chỉ còn biết vâng lời và cô bé đã hái về một bó thật to, kính cẩn với lòng yêu thương, nàng đặt bó hoa dưới chân hang đá , bó hoa lạc loài giữa những các loài hoa đẹp khác mang đến từ dân làng...

                Và thật lạ kỳ , những chiếc lá bình dị đang từ từ đổi thành một màu đỏ rực, nhìn giống như những chiếc lưỡi lửa ! Cả giáo đường ồn lên vì tiếng trầm trồ của các con chiên...


                Từ đó, người Mễ Tây Cơ gọi loài hoa này là " Flores de la Noche Buena " : Hoa của Đêm Thánh !

                ****


                Loài hoa này xuất hiện từ thời Aztèques cho đến vị Vua cuối cùng vào năm 1521. Thế kỷ 17, năm 1852, vị Đại sứ đầu tiên của Hoa kỳ , Joel Poinsett sang Mễ Tây Cơ, ông đã gởi về gia đình của mình loài hoa lạ và hiếm có này và đặt tên cho nó từ họ của mình, Poinsettia !

                Cho tới 1923 , hoa Poinsettia mới xuất hiện ở Châu Âu và mãi đến thập niên 70, hoa mới được các chuyên gia nghiên cứu và cho ra rất nhiều loại như độ cao, màu sắc và hình dáng... tóm lại có các màu chủ yếu như: đỏ, trắng, hồng và vân màu trộn lẫn!



                Sưu tầm và phỏng dịch theo "une Histoire... une Fleur" của Femmes Québec.

                Comment


                • #9
                  Sự tích của hoa Mẫu Đơn.





                  Sự tích của hoa Mẫu Đơn.


                  Khi Mẫu Đơn chuẩn bị xuất giá thì mẹ nàng đột ngột qua đời, để lại cho nàng sáu đứa em thơ dại. Biết làm gì đây, đời rồi sẽ ra sao? Mặc dù yêu Ximêôn say đắm, nhưng lời hứa với mẹ sẽ nuôi dưỡng đàn em côi cút đã giữ chân nàng ở lại ngôi nhà rách nát của cha. Chẳng lẽ Ximêôn không hiểu điều đó?


                  - Hãy gắng chờ ít năm nữa con ạ, chẳng bao lâu em gái con lớn lênvà nó sẽ chăm sóc mấy đứa em thay con - Cha nàng Mẫu đơn nói và nàng đã vâng mệnh. Thế nhưng khi em nàng khôn lớn, có người yêu ước hẹn, nó bèn khóc lóc van xin chị đừng nỡ phá vỡ hạnh phúc của nó. Và thế là nàng Mẫu Đơn đành hoãn việc đi ở riêng của mình lại.


                  - Thời gian tựa chim bay, chàng ôi, mà thời gian nghiệt ngã càng thử thách tình yêu của đôi ta, - Nàng Mẫu Đơn lựa lời an ủi người tình.


                  - Hết chờ rồi lại chờ, - Ximêôn thốt lên.


                  Cha mẹ chàng đã bất đồng ý kiến nhau và rốt cuộc họ đã đuổi chàng trai chưa vợ ra khỏi nhà. Sau khi hứa với nàng Mẫu Đơn là sau hai năm nữa sẽ nhờ chim bồ câu đưa thư trả lời, Ximêôn và một bông hoa trắng cắp ở mỏ bay về tìm nàng Mẫu Đơn.


                  - Cảm ơn chàng, chàng yêu quý của em - Nàng Mẫu Đơn viết cho Ximêôn - Em hiểu là chàng vẫn chưa quên em. Và những tháng năm qua em cũng không một phút quên chàng. Nhưng đôi ta còn phải chờ đợi thêm hai năm nữa, khi ấy em trai của em mới kịp lớn khôn.


                  Song khi đứa em trai phương trưởng nó hình dung ra những chuyến du ngoạn đầy thú vị, và nó không muốn cho chị gái ra khỏi nhà. Nàng Mẫu Đơn lại báo tin cho Ximêôn biết và xin chàng cố chờ thêm hai năm nữa. Rồi hai năm ấy lại trôi qua, nàng Mẫu Đơn vẫn không nỡ bỏ nhà mà đi, vì cô em thứ ba của nàng cũng đã đến tuổi thành hôn.


