Đọc để tham khảo nha các bạn. Nahoku
Tôi tặng cuốn sách này cho :
Những người con của nước Việt
đã cống hiến đời mình
cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi,
và những người cộng sản
đã chết bởi tay các đồng chí của họ.
Mẹ tôi,
người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi,
người cùng tôi chia sẻ vô vàn khốn khó
trong những năm tháng đen tối của đời tôi.
Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản.
Các thế hệ sau tôi,
hi vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,
dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.
Tự Bạch
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một vụ án lớn, cho đến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu đối với nhiều người.
Trong nhân dân, vụ án này có tên nôm na là vụ "xét lại chống Ðảng". Tên chính thức của nó ít ai được biết, kể cả các đảng viên cộng sản, là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"(1). Ðây là tấn bi kịch lớn nhất trong hàng ngũ những người cộng sản ở Việt Nam, từ nhà cách mạng lão thành suốt đời đấu tranh cho độc lập dân tộc cho tới đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ trong nền độc lập đã giành được(2).
Trong vụ án này Ðảng(3) cầm quyền bất chấp luật pháp do chính mình đặt ra đã xuống tay hạ ngục, giam cầm và lưu đầy nhiều năm không xét xử những người có tư tưởng bất đồng. Nằm trong phạm vi trấn áp của vụ án do Ban tổ chức Trung ương Ðảng khởi xướng còn phải kể rất nhiều cán bộ, đảng viên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với những người bị bắt. Ngoài ra, một số dân thường cũng bị Ðảng nhân tiện chụp cho cái mũ xét lại hiện đại để xử lý. Tất tật bị nhét chung vào một rọ, bị Ðảng trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau, với mức độ khác nhau.
Bị bắt năm 1967, những người tù không có án, còn gọi là tù "xử lý nội bộ", tới năm 1973 mới lần lượt được thả.
Chưa hết. Sau sáu năm giam cầm họ còn phải chịu đựng những năm lưu đầy biệt xứ và quản thúc tại gia.
Tưởng chừng vụ án đến đấy là kết thúc, nhưng không phải.
Người cuối cùng trong số tù nhân được Ðảng ban cho ân sủng "xử lý nội bộ" mãi tới tận tháng Chín năm 1976 mới được ra khỏi cổng nhà tù.
Người tù ấy là kẻ viết những dòng này.
Ðáng ngạc nhiên là sau nhiều năm im lặng đáng sợ, nói theo cách của nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, những ban lãnh đạo Ðảng kế tiếp nhau tính từ thời tổng bí thư Lê Duẩn trở đi, vẫn khăng khăng khẳng định đảng của họ đúng trong cách xử lý vụ án, rằng những kẻ vi phạm luật pháp (của Ðảng và chỉ của Ðảng mà thôi) xứng đáng chịu những án hình lẽ ra phải nặng hơn những án hình mà Ðảng nhân từ đã ban cho.
Trong chín năm tù tôi chỉ làm được một việc có ích, cho bản thân và cho những người mà tôi thương yêu, là giã từ được ảo ảnh về một chủ nghĩa cộng sản được tô vẽ như là thiên đường dưới thế.
Sự nhìn lại đời mình cũng như sự quan sát số phận của đồng bào trong những nhà tù tôi đi qua đã mang lại cho tôi cái nhìn tỉnh táo không riêng đối với những hành động phi nhân của những vua chúa mới, mà cả một thể chế xã hội trong đó con người dù muốn dù không đều đánh mất mình.
Cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay là một phần những quan sát của tôi, một phần những suy nghĩ của tôi, về cái xã hội khó hiểu mà số mệnh đã an bài cho tôi sống trong lòng nó.
Xã hội này là khó hiểu bởi vì, căn cứ những gì tôi biết, nó khởi sinh từ những ý muốn tốt đẹp, bắt đầu bởi những con người lương thiện. Cũng căn cứ những gì tôi biết, tôi dám đoan chắc rằng trước kia, khi mới nhập vào dòng chảy không bao giờ ngưng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, họ không hề ấp ủ những mưu đồ xấu xa.
Trong sự biến dạng của những người cộng sản, trong sự tha hóa của họ, cái gì là tác nhân - chủ thuyết mà họ theo đã nhào nặn con người họ thành ra như thế hay chính họ tự biến đổi để trở lại nguyên hình, cho đúng với bản thể do trời đất tạo ra, hay là cả hai cái đồng thời, tôi không rõ.
