CHU TẤT TIẾN . Việt Báo Thứ Hai, 1/28/2008, 12:02:00 AM
Ngày tôi gặp lại Dung ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, cô giật mình, lùi lại như nhìn thấy một bóng ma. Khuôn mặt cô tái hẳn đi, cặp môi xinh xinh cong lên, như định thốt lên một tiếng kêu. Chừng vài giây sau, cô định thần lại, nhìn tôi với cặp mắt sâu thẳm. Trên chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, và giữa luồng ánh sáng của những ngọn đèn trần, làn da trắng tinh của cô hình như trong hơn và mịn màng hơn.
Tôi cười nhẹ nhàng:
-Chào Dung! Dung vẫn khỏe chứ?
Dung không trả lời tôi. Cô vẫn nhìn chăm chăm vào mắt tôi. Một lúc sau, lâu lắm, cô mới thốt lên lời. Giọng cô vẫn nhỏ nhẹ như xưa:
-Anh mới được về hả?
Tôi gật đầu và mỉm cười. Nhìn dáng Dung trong chiếc áo choàng trắng tinh ấy, tôi lại bồi hồi nhớ lại những ngày xưa, không, không xưa lắm, mới có hơn ba năm thôi, Hương cũng mặc chiếc áo trắng ấy, màhồn tôi rộn rã, bừng bừng, như muốn bốc cháy.
***
Năm ấy, tôi vừa được chuyển trại về K.30 (*). Thật ra, trước khi đổi sang K.30, tôi ở Đội 3, nhà 12, K.4. chỉ cách nhà cũ của tôi một lớp hàng rào mỏng. K.30, là trạm Y Tế của cải tạo, nơi điều trị các người tù bị bệnh nặng, trong đó có Nhạc sĩ N.V.Đ và Bác sĩ T.T.A, tác giả loạt bài nổi tiếng trước 1975 "Lương Tâm của Người Thầy Thuốc". Nhạc sĩ N.V.Đ thì đã bị sưng tất cả các khớp xương tay và chân, không đi đứng được. Mỗi khi ông muốn đi từ nơi này sang nơi khác, phải nhờ and em cõng. Bác sĩ T.T.A. bị bệnh "đi cầu không người lái", nghĩa là khi nào ông chuyển bụng, thì tất cả chất thải cứ tự nhiên toát ra ngoài vì hậu môn ông không còn khả năng khép kín. Ông phải dùng một nùi giẻ bện lại, và đóng nút như đóng nút chai, nhưng vẫn không thể kềm được khi ông quá mắc. Chỗ nằm của ông hôi thối kinh khủng, ông không thể múc nước tắm một mình và cũng vì đã lớn tuổi, lại yếu, nên không làm vệ sinh chung quanh giường của mình. Thỉnh thoảng, bác sĩ Khánh và tôi phải dựng ông đứng dậy, múc nước tắm cho ông và dội giường ông cho trôi phân đi. Ngoài hai nhân vật đặc biệt này là các bệnh nhân kinh niên mãn tính. Tôi nhớ có một anh mới phát giác bị phong cùi qua những mảng đen đặc trên mông, vài anh ho lao, một anh bị bệnh vẩy-nến rất nặng. Khi anh vẩy-nến tắm, anh trần truồng ngồi cạnh cái giếng, múc nước dội một mình, vì lúc anh bước chầm chậm ra giếng, là anh em bỏ vô nhà hết, không ai dám tắm chung với anh, một khối thịt đỏ ửng từ đầu xuống chân, nứt nẻ ngang dọc, ở những khe nứt đó, nước vàng chẩy ra nhễ nhãi.
Khu K.30 có 4 dẫy nhà, hình chữ W, không kể nhà bếp. Ba dẫy hình chữ U dành cho bệnh nhân. Dẫy giữa chia làm hai. Một đầu là tủ thuốc chứa đầy Xuyên Tâm Liên, phòng khám bệnh, và nơi giao ban của các y, bác sĩ quân y cũ chịu trách nhiệm chăm sóc các bệnh nhân với một Đại Úy Y Sĩ Công An của trại tù. Hai phần ba của dẫy này là chỗ ngủ của các y, bác sĩ và ba người chúng tôi, làm các việc linh tinh, như chẻ củi, gánh nước, phụ bếp, và giúp các bệnh nhân tất cả mọi việc mà y, bác sĩ không làm. Lúc tôi tới trại, đã có khoảng hơn 10 bác sĩ, một nha sĩ, một phụ tá nha sĩ. Trong số các bác sĩ điều trị, có Bác sĩ Đ., Y sĩ trưởng Sư đoàn 18, và một vị bác sĩ nguyên là Y Sĩ của Cố Tổng Thống Diệm, sau này thành Thượng Nghị Sĩ. Mỗi buổi sáng, tất cả các y, bác sĩ, nhân viên của K. 30 phải ngồi trên đầu giường của mình và "giao ban" với tay Công An Y Sĩ Trưởng của trại tù, một chức vụ rất lớn, chỉ thua Quản Đốc trại tù, mà có phần hơn, vì anh này chịu trách nhiệm về sức khỏe củatoàn thể năm K. tù và tất cả các công an coi trại. Anh ta ngồi vào chiếc bàn độc nhất trong phòng, nghe các y sĩ điều trị báo cáo tình hình bệnh nhân và cứu xét đề nghị xin chuyển bệnh nhân ra Bệnh Viện ngoài nếu cần cấp cứu. Tuy chức nghiệp chỉ là y sĩ, có trình độ như y tá và đôi khi còn thấp hơn y tá của chế độ cũ, nhưng anh này có toàn quyền quyết định trên vấn đề y khoa của các bác sĩ, cũng như có quyền ký giấy cho tù nhân được ra trại dựa trên tình trạng sức khỏe. Tôi nhớ có một bệnh nhân, xuất huyết nội, được các bác sĩ đề nghị cho ra ngoài cấp cứu gấp, nhưng tay y sĩ ỷ mình tốt nghiệp Liên Xô, cứ cho là bệnh trĩ, không cần đi đâu, chỉ cho uống thuốc giảm đau, nên bệnh nhân đã chết sau hai ngày quằn quại. Buổi giao ban kế tiếp, anh y sĩ này chỉ nói có một câu đơn giản:
-Thôi, kỳ này ta mắc khuyết điểm. Kỳ sau khắc phục!
Thế là một mạng người ra đi, một sĩ quan chết trong tức tưởi chỉ vì sự phán quyết ấu trĩ của một tay y tá. Chúng tôi ngồi canh xác anh bạn suốt đêm, không cho chuột đến cắn chân, mà nước mắt chẩy lưng tròng, uất hận tòan thể cái lũ y sĩ ngu xuẩn kia, cho dù chúng không trực tiếp cầm súng bắn anh em, nhưng cái chết đó cũng là một điều đáng căm thù. Cho đến một ngày, đời tôi có những đổi thay kịch liệt.
Một buổi sáng chờ đợi giao ban mãi không thấy bóng áo vàng của tay Đại Úy cao cao kia, anh em ngồi chờ, bàn tán mông lung. "Có lẽ hắn bị thượng mã phong, chết mẹ nó đêm qua rồi!", bác sĩ Đ. nói đùa. Tất cả hùa theo, cười ầm ĩ.
Khoảng nửa tiếng sau, bất ngờ nghe bên ngoài có tiếng xôn xao của các anh em trong hai trại kia. Nhóm chúng tôi đứng hẳn dậy, nhìn ra phía cổng vào và bất ngờ nhận thấy người đang tiến tới chỗ giao ban là hai cô công an áo vàng. Một cô cao, một cô thấp. Cô cao trông lạnh lùng, nghiêm khắc trong khi cô thấp đeo kính trắng có vẻ hiền hơn.
Đang nhớn nhác nhìn ra, chúng tôi không kịp đứng nghiêm lại khi cô cao tới trước bậc thềm, và bước vào trong một cách nhanh nhẹn. Nhìn thấy dáng bộ chúng tôi lu bu, cô cao cảnh cáo liền bằng một giọng Nam Kỳ đặc:
-Các anh đứng trật tự lại. Anh nào báo cáo thì báo cáo đi!
Nghe giọng oai nghiêm của cô, anh Đông là trưởng nhóm y sĩ, vội đứng nghiêm và lập bập báo cáo:
-Thưa cô...
Vừa nghe xong hai tiếng "thưa cô", cô cao chỉnh liền:
-Anh nói cái gì? Ai cho anh gọi tôi bằng "cô"? Từ nay, các anh phải "thưa Cán bộ". Nghe rõ chưa? Tôi là Đại Úy Dung, y sĩ trưởng của trại cải tạo này. Tôi thay thế Đại Úy X. đi công tác xa.
Và, chỉ tay về phía cô thấp, cô Đại Úy giới thiệu:
-Còn đây là Y Sĩ Phụng, phụ tá của tôi.
Anh Đông, người Nam, vốn tính hiền hòa, nên khi bị "chỉnh" thì hơi run:
-Dạ, thưa Cán Bộ, vâng!
Người y sĩ công an kia nhìn thẳng vào anh Đông, kiêu kỳ:
-Anh tên gì?
Anh Đông lúng túng thấy rõ:
-Thưa Cán bộ, tôi là Trương Đông, trưởng nhóm chuyên khoa ở đây.
Cô cán bộ nhìn lướt qua từng người trong nhóm với cặp mắt vẫn lạnh lùng:
-Còn các anh kia, từng người báo cáo đi!
Lần lượt, các y sĩ và ba tên phục vụ chúng tôi báo cáo tên họ. Nghe qua hết một lần, cô y sĩ cho tất cả ngồi xuống và bắt đầu nghe báo cáo tình hình từng bệnh nhân, trong khi cô Phụng vẫn đứng gần bên, nhìn chúng tôi một cách lạnh lùng.
Nghe xong phần báo cáo, hai cô ra lệnh cho tất cả các y sĩ hướng dẫn đến từng giường bệnh nhân, hỏi qua tình trạng sức khỏe từng người và ghi ghi chép chép trong sổ tay của các cô. Thái độ của các cô vẫn hoàn toàn băng giá nhưng đã đột nhiên thay đổi khi tới giường của anh N.V.Đ. Nhìn thấy anh ngồi trên giường với hai đầu gối co rút lại, những khớp ngón tay đã sưng to, và cả thân thể gầy ốm, trơ xương, nhưng ánh mắt vẫn hiên ngang, nhìn thẳng vào cô cán bộ công an với một vẻ thách thức, cô Dung bất ngờ chớp mắt lia lịa. Cô hỏi anh, với giọng xúc động:
-Phải anh là tác giả của các bài ...
Người nhạc sĩ tài hoa hơi mím môi, trả lời:
-Phải!
Cả cô Dung và cô Phụng đều mất đi vẻ lạnh lùng. Hai cô liếc nhìn nhau một thoáng rồi cùng quay lại nhìn người nhạc sĩ. Chừng một phút sau, cô Dung nhìn toán người đi theo sau, nói nhỏ:
-Thôi, đi!
Rồi không cần kiểm tra tiếp nữa, cô bảo nhóm y sĩ tiếp tục làm việc, còn hai cô ra về. Trên đường đi ra cổng, bóng hai cô chập sát vào nhau, thì thầm.
Bọn chúng tôi ở lại, ồn ào, tán phét. Chúng tôi cùng cho rằng hai cô người Sàigòn, từng nghe nhạc của nhạc sĩ N.V.Đ. nên dù cho là công an, nhưng vẫn chưa quên hết những mộng mơ của những cô gái áo trắng ngày ấy. Tôi quay lại với anh Đ., cười cười:
-Anh Đ. ơi! Thế là anh sẽ về sớm hơn anh em đấy! Anh cứ tin em đi!
Anh Đ. chỉ hơi nhếch môi, thái độ thận trọng cố hữu của anh:
-Không biết đâu, em ạ!
Tôi vẫn cười:
-Em biết chắc mà! "Cán bộ" mới nhìn thấy anh là rung rồi! Nhất định sẽ ký giấy cho anh về sớm!
Anh Đ. vẫn lắc đầu, không có vẻ lạc quan một chút nào:
-Anh cũng biết mà! Cấp bậc của anh to quá, khó lắm! Dầu cho người ta có nể mình, nhưng còn cấp trên. Đâu dễ, em!
(Điều anh nhận xét "đâu dễ" rất đúng. Cho dù có sự can thiệp của cô Dung để đưa anh ra bệnh viện ngoài đến ba lần, trở đi trở lại mãi đến vài năm sau, anh mới được tha về.)