                  - Anh sẽ sang bên kia đại dương tìm kiếm hạnh phúc - Ximêôn viết - Hãy cho anh biết nàng muốn quà gì để anh gửi tặng.


                  - Xin chàng hãy gửi cho em một bông hoa để em trồng ở vườn nhà, - nàng Mẫu Đơn đáp lại người tình như vậy, vì nàng không tin rằng chàng sẽ thành đạt và trở nên giàu có ở một xứ xa lạ, để rồi có thể gửi vàng, bạc, châu báu về cho mình.


                  Năm tháng cứ trôi qua vùn vụt... Sau hai năm, Ximêôn lại đánh tiếng hỏi nàng Mẫu Đơn chừng nào thì hai người có thể làm lễ thành hôn được. Và nàng lại bắt chàng phải kiên trì chờ hai năm nữa, vì giờ đây đứa em trai đã lớn của nàng đang muốn chu du thiên hạ. Hiện giờ nàng chỉ còn phải chăm một đứa em nữa thôi.


                  Nàng Mẫu Đơn nào ngờ được căn bệnh quái ác đã cướp đi đứa em gái của nàng sớm có gia thất và bỏ lại ba đứa trẻ côi cút. Ai sẽ chăm sóc, nuôi dậy chúng một khi cha của chúng suốt ngày bận bịu với công việc cấy cày? Nàng không che chở chúng sao được khi cha của chúng đã đe rằng sẽ đem chúng vào rừng và bỏ cho sói ăn thịt?


                  Nàng Mẫu Đơn lại báo cho người bạn đời tương lai của mình các tin trên để chàng đừng vội về khi người em rể của nàng chưa tìm được người vợ mới. Tang lễ xong xuôi, người em rể đi bước nữa. Nhưng mụ dì ghẻ này rất ghét những đứa con riêng của chồng, vì vậy nàng Mẫu Đơn lại phải gánh trách nhiệm nuôi dạy chúng.


                  Chẳng ai biết được nàng Mẫu Đơn và Ximêôn có còn tiếp tục tính toán chuỗi ngày còn lại trước lễ cưới không, chỉ biết rằng khi những đứa trẻ mồ côi kia phương trưởng, nàng Mẫu đơn lại tiếp tục nuôi dạy thêm những đứa cháu con của cô em út nữa. Năm tháng tựa bóng câu qua cửa sổ, gánh nặng gia đình đã làm tấm lưng mẫu đơn còng xuống, nỗi buồn và sự sầu muộn khiến tóc nàng bạc trắng và khi nàng trở nên thừa đối với mọi người, thì tất cả những đứa trẻ mà nàng từng chăm nom xưa kia cũng quên luôn cả con đường dẫn đến túp lều tồi tàn của bà già đơn độc. Sáng sáng, nàng chống gậy đi ra cổng, và dừng lại đó rất lâu có ý trông chờ chim bồ câu bay tới để nhờ chim nhắn với người phương xa mấy lời:


                  - Em vẫn đang chờ chàng, chàng yêu quý của em!


                  Khi chim bồ câu mang tin trở lại, nàng Mẫu Đơn mới bắt đầu chuẩn bị cho ngày cưới. Nàng mặc chiếc áo khoác ngoài may từ hồi còn trẻ, đội vành hoa cưới lên đầu, và cứ như thế nàng đứng suốt ngày trước cổng ra vào, khiến khách qua đường phải ngạc nhiên, mỉm cười. Nhưng cái con người mà nàng chờ đợi kia vẫn không trở về. Ngay cả những đứa trẻ mà nàng từng nâng niu, cho bú mớm cũng không quay trở lại. Song le, lưỡi hái của tử thần, điều mà Mẫu Đơn không cầu xin, không ước muốn đã vẫy gọi nàng. Mẫu Đơn được đưa ra nghĩa địa. Trên nấm mộ của nàng, người ta đắp lên một đụn cát vàng. Khi đám người làm phúc đi khỏi thì có một người lạ mặt tìm đến nghĩa địa và đứng lặng trước nấm mộ đất còn mới nguyên


                  - Vậy là đôi ta đã gặp nhau ở đây, Mẫu Đơn của ta, - Người lạ mặt nói làm như người đang nằm dưới đất sâu kia có thể nghe thấy được. - Ta đã hối hả đáp tầu vượt đại dương, đã cưỡi lạc đà băng qua sa mạc, đã vượt bao đầm lầy với hy vọng được thấy mặt nàng. Ta mang về cho nàng một bông hoa. Để tỏ lòng thương nhớ nàng, ta đặt tên cho hoa là Mẫu Đơn và hương của nó toả ra sẽ thật là ngọt ngào.


