Vương Trùng Dương
Kịch tác gia Pháp Molière (1622-1673) qua hai vở kịch L'école des Maris và L'école des Femmes (Trường Học Làm Chồng - Trường Học Làm Vợ) để lại câu nói “Đàn bà là con vật khó hiểu”; trước đó, nhà văn Tây Ban Nha Cervantes (1547-1616) đã cho rằng “Giữa cái có và cái không của người đàn bà, không có chỗ đứng cho một cây kim gút” cho thấy đàn bà là hình ảnh kỳ bí, không thể nào hiểu được một cách đơn giản.
Thế nhưng, trên thế gian, không có hình ảnh nào thiêng liêng, cao quý, thể hiện tinh thần hy sinh lớn lao cả cuộc đời, có tấm lòng thương yêu quảng đại bằng hình ảnh người đàn bà trong tình mẫu tử. Trong kho tàng văn học của nhân loại, có muôn vàn tác phẩm đã đề cập đến hình ảnh trong sáng và cao đẹp đó tự nghìn xưa cho đến nay ở cõi đời ô trọc nầy.
Đơn cử vài hình ảnh tiêu biểu đã ảnh hưởng trên văn đàn thế giới như chân dung bà Pélagie Vlassova trong tác phẩm Matb (Bà Mẹ)ø của văn hào Nga M. Gorki (1868-1936). Trong tác phẩm Lucrèce Borgia (Tình Mẫu Tử) của văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885); ở đó, V. Hugo đã ngợi ca tình yêu thương của người mẹ, không ai có thể quên được“Oh! l'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie”. Vở kịch Matka (The Mother - Người Mẹ) của nhà văn Tiệp Karel Capek (1890-1938) cho thấy sự hy sinh cao cả, niềm đau thương cùng cực của người Mẹ trong đất nước chiến tranh. Khi người chồng dấn thân vào binh nghiệp đã hy sinh, người mẹ không muốn 5 đứa con bước vào con đường của cha nhưng đất nước chiến tranh, làm sao tránh khỏi, bốn người con trai của bà lần lượt vĩnh biệt mẹ trên rừng sâu và nơi chiến trường. Đất nước lâm nguy, người mẹ ngậm ngùi dứt tình mẫu tử bên nhau, khuyên con tham chiến và vĩnh biệt đứa con út duy nhất của mẹ.
Nhà văn Mỹ Pearl Buck (1890-1938) trải qua bốn thập niên sống ở Trung Hoa, bối cảnh trong giai đoạn tranh tối tranh sáng làõ môi trường để bà thành danh trong sự nghiệp văn chương. Năm 1932 bà được giải thưởng Pulitzer của Hoa Kỳ, năm 1934 tác phẩm The Mother (Người Mẹ) đề cập đến thân phận người đàn bà trong hoàn cảnh xã hội phong kiến với những sự ràng buộc phải cam chịu. Năm 1938 Pearl Buck được giải Nobel Văn Chương, tác phẩm của bà được chuyển dịch qua nhiều thứ tiếng. Trong đời sống, bà thể hiện tâm hồn của người mẹ theo tinh thần đông phương.
Hình ảnh người mẹ đau thương đó được diễn tả qua hình tượng và ngôn ngữ văn chương cũng là muôn nghìn hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến cuộc, trong khói lửa chiến tranh. Quên bản thân mình mà lo cho con cái, đem hạnh phúc của con cái để an ủi cuộc đời mình trong cơn giông bão... nói lên sự hy sinh vô bờ bến trong tình mẫu tử.
Vài tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam như Tôi Làm Mẹ của Lê Văn Chương (1906-1961), Lòng Mẹ của Trọng Lang (1906-1986), Mẹ Tôi của Nguyễn Khắc Mẫn, Đại Học Thư Xã ấn hành vào đầu thập niên 40... cùng nhiều ca khúc, bài thơ, tranh họa... ngợi ca hình bóng người mẹ như biểu tượng cao quý nhất trong lòng người được thể hiện qua bao thập kỷ.
Trong đời sống riêng tư của chúng ta, mỗi người đều cảm nhận thấy hình tượng mầu nhiệm kính yêu ấy đã ngự trị trái tim với bậc sinh thành trong gia đình, dòng tộc. Bên cạnh bao hình ảnh cao đẹp đó, cũng có nhiều hình ảnh tương phản, khi bắt gặp tự nhiên cảm thấy điều gì xót xa, đau nhói, có lúc đau lòng bởi nghiệp dĩ nên đã xúc phạm đến hình ảnh chung đã được tôn thờ.