Còn nhóm chúng tôi, lúc đầu thấy nữ cán bộ đến quản lý, thì cũng là lạ, nhưng vẫn cứ đề phòng từ lời nói đến cử chỉ, không để cho ai có dịp "đì" mình, nhất là phái nữ. Mỗi ngày, hai cô đều đến một lượt, nghe báo cáo, rồi đi qua từng giường bệnh, xem biểu đồ tiến triển của bệnh nhân, mà quyết định cho ra ngoài điều trị. Khoảng một tháng sau, không thấy cô Phụng đến nữa, chỉ còn mình cô Dung. Thái độ của cô dần dần cởi mở hơn, không còn hằn học như ngày đầu nữa. Giọng nói của cô cũng dễ nghe. Anh em cũng vui vẻ hơn khi thấy cô không khó khăn như tay Đại Úy trước, hễ thấy ai trở bệnh nặng là cho xe díp tới chở ra bệnh viện bên ngoài ngay. Dĩ nhiên, anh N.V.Đ được ưu tiên ra ngoài ngay. Mỗi lần như vậy, cô ngồi bên cạnh tài xế, dĩ nhiên là một công an. Bệnh nhân nằm cáng, được đặt song song với chiều dài của xe, anh y sĩ trực tiếp coi bệnh nhân thì cầm hồ sơ, đi theo, ngồi bên cạnh một tay công an khác. Những lần ra ngoài như vậy, người sung sướng nhất là vị y sĩ trực tiếp coi bệnh, đứng chờ sẵn, khi nghe thấy cô ra lệnh:
-Anh Nhân, lên xe đi với tôi!
Hoặc anh Phượng, anh Khánh, anh Lộc, tùy theo bệnh nhân nằm nhà nào thì vị y sĩ trực nhà đó được đi. Đã nhiều năm quanh quẩn trong tù, chỉ nhìn thấy công an hay bộ đội, nay được ra ngoài, hít thở chút không khí tự do, được nhìn thấy "người ta", thì anh nào cũng thích. Lũ chúng tôi thèm quá chừng, nhưng chỉ biết đứng nhìn bạn mình lên xe.
Ngay cả anh Đào, nha sĩ, cũng ngẩn ngơ. Rồi chiếc xe chầm chậm lăn bánh qua khỏi những hàng rào kẽm gai chi chít...
Từ những ngày ấy, liên hệ của các anh y sĩ với cô Dung có phần nhẹ nhàng hơn. Cô không cau có, không ra lệnh như ngày đầu, mà chỉ trao đổi trong phần chuyên môn. Những gì cô không hiểu, cô hỏi với sự kính nể, không như anh chàng Đại Úy trước. Còn tôi, chả cần lưu tâm đến cô, vì với phận sự một anh hộ lý, một chàng bổ củi, gánh nước, tôi chẳng có lý do gì lại gần cô. Cứ sau giờ giao ban, tôi đi một mạch ra giếng, gánh đầy nước vào các thùng đựng nước để nấu cơm, rồi làm mọi công việc linh tinh khác. Tôi cứ ngỡ đời tôi rồi tàn tàn như thế cho đến mãn kiếp vì không hy vọng có ngày về cho đến một hôm...
Sau khi làm đủ công việc hàng ngày xong, tôi lôi cây đàn ghita ra ngồi bậc cửa, dạo vài cung nhạc và tự dưng trong lòng buồn bã, nhớ về người vợ hiền đang cực nhọc nơi nào, tôi hát luôn một bài Trịnh Công Sơn. "Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi..." Hát tới câu này, hồn tôi chùng xuống, tôi lặp đi lặp lại hai ba lần. Nước mắt tôi lãng đãng rơi xuống. Vài giọt rớt trên phím đàn. Nhìn thấy giọt nước làm nhòe thân đàn, tôi lấy ngón tay cố chùi cho khô, rồi đột nhiên linh cảm thấy có ai đang nhìn mình, tôi vội ngước lên và thấy Dung đang đứng đó tự hồi nào. Chắc Dung đã nhìn tôi vừa hát vừa khóc. Cô sững người giây lát và chừng như thấy mình sai lầm, Dung vội quầy quả bước đi. Tôi cũng bối rối, một phần vì sự ướt lệ của mình, một phần vì tôi đang ở trần, chỉ mặc mỗi cái quần xà loỏn để làm việc.
Ngày hôm sau, khi giao ban, tôi ngồi tránh xa chỗ cô, và không liếc cô một lần. Hình như cô cũng gượng gạo hơn mọi ngày, nên chỉ nói qua loa rồi dọt mất. Thời gian trôi qua, sự việc hôm đó cũng nguôi ngoai. Rồi Tết đến. Theo chỉ thị của cô, anh em phải trang hoàng lại chỗ làm việc cho ra vẻ Tết. Biết tôi có khiếu trang trí, mấy anh y sĩ năn nỉ tôi làm sao cho đẹp. Nổi hứng, tôi đi xin một cái vỏ dừa khô, cưa làm hai, rồi tẩn mẩn dùng dao làm bằng kẽm gai, khắc nổi bên ngoài vỏ dừa hình một Ngư Nhân bơi trong một hồ sen. Tôi lấy một cái nắp sắt, cắm mấy cái đầu đinh ngược lên, rồi đốt bao nylông cho nhỏ xuống đầy cái nắp thành một ổ cắm hoa, bỏ trong vỏ dừa. Sau đó, ra ngoài kiếm mấy bông hoa rau muống, hoa dừa, và lá rau dền, tôi cắm một bình hoa tròn trịa, để trên bàn của cô. Còn trên tường, tôi kiếm giấy nâu đen, cuốn lại thành một cành hoa mai, dán lên tường, sau đó dán thêm vài cánh mai vàng giả, và viết vài chữ thảo "chúc mừng năm mới" bên cạnh. Thế là phòng họp tự nhiên biến thành... Tết! Được anh em khen ngợi, lòng tôi cũng vui vui, nhưng không rộn ràng bằng khi cô đến. Nhìn thấy bình cắm hoa đơn sơ nhưng rất lạ, cô cầm lên, hơi thất sắc, hỏi:
-Anh nào làm thế?
Anh Đông chỉ tay vào tôi ngồi ở cuối hàng. Cô nhìn tôi một lúc lâu, rồi nhìn lên tường, và quay xuống tôi, nói vỏn vẹn hai chữ:
-Đẹp lắm!
Sau đó, cô ngồi ngắm nghía bình hoa mãi đến quên cả tinh thần buổi họp. Anh Đông phải nhắc "Thưa Cán bộ..", cô mới giật mình, trở lại trao đổi với các anh y sĩ. Trước khi đứng dậy, đi về, cô còn liếc tôi một lần rồi mới xoay chân.
Dung vừa ra khỏi cổng, anh Nhân cười hí hí:
-Thế là T. chết rồi nhé! Cô để ý rồi, là chỉ có mất mạng thôi!
Cả nhóm cười ồn ào. Tôi chỉ biết nhún vai, cười theo. Trong lòng tự nhiên xôn xao giây phút. Hình ảnh nguời con gái Nam Kỳ, (lúc ấy tự nhiên tôi quên mất cô là Đại Úy Công An), có cặp mắt lá răm, làm tôi vương vấn. Nhưng chỉ trong một vài phút, chợt nhớ đến vợ hiền, con thơ, tôi lắc đầu, xua đuổi mấy tư tưởng hắc ám đi và tiếp tục công việc của mình, như không có gì xẩy ra. Nhưng thực tế, có chuyện xẩy ra. Ngày kế tiếp, sau buổi họp, cô gọi nhỏ anh Đông lại, nói chi đó, rồi đưa cho anh ta một gói quà. Cô vừa bước ra, anh Đông nói ầm lên:
-Lại đây! Lại đây! Xem cô tặng quà cho anh T. này!
Tất cả xô lại. Trong tay anh Đông là một cuốn vở mới tinh, mấy cây bút chì mầu, và bút Bic. Anh Đông giơ cao món quà và nói:
-Những cái này là cô tặng cho anh T. Không ai được đụng tới.
Anh nói đùa:
-Ai đụng tới quà của anh T. là vô con-nếch ngồi ngay!
Mọi người cười ầm ĩ. Anh Nhân lại nhắc lại:
-Chết T. rồi! Chết T. rồi! Ông liệu hồn đấy!
Trong nhóm các y sĩ ở bệnh xá, Nhân và tôi là thân nhau nhất. Hai thằng ăn cơm chung với nhau, chiều chiều sau khi ăn cơm, hai thằng hay thả bộ vòng quanh trại, tâm sự vụn. Tụi tôi hợp nhau không chỉ vì tính nết mà còn vì tình đồng môn nữa. Nhân học trên tôi một lớp, và cũng ở nội trú Đắc Lộ trước khi vào Y khoa. Tối hôm ấy, như thường lệ, hai thằng vừa đi vòng vòng vừa nói chuyện. Nhân nửa đùa nửa thật, hỏi tôi:
-Lỡ ra, em mê ông, cho ông về sớm, bắt ông lấy, thì ông tính sao?
Tôi cười hinh hích, đùa lại:
-Thì lượm luôn, chứ sao?
Nhân hỏi tới:
-Còn vợ con thì sao?
Tôi khựng lại, hết đùa:
-Nói vậy chứ không phải vậy! Làm sao lấy vợ Công An Cộng Sản? Giỡn mặt với tử thần à?
Hai thằng cười phá lên. Tưởng đùa cho vui. Làm gì có chuyện ái tình với người Cộng Sản!
Mà, nếu tôi đừng đùa thêm nữa, thì chắc câu chuyện cũng không tiến xa hơn. Nhìn cuốn tập Dung tặng và mớ bút chì mầu, tôi không biết xử dụng vào chuyện gì cả. Tự nhiên, Nhân nẩy ra ý nghĩ táo bạo, bảo tôi:
-Ê, sao ông không vẽ cho cô một vài bức tranh, cho cô chết luôn!
Tôi gật gật:
-Có lý! Có lý!
Hôm sau, khi ngồi bên dưới nghe Dung trao đổi với các bạn, tôi ngồi ngắm Dung và vẽ lia lịa, nhưng có thay đổi. Tóc cô Công An thì ngắn, tôi cho bay lượn lung tung. Áo Dung là bộ quân phục mầu vàng dợn, tôi biến thành áo dài, cho em đi hết lên đồi, lại xuống bờ hồ, rồi thông, rồi hoa, Dung trong cuốn vở của tôi là một thiếu nữ Sàigòn, một mẫu người của thời đại 75 mà các họa sĩ khác hay vẽ trên các tập nhạc, các cuốn báo tuổi thơ. Tôi vẽ được khoảng 20 tờ, thì lẳng lặng để trên bàn của Dung, trước giờ giao ban. Khi em bước vào, thấy cuốn tập đã cho tôi lúc trước thì ngạc nhiên, không mỉm cười chào ai như lệ thường mà mở luôn ra xem. Càng xem, cặp mắt Dung càng mở lớn. Một nụ cười Mona Lisa nở trên môi. Dung coi tới coi lui mấy lần, rồi mới đặt xuống, hỏi cho có lệ:
-Anh Đông, ai vẽ vậy?
Anh Đông lấy tay chỉ về phía sau:
-Thưa cô, anh T. đó ạ!
(Buổi đầu tiên, Dung bắt mọi người phải gọi cô bằng hai chữ "Cán Bộ", nhưng dần dần, quen thuộc rồi, cô cũng chẳng bắt bẻ, khi có người quên mà gọi bằng chữ "cô". Từ đó, anh em quen luôn, cứ gọi bằng "cô".)
Dung mỉm cười, nhìn xuống chỗ tôi, nói nhỏ vừa đủ nghe:
-Cám ơn anh.
Khi Dung về rồi, cả nhóm xúm lại bàn tán râm ran, vui cười thỏa thích, nhưng không ai đoán được chuyện gì sẽ xẩy ra.
Chuyện xẩy ra lại ngoài ý tưởng tượng của mọi người.
Vài ngày sau, Bác sĩ T.T.A. trở bệnh nặng, Dung quyết định cứu ông bằng cách cho ông ra bệnh viện ngoài. Đợi cho tôi đặt ông vào cáng xong, Nhân lẳng lặng bước tới, tay ôm xấp hồ sơ bệnh lý, chờ cô nói một câu là leo lên xe, vì Bác sĩ T.T.A. là bệnh nhân do anh trông coi. Bất ngờ, cô nói với Nhân:
-Anh Nhân ở lại. Anh T. đi với tôi!
Nhân chưng hửng, lúng túng giao tập hồ sơ cho tôi, rồi lui lại. Tôi cũng ú ớ, nhưng nhìn vào mắt Dung, thấy đó là một quyết định không thể thay đổi, tôi vừa mừng vừa run, dợm bước lên phía sau cùng với tay công an trẻ, như mọi lần Nhân vẫn ngồi thế. Lại bất ngờ nữa, cô ra lệnh:
-Anh T. ngồi trên này với tôi!