                  Trích nguồn từ Yến Anh

                  ***


                  Sử lược của hoa Mẫu Đơn!


                  Một ngàn năm trước, người ta đã tìm thấy khoảng 90 loại hoa thuộc giống Mẫu Đơn! Trong vườn Thượng uyễn của Hoàng đế Trung quốc đã có khoàng 10000 gốc hoa này!

                  Mẫu đơn được nhập vào Anh quốc năm 1794, và nước Pháp vào năm 1803...


                  Hiện nay hoa Mẫu Đơn được phát triển mạnh mẽ để chế tạo các vị thuốc.

                  Truyền thuyết cho rằng trong một khu vườn có trồng hoa Mẫu Đơn thì sẽ tránh được thảm hoạ của giông bão và mưa đá !



                  Comment


                  • #10


                    Hoa Quỳnh Trắng



                    Hoa Quynh Đỏ




                    Sự tích hoa Quỳnh và hoa Mẫu đơn .

                    Theo truyền thuyết, ngày xưa vào thời nhà Tùy (Dương Quảng 605 - 617) ở Dương Châu, Trung Quốc, có Tùy Dạng Đế là ông vua hôn quân vô đạo, chơi bời trác táng, xa hoa, phung phí, một đêm nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp... Cùng thời điểm ấy, tại Lạc Dương thành có ngôi chùa cổ kính là Dương Ly, vào giữa canh ba, ngoài cửa chùa thình lình ánh sáng rực lên như lửa cháy, hương thơm sực nức lạ lùng, như sao trên trời sa xuống, làm dân chúng bàng hoàng đổ xô đến xem đông như kiến cỏ. Gần giếng nước trong sân chùa mọc lên cây bông lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới, mùi thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi, lan xa ngàn dặm. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh.

                    Điềm báo mộng của vua Tùy Dạng Đế được ứng với tin đồn đãi, nên Vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, Vua trọng thưởng". Không đầy tháng saụ.. có một họa sĩ dâng lên Vua bức họa như ý. Nhìn đóa hoa trong tranh cực kỳ xinh đẹp, tất nhiên hoa thật còn đẹp đến dường nào! Nghĩ vậy, Vua liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn hoa Quỳnh.

                    Trong chuyến tuần du cần có đủ mặt bá quan văn võ triều thần hộ giá, nên để tiện việc di chuyển, Tùy Dạng Đế ban lệnh khai kênh Vạn Hà từ Trường An đến Dương Châụ Hàng chục triệu ngày công lao động phải bỏ ra, hàng vạn con người phải vất vả bỏ mình. Kênh rộng cả chục trượng, sâu đủ cho thuyền rồng di chuyển. Hai bên bờ kênh được trồng toàn lệ liễu đều đặn cách nhau 10 mét một cây (cụm từ "dặm liễu" xuất phát từ đó, điển hình câu thơ: Dặm liễu sương sa khách bước dồn của Bà Huyện Thanh Quan). Kênh đào xong, một buổi lễ khánh thành được cử hành trọng thể, đoàn thuyền giương buồm gấm khởi hành... cả nghìn cung nữ xiêm y rực rỡ, mặt hoa da phấn... thuyền rồng được buộc bằng các dải lụa dùng để kéo đị Vua Tùy Dạng Đế ngồi trên mui rồng uống rượu nghe đàn hát ca sang ngắm cảnh Giang Nam và đàn cung nữ tuyệt thế giai nhân. Vua thấy nàng nào thích ý cho vời vào hầu ngaỵ Chuyến tuần du của bạo chúa Tùy Dạng Đế vô cùng xa xỉ, hao tốn công quỹ triều đình. Đây là một trong những nguyên nhân đẩy đất nước đến đói nghèo, loạn lạc khắp nơi, đưa nhà Tùy đến sụp đổ, dựng nên cơ nghiệp nhà Đường. Trong những quan quân hộ giá, có cha con Lý Uyên. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn du hành đến đất Dương Châụ Thuyền vừa cặp bến, con của Lý Uyên phương danh là Lý Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén lút đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau triều thần cùng đi đông vầy lớp trẻ khó chen chân lọt vào vườn hoạ Lý Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau là Vua Đường Thái Tông 627 - 649) nên giống hoa nhún mình lên xuống 3 lần để nghinh đón. Cánh hoa cong trắng nõn, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa ngọt ngàọ Dưới ánh trăng vằng vặc hoa đẹp tuyệt vời! Xem xong, một cơn mưa to rụng hết.