Sở dĩ, có vài nét dông dài khi nói về “thế giới” kỳ bí, đầy giai thoại mà người xưa cho rằng “thiên cổ chi mê”, thiên hình vạn trạng. Bóng dáng đó được chiếu rọi qua nhiều lăng kính mà mỗi một hình ảnh là thế giới riêng biệt lúc tĩnh, lúc động, khi vô cùng mềm mỏng, khi cực kỳ sắt đá.
Bên cạnh hình ảnh thiết tha, dịu dàng, nhu mì, khả ái, đoan trang, mẫu mực, thanh tao, uyển chuyển... cùng những đức tính tuyệt vời của đấng nữ lưu nâng niu cho giọt máu được hình thành trong cõi đời của minh mà bao nhiêu danh họa, văn thi sĩ tài hoa đã đổ không biết bao nhiêu bút mực đã làm say đắm, ngất ngây tâm hồn người thưởng ngoạn từ xa xưa đến nay thì cũng có bao nhiêu hình ảnh trái ngược được đề cập qua văn chương, sách vở khi giai nhân nổi cơn thịnh nộ.
Vào đầu công nguyên, triết gia Sénèque, xây dựng lại nhân vật qua hình ảnh Phèdre làm đề tài lưu truyền cho bi kịch đầy đau thương. Phèdre thích trai tơ nên quyến rũ con riêng của chồng, bất thành Phèdre vu oan giá họa cho Hippolyte tội loạn luân.
Hippolyte phải chịu oan, kết liễu cuộc đời. Phèdre ăn năn, chọn cái chết để giải quyết sự thâm độc của mình. Hình ảnh Phèdre sau nầy được bàng bạc qua ngòi bút của Kim Dung cho thấy khi nàng thích mà chàng cứ lửng lơ con cá vàng thì tai họa vào thân.
Theo các sử gia ngày xưa, vị vua cuối cùng của nhà Thương ở Trung Hoa vào khoảng từ năm 1166 đến 1134 trước Công Nguyên là Thọ Tân hoàng đế: Trụ Vương. Vua Trụ là người thông minh, có sức mạnh phi thường nhưng tàn bạo và hoang dâm. Nhà Thương trị vì thiên hạ được 661 năm, đến đới Trụ Vương thì bị sụp đổ bởi Đắt Kỷ.
Vua Trụ có hoàng hậu họ Khương và hai quý phi họ Hoàng, họ Dương thuộc loại sắc nước hương trời, bên cạnh có hơn nghìn cung nữ trẻ đẹp nhưng vẫn chưa thỏa mãn, cho cận thần săn gái.
Nghe tin Tô Hộ, Thứ sử Ký Châu có đứa con gái thuộc loại tuyệt sắc giai nhân nên vua Trụ cho mời Tô Hộ vào cung Long Đức, báo tin muốn tuyển Đắt Kỷ vào cung. Tô Hộ tìm cách từ chối vì không muốn đứa con gái mình rơi vào tay hoàng đế dâm đãng. Vua Trụ nổi giận, đem Tô Hộ ra xử với trọng tôi khi quân, nhờ Vưu Hồn và Bí Trọng can gián nên thoát khỏi tội hình. Khi Tô Hộ về tới Ký Châu, vua Trụ sai Sùng Hiền đem quân tới trị tội và bắt giam người con trai là Tô Toàn Trung. Tô Hộ đau lòng vì có con gái nhan sắc đem dâng hiến cho kẻ hiếu sắc thì cảm thấy nhục nhã, cưỡng lại thì bị tai ách nên đêm khuya vào hậu cung toan tự tử. Ông vào nhìn con lần cuối cùng trước khi vĩnh biệt cõi trần. Đắt Kỷ biết được sự tình nên xin thân phụ cho nàng vào triều để gia đạo bình an và cũng là đạo làm con.
Nhìn thấy Đắt Kỷ, vua Trụ liền đưa Tô nương nương vào lầu Thọ Tiên để hưởng hoan lạc. Suốt hai tháng trời, vua Trụ đắm chìm trong tửu sắc ở cung Thọ Tiên. Thấy nguy cơ cho bậc đế vương, các quan đại thần tìm cách can gián như Đỗ Nguyên Tiễn, Mai Bá... đều bị hành hình.
Đắt Kỷ hiến kế cho vua Trụ đúc cột đồng gọi là Bào Lạc, cao ba chục thước rộng tám thước (thước ở Trung Hoa thời đó bằng 0,25 mét, gần 10 inches) có ba miệng lỗ để đốt than cho nóng, bắt phạm nhân chun vào trong cho cháy thiêu. Mục đích của Đắt Kỷ, cho trị tôi như vậy để kẻ khác khiếp sợ.