Tôi hồi hộp chờ Dung ngồi vào ghế xong, mới dám ké né ngồi xuống bên cạnh chiếc ghế xe díp vừa đủ cho một bộ mông. Dung xích vô phía trong rồi lôi tôi ngồi sát vào cô và nói:
-Anh ngồi như thế, thì xe vừa chạy là đã té nhào!
Không còn cách nào hơn, tôi ngồi sát vào Dung. Hai cặp mông như dính với nhau trong lòng chiếc ghế. Xe mở máy chạy. Tôi nhìn liếc từ trước ra sau. Tay tài xế cùng với tay công an bảo vệ đều mở trừng mắt nhìn tôi, như muốn ăn tươi nuốt sống, nhưng chắc chúng sợ, không dám hó hé, vì Dung là người coi như có quyền thế nhất ở trại này. Ai dám nói hỗn khi biết rằng mình sẽ có ngày mắc bệnh...
Trong khi xe còn trong vòng trại, hàng trăm cặp mắt nhìn theo, ngạc nhiên thấy tôi ngồi như ôm lấy cô Đại Úy Y Sĩ trên chiếc díp... Mà hình như có ôm thật, vì chỗ chật quá, nếu tôi không ôm lấy cô, thì nhất định khi xe cua trái phải, tôi sẽ văng ra khỏi xe ngay.
Gió ơi là gió! Gió thiên nhiên! Gió Tự do! Lần đầu tiên trong mấy năm trời tù ngục, tôi được ôm sát một người thiếu nữ, không cần biết là công an hay người thường, chỉ cần biết là mùi hương từ thân thể em ngột ngạt mũi tôi, gió thổi tóc em mơn man mặt tôi, mỗi khi xe thắng gấp, môi tôi muốn đụng vào má em, gò má hồng hồng con gái... Thân thể hai đứa như áp lấy nhau. Tôi thì không dám mở miệng trong tình huống như vậy, còn Dung cũng không nói gì nhiều, em đang thưởng thức giây phút êm đềm đó. Chỉ một vài lời trao đổi ngắn ngủi, nhất là có tới bốn cặp mắt, bốn cái tai đang hướng về chúng tôi.
Chừng khoảng nửa giờ sau, đến cửa bệnh viện, tôi thở ra và cố ngồi dang ra một chút. Xe ngừng lại trước cửa cấp cứu. Một vài cô y tá bước ra, đón bệnh. Tôi xuống trước, bước ra phía sau để chuẩn bị bế Bác Sĩ A. sang giường bệnh. Bất ngờ, khi tôi vừa cúi xuống, thò tay vào dưới lưng và mông người bệnh để nhấc ông lên, cái nút bịt hậu môn của ông bật ra... Một dòng phân nóng phóng vào mắt mũi, đầu tóc tôi... Kinh hoàng! Trong một thoáng, tôi chới với, nhưng vì đã quen với dơ dáy của tù ngục, nên chỉ vài giây sau, tôi bình tĩnh bế ông lên và đặt ông vào chiếc giường của bệnh viện. Đắp chăn cho ông xong, tôi quay lại thấy mấy cô y tá đang đứng mở to mắt kinh hãi nhìn đầu tóc tôi dàn dụa phân, máu, và mủ. Phân đầy mắt, máu đầy tai, mủ nghẹt lỗ mũi. Tôi vẫn tỉnh bơ hỏi chỗ để rửa mặt. Hai ba cô ú ớ chỉ cho tôi cái vòi nước máy gần đó. Tôi tàn tàn bước đi trong ánh mắt thương cảm của Dung. Em đứng nhìn tôi ngơ ngẩn. Thái độ tự tin của tôi chắc làm tim em rung động thêm một nhịp.
Rửa ráy tay chân, đầu tóc, và quần áo xong, tôi ngồi ngoài trời, hong người cho khô và chờ em. Mãi không thấy em ra, tôi bước vào phòng khám bệnh, ngồi chờ. Vừa lúc đó, một phụ nữ trẻ tiến đến bàn bác sĩ chẩn bệnh, cởi nút áo ra và xin bác sĩ tìm cách gắn giùm núm vú vào, vì mới bị ông chồng ghen cắn gần đứt. Núm vú vẫn còn tòng teng chưa rơi xuống. Ông Bác sĩ lắc đầu, cười, và viết giấy cho người kém may này vào phòng trong, chờ khâu lại. Tôi đang nín cười thì em bước ra, thấy cảnh ấy, em cũng cười hích hích rồi ra dấu cho tôi rời đi. Đã tưởng là sẽ về trại ngay, nào hay tài xế nghe lệnh của em đưa tôi vào chợ chính của thị xã! Em bảo tôi bước xuống, đi với em vào trong lồng chợ. Hai tay công an thì ở lại, coi xe! Tôi run run đi cạnh em, bộ quần áo trây di "ngụy" của tôi sóng vai cùng với áo vàng và quân hàm Đại Úy làm hầu như cả chợ xôn xao. Nhưng em cũng tỉnh bơ, dắt tôi, vâng, em nắm tay tôi bước lại quầy bán đường, đậu và mua cho tôi mấy kí đường, mấy kí đậu. Vào thời gian đó, đậu, đường với người tù là vàng, là ngọc, còn da thịt đàn bà là chăn, là gối trên chốn thiên đình. Tôi như hoa mắt đi, không nói được lời nào, trong khi em kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Từ ngày em còn là nữ sinh Gia Long, rồi theo lời anh chị, bỏ vào bưng, đến khi em ra lại thành phố, làm công an, làm y sĩ. Em cứ kể, tôi cứ nghe, thỉnh thoảng chỉ chen vào một lời. "Vâng, thưa chị!"
Em nhăn mặt:
-Sao anh cứ gọi em bằng "chị"? Em không thích tiếng đó đâu!
Tôi ú ớ:
-Vâng, chị, à... cô..
Em nguýt tôi một cái muốn xiêu đình, đổ quán:
-Không được gọi bằng cô luôn!
Tôi nín lặng, không trả lời. Chừng như thấy bắt bí tôi như vậy đã đủ, em hát nho nhỏ cho tôi nghe về những bản nhạc vàng hồi ấy, em coi trên đời này không có ai, chỉ có em và tôi. Em nói về nhạc sĩ N.V.Đ và những bản nhạc mà em mê mẩn. Em bảo em đã làm mọi phương cách cho anh Đ. về sớm, nhưng vì lon lá của anh to quá, tới mức Đại Tá lận, nên trên còn chần chừ! Ngày cuối trước 30 tháng Tư, anh còn là Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng! Khó cho em lắm, nhưng em sẽ cố. Vì em cùng với lũ bạn em ở Gia Long là những người mê nhạc anh Đ. Em thuộc mấy bài tủ và thỉnh thoảng, bây giờ, vẫn lén hát một mình.
Trong khi em nói, thì người tôi như bay bay. Một phần vì từ lâu quá rồi, tôi không được thấy.. người ta, không thấy ông già, bà cả, không thấy thiếu nữ ngồi bán bánh bên chợ, không thấy trẻ em cầm mẹt bánh, kẹo chào mời, không thấy nhà cửa, không thấy gió Tự Do, nên người lâng lâng. Một phần nữa là với sức trai nửa chừng xuân, còn xung động dữ dội, nên khi đi sát cạnh một thiếu nữ tươi nở, giọng nói ngọt ngào, mơn man bên má, trí tưởng tôi cũng lượn bay mây gió. Tôi quên cả hình ảnh vợ, con, quên thân phận tù đầy, quên tất cả. Mãi cho đến khi em bảo nhỏ tôi "mình phải về!", tôi mới sực nhìn lại bộ quần áo tù của mình mà thở dài.
Trên đường về, cũng lại hai thân thể áp sát nhau, nhưng em hay quay sang tôi nhiều hơn làm bộ ngực em đụng chạm nhiều lần vào tay tôi. Hình như tình yêu làm em không còn biết e ngại hai cặp mắt cú vọ đàng sau của tay công an bảo vệ...
Lúc về trại, xuống xe, là đuôi mắt dõi theo nhau mãi. Bạn bè rú lên cười khi thấy tôi đi lãng đãng vào trại, hai chân như không chạm đất.
Anh Đ. chỉ tay vào tôi, nói rất to:
-Coi kìa! CTT đang ngất ngư con tầu đi!
Tôi cười mím chi, chẵng biết nói gì! Vì có gì đâu để nói!
Một tuần lễ qua đi, tôi dần dần quên Dung vì làm việc liên tu bất tận. Bất ngờ, một buổi trưa, tay công an trẻ, quản giáo của chúng tôi, bước vào, gọi tôi, nói một câu ngắn gọn:
-Anh T. lên gặp chị Dung có việc!
Tôi ngớ ngẩn:
-Gặp ở đâu?
Tay công an nhún vai:
-Cứ đi ra ngoài cổng gác, báo cáo với anh trực là lên gặp Cán Bộ Dung, rồi đi thẳng mãi, tới ngã ba, quẹo phải, đi một hồi, thấy một căn nhà, chung quanh có vườn trồng chuối thì quẹo vào.
Tôi gật đầu và bước vào trong mặc quần áo. Tay quản giáo chờ tôi ở cổng, dặn thêm lần nữa:
-Nhớ hễ gặp rào cản thì cứ nói là gặp cán bộ Dung thì người ta cho đi!
Nói xong, hắn bỏ đi, không thèm nhìn lại. Anh Đ. kéo tay tôi lại, cười hí hí:
-Phen này, có bị mất trinh, thì nhớ tường trình sự việc, nghe chưa!
Tôi ráng cười không thành tiếng, mà lòng hồi hộp kinh khủng. Làm đúng như lời tay quản giáo dặn, tới đâu có rào cản, là tôi chỉ cần nói mấy chữ thần chú kia, là lập tức cổng mở ra ngay, không có một lời thắc mắc. Tên của em nghe vang lừng trong trại rồi. Thật tình, tôi không sợ bị kẹt, mà chỉ sợ chính mình! Đầu óc tôi làm việc mâu thuẫn như điên giữa hai tên Thiện và Ác. Tên Thiện cho biết là lên gặp em là chỉ để nói chuyện ái tình. Mà nói chuyện ái tình giữa một chàng trai ba mươi mấy với một em xấp xỉ ba mươi trong một môi trường khép kín, thì nhất định là phải tới mục đó. Như thế, thì tôi phản bội vợ tôi mất rồi. Không lẽ lại bỏ bê người đã mấy năm chịu đựng khốn khổ, thăm nuôi tôi? Không được! Nhưng, ngược lại, tên Ác bảo tôi rằng đây là cơ hội hiếm có để tôi có thể được tha về! Ở tù mút chỉ cà tha, tự do không có, chả biết lúc nào bị "bụp". Lấy vợ Đại Úy Y Sĩ Công An thì như mặc áo có Hộ tâm Kính bảo vệ rồi, chả đứa nào dám đụng chạm đến mình trong xã hội này! Nhào dô! Em lại đẹp, lại nõn nường, chả đòi hỏi điều kiện chi. Nhào dô! Hai tên Thiện và Ác cứ đánh nhau linh tinh làm tôi mệt nhoài.
Đến chỗ có một căn nhà ba gian, nằm giữa một hàng rào cây trái bao quanh, tôi gần như run bắn người. Phen này chắc chết quá! Thoát không nổi ái tình rồi! Tôi lập bập đi vào truớc cửa. Từ trong nhà, trông thấy tôi, Dung nhanh nhẹn bước ra ngay. Trời ơi là trời! Chân tôi như nhũn ra, tim tôi đập mạnh như trống làng, mắt tôi muốn hoa lên. Dung mặc áo choàng bệnh viện trắng xóa, đứng ngay bậc cửa. Ngay phía bên kia tường là một khung cửa sổ mở rộng. Ánh sáng ban trưa chiếu thẳng từ cánh cửa đó vào người Dung, xuyên qua hết, để cho tôi nhìn thấy Dung không mặc đồ lót. Nguyên vẹn thân thể của Dung hiện rõ từng nét, như một thân hình Venus đang hiện diện ngay trước mắt tôi, đẹp không thể tả. Tôi run rẩy, chân bước không tới. Dung cười cười:
-Vào đi, anh! Đừng để ai thấy anh đứng ngoài!