Cuốn sách này chỉ là một chút ánh sáng soi rọi vào một vụ án cụ thể nhưng mang tính đại diện cho một thời kỳ cai trị của Ðảng cộng sản, một mảnh gương con phản ánh một số mặt ít người biết đến của xã hội Việt Nam.
Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, mọi hồi ức đều mang tính chủ quan. Nhưng, cũng lại với tư cách hồi ức, nó vẫn là bằng chứng đáng được chú ý, cho dù chỉ là bằng chứng từ một phía. Tôi cố gắng, trong chừng mực có thể, đưa ra bằng chứng của tôi về vụ án nói trên bằng ngòi bút công bằng.
Trong cuốn sách này chỉ có sự thật. Hình thức văn học mà tác giả sử dụng trong cuốn sách chỉ vừa đủ cho bức tranh sự kiện không thành quá tẻ nhạt. Văn học đích thực không có chỗ nơi đây.
Vì mục đích cuốn sách giới hạn trong một vụ án, cho nên nó không thể là cuốn sách nói về chế độ lao tù ở Việt Nam. Ðể nói về nhà tù Việt Nam cần một cuốn sách khác. Mà đó là một đề tài đáng được chú ý, chí ít cũng là một sự quan tâm không thể thiếu đối với số phận đồng loại trong một nửa thế kỷ.
Quá khứ sẽ chẳng có ích cho ai bởi sự hồi tưởng đơn thuần. Quá khứ chỉ có ích khi con người lấy nó làm cái để mà suy ngẫm, rút ra từ trong lòng những sự kiện của nó bài học cho tương lai.
Cuốn sách này không phải là lời lên án một xã hội nay mai sẽ trôi vào quá khứ.
Tôi không dám đặt cho mình mục đích buộc tội. Chỉ vì lịch sử thường có sự lặp lại, cho nên tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Tôi cũng không thể đóng vai người buộc tội được bởi trong xã hội mà tôi sống tôi không đơn thuần là nạn nhân. Về mặt nào đó, trong chừng mực nào đó, tôi còn là thủ phạm.
Tôi viết vì tôi không thể không nói lên tiếng nói của mình. Tôi quan niệm kẻ không dám nói "không" trước tội ác là kẻ đồng lõa với tội ác.
Và sau hết, theo cách biểu đạt của nhà văn Nga Prishvine, tôi chỉ là "một cái lá trong hàng triệu cái lá của cây đời, và nói về một cái lá thì cũng là nói về những cái lá khác". Số phận tôi được nói đến trong cuốn sách này cũng là số phận của nhiều người cùng thế hệ.
Xin hãy coi cuốn sách này là lời sám hối trước đồng bào của cha tôi nay đã không còn. Nó được thực hiện theo lời trăn trối của Người.
Cuốn sách còn là một vòng hoa muộn, một nén hương thêm đặt lên mồ những nạn nhân xấu số của một thời kỳ đen tối, những con người bất hạnh đã không chờ được đến ngày cuộc đời lập lại lẽ công bằng cho họ.
(1) Mãi tới năm 1995 tôi mới được biết tên gọi chính thức của vụ án nhờ bức thư của ông Nguyễn Trung Thành, nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ Ðảng thời kỳ đó, đề ngày 3.2.1995, gửi Bộ Chính trị Ðảng cộng sản Việt Nam, trong đó ông Thành yêu cầu giải oan cho hơn 30 đồng chí bị bắt và bị xử lý. Tính riêng số người bị bắt không thôi đã vượt quá con số do ông Thành đưa ra. Có lẽ ông chỉ nói tới những người là đảng viên.
(2) "Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX" (trích thư của ô. Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ, trong thời gian xảy ra vụ án, gửi cho Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, đề ngày 18/7/1995, về vụ "nhóm xét lại chống Ðảng").
(3) Trong các tài liệu chính thức ở Việt Nam từ Ðảng viết hoa được dùng để chỉ Ðảng cộng sản Việt Nam, với ý nghĩa tôn sùng. Trong cuốn sách này nó cũng được viết hoa như vậy cho tiện, cho vắn tắt, chứ không hàm nghĩa đó.
Tôi tặng cuốn sách này cho :
Những người con của nước Việt
đã cống hiến đời mình
cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi,
và những người cộng sản
đã chết bởi tay các đồng chí của họ.