                    Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác!... Vua tức giận, tiếc công nghìn dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi! Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở về đêm cho những ai có lòng ân ái: "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên".

                    Qua cuộc tuần du, nhiều cuộc bạo loạn nổi lên khắp nơị Tùy Dạng Đế bị cận thần sát hại dẫn đến nhà Tùy mất ngôi, Lý Thế Dân đứng lên lập nên nhà Đường.

                    ... Đến đời Đường Cao Tông, say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà con còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ trơ trọi liễu đào ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:

                    Lai triều du thượng uyển - Hỏa tốc báo xuân trị
                    Bách hoa liên dạ phát - Mạc đãi hiểu phong xuỵ

                    Dịch: (Bãi triều du thượng uyển - Gấp gấp báo xuân haỵ
                    Hoa nở hết đêm nay - Đừng chờ môn gió sớm).

                    Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn đóa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam.

                    Do đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, biểu trưng cho quốc sắc thiên hương nhằm ám chỉ tuyệt sắc giai nhân. Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.

                    Đó là truyền thuyết hoa Quỳnh và hoa Mẫu Đơn được đời sau dệt thành giai thoại đầy hấp dẫn qua thuyết Đường của Trung Quốc biểu thị cho người đời suy gẫm Hoa và Người: Ai là người xứng đáng thưởng hoa và hoa phải thế nào cho con người thưởng ngoạn.

                    Sưu Tầm .

                    Comment


                    • #11

                      HOA TULIP



                      Bạn đã có dịp được nghe hoa trò chuyện chưa? Còn tôi, thú thật là vào một sớm đầu xuân tôi đã tình cờ được nghe hoa Tuyết trò chuyện với hoa Tuy Líp của người Udơbếch rồi. Đúng hơn là hoa Tuy Líp nói, còn hoa Tuyết thì chỉ lắng tai nghe, thi thoảng mới ngắt lời bạn bằng một vài câu hỏi.

                      Nhưng tốt nhất là tôi sẽ kể lần lượt cho các bạn nghe mọi chuyện. Tôi đã được một người bạn gái tặng cho mấy hạt hoa Tuy Líp tìm được trên các sườn đá Derapsan. Về mùa Thu tôi đem những cái hạt ấy trồng trong mảnh vườn bên cạnh bức tường nhà, gần một khóm hoa Tuyết.

                      Mùa Xuân, tuyết thường tan vào tháng ba, tiết trời ấm áp một cách đặc biệt. Tất cả các bông hoa Tuyết cũng như hoa Tuy Líp đều lần lượt nhú lên qua một lớp tuyết mỏng và hớn hở đón chào mùa xuân.





                      Vào một đêm tháng tư, tôi ngồi lại khá muộn trước một công trình mà tôi chỉ muốn làm cho xong ngay. Khi tôi đặt dấu chấm cuối cùng rồi ra mở cửa sổ, ngồi xuống chiếc ghế bành nghỉ xả hơi, hít thở luồng không khí trong lành thì ở phía chân trời đã rực lên ánh bình minh. Tôi chợt nghe có tiếng reo thanh thanh, thật tươi rói và dễ chịu, hệt như những chiếc ly pha lê chạm nhẹ vào nhau ở đâu đó.

                      - Xin chào - Bông hoa Tuyết khẽ lên tiếng.

                      Sau đấy là giọng đáp lại hơi khô một chút:

                      - Chào!

                      - Hẳn cậu là người ở xứ khác đến khu vườn nhà chúng tớ? - Vẫn giọng nói thanh thản hỏi?

                      - Lần đầu tiên tôi được nở hoa ở đây.