Lời mời mọc này còn làm tôi nổi gai ốc lên nữa. Tôi lập cập bước vào trong. Căn nhà đơn giản, chẳng có gì ngoài một chiếc giường đôi, trải chiếu hoa, một tấm chăn để ngay ngắn trên đầu, một cái bàn gỗ làm việc, với gương lược. Một cái tủ đựng đồ dựng cuối phòng. Một kệ đựng sách. Vài chiếc ghế đẩu. Thế thôi. Không có hình "Bác". Không có khẩu hiệu, cờ quạt gì cả. Dung chỉ chiếc ghế đẩu cạnh giường, mỉm cười:
-Anh ngồi đi!
Tôi lắp bắp:
-Chị.. chị.. Dung bảo tôi làm gì?
Vẫn nụ cười bí hiểm của Venus, Dung hỏi lại:
-Anh muốn làm gì?
Tôi đứng lên, đi lanh quanh, không biết làm gì, đành tới kệ sách:
-Dung.. đọc những sách này ư?
Dung tiến lại gần tôi, đứng ngay sau lưng. Bộ ngực Dung nhọn hoắt áp vào lưng tôi. Hơi thở em nóng bỏng. Dung không nói không rằng, chỉ với tay lấy một cuốn sách trước mắt tôi, làm cho ngực em áp mạnh vào người tôi hơn. Tự nhiên, tôi hốt hoảng, xoay lưng lại, đi vội ra phía sau. Nhìn thấy có một lu nước và một cái gáo, tôi múc vội một gáo, dội ào lên đầu. Cơn nóng trong người của một thanh niên cường tráng hừng hực như một núi lửa. Người tôi căng cứng. Tôi ngước mắt lên trời, cầu Chúa! Lạy Chúa! Cứu con với! Lạy Chúa! Cứu con với! Con sắp chết rồi! Con sắp phạm tội rồi! Con chịu hết nổi! Không còn vợ, không có con, chỉ có ái tình đang sôi sục trong con! Cứu con với! Ngài ơi!
Trong lúc tôi lầm bầm cầu nguyện, Dung đứng nhìn tôi, khúc khích cười. Em gọi tôi:
-Đừng đứng đấy, anh! Lên nhà! Tụi nó thấy..
Dù biết rằng nhà em ở một chỗ xa đường, và không có tên nào dám láng cháng lại gần nhà Cán bộ Dung, tôi vẫn run run bước lên rồi đi lanh quanh, né em. Dung cứ đi theo tôi như bóng với hình, như mèo vờn chuột. Tôi không dám nhìn em, nhìn thân thể em nõn nà, nóng bỏng. Tôi sợ tôi phản bội vợ con. sợ tôi đưa tay ra, kéo Dung lại, không phải kéo, mà là giật, là ném, là ghì lấy... Trời ơi! Chúa ơi!
Một lúc lâu sau, dùng hết sức tàn, tôi mới dám nhìn em, thều thào như người sắp chết:
-Dung... Dung... cho tôi về nhe! Anh em đang chờ!
Nói một câu vô ý nghĩa như vậy mà cũng làm Dung cười. Nhưng dường như muốn cho cá cắn câu sâu hơn, Dung thả cho tôi về.
Tôi lại lập cập đi lạc vào đúng trại công an. Hai ba tên nhào ra, hỏi cung, giữ tôi lại một lúc, rồi cũng cho đi.
Về tới cổng trại, báo cáo cảnh vệ xong, vào đến nơi là một băngba.n bè ập tới, sờ soạng, hỏi thăm ríu rít, rồi cười ầm ĩ. Tôi chỉ cười trừ và lăn lên giường. Muốn xỉu!
Một tuần sau, em lại cho người gọi tôi lên nữa. Lần này, tôi chuẩn bị sẵn. Vừa vào tới nơi là tôi ra luôn phía sau, cười cười:
-Để tôi kéo nước giếng cho Dung tắm..
Nói giỡn cho em vui, nhưng tôi kéo nước thục mạng, nhất định không lên nhà. Em đứng nhìn tôi, thở dài thườn thượt cho đến khi tôi đòi về.
Trò chơi mèo chuột này không thể kéo dài. Tôi quyết định dứt khoát. Lần sau, em cho người đưa giấy xuống, viết ngắn gọn: "Anh phải lên ngay. Có chuyện cần giải quyết."
Đọc xong thư, tôi thẫn thờ, nhưng nghiến răng trả lời tay công an đưa thư:
-Nhờ anh nói lại với Cán Bộ Dung, hôm nay có vài bệnh nhân cần săn sóc đặc biệt. Ngày khác, tôi xin lên làm việc.
Thế là tôi thắng. Dung thua. Em giận. Giận điên người. Một tên cải tạo có là quái gì mà dám chống lại cả một mời mọc ngon lành như vậy. Làm tàng! Phách! Lối! Em không thèm đến giao ban nữa. Mặc cho bệnh nhân chết rấp đi! Mấy anh y sĩ cuống lên, gửi hết thông điệp này đến thông điệp khác qua tay quản giáo, mời cô xuống gấp, không có anh em đang nguy hiểm. Mãi rồi Dung mới tàn tàn xuống, mà xuống không đúng giờ. Không may cho em, vừa bước vào trại bệnh, lại gặp ngay tôi đang đứng săn sóc. Em giật mình, mở lớn mắt nhìn tôi, rồi bước lùi ra sân, không chẩn bệnh nữa! Nhân, bác sĩ trực, hốt hoảng. Tôi cũng hoảng, chạy một mạch vòng ra đằng trước, chặn Dung lại:
-Dung!
Tôi gọi khẩn cấp. Em lờ đi, không nghe. Tôi gọi lần thứ hai:
-Dung! Cho ...anh nói!
Nghe tiếng "anh", Dung mới chịu đứng lại, nhưng không nhìn tôi. Không lẽ lại quay mặt em lại giữa chốn đông người, em trở mặt, kêu lính nhốt mình thì đời tàn, tôi cứ nhìn vào lưng Dung, nói một mạch:
-Dung, dù sao đi nữa, anh cũng cám ơn Dung. Nhưng có nhiều chuyện không thể nói được trong lúc này. Chỉ xin Dung từ bi, giúp cho anh bạn ra ngoài trị bệnh, không có thì anh ấy chết mất. Anh cám ơn Dung vô cùng.
Dung đứng cắn môi suy nghĩ một lúc rồi ra lệnh:
-Anh Nhân, đi với tôi, đưa người bệnh ra ngoài.
Rồi Dung đi thẳng, vẫn không nhìn tôi một lần.
Giây phút đó, là giây phút cuối cùng tôi còn gặp Dung. Em bẽ bàng, em giận tôi kinh hoàng. Em chỉ thỉnh thoảng đến, khi có lời cầu cứu, và khi đến, thì đứng ở cổng trại, không bước vào.
Tôi chỉ cười thầm. Cám ơn Chúa, cho con an toàn xa lộ. Những tưởng không còn thấy chữ Dung trong tôi nữa. Bất ngờ, vài tháng sau, khi đang đứng làm than, anh em gọi tôi rối rít:
-Ra đây! Ra đây! Trời đất ơi! Thế là hết rồi nhé!
Tôi chạy vội ra để nhìn thấy một chiếc Corolla trắng chạy tàn tàn trên con đường cạnh trại. Trên xe là Dung và người tài xế là Th., một thiếu tá, kỹ sư công binh, vừa mới được thả ra hai ngày trước một cách đột ngột! Bạn bè cười ầm:
-Cái tên kia! Sao dám ngồi vào chỗ của T. hả?
Anh Đ. vỗ vai tôi, hát ghẹo:
-Thôi là hết, em đi đường em... ha ha ha...
Tôi không nói chi, chỉ cười.
Hôm sau nữa, thấy Th. mang hòm xiểng đi vào trại, trình diện trạm gác xong, là lê đồ đi đâu đó, chắc là kiếm chỗ ở. Anh ta lấy được em, được thả về, và được làm công nhân viên ngay trong trại tù! Lòng tôi hơi đau, tiêng tiếc, nhưng rồi tự an ủi. Tái Ông thất mã, chưa chắc ai hên ai xui. Tôi biết Dung vì muốn trả thù tôi, đã khều tay Th. này, lấy cho bõ ghét!
Đúng như câu "Tái Ông được ngựa, chưa chắc đã là Hên". Một thời gian sau, không thấy dáng em, mà một cô khác đến tiếp quản. Th. cũng không thấy nữa. Đột nhiên, một chiều, đứng dựa hàng rào nói chõ qua bên kia là bên đi lao động ở Tống Lê Chân mới về, tôi được một anh bạn kể cho tôi nghe một chuyện không thể tưởng tượng được. Đang cuốc đất, bạn tôi thấy ngay anh Trung Tá Công An, Quản Lý Trại Giam của chúng tôi, cũng đang cuốc đất như tù ở bên kia hàng rào tù hình sự! Không tin nổi mắt mình, một số bạn chạy ra, hỏi thăm. Anh Trung Tá, trưởng trại tu, bây giờ cũng là Tù, cười cười:
-Có chi là lạ! Đời mà!
Sau đó, qua mấy gói thuốc ba số Năm đưa cho tay công an quản giáo, mới được biết là chỉ vì chịu chơi, nhận làm chứng cho đám cưới của Dung và Th., một tù cải tạo, mà anh Trung Tá này bị lột lon, đi tù chung với đám hình sự! Còn Dung, bị mất Đảng tịch, mất lon Đại Úy, mất chức vụ Y sĩ, bị tống về bệnh viện X., làm y tá thường! Tay Th., chấp nhận bỏ vợ hai con để lấy cô công an thất tình, cũng mất việc ngay, bây giờ chắc đang đạp xích lô ná thở!
Tôi buồn cho Dung, buồn cho một mối tình điên, nhưng cũng cảm phục em, đã chấp nhận chơi là chơi hết mình, không biết sợ!
Ngay sau khi được thả về, đầu năm 1981, tôi đi tìm em ở bệnh viện Chợ Rẫy. Hỏi thăm tên Dung, ai cũng biết. Lên lầu, tôi vào phòng trực, nhắn cho gặp cô Dung. Và đó, Dung hiện diện, trong tấm áo choàng trắng, run rẩy.
Tôi cười nhẹ, hỏi thăm Dung vài câu. Em chỉ trả lời vắn tắt, nhưng mắt em càng lúc càng sâu thăm thẳm. Tôi hỏi địa chỉ. Em cho ngay và nói nhỏ:
-Anh tới trước 7 giờ tối.
Buổi tối, tôi đến khu Nguyễn Tri Phương, tìm mãi mới thấy nhà em. Gõ cửa, em ra mở ngay, vẫn đôi mắt làm tôi xao xuyến. Tôi giơ tay bắt tay Dung, em nắm lấy, không muốn buông. Nếu không có hai đứa nhỏ líu tíu chạy ra, có lẽ bàn tay Dung còn nằm trong tay tôi mãi. Chỉ vào hai đứa nhỏ, tôi cười:
-Con của bố Th. phải không?
Dung không gật, không lắc, chỉ nhìn. Sao mà mắt em sâu hơn tất cả các cặp mắt mà tôi đã gặp. Mắt em chứa cả triệu câu nói, câu hờn, câu trách, câu buồn thảm, thương đau. Nhìn cảnh nhà em, tôi đoán cũng không khá. Vợ y tá, chồng đạp xích lô, có chi mà giầu nổi.
Trong câu chuyện, Dung chỉ trách tôi có mỗi một câu:
-Anh độc ác qúa! Em.. thù anh!
Tôi cúi xuống, nói nhỏ:
-Tôi.. Anh.. xin lỗi Dung! Mình gặp nhau quá trễ.
Hai đứa nhìn nhau im lặng. Một giọt nước mắt chợt lăn ra từ khóe mắt em. Lòng tôi bồi hồi, xao xuyến, cũng như ngày xưa, chỉ muốn ôm em vào lòng. Nhưng tay tôi vẫn cứng khô. Tôi không thể làm gì hơn, ngoài một câu nói vô nghĩa:
-Dung, đừng khóc. Tôi.. Anh...
Biết là càng ngồi, nỗi buồn càng sâu, tôi đứng dậy, đi về. Dung không tiễn tôi, chỉ có đôi mắt lá dăm theo tôi đến mãi cuối đường.
Chu Tất Tiến
Ghi chú: Nhân vật nữ chính vẫn ở Sàigòn, nên không tiện nêu tên thật. Tên trại Tù cũng không thể kể, chỉ những ai biết K.30 thì rõ. Bác sĩ Đ. và nhạc sĩ N.V.Đ. vẫn còn ở Việt Nam. Các bác sĩ Khánh, Lộc, Đông, đã qua Mỹ, nhưng không biết ở đâu. Nha Sĩ Đào ở Thủ Đô Tị Nạn. Riêng Bác sĩ Nhân đã chết sau mấy lần vượt biên không thành và còn bị từ chối đi diện bảo lãnh. Vợ anh đã lấy chồng khác, không chịu bảo lãnh. Anh mất trước khi có diện H.O.