Mẹ tôi,
người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi,
người cùng tôi chia sẻ vô vàn khốn khó
trong những năm tháng đen tối của đời tôi.
Các bạn tù của tôi, cộng sản cũng như không cộng sản.
Các thế hệ sau tôi,
hi vọng họ sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,
dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.
Tự Bạch
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một vụ án lớn, cho đến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu đối với nhiều người.
Trong nhân dân, vụ án này có tên nôm na là vụ "xét lại chống Ðảng". Tên chính thức của nó ít ai được biết, kể cả các đảng viên cộng sản, là "Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài"(1). Ðây là tấn bi kịch lớn nhất trong hàng ngũ những người cộng sản ở Việt Nam, từ nhà cách mạng lão thành suốt đời đấu tranh cho độc lập dân tộc cho tới đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ trong nền độc lập đã giành được(2).
Trong vụ án này Ðảng(3) cầm quyền bất chấp luật pháp do chính mình đặt ra đã xuống tay hạ ngục, giam cầm và lưu đầy nhiều năm không xét xử những người có tư tưởng bất đồng. Nằm trong phạm vi trấn áp của vụ án do Ban tổ chức Trung ương Ðảng khởi xướng còn phải kể rất nhiều cán bộ, đảng viên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với những người bị bắt. Ngoài ra, một số dân thường cũng bị Ðảng nhân tiện chụp cho cái mũ xét lại hiện đại để xử lý. Tất tật bị nhét chung vào một rọ, bị Ðảng trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau, với mức độ khác nhau.
Bị bắt năm 1967, những người tù không có án, còn gọi là tù "xử lý nội bộ", tới năm 1973 mới lần lượt được thả.
Chưa hết. Sau sáu năm giam cầm họ còn phải chịu đựng những năm lưu đầy biệt xứ và quản thúc tại gia.
Tưởng chừng vụ án đến đấy là kết thúc, nhưng không phải.
Người cuối cùng trong số tù nhân được Ðảng ban cho ân sủng "xử lý nội bộ" mãi tới tận tháng Chín năm 1976 mới được ra khỏi cổng nhà tù.
Người tù ấy là kẻ viết những dòng này.
Ðáng ngạc nhiên là sau nhiều năm im lặng đáng sợ, nói theo cách của nguyên tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, những ban lãnh đạo Ðảng kế tiếp nhau tính từ thời tổng bí thư Lê Duẩn trở đi, vẫn khăng khăng khẳng định đảng của họ đúng trong cách xử lý vụ án, rằng những kẻ vi phạm luật pháp (của Ðảng và chỉ của Ðảng mà thôi) xứng đáng chịu những án hình lẽ ra phải nặng hơn những án hình mà Ðảng nhân từ đã ban cho.
Trong chín năm tù tôi chỉ làm được một việc có ích, cho bản thân và cho những người mà tôi thương yêu, là giã từ được ảo ảnh về một chủ nghĩa cộng sản được tô vẽ như là thiên đường dưới thế.
Sự nhìn lại đời mình cũng như sự quan sát số phận của đồng bào trong những nhà tù tôi đi qua đã mang lại cho tôi cái nhìn tỉnh táo không riêng đối với những hành động phi nhân của những vua chúa mới, mà cả một thể chế xã hội trong đó con người dù muốn dù không đều đánh mất mình.
Cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay là một phần những quan sát của tôi, một phần những suy nghĩ của tôi, về cái xã hội khó hiểu mà số mệnh đã an bài cho tôi sống trong lòng nó.
Xã hội này là khó hiểu bởi vì, căn cứ những gì tôi biết, nó khởi sinh từ những ý muốn tốt đẹp, bắt đầu bởi những con người lương thiện. Cũng căn cứ những gì tôi biết, tôi dám đoan chắc rằng trước kia, khi mới nhập vào dòng chảy không bao giờ ngưng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, họ không hề ấp ủ những mưu đồ xấu xa.
Trong sự biến dạng của những người cộng sản, trong sự tha hóa của họ, cái gì là tác nhân - chủ thuyết mà họ theo đã nhào nặn con người họ thành ra như thế hay chính họ tự biến đổi để trở lại nguyên hình, cho đúng với bản thể do trời đất tạo ra, hay là cả hai cái đồng thời, tôi không rõ.