                      - Vậy, chúng ta quen nhau rồi nhé. Tôi là cây hoa Tuyết.

                      - Còn tôi là hoa Tuy Líp.

                      - Cậu từ đâu tới đây?

                      - Từ một miền xa lắm, có tên là Udơbêkixtan.

                      - Ô, cậu ở xa thật đấy - Hoa Tuyết thỏ thẻ, làm như nó đã quá biết Udơbêkixtan ở đâu và xa xôi như thế nào - Theo phong tục của vườn nhà tớ, cậu cần phải kể cho tớ nghe về chuyện của đời cậu.

                      - Chuyện đời mình thì ngán ngẩm lắm - Hoa Tuy Líp thở dài. Chúng tôi đã truyền đời truyền kiếp kể cho nhau nghe để không một ai trong chúng tôi quên rằng, cô bé Tuy Líp đã phải gánh chịu những bông hoa của chúng tôi phải cháy lên ngọn lửa vĩnh cửu để tưởng nhớ ai... Một ngàn năm trước đây tại một thung lung trong núi Derapsan có một người sống bằng nghề chăn cừu tên là Xabiđan. Ông sống rất cực khổ vì đàn cừu ông chăn dắt không phải là sở hữu của ông mà là của điền chủ Hamít. Xabiđan chỉ có đôi cánh tay lực lưỡng, một cây sáo tự khoét lấy và bảy cô con gái mắt đen huyền. Cô út có tên gọi hơi khác thường: Tuy Líp. Xabiđan rất yêu quí các con gái của mình, xong cũng đã nhiều lần ông than thở:

                      - Ôi, giá ta có đứa con trai....

                      - Vì sao ông ta lại thích con trai hơn? - Cây hoa Tuyết hỏi.

                      - Vì đối với một người cha, con trai giống như đôi cánh. Còn con gái... con gái rồi sẽ đi lấy chồng, sẽ bỏ cha và để lại cho trái tim ông nỗi đơn độc và buồn rầu.

                      Một hôm, cô út và là cô gái đẹp nhất của người chăn cừu - nàng Tuy Líp mười tuổi, mang bữa ăn trưa đến cho cha. Để cho người cha đang mệt mỏi được khuây khoả, nàng bèn cất tiếng hát những bài hát nàng tự nghĩ ra và nhảy những điệu múa trông thật uyển chuyển và đẹp mắt. Đôi gò má nàng cứ hồng hào thêm lên, và cặp mắt đen láy thì sáng rực như hai vì sao, không một công chúa nào có thể sánh được.

                      Đúng giờ khắc ấy, số phận cay nghiệt đã phái điền chủ Hamít cưỡi một con ngựa hùng dũng đến trước đàn cừu. Vừa trông thấy nàng Tuy Líp nhảy múa, gã bèn dừng ngựa lại, nấp sau mấy bụi cây nhỏ theo dõi từng động tác nhảy tuyệt diệu của cô gái kiều diễm.

                      Nhảy xong Tuy Líp nói với cha:

                      - Cha ơi, con muốn được múa hát cả đời để cho mọi người được vui sướng.

                      - Ôi, con yêu quí của ta - người cha lắc đầu - Con là một cô gái nghèo hèn, kiếm đâu ra những xiêm áo lụa là và những bộ y phục múa trong suốt?

                      Hamít rình chờ cho đến khi cô gái mang bát đĩa về nhà thì xông ra túm lấy cô đưa cô về dinh cơ nhà mình. Gã đẩy Tuy Líp vào một căn phòng kín, ở đó đã có hàng trăm cô gái đẹp đang dệt thảm. Suốt từ lúc mặt trời mọc cho đến tận hoàng hôn, Tuy Líp dầm mình trong đám bụi nhuế nhoá với công việc dệt thảm tẻ ngắt và mệt mỏi. Một mùa Hè tối tăm và tuyệt vọng đã qua. Rồi mùa Thu và mùa Đông cũng chấm hết. Nhưng khi mùa Xuân vừa đến thì nỗi buồn nhớ núi non, nhớ những con suối chảy rì rào và tiếng chim ca bỗng dày vò Tuy Líp khôn nguôi, khiến nàng phải đi đến quyết định: Hoặc là chết hoặc là trở về với tự do.