Ngày tôi gặp lại Dung ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, cô giật mình, lùi lại như nhìn thấy một bóng ma. Khuôn mặt cô tái hẳn đi, cặp môi xinh xinh cong lên, như định thốt lên một tiếng kêu. Chừng vài giây sau, cô định thần lại, nhìn tôi với cặp mắt sâu thẳm. Trên chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, và giữa luồng ánh sáng của những ngọn đèn trần, làn da trắng tinh của cô hình như trong hơn và mịn màng hơn.
Tôi cười nhẹ nhàng:
-Chào Dung! Dung vẫn khỏe chứ?
Dung không trả lời tôi. Cô vẫn nhìn chăm chăm vào mắt tôi. Một lúc sau, lâu lắm, cô mới thốt lên lời. Giọng cô vẫn nhỏ nhẹ như xưa:
-Anh mới được về hả?
Tôi gật đầu và mỉm cười. Nhìn dáng Dung trong chiếc áo choàng trắng tinh ấy, tôi lại bồi hồi nhớ lại những ngày xưa, không, không xưa lắm, mới có hơn ba năm thôi, Hương cũng mặc chiếc áo trắng ấy, màhồn tôi rộn rã, bừng bừng, như muốn bốc cháy.
***
Năm ấy, tôi vừa được chuyển trại về K.30 (*). Thật ra, trước khi đổi sang K.30, tôi ở Đội 3, nhà 12, K.4. chỉ cách nhà cũ của tôi một lớp hàng rào mỏng. K.30, là trạm Y Tế của cải tạo, nơi điều trị các người tù bị bệnh nặng, trong đó có Nhạc sĩ N.V.Đ và Bác sĩ T.T.A, tác giả loạt bài nổi tiếng trước 1975 "Lương Tâm của Người Thầy Thuốc". Nhạc sĩ N.V.Đ thì đã bị sưng tất cả các khớp xương tay và chân, không đi đứng được. Mỗi khi ông muốn đi từ nơi này sang nơi khác, phải nhờ and em cõng. Bác sĩ T.T.A. bị bệnh "đi cầu không người lái", nghĩa là khi nào ông chuyển bụng, thì tất cả chất thải cứ tự nhiên toát ra ngoài vì hậu môn ông không còn khả năng khép kín. Ông phải dùng một nùi giẻ bện lại, và đóng nút như đóng nút chai, nhưng vẫn không thể kềm được khi ông quá mắc. Chỗ nằm của ông hôi thối kinh khủng, ông không thể múc nước tắm một mình và cũng vì đã lớn tuổi, lại yếu, nên không làm vệ sinh chung quanh giường của mình. Thỉnh thoảng, bác sĩ Khánh và tôi phải dựng ông đứng dậy, múc nước tắm cho ông và dội giường ông cho trôi phân đi. Ngoài hai nhân vật đặc biệt này là các bệnh nhân kinh niên mãn tính. Tôi nhớ có một anh mới phát giác bị phong cùi qua những mảng đen đặc trên mông, vài anh ho lao, một anh bị bệnh vẩy-nến rất nặng. Khi anh vẩy-nến tắm, anh trần truồng ngồi cạnh cái giếng, múc nước dội một mình, vì lúc anh bước chầm chậm ra giếng, là anh em bỏ vô nhà hết, không ai dám tắm chung với anh, một khối thịt đỏ ửng từ đầu xuống chân, nứt nẻ ngang dọc, ở những khe nứt đó, nước vàng chẩy ra nhễ nhãi.
Khu K.30 có 4 dẫy nhà, hình chữ W, không kể nhà bếp. Ba dẫy hình chữ U dành cho bệnh nhân. Dẫy giữa chia làm hai. Một đầu là tủ thuốc chứa đầy Xuyên Tâm Liên, phòng khám bệnh, và nơi giao ban của các y, bác sĩ quân y cũ chịu trách nhiệm chăm sóc các bệnh nhân với một Đại Úy Y Sĩ Công An của trại tù. Hai phần ba của dẫy này là chỗ ngủ của các y, bác sĩ và ba người chúng tôi, làm các việc linh tinh, như chẻ củi, gánh nước, phụ bếp, và giúp các bệnh nhân tất cả mọi việc mà y, bác sĩ không làm. Lúc tôi tới trại, đã có khoảng hơn 10 bác sĩ, một nha sĩ, một phụ tá nha sĩ. Trong số các bác sĩ điều trị, có Bác sĩ Đ., Y sĩ trưởng Sư đoàn 18, và một vị bác sĩ nguyên là Y Sĩ của Cố Tổng Thống Diệm, sau này thành Thượng Nghị Sĩ. Mỗi buổi sáng, tất cả các y, bác sĩ, nhân viên của K. 30 phải ngồi trên đầu giường của mình và "giao ban" với tay Công An Y Sĩ Trưởng của trại tù, một chức vụ rất lớn, chỉ thua Quản Đốc trại tù, mà có phần hơn, vì anh này chịu trách nhiệm về sức khỏe củatoàn thể năm K. tù và tất cả các công an coi trại. Anh ta ngồi vào chiếc bàn độc nhất trong phòng, nghe các y sĩ điều trị báo cáo tình hình bệnh nhân và cứu xét đề nghị xin chuyển bệnh nhân ra Bệnh Viện ngoài nếu cần cấp cứu. Tuy chức nghiệp chỉ là y sĩ, có trình độ như y tá và đôi khi còn thấp hơn y tá của chế độ cũ, nhưng anh này có toàn quyền quyết định trên vấn đề y khoa của các bác sĩ, cũng như có quyền ký giấy cho tù nhân được ra trại dựa trên tình trạng sức khỏe. Tôi nhớ có một bệnh nhân, xuất huyết nội, được các bác sĩ đề nghị cho ra ngoài cấp cứu gấp, nhưng tay y sĩ ỷ mình tốt nghiệp Liên Xô, cứ cho là bệnh trĩ, không cần đi đâu, chỉ cho uống thuốc giảm đau, nên bệnh nhân đã chết sau hai ngày quằn quại. Buổi giao ban kế tiếp, anh y sĩ này chỉ nói có một câu đơn giản:
-Thôi, kỳ này ta mắc khuyết điểm. Kỳ sau khắc phục!
Thế là một mạng người ra đi, một sĩ quan chết trong tức tưởi chỉ vì sự phán quyết ấu trĩ của một tay y tá. Chúng tôi ngồi canh xác anh bạn suốt đêm, không cho chuột đến cắn chân, mà nước mắt chẩy lưng tròng, uất hận tòan thể cái lũ y sĩ ngu xuẩn kia, cho dù chúng không trực tiếp cầm súng bắn anh em, nhưng cái chết đó cũng là một điều đáng căm thù. Cho đến một ngày, đời tôi có những đổi thay kịch liệt.
Một buổi sáng chờ đợi giao ban mãi không thấy bóng áo vàng của tay Đại Úy cao cao kia, anh em ngồi chờ, bàn tán mông lung. "Có lẽ hắn bị thượng mã phong, chết mẹ nó đêm qua rồi!", bác sĩ Đ. nói đùa. Tất cả hùa theo, cười ầm ĩ.
Khoảng nửa tiếng sau, bất ngờ nghe bên ngoài có tiếng xôn xao của các anh em trong hai trại kia. Nhóm chúng tôi đứng hẳn dậy, nhìn ra phía cổng vào và bất ngờ nhận thấy người đang tiến tới chỗ giao ban là hai cô công an áo vàng. Một cô cao, một cô thấp. Cô cao trông lạnh lùng, nghiêm khắc trong khi cô thấp đeo kính trắng có vẻ hiền hơn.
Đang nhớn nhác nhìn ra, chúng tôi không kịp đứng nghiêm lại khi cô cao tới trước bậc thềm, và bước vào trong một cách nhanh nhẹn. Nhìn thấy dáng bộ chúng tôi lu bu, cô cao cảnh cáo liền bằng một giọng Nam Kỳ đặc:
-Các anh đứng trật tự lại. Anh nào báo cáo thì báo cáo đi!
Nghe giọng oai nghiêm của cô, anh Đông là trưởng nhóm y sĩ, vội đứng nghiêm và lập bập báo cáo:
-Thưa cô...
Vừa nghe xong hai tiếng "thưa cô", cô cao chỉnh liền:
-Anh nói cái gì? Ai cho anh gọi tôi bằng "cô"? Từ nay, các anh phải "thưa Cán bộ". Nghe rõ chưa? Tôi là Đại Úy Dung, y sĩ trưởng của trại cải tạo này. Tôi thay thế Đại Úy X. đi công tác xa.
Và, chỉ tay về phía cô thấp, cô Đại Úy giới thiệu:
-Còn đây là Y Sĩ Phụng, phụ tá của tôi.
Anh Đông, người Nam, vốn tính hiền hòa, nên khi bị "chỉnh" thì hơi run:
-Dạ, thưa Cán Bộ, vâng!
Người y sĩ công an kia nhìn thẳng vào anh Đông, kiêu kỳ:
-Anh tên gì?
Anh Đông lúng túng thấy rõ:
-Thưa Cán bộ, tôi là Trương Đông, trưởng nhóm chuyên khoa ở đây.
Cô cán bộ nhìn lướt qua từng người trong nhóm với cặp mắt vẫn lạnh lùng:
-Còn các anh kia, từng người báo cáo đi!
Lần lượt, các y sĩ và ba tên phục vụ chúng tôi báo cáo tên họ. Nghe qua hết một lần, cô y sĩ cho tất cả ngồi xuống và bắt đầu nghe báo cáo tình hình từng bệnh nhân, trong khi cô Phụng vẫn đứng gần bên, nhìn chúng tôi một cách lạnh lùng.
Nghe xong phần báo cáo, hai cô ra lệnh cho tất cả các y sĩ hướng dẫn đến từng giường bệnh nhân, hỏi qua tình trạng sức khỏe từng người và ghi ghi chép chép trong sổ tay của các cô. Thái độ của các cô vẫn hoàn toàn băng giá nhưng đã đột nhiên thay đổi khi tới giường của anh N.V.Đ. Nhìn thấy anh ngồi trên giường với hai đầu gối co rút lại, những khớp ngón tay đã sưng to, và cả thân thể gầy ốm, trơ xương, nhưng ánh mắt vẫn hiên ngang, nhìn thẳng vào cô cán bộ công an với một vẻ thách thức, cô Dung bất ngờ chớp mắt lia lịa. Cô hỏi anh, với giọng xúc động:
-Phải anh là tác giả của các bài ...
Người nhạc sĩ tài hoa hơi mím môi, trả lời:
-Phải!
Cả cô Dung và cô Phụng đều mất đi vẻ lạnh lùng. Hai cô liếc nhìn nhau một thoáng rồi cùng quay lại nhìn người nhạc sĩ. Chừng một phút sau, cô Dung nhìn toán người đi theo sau, nói nhỏ:
-Thôi, đi!
Rồi không cần kiểm tra tiếp nữa, cô bảo nhóm y sĩ tiếp tục làm việc, còn hai cô ra về. Trên đường đi ra cổng, bóng hai cô chập sát vào nhau, thì thầm.
Bọn chúng tôi ở lại, ồn ào, tán phét. Chúng tôi cùng cho rằng hai cô người Sàigòn, từng nghe nhạc của nhạc sĩ N.V.Đ. nên dù cho là công an, nhưng vẫn chưa quên hết những mộng mơ của những cô gái áo trắng ngày ấy. Tôi quay lại với anh Đ., cười cười:
-Anh Đ. ơi! Thế là anh sẽ về sớm hơn anh em đấy! Anh cứ tin em đi!
Anh Đ. chỉ hơi nhếch môi, thái độ thận trọng cố hữu của anh:
-Không biết đâu, em ạ!
Tôi vẫn cười:
-Em biết chắc mà! "Cán bộ" mới nhìn thấy anh là rung rồi! Nhất định sẽ ký giấy cho anh về sớm!
Anh Đ. vẫn lắc đầu, không có vẻ lạc quan một chút nào:
-Anh cũng biết mà! Cấp bậc của anh to quá, khó lắm! Dầu cho người ta có nể mình, nhưng còn cấp trên. Đâu dễ, em!
(Điều anh nhận xét "đâu dễ" rất đúng. Cho dù có sự can thiệp của cô Dung để đưa anh ra bệnh viện ngoài đến ba lần, trở đi trở lại mãi đến vài năm sau, anh mới được tha về.)