Cuốn sách này chỉ là một chút ánh sáng soi rọi vào một vụ án cụ thể nhưng mang tính đại diện cho một thời kỳ cai trị của Ðảng cộng sản, một mảnh gương con phản ánh một số mặt ít người biết đến của xã hội Việt Nam.
Là cái nhìn từ phía người trong cuộc, mọi hồi ức đều mang tính chủ quan. Nhưng, cũng lại với tư cách hồi ức, nó vẫn là bằng chứng đáng được chú ý, cho dù chỉ là bằng chứng từ một phía. Tôi cố gắng, trong chừng mực có thể, đưa ra bằng chứng của tôi về vụ án nói trên bằng ngòi bút công bằng.
Trong cuốn sách này chỉ có sự thật. Hình thức văn học mà tác giả sử dụng trong cuốn sách chỉ vừa đủ cho bức tranh sự kiện không thành quá tẻ nhạt. Văn học đích thực không có chỗ nơi đây.
Vì mục đích cuốn sách giới hạn trong một vụ án, cho nên nó không thể là cuốn sách nói về chế độ lao tù ở Việt Nam. Ðể nói về nhà tù Việt Nam cần một cuốn sách khác. Mà đó là một đề tài đáng được chú ý, chí ít cũng là một sự quan tâm không thể thiếu đối với số phận đồng loại trong một nửa thế kỷ.
Quá khứ sẽ chẳng có ích cho ai bởi sự hồi tưởng đơn thuần. Quá khứ chỉ có ích khi con người lấy nó làm cái để mà suy ngẫm, rút ra từ trong lòng những sự kiện của nó bài học cho tương lai.
Cuốn sách này không phải là lời lên án một xã hội nay mai sẽ trôi vào quá khứ.
Tôi không dám đặt cho mình mục đích buộc tội. Chỉ vì lịch sử thường có sự lặp lại, cho nên tôi muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Tôi cũng không thể đóng vai người buộc tội được bởi trong xã hội mà tôi sống tôi không đơn thuần là nạn nhân. Về mặt nào đó, trong chừng mực nào đó, tôi còn là thủ phạm.
Tôi viết vì tôi không thể không nói lên tiếng nói của mình. Tôi quan niệm kẻ không dám nói "không" trước tội ác là kẻ đồng lõa với tội ác.
Và sau hết, theo cách biểu đạt của nhà văn Nga Prishvine, tôi chỉ là "một cái lá trong hàng triệu cái lá của cây đời, và nói về một cái lá thì cũng là nói về những cái lá khác". Số phận tôi được nói đến trong cuốn sách này cũng là số phận của nhiều người cùng thế hệ.
Xin hãy coi cuốn sách này là lời sám hối trước đồng bào của cha tôi nay đã không còn. Nó được thực hiện theo lời trăn trối của Người.
Cuốn sách còn là một vòng hoa muộn, một nén hương thêm đặt lên mồ những nạn nhân xấu số của một thời kỳ đen tối, những con người bất hạnh đã không chờ được đến ngày cuộc đời lập lại lẽ công bằng cho họ.
(1) Mãi tới năm 1995 tôi mới được biết tên gọi chính thức của vụ án nhờ bức thư của ông Nguyễn Trung Thành, nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ Ðảng thời kỳ đó, đề ngày 3.2.1995, gửi Bộ Chính trị Ðảng cộng sản Việt Nam, trong đó ông Thành yêu cầu giải oan cho hơn 30 đồng chí bị bắt và bị xử lý. Tính riêng số người bị bắt không thôi đã vượt quá con số do ông Thành đưa ra. Có lẽ ông chỉ nói tới những người là đảng viên.
(2) "Có thể nói, sau những sai lầm, oan trái rộng rãi trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức (1956), thì đây là vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Ðảng ta, xét về quy mô, tính chất. Và, có thể nói không ngoa, đây là vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam của thế kỷ XX" (trích thư của ô. Lê Hồng Hà, nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội vụ, trong thời gian xảy ra vụ án, gửi cho Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Việt Nam khóa VII, đề ngày 18/7/1995, về vụ "nhóm xét lại chống Ðảng").
(3) Trong các tài liệu chính thức ở Việt Nam từ Ðảng viết hoa được dùng để chỉ Ðảng cộng sản Việt Nam, với ý nghĩa tôn sùng. Trong cuốn sách này nó cũng được viết hoa như vậy cho tiện, cho vắn tắt, chứ không hàm nghĩa đó.
Comment