                      Một bữa nọ, cô gái lại bên cửa sổ phóng tầm mắt qua lỗ khe nhỏ nhìn xuống phía dưới. Nàng phát hiện ra ở ngay dưới chân cửa sổ có vô số những mảnh chai, kính vỡ - đó chính là cái bẫy, nếu tù nhân nữ nào liều mạng phá cửa sổ bỏ trốn thì sẽ bị cứa đứt chân.

                      Đúng lúc đó có một con chim bay đến đậu ngay bên bệ cửa sổ - đấy chính là con bồ câu trắng của người chị cả tên là Phairidôđa.

                      Làm thế nào để báo tin về nhà đây? Tuy Líp không biết viết, thậm chí ở nhà cũng chẳng ai biết đọc. Cô vội vã cắt ngay một mớ tóc đen của mình, dứt một vài sợi quí vẫn thường dùng để dệt thảm rồi chuyển qua khe hở cho chú bồ cầu tin cẩn. Chim tạm biệt nàng, bay đi.

                      Khi nhận được tin em út, Phairidôđa nghĩ nát óc tìm cách cứu em gái. Cuối cùng nàng đến gặp bà lão Turơxun. Bà lão sống đơn độc trong túp lều rách nát, ngày ngày kiếm cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Tương truyền Turơxun có thuốc phục sinh.

                      Turơxun nghe hết chuyện Phairidôđa kể, bà liếc nhìn mặt trăng rồi lầm bầm khấn:

                      - Tự do không phải thứ quà tặng mà phải đánh đổi nó bằng máu.

                      - Bằng máu của Tuy Líp ư? - Phairidôđa sợ hãi kêu lên.

                      - Phải, bằng máu của Tuy Líp, bằng máu của tất cả bảy chị em nhà ngươi. Mà không chỉ có thế, còn bằng chính cả máu của tất cả những người bạn quí, của những đứa bé nghèo nàn của các ngươi nữa. Hãy nghe ta nói đây.

                      Sau hai đêm nữa, đến đêm thứ ba, khi mặt trăng bắt đầu mọc lúc nửa đêm, Hamít sẽ tổ chức tại dinh cơ nhà lão một bữa đại tiệc. Như thường lệ, bọn lính gác bao giờ cũng là những kẻ bị chút rượu say trước nhất, mặc dù sáng hôm sau họ phải trả giá bằng một cái đầu.


                      Ngay đêm ấy, trước lúc trăng lên, chị em các ngươi và các bạn gái của Tuy Líp phải lọt được vào dinh cơ, còn chim bồ câu sẽ chỉ cho các ngươi cửa sổ phòng giam các cô gái. Hãy đi chân đất đến gần cửa sổ mà mở ra. Ta nói là phải đi chân đất. Bàn chân các ngươi sẽ bị thương vì mảnh kính. Bây giờ ta sẽ nói tại sao. Hamít nhanh chóng phát hiện ra bầy nô lệ của gã chạy trốn và gã sẽ đuổi theo. Căn cứ vào một vài vết máu, gã có thể biết một cách rõ ràng bầy nô lệ trốn đi đâu, nhưng nếu dấu vết đó lại quá nhiều thì gã sẽ lúng túng, trong khi đó có người lại đang leo lên một sườn dốc đứng mà ngựa của gã không leo được.

                      Phairidôđa làm tất cả những việc mà Turơxun chỉ vẽ. Những tên lính canh bị chuốc rượu say mềm không còn nhận ra các cô gái đang lén lút bỏ trốn. Sau khi bị mảnh kính cứa nát bàn chân, các cô mở cửa sổ ra và khẽ gọi Tuy Líp. Tuy Líp nhảy ào qua cửa sổ, mặc dù hai bàn chân bị thương đau nhói nàng vẫn không dám kêu ca. Các bạn gái của nàng cũng chịu những đau đớn như thế.

                      Các cô gái chạy toán loạn theo sườn núi. Dù hai bàn chân bị thương, phải chạy một cách khó khăn, các cô vẫn không dám rên rỉ, vì nếu để lộ, các cô sẽ mất tự do, một món quà mà các cô phải đổi bằng một giá quá đắt. Các cô cứ men theo sườn núi đá còn phủ tuyết mà chạy cho đến khi nghe rõ những tiếng vó ngựa dồn dập.