Còn nhóm chúng tôi, lúc đầu thấy nữ cán bộ đến quản lý, thì cũng là lạ, nhưng vẫn cứ đề phòng từ lời nói đến cử chỉ, không để cho ai có dịp "đì" mình, nhất là phái nữ. Mỗi ngày, hai cô đều đến một lượt, nghe báo cáo, rồi đi qua từng giường bệnh, xem biểu đồ tiến triển của bệnh nhân, mà quyết định cho ra ngoài điều trị. Khoảng một tháng sau, không thấy cô Phụng đến nữa, chỉ còn mình cô Dung. Thái độ của cô dần dần cởi mở hơn, không còn hằn học như ngày đầu nữa. Giọng nói của cô cũng dễ nghe. Anh em cũng vui vẻ hơn khi thấy cô không khó khăn như tay Đại Úy trước, hễ thấy ai trở bệnh nặng là cho xe díp tới chở ra bệnh viện bên ngoài ngay. Dĩ nhiên, anh N.V.Đ được ưu tiên ra ngoài ngay. Mỗi lần như vậy, cô ngồi bên cạnh tài xế, dĩ nhiên là một công an. Bệnh nhân nằm cáng, được đặt song song với chiều dài của xe, anh y sĩ trực tiếp coi bệnh nhân thì cầm hồ sơ, đi theo, ngồi bên cạnh một tay công an khác. Những lần ra ngoài như vậy, người sung sướng nhất là vị y sĩ trực tiếp coi bệnh, đứng chờ sẵn, khi nghe thấy cô ra lệnh:
-Anh Nhân, lên xe đi với tôi!
Hoặc anh Phượng, anh Khánh, anh Lộc, tùy theo bệnh nhân nằm nhà nào thì vị y sĩ trực nhà đó được đi. Đã nhiều năm quanh quẩn trong tù, chỉ nhìn thấy công an hay bộ đội, nay được ra ngoài, hít thở chút không khí tự do, được nhìn thấy "người ta", thì anh nào cũng thích. Lũ chúng tôi thèm quá chừng, nhưng chỉ biết đứng nhìn bạn mình lên xe.
Ngay cả anh Đào, nha sĩ, cũng ngẩn ngơ. Rồi chiếc xe chầm chậm lăn bánh qua khỏi những hàng rào kẽm gai chi chít...
Từ những ngày ấy, liên hệ của các anh y sĩ với cô Dung có phần nhẹ nhàng hơn. Cô không cau có, không ra lệnh như ngày đầu, mà chỉ trao đổi trong phần chuyên môn. Những gì cô không hiểu, cô hỏi với sự kính nể, không như anh chàng Đại Úy trước. Còn tôi, chả cần lưu tâm đến cô, vì với phận sự một anh hộ lý, một chàng bổ củi, gánh nước, tôi chẳng có lý do gì lại gần cô. Cứ sau giờ giao ban, tôi đi một mạch ra giếng, gánh đầy nước vào các thùng đựng nước để nấu cơm, rồi làm mọi công việc linh tinh khác. Tôi cứ ngỡ đời tôi rồi tàn tàn như thế cho đến mãn kiếp vì không hy vọng có ngày về cho đến một hôm...
Sau khi làm đủ công việc hàng ngày xong, tôi lôi cây đàn ghita ra ngồi bậc cửa, dạo vài cung nhạc và tự dưng trong lòng buồn bã, nhớ về người vợ hiền đang cực nhọc nơi nào, tôi hát luôn một bài Trịnh Công Sơn. "Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi..." Hát tới câu này, hồn tôi chùng xuống, tôi lặp đi lặp lại hai ba lần. Nước mắt tôi lãng đãng rơi xuống. Vài giọt rớt trên phím đàn. Nhìn thấy giọt nước làm nhòe thân đàn, tôi lấy ngón tay cố chùi cho khô, rồi đột nhiên linh cảm thấy có ai đang nhìn mình, tôi vội ngước lên và thấy Dung đang đứng đó tự hồi nào. Chắc Dung đã nhìn tôi vừa hát vừa khóc. Cô sững người giây lát và chừng như thấy mình sai lầm, Dung vội quầy quả bước đi. Tôi cũng bối rối, một phần vì sự ướt lệ của mình, một phần vì tôi đang ở trần, chỉ mặc mỗi cái quần xà loỏn để làm việc.
Ngày hôm sau, khi giao ban, tôi ngồi tránh xa chỗ cô, và không liếc cô một lần. Hình như cô cũng gượng gạo hơn mọi ngày, nên chỉ nói qua loa rồi dọt mất. Thời gian trôi qua, sự việc hôm đó cũng nguôi ngoai. Rồi Tết đến. Theo chỉ thị của cô, anh em phải trang hoàng lại chỗ làm việc cho ra vẻ Tết. Biết tôi có khiếu trang trí, mấy anh y sĩ năn nỉ tôi làm sao cho đẹp. Nổi hứng, tôi đi xin một cái vỏ dừa khô, cưa làm hai, rồi tẩn mẩn dùng dao làm bằng kẽm gai, khắc nổi bên ngoài vỏ dừa hình một Ngư Nhân bơi trong một hồ sen. Tôi lấy một cái nắp sắt, cắm mấy cái đầu đinh ngược lên, rồi đốt bao nylông cho nhỏ xuống đầy cái nắp thành một ổ cắm hoa, bỏ trong vỏ dừa. Sau đó, ra ngoài kiếm mấy bông hoa rau muống, hoa dừa, và lá rau dền, tôi cắm một bình hoa tròn trịa, để trên bàn của cô. Còn trên tường, tôi kiếm giấy nâu đen, cuốn lại thành một cành hoa mai, dán lên tường, sau đó dán thêm vài cánh mai vàng giả, và viết vài chữ thảo "chúc mừng năm mới" bên cạnh. Thế là phòng họp tự nhiên biến thành... Tết! Được anh em khen ngợi, lòng tôi cũng vui vui, nhưng không rộn ràng bằng khi cô đến. Nhìn thấy bình cắm hoa đơn sơ nhưng rất lạ, cô cầm lên, hơi thất sắc, hỏi:
-Anh nào làm thế?
Anh Đông chỉ tay vào tôi ngồi ở cuối hàng. Cô nhìn tôi một lúc lâu, rồi nhìn lên tường, và quay xuống tôi, nói vỏn vẹn hai chữ:
-Đẹp lắm!
Sau đó, cô ngồi ngắm nghía bình hoa mãi đến quên cả tinh thần buổi họp. Anh Đông phải nhắc "Thưa Cán bộ..", cô mới giật mình, trở lại trao đổi với các anh y sĩ. Trước khi đứng dậy, đi về, cô còn liếc tôi một lần rồi mới xoay chân.
Dung vừa ra khỏi cổng, anh Nhân cười hí hí:
-Thế là T. chết rồi nhé! Cô để ý rồi, là chỉ có mất mạng thôi!
Cả nhóm cười ồn ào. Tôi chỉ biết nhún vai, cười theo. Trong lòng tự nhiên xôn xao giây phút. Hình ảnh nguời con gái Nam Kỳ, (lúc ấy tự nhiên tôi quên mất cô là Đại Úy Công An), có cặp mắt lá răm, làm tôi vương vấn. Nhưng chỉ trong một vài phút, chợt nhớ đến vợ hiền, con thơ, tôi lắc đầu, xua đuổi mấy tư tưởng hắc ám đi và tiếp tục công việc của mình, như không có gì xẩy ra. Nhưng thực tế, có chuyện xẩy ra. Ngày kế tiếp, sau buổi họp, cô gọi nhỏ anh Đông lại, nói chi đó, rồi đưa cho anh ta một gói quà. Cô vừa bước ra, anh Đông nói ầm lên:
-Lại đây! Lại đây! Xem cô tặng quà cho anh T. này!
Tất cả xô lại. Trong tay anh Đông là một cuốn vở mới tinh, mấy cây bút chì mầu, và bút Bic. Anh Đông giơ cao món quà và nói:
-Những cái này là cô tặng cho anh T. Không ai được đụng tới.
Anh nói đùa:
-Ai đụng tới quà của anh T. là vô con-nếch ngồi ngay!
Mọi người cười ầm ĩ. Anh Nhân lại nhắc lại:
-Chết T. rồi! Chết T. rồi! Ông liệu hồn đấy!
Trong nhóm các y sĩ ở bệnh xá, Nhân và tôi là thân nhau nhất. Hai thằng ăn cơm chung với nhau, chiều chiều sau khi ăn cơm, hai thằng hay thả bộ vòng quanh trại, tâm sự vụn. Tụi tôi hợp nhau không chỉ vì tính nết mà còn vì tình đồng môn nữa. Nhân học trên tôi một lớp, và cũng ở nội trú Đắc Lộ trước khi vào Y khoa. Tối hôm ấy, như thường lệ, hai thằng vừa đi vòng vòng vừa nói chuyện. Nhân nửa đùa nửa thật, hỏi tôi:
-Lỡ ra, em mê ông, cho ông về sớm, bắt ông lấy, thì ông tính sao?
Tôi cười hinh hích, đùa lại:
-Thì lượm luôn, chứ sao?
Nhân hỏi tới:
-Còn vợ con thì sao?
Tôi khựng lại, hết đùa:
-Nói vậy chứ không phải vậy! Làm sao lấy vợ Công An Cộng Sản? Giỡn mặt với tử thần à?
Hai thằng cười phá lên. Tưởng đùa cho vui. Làm gì có chuyện ái tình với người Cộng Sản!
Mà, nếu tôi đừng đùa thêm nữa, thì chắc câu chuyện cũng không tiến xa hơn. Nhìn cuốn tập Dung tặng và mớ bút chì mầu, tôi không biết xử dụng vào chuyện gì cả. Tự nhiên, Nhân nẩy ra ý nghĩ táo bạo, bảo tôi:
-Ê, sao ông không vẽ cho cô một vài bức tranh, cho cô chết luôn!
Tôi gật gật:
-Có lý! Có lý!
Hôm sau, khi ngồi bên dưới nghe Dung trao đổi với các bạn, tôi ngồi ngắm Dung và vẽ lia lịa, nhưng có thay đổi. Tóc cô Công An thì ngắn, tôi cho bay lượn lung tung. Áo Dung là bộ quân phục mầu vàng dợn, tôi biến thành áo dài, cho em đi hết lên đồi, lại xuống bờ hồ, rồi thông, rồi hoa, Dung trong cuốn vở của tôi là một thiếu nữ Sàigòn, một mẫu người của thời đại 75 mà các họa sĩ khác hay vẽ trên các tập nhạc, các cuốn báo tuổi thơ. Tôi vẽ được khoảng 20 tờ, thì lẳng lặng để trên bàn của Dung, trước giờ giao ban. Khi em bước vào, thấy cuốn tập đã cho tôi lúc trước thì ngạc nhiên, không mỉm cười chào ai như lệ thường mà mở luôn ra xem. Càng xem, cặp mắt Dung càng mở lớn. Một nụ cười Mona Lisa nở trên môi. Dung coi tới coi lui mấy lần, rồi mới đặt xuống, hỏi cho có lệ:
-Anh Đông, ai vẽ vậy?
Anh Đông lấy tay chỉ về phía sau:
-Thưa cô, anh T. đó ạ!
(Buổi đầu tiên, Dung bắt mọi người phải gọi cô bằng hai chữ "Cán Bộ", nhưng dần dần, quen thuộc rồi, cô cũng chẳng bắt bẻ, khi có người quên mà gọi bằng chữ "cô". Từ đó, anh em quen luôn, cứ gọi bằng "cô".)
Dung mỉm cười, nhìn xuống chỗ tôi, nói nhỏ vừa đủ nghe:
-Cám ơn anh.
Khi Dung về rồi, cả nhóm xúm lại bàn tán râm ran, vui cười thỏa thích, nhưng không ai đoán được chuyện gì sẽ xẩy ra.
Chuyện xẩy ra lại ngoài ý tưởng tượng của mọi người.
Vài ngày sau, Bác sĩ T.T.A. trở bệnh nặng, Dung quyết định cứu ông bằng cách cho ông ra bệnh viện ngoài. Đợi cho tôi đặt ông vào cáng xong, Nhân lẳng lặng bước tới, tay ôm xấp hồ sơ bệnh lý, chờ cô nói một câu là leo lên xe, vì Bác sĩ T.T.A. là bệnh nhân do anh trông coi. Bất ngờ, cô nói với Nhân:
-Anh Nhân ở lại. Anh T. đi với tôi!
Nhân chưng hửng, lúng túng giao tập hồ sơ cho tôi, rồi lui lại. Tôi cũng ú ớ, nhưng nhìn vào mắt Dung, thấy đó là một quyết định không thể thay đổi, tôi vừa mừng vừa run, dợm bước lên phía sau cùng với tay công an trẻ, như mọi lần Nhân vẫn ngồi thế. Lại bất ngờ nữa, cô ra lệnh:
-Anh T. ngồi trên này với tôi!
Tôi hồi hộp chờ Dung ngồi vào ghế xong, mới dám ké né ngồi xuống bên cạnh chiếc ghế xe díp vừa đủ cho một bộ mông. Dung xích vô phía trong rồi lôi tôi ngồi sát vào cô và nói:
-Anh ngồi như thế, thì xe vừa chạy là đã té nhào!
Không còn cách nào hơn, tôi ngồi sát vào Dung. Hai cặp mông như dính với nhau trong lòng chiếc ghế. Xe mở máy chạy. Tôi nhìn liếc từ trước ra sau. Tay tài xế cùng với tay công an bảo vệ đều mở trừng mắt nhìn tôi, như muốn ăn tươi nuốt sống, nhưng chắc chúng sợ, không dám hó hé, vì Dung là người coi như có quyền thế nhất ở trại này. Ai dám nói hỗn khi biết rằng mình sẽ có ngày mắc bệnh...
Trong khi xe còn trong vòng trại, hàng trăm cặp mắt nhìn theo, ngạc nhiên thấy tôi ngồi như ôm lấy cô Đại Úy Y Sĩ trên chiếc díp... Mà hình như có ôm thật, vì chỗ chật quá, nếu tôi không ôm lấy cô, thì nhất định khi xe cua trái phải, tôi sẽ văng ra khỏi xe ngay.
Gió ơi là gió! Gió thiên nhiên! Gió Tự do! Lần đầu tiên trong mấy năm trời tù ngục, tôi được ôm sát một người thiếu nữ, không cần biết là công an hay người thường, chỉ cần biết là mùi hương từ thân thể em ngột ngạt mũi tôi, gió thổi tóc em mơn man mặt tôi, mỗi khi xe thắng gấp, môi tôi muốn đụng vào má em, gò má hồng hồng con gái... Thân thể hai đứa như áp lấy nhau. Tôi thì không dám mở miệng trong tình huống như vậy, còn Dung cũng không nói gì nhiều, em đang thưởng thức giây phút êm đềm đó. Chỉ một vài lời trao đổi ngắn ngủi, nhất là có tới bốn cặp mắt, bốn cái tai đang hướng về chúng tôi.
Chừng khoảng nửa giờ sau, đến cửa bệnh viện, tôi thở ra và cố ngồi dang ra một chút. Xe ngừng lại trước cửa cấp cứu. Một vài cô y tá bước ra, đón bệnh. Tôi xuống trước, bước ra phía sau để chuẩn bị bế Bác Sĩ A. sang giường bệnh. Bất ngờ, khi tôi vừa cúi xuống, thò tay vào dưới lưng và mông người bệnh để nhấc ông lên, cái nút bịt hậu môn của ông bật ra... Một dòng phân nóng phóng vào mắt mũi, đầu tóc tôi... Kinh hoàng! Trong một thoáng, tôi chới với, nhưng vì đã quen với dơ dáy của tù ngục, nên chỉ vài giây sau, tôi bình tĩnh bế ông lên và đặt ông vào chiếc giường của bệnh viện. Đắp chăn cho ông xong, tôi quay lại thấy mấy cô y tá đang đứng mở to mắt kinh hãi nhìn đầu tóc tôi dàn dụa phân, máu, và mủ. Phân đầy mắt, máu đầy tai, mủ nghẹt lỗ mũi. Tôi vẫn tỉnh bơ hỏi chỗ để rửa mặt. Hai ba cô ú ớ chỉ cho tôi cái vòi nước máy gần đó. Tôi tàn tàn bước đi trong ánh mắt thương cảm của Dung. Em đứng nhìn tôi ngơ ngẩn. Thái độ tự tin của tôi chắc làm tim em rung động thêm một nhịp.
Rửa ráy tay chân, đầu tóc, và quần áo xong, tôi ngồi ngoài trời, hong người cho khô và chờ em. Mãi không thấy em ra, tôi bước vào phòng khám bệnh, ngồi chờ. Vừa lúc đó, một phụ nữ trẻ tiến đến bàn bác sĩ chẩn bệnh, cởi nút áo ra và xin bác sĩ tìm cách gắn giùm núm vú vào, vì mới bị ông chồng ghen cắn gần đứt. Núm vú vẫn còn tòng teng chưa rơi xuống. Ông Bác sĩ lắc đầu, cười, và viết giấy cho người kém may này vào phòng trong, chờ khâu lại. Tôi đang nín cười thì em bước ra, thấy cảnh ấy, em cũng cười hích hích rồi ra dấu cho tôi rời đi. Đã tưởng là sẽ về trại ngay, nào hay tài xế nghe lệnh của em đưa tôi vào chợ chính của thị xã! Em bảo tôi bước xuống, đi với em vào trong lồng chợ. Hai tay công an thì ở lại, coi xe! Tôi run run đi cạnh em, bộ quần áo trây di "ngụy" của tôi sóng vai cùng với áo vàng và quân hàm Đại Úy làm hầu như cả chợ xôn xao. Nhưng em cũng tỉnh bơ, dắt tôi, vâng, em nắm tay tôi bước lại quầy bán đường, đậu và mua cho tôi mấy kí đường, mấy kí đậu. Vào thời gian đó, đậu, đường với người tù là vàng, là ngọc, còn da thịt đàn bà là chăn, là gối trên chốn thiên đình. Tôi như hoa mắt đi, không nói được lời nào, trong khi em kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Từ ngày em còn là nữ sinh Gia Long, rồi theo lời anh chị, bỏ vào bưng, đến khi em ra lại thành phố, làm công an, làm y sĩ. Em cứ kể, tôi cứ nghe, thỉnh thoảng chỉ chen vào một lời. "Vâng, thưa chị!"
Em nhăn mặt:
-Sao anh cứ gọi em bằng "chị"? Em không thích tiếng đó đâu!
Tôi ú ớ:
-Vâng, chị, à... cô..
Em nguýt tôi một cái muốn xiêu đình, đổ quán:
-Không được gọi bằng cô luôn!
Tôi nín lặng, không trả lời. Chừng như thấy bắt bí tôi như vậy đã đủ, em hát nho nhỏ cho tôi nghe về những bản nhạc vàng hồi ấy, em coi trên đời này không có ai, chỉ có em và tôi. Em nói về nhạc sĩ N.V.Đ và những bản nhạc mà em mê mẩn. Em bảo em đã làm mọi phương cách cho anh Đ. về sớm, nhưng vì lon lá của anh to quá, tới mức Đại Tá lận, nên trên còn chần chừ! Ngày cuối trước 30 tháng Tư, anh còn là Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng! Khó cho em lắm, nhưng em sẽ cố. Vì em cùng với lũ bạn em ở Gia Long là những người mê nhạc anh Đ. Em thuộc mấy bài tủ và thỉnh thoảng, bây giờ, vẫn lén hát một mình.
Trong khi em nói, thì người tôi như bay bay. Một phần vì từ lâu quá rồi, tôi không được thấy.. người ta, không thấy ông già, bà cả, không thấy thiếu nữ ngồi bán bánh bên chợ, không thấy trẻ em cầm mẹt bánh, kẹo chào mời, không thấy nhà cửa, không thấy gió Tự Do, nên người lâng lâng. Một phần nữa là với sức trai nửa chừng xuân, còn xung động dữ dội, nên khi đi sát cạnh một thiếu nữ tươi nở, giọng nói ngọt ngào, mơn man bên má, trí tưởng tôi cũng lượn bay mây gió. Tôi quên cả hình ảnh vợ, con, quên thân phận tù đầy, quên tất cả. Mãi cho đến khi em bảo nhỏ tôi "mình phải về!", tôi mới sực nhìn lại bộ quần áo tù của mình mà thở dài.
Trên đường về, cũng lại hai thân thể áp sát nhau, nhưng em hay quay sang tôi nhiều hơn làm bộ ngực em đụng chạm nhiều lần vào tay tôi. Hình như tình yêu làm em không còn biết e ngại hai cặp mắt cú vọ đàng sau của tay công an bảo vệ...
Lúc về trại, xuống xe, là đuôi mắt dõi theo nhau mãi. Bạn bè rú lên cười khi thấy tôi đi lãng đãng vào trại, hai chân như không chạm đất.
Anh Đ. chỉ tay vào tôi, nói rất to:
-Coi kìa! CTT đang ngất ngư con tầu đi!
Tôi cười mím chi, chẵng biết nói gì! Vì có gì đâu để nói!
Một tuần lễ qua đi, tôi dần dần quên Dung vì làm việc liên tu bất tận. Bất ngờ, một buổi trưa, tay công an trẻ, quản giáo của chúng tôi, bước vào, gọi tôi, nói một câu ngắn gọn:
-Anh T. lên gặp chị Dung có việc!
Tôi ngớ ngẩn:
-Gặp ở đâu?
Tay công an nhún vai:
-Cứ đi ra ngoài cổng gác, báo cáo với anh trực là lên gặp Cán Bộ Dung, rồi đi thẳng mãi, tới ngã ba, quẹo phải, đi một hồi, thấy một căn nhà, chung quanh có vườn trồng chuối thì quẹo vào.
Tôi gật đầu và bước vào trong mặc quần áo. Tay quản giáo chờ tôi ở cổng, dặn thêm lần nữa:
-Nhớ hễ gặp rào cản thì cứ nói là gặp cán bộ Dung thì người ta cho đi!
Nói xong, hắn bỏ đi, không thèm nhìn lại. Anh Đ. kéo tay tôi lại, cười hí hí:
-Phen này, có bị mất trinh, thì nhớ tường trình sự việc, nghe chưa!
Tôi ráng cười không thành tiếng, mà lòng hồi hộp kinh khủng. Làm đúng như lời tay quản giáo dặn, tới đâu có rào cản, là tôi chỉ cần nói mấy chữ thần chú kia, là lập tức cổng mở ra ngay, không có một lời thắc mắc. Tên của em nghe vang lừng trong trại rồi. Thật tình, tôi không sợ bị kẹt, mà chỉ sợ chính mình! Đầu óc tôi làm việc mâu thuẫn như điên giữa hai tên Thiện và Ác. Tên Thiện cho biết là lên gặp em là chỉ để nói chuyện ái tình. Mà nói chuyện ái tình giữa một chàng trai ba mươi mấy với một em xấp xỉ ba mươi trong một môi trường khép kín, thì nhất định là phải tới mục đó. Như thế, thì tôi phản bội vợ tôi mất rồi. Không lẽ lại bỏ bê người đã mấy năm chịu đựng khốn khổ, thăm nuôi tôi? Không được! Nhưng, ngược lại, tên Ác bảo tôi rằng đây là cơ hội hiếm có để tôi có thể được tha về! Ở tù mút chỉ cà tha, tự do không có, chả biết lúc nào bị "bụp". Lấy vợ Đại Úy Y Sĩ Công An thì như mặc áo có Hộ tâm Kính bảo vệ rồi, chả đứa nào dám đụng chạm đến mình trong xã hội này! Nhào dô! Em lại đẹp, lại nõn nường, chả đòi hỏi điều kiện chi. Nhào dô! Hai tên Thiện và Ác cứ đánh nhau linh tinh làm tôi mệt nhoài.
Đến chỗ có một căn nhà ba gian, nằm giữa một hàng rào cây trái bao quanh, tôi gần như run bắn người. Phen này chắc chết quá! Thoát không nổi ái tình rồi! Tôi lập bập đi vào truớc cửa. Từ trong nhà, trông thấy tôi, Dung nhanh nhẹn bước ra ngay. Trời ơi là trời! Chân tôi như nhũn ra, tim tôi đập mạnh như trống làng, mắt tôi muốn hoa lên. Dung mặc áo choàng bệnh viện trắng xóa, đứng ngay bậc cửa. Ngay phía bên kia tường là một khung cửa sổ mở rộng. Ánh sáng ban trưa chiếu thẳng từ cánh cửa đó vào người Dung, xuyên qua hết, để cho tôi nhìn thấy Dung không mặc đồ lót. Nguyên vẹn thân thể của Dung hiện rõ từng nét, như một thân hình Venus đang hiện diện ngay trước mắt tôi, đẹp không thể tả. Tôi run rẩy, chân bước không tới. Dung cười cười:
-Vào đi, anh! Đừng để ai thấy anh đứng ngoài!
Lời mời mọc này còn làm tôi nổi gai ốc lên nữa. Tôi lập cập bước vào trong. Căn nhà đơn giản, chẳng có gì ngoài một chiếc giường đôi, trải chiếu hoa, một tấm chăn để ngay ngắn trên đầu, một cái bàn gỗ làm việc, với gương lược. Một cái tủ đựng đồ dựng cuối phòng. Một kệ đựng sách. Vài chiếc ghế đẩu. Thế thôi. Không có hình "Bác". Không có khẩu hiệu, cờ quạt gì cả. Dung chỉ chiếc ghế đẩu cạnh giường, mỉm cười:
-Anh ngồi đi!