                      - Hamít đang đuổi theo chúng ta đấy! - Tuy Líp hét lên, giục mọi người - hãy chạy nhanh lên!

                      Các cô gái chạy trốn dường như có gió giúp sức cho họ. Tuy vậy Tuy Líp đã bắt đầu đuối sức, nàng bị rớt lại sau. Ngựa của Hamít đã ập đến sau lưng nàng. Chẳng lẽ nàng lại trở thành tù nhân của gã điền chủ không đội trời chung này, và lại không được trông thấy mặt trời cùng núi rừng nữa hay sao? "Không, thà chết trong tự do còn hơn là sống đời nô lệ!" Và, thế là Tuy Líp gieo mình xuống dưới vó ngựa. Cả bốn vó ngựa xéo lên người nàng, nhưng chính con vật đã bị khuất và bị gẫy một chân. Hamít bị thương lết về nhà lúc trời còn chưa sáng, hối hả giục lũ gia nhân đuổi bắt những kẻ trốn chạy.

                      Tuy Líp người đẫm máu cố gượng đứng lên, nhưng mới đi được vài bước, nàng đã khựng lại và ngã sấp xuống tuyết.

                      Sáng hôm sau, Hamít cùng lũ lâu la mò lên đỉnh núi cao tuyết phủ. Trước mắt chúng hiện ra một cảnh tượng kì lạ: trên bãi tuyết trắng lạnh có cơ mang những bông hoa đỏ đã bừng nở.

                      - Chuyện đời tôi như vậy đấy, do đó tại sao tôi lại có tên là Tuy Líp. Tuy Líp nói xong liền im lặng. Cây hoa Tuyết cũng lặng thinh.

                      Tôi cảm thấy sống lưng ớn lạnh. Tôi đứng dậy lấy khăn chùm kín cổ, bước ra vườn.
                      Lạ chưa kìa, những bông tuyết mảnh mai kia đã kịp rơi xuống và trải khắp khu vườn một lớp trắng mỏng tự khi nào vậy? Còn một chậu hoa, gần bức tường nhà có một bông Tuy Líp đỏ rực đã nở hết cỡ. Tôi cúi xuống và phát hiện ra một giọt nước mắt khá to, trong suốt, dính chặt vào chiếc cánh dưới của bông hoa Tuyết.





                      sưu tầm
                      ***************

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post


                        HOA MƯỜI GIỜ

                        Tất cả đều đẹp nhưng tôi thích hoa mười giờ nhất. Cám ơn HK.
                        Last edited by Hiểu Kỳ; 24-03-2010, 03:35 AM. Lý Do: edit quote ..................

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên Văn Bài Viết Của ckl View Post
                          Tất cả đều đẹp nhưng tôi thích hoa mười giờ nhất. Cám ơn HK.



                          .....không thích hay thích cũng có lý do ... ckl có thể cho HKỳ biết tại sao ckl thích hoa muời giờ hong dzạ
                          ***************

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
                            .....không thích hay thích cũng có lý do ... ckl có thể cho HKỳ biết tại sao ckl thích hoa muời giờ hong dzạ
                            Nhớ nhà. Sống xa xứ lâu quá chưa bao giờ được thấy lại hoa mười giờ. Nha tôi ngày xưa trước sân có trồng nhiều hoa mười giờ. Ngoài ra còn 1 lý do riêng tư không tiện nói… Hình như hoa mười giờ còn có màu trắng nữa phải không HK?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên Văn Bài Viết Của ckl View Post
                              Nhớ nhà. Sống xa xứ lâu quá chưa bao giờ được thấy lại hoa mười giờ. Nha tôi ngày xưa trước sân có trồng nhiều hoa mười giờ. Ngoài ra còn 1 lý do riêng tư không tiện nói… Hình như hoa mười giờ còn có màu trắng nữa phải không HK?
                              ...còn Hkỳ mỗi lần thấy hoa mưòi giờ nở rộ là biết sắp tới giờ nấu cơm hay trời đã vào trưa như cái đồng hồ thiên nhiên vâỵ áh Hồi ở vn Hkỳ chỉ thấy màu đỏ hay hồng hồng và cũng dễ trồng lắm , ở xứ người thì có nhiều màu , ckl mua về trồng để bớt nhớ nhà được đó

                              ***************

                              Comment

                              Working...
                              X