Tôi lắp bắp:
-Chị.. chị.. Dung bảo tôi làm gì?
Vẫn nụ cười bí hiểm của Venus, Dung hỏi lại:
-Anh muốn làm gì?
Tôi đứng lên, đi lanh quanh, không biết làm gì, đành tới kệ sách:
-Dung.. đọc những sách này ư?
Dung tiến lại gần tôi, đứng ngay sau lưng. Bộ ngực Dung nhọn hoắt áp vào lưng tôi. Hơi thở em nóng bỏng. Dung không nói không rằng, chỉ với tay lấy một cuốn sách trước mắt tôi, làm cho ngực em áp mạnh vào người tôi hơn. Tự nhiên, tôi hốt hoảng, xoay lưng lại, đi vội ra phía sau. Nhìn thấy có một lu nước và một cái gáo, tôi múc vội một gáo, dội ào lên đầu. Cơn nóng trong người của một thanh niên cường tráng hừng hực như một núi lửa. Người tôi căng cứng. Tôi ngước mắt lên trời, cầu Chúa! Lạy Chúa! Cứu con với! Lạy Chúa! Cứu con với! Con sắp chết rồi! Con sắp phạm tội rồi! Con chịu hết nổi! Không còn vợ, không có con, chỉ có ái tình đang sôi sục trong con! Cứu con với! Ngài ơi!
Trong lúc tôi lầm bầm cầu nguyện, Dung đứng nhìn tôi, khúc khích cười. Em gọi tôi:
-Đừng đứng đấy, anh! Lên nhà! Tụi nó thấy..
Dù biết rằng nhà em ở một chỗ xa đường, và không có tên nào dám láng cháng lại gần nhà Cán bộ Dung, tôi vẫn run run bước lên rồi đi lanh quanh, né em. Dung cứ đi theo tôi như bóng với hình, như mèo vờn chuột. Tôi không dám nhìn em, nhìn thân thể em nõn nà, nóng bỏng. Tôi sợ tôi phản bội vợ con. sợ tôi đưa tay ra, kéo Dung lại, không phải kéo, mà là giật, là ném, là ghì lấy... Trời ơi! Chúa ơi!
Một lúc lâu sau, dùng hết sức tàn, tôi mới dám nhìn em, thều thào như người sắp chết:
-Dung... Dung... cho tôi về nhe! Anh em đang chờ!
Nói một câu vô ý nghĩa như vậy mà cũng làm Dung cười. Nhưng dường như muốn cho cá cắn câu sâu hơn, Dung thả cho tôi về.
Tôi lại lập cập đi lạc vào đúng trại công an. Hai ba tên nhào ra, hỏi cung, giữ tôi lại một lúc, rồi cũng cho đi.
Về tới cổng trại, báo cáo cảnh vệ xong, vào đến nơi là một băngba.n bè ập tới, sờ soạng, hỏi thăm ríu rít, rồi cười ầm ĩ. Tôi chỉ cười trừ và lăn lên giường. Muốn xỉu!
Một tuần sau, em lại cho người gọi tôi lên nữa. Lần này, tôi chuẩn bị sẵn. Vừa vào tới nơi là tôi ra luôn phía sau, cười cười:
-Để tôi kéo nước giếng cho Dung tắm..
Nói giỡn cho em vui, nhưng tôi kéo nước thục mạng, nhất định không lên nhà. Em đứng nhìn tôi, thở dài thườn thượt cho đến khi tôi đòi về.
Trò chơi mèo chuột này không thể kéo dài. Tôi quyết định dứt khoát. Lần sau, em cho người đưa giấy xuống, viết ngắn gọn: "Anh phải lên ngay. Có chuyện cần giải quyết."
Đọc xong thư, tôi thẫn thờ, nhưng nghiến răng trả lời tay công an đưa thư:
-Nhờ anh nói lại với Cán Bộ Dung, hôm nay có vài bệnh nhân cần săn sóc đặc biệt. Ngày khác, tôi xin lên làm việc.
Thế là tôi thắng. Dung thua. Em giận. Giận điên người. Một tên cải tạo có là quái gì mà dám chống lại cả một mời mọc ngon lành như vậy. Làm tàng! Phách! Lối! Em không thèm đến giao ban nữa. Mặc cho bệnh nhân chết rấp đi! Mấy anh y sĩ cuống lên, gửi hết thông điệp này đến thông điệp khác qua tay quản giáo, mời cô xuống gấp, không có anh em đang nguy hiểm. Mãi rồi Dung mới tàn tàn xuống, mà xuống không đúng giờ. Không may cho em, vừa bước vào trại bệnh, lại gặp ngay tôi đang đứng săn sóc. Em giật mình, mở lớn mắt nhìn tôi, rồi bước lùi ra sân, không chẩn bệnh nữa! Nhân, bác sĩ trực, hốt hoảng. Tôi cũng hoảng, chạy một mạch vòng ra đằng trước, chặn Dung lại:
-Dung!
Tôi gọi khẩn cấp. Em lờ đi, không nghe. Tôi gọi lần thứ hai:
-Dung! Cho ...anh nói!
Nghe tiếng "anh", Dung mới chịu đứng lại, nhưng không nhìn tôi. Không lẽ lại quay mặt em lại giữa chốn đông người, em trở mặt, kêu lính nhốt mình thì đời tàn, tôi cứ nhìn vào lưng Dung, nói một mạch:
-Dung, dù sao đi nữa, anh cũng cám ơn Dung. Nhưng có nhiều chuyện không thể nói được trong lúc này. Chỉ xin Dung từ bi, giúp cho anh bạn ra ngoài trị bệnh, không có thì anh ấy chết mất. Anh cám ơn Dung vô cùng.
Dung đứng cắn môi suy nghĩ một lúc rồi ra lệnh:
-Anh Nhân, đi với tôi, đưa người bệnh ra ngoài.
Rồi Dung đi thẳng, vẫn không nhìn tôi một lần.
Giây phút đó, là giây phút cuối cùng tôi còn gặp Dung. Em bẽ bàng, em giận tôi kinh hoàng. Em chỉ thỉnh thoảng đến, khi có lời cầu cứu, và khi đến, thì đứng ở cổng trại, không bước vào.
Tôi chỉ cười thầm. Cám ơn Chúa, cho con an toàn xa lộ. Những tưởng không còn thấy chữ Dung trong tôi nữa. Bất ngờ, vài tháng sau, khi đang đứng làm than, anh em gọi tôi rối rít:
-Ra đây! Ra đây! Trời đất ơi! Thế là hết rồi nhé!
Tôi chạy vội ra để nhìn thấy một chiếc Corolla trắng chạy tàn tàn trên con đường cạnh trại. Trên xe là Dung và người tài xế là Th., một thiếu tá, kỹ sư công binh, vừa mới được thả ra hai ngày trước một cách đột ngột! Bạn bè cười ầm:
-Cái tên kia! Sao dám ngồi vào chỗ của T. hả?
Anh Đ. vỗ vai tôi, hát ghẹo:
-Thôi là hết, em đi đường em... ha ha ha...
Tôi không nói chi, chỉ cười.
Hôm sau nữa, thấy Th. mang hòm xiểng đi vào trại, trình diện trạm gác xong, là lê đồ đi đâu đó, chắc là kiếm chỗ ở. Anh ta lấy được em, được thả về, và được làm công nhân viên ngay trong trại tù! Lòng tôi hơi đau, tiêng tiếc, nhưng rồi tự an ủi. Tái Ông thất mã, chưa chắc ai hên ai xui. Tôi biết Dung vì muốn trả thù tôi, đã khều tay Th. này, lấy cho bõ ghét!
Đúng như câu "Tái Ông được ngựa, chưa chắc đã là Hên". Một thời gian sau, không thấy dáng em, mà một cô khác đến tiếp quản. Th. cũng không thấy nữa. Đột nhiên, một chiều, đứng dựa hàng rào nói chõ qua bên kia là bên đi lao động ở Tống Lê Chân mới về, tôi được một anh bạn kể cho tôi nghe một chuyện không thể tưởng tượng được. Đang cuốc đất, bạn tôi thấy ngay anh Trung Tá Công An, Quản Lý Trại Giam của chúng tôi, cũng đang cuốc đất như tù ở bên kia hàng rào tù hình sự! Không tin nổi mắt mình, một số bạn chạy ra, hỏi thăm. Anh Trung Tá, trưởng trại tu, bây giờ cũng là Tù, cười cười:
-Có chi là lạ! Đời mà!
Sau đó, qua mấy gói thuốc ba số Năm đưa cho tay công an quản giáo, mới được biết là chỉ vì chịu chơi, nhận làm chứng cho đám cưới của Dung và Th., một tù cải tạo, mà anh Trung Tá này bị lột lon, đi tù chung với đám hình sự! Còn Dung, bị mất Đảng tịch, mất lon Đại Úy, mất chức vụ Y sĩ, bị tống về bệnh viện X., làm y tá thường! Tay Th., chấp nhận bỏ vợ hai con để lấy cô công an thất tình, cũng mất việc ngay, bây giờ chắc đang đạp xích lô ná thở!
Tôi buồn cho Dung, buồn cho một mối tình điên, nhưng cũng cảm phục em, đã chấp nhận chơi là chơi hết mình, không biết sợ!
Ngay sau khi được thả về, đầu năm 1981, tôi đi tìm em ở bệnh viện Chợ Rẫy. Hỏi thăm tên Dung, ai cũng biết. Lên lầu, tôi vào phòng trực, nhắn cho gặp cô Dung. Và đó, Dung hiện diện, trong tấm áo choàng trắng, run rẩy.
Tôi cười nhẹ, hỏi thăm Dung vài câu. Em chỉ trả lời vắn tắt, nhưng mắt em càng lúc càng sâu thăm thẳm. Tôi hỏi địa chỉ. Em cho ngay và nói nhỏ:
-Anh tới trước 7 giờ tối.
Buổi tối, tôi đến khu Nguyễn Tri Phương, tìm mãi mới thấy nhà em. Gõ cửa, em ra mở ngay, vẫn đôi mắt làm tôi xao xuyến. Tôi giơ tay bắt tay Dung, em nắm lấy, không muốn buông. Nếu không có hai đứa nhỏ líu tíu chạy ra, có lẽ bàn tay Dung còn nằm trong tay tôi mãi. Chỉ vào hai đứa nhỏ, tôi cười:
-Con của bố Th. phải không?
Dung không gật, không lắc, chỉ nhìn. Sao mà mắt em sâu hơn tất cả các cặp mắt mà tôi đã gặp. Mắt em chứa cả triệu câu nói, câu hờn, câu trách, câu buồn thảm, thương đau. Nhìn cảnh nhà em, tôi đoán cũng không khá. Vợ y tá, chồng đạp xích lô, có chi mà giầu nổi.
Trong câu chuyện, Dung chỉ trách tôi có mỗi một câu:
-Anh độc ác qúa! Em.. thù anh!
Tôi cúi xuống, nói nhỏ:
-Tôi.. Anh.. xin lỗi Dung! Mình gặp nhau quá trễ.
Hai đứa nhìn nhau im lặng. Một giọt nước mắt chợt lăn ra từ khóe mắt em. Lòng tôi bồi hồi, xao xuyến, cũng như ngày xưa, chỉ muốn ôm em vào lòng. Nhưng tay tôi vẫn cứng khô. Tôi không thể làm gì hơn, ngoài một câu nói vô nghĩa:
-Dung, đừng khóc. Tôi.. Anh...
Biết là càng ngồi, nỗi buồn càng sâu, tôi đứng dậy, đi về. Dung không tiễn tôi, chỉ có đôi mắt lá dăm theo tôi đến mãi cuối đường.
Chu Tất Tiến
Ghi chú: Nhân vật nữ chính vẫn ở Sàigòn, nên không tiện nêu tên thật. Tên trại Tù cũng không thể kể, chỉ những ai biết K.30 thì rõ. Bác sĩ Đ. và nhạc sĩ N.V.Đ. vẫn còn ở Việt Nam. Các bác sĩ Khánh, Lộc, Đông, đã qua Mỹ, nhưng không biết ở đâu. Nha Sĩ Đào ở Thủ Đô Tị Nạn. Riêng Bác sĩ Nhân đã chết sau mấy lần vượt biên không thành và còn bị từ chối đi diện bảo lãnh. Vợ anh đã lấy chồng khác, không chịu bảo lãnh. Anh mất trước khi có diện H.O.
Comment