Để hưởng thụ, vua Trụ nghe lời Đắt Kỷ, cho xây Lộc Đài rộng ba dặm, cao hơn một nghìn thước; xây Khuyển Đài để nuôi muôn thú cho Đắt Kỷ săn bắn.
Khi Đắt Kỷ vào ở cung Thọ Tiên, hưởng lạc lâu ngày cùng nhà vua, hoàng hậu họ Khương và hai quý phi gọi Đắt Kỷ vào chầu, lên án Đắt Kỷ mê hoặc hoàng đế dễ bỏ việc triều chính và doa sẽ trị tội.
Đắt Kỷ nuôi nỗi căm hận nhưng chưa tạo được thời cơ nên tìm cách mua chuộc Đại phu Bí Trọng rồi bày mưu, lập kế để vu oan giá họa cho hoàng hậu họ Khương cho người làm chuyện phản nghịch để cướp ngôi. Khương hậu bị kết tội, Trụ Vương cho khoét mắt rồi dùng hai thanh sắt nung đỏ, áp vào tay để khai và nhận tội nhưng Khương hậu cam chịu cho đến chết. Quý phi họ Dương thấy nguy cơ nên tự vận để tránh cực hình.
Đắt Kỷ chính thức làm hoàng hậu, nói gì Trụ Vương cũng nghe nên lộng hành áp đảo quan lại trong triều. Để tất cả cung nữ cúc cung tận tụy, Đắt Kỷ cho xây hầm rắn độc, trong đợt đầu, bắt 72 cung nữ có lời đàm tiếu, lột áo quần, quăng xuống hầm rắn. Ngoài ra, Đắt Kỷ cón bày các thú tiêu khiển trên xác hoạn quan và cung nữ, bên cạnh những cực hình rất dã man.
Bao nhiêu đại thần can ngăn đều bị hành hình, ngay cả Tỷ Can, chú ruột của vua, bị mổ bụng xem gan to đến đâu như ý của Đắt Kỷ. Khi vua Trụ không đủ sức cung phụng cho Đắt Kỷ, nàng kiếm trai tơ, Bá Áp Khảo với ngón đàn tuyệt vời, đẹp trai nên nàng tìm cách gần gũi để hưởng lạc nhưng chàng ta khờ dại không đáp ứng nên bị kết tội có ý hại nàng. Đắt Kỷ cho hành hình bằng cách lột quần áo rồi cho người xẻo từng miếng thịt để trị tội.
Đắt Kỷ còn cho người kiếm thêm gái đẹp để vua Trụ thụ hưởng nên nhà vua khen nàng rộng lượng nhưng thừa lúc “ông ăn chả”û thì “bà ăn nem” với trai tơ cho thỏa thích và cũng trả hận xưa. Người dân oán hận gọi Đắt Kỷ là hồ ly tinh đã mê hoặc Trụ Vương, gây bao tang tóc cho sinh linh!
Khi Chu Vũ Vương chỉ huy quân sĩ xông vào hoàng thành; vua Trụ tự thiêu trên lầu Trích Tinh và Đắt Kỷ bị giết, kết thúc triều đại hùng mạnh nhà Thương.
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, vua Trụ nhân dịp xe giá đến viếng đền thần Nữ Oa, thấy chân dung nữ thần quá tuyệt trần nên sinh lòng tà dâm, lấy gươm khắc thơ muốn đem Nữ Oa về chung chăn gối. Nữ Oa thấy Trụ Vương ngạo mạn, dâm đãng, dám xúc phạm đến uy lực thần linh, tức giận trừng phạt vua Trụ, hủy diệt nhà Thương. Khi Trụ Vương cho tìm mỹ nhân Đắt Kỷ đưa vào cung, Nữ Oa sử dụng con hồ ly tinh 9 đuôi, sống qua một nghìn năm đến bắt hồn Đắt Kỷ và nhập vào xác để mê hoặc nhà vua. Từ đó, hồn phách vua Trụ bị Đắt Kỷ lung lạc, bao nhiêu thú vui và cực hình do Đắt Kỷ dựng lên để làm điên đảo chốn cung đình, hết thảm cảnh nầy đến thảm cảnh khác liên tục xảy ra, quan dân ai oán, chỉ còn trơ trọi bản thân hôn quân trong tâm hồn mê muội. Khi vua Trụ cảm nhận thấy cốt tinh của mỹ nhân là lúc ngọn lửa hủy hoại thân xác!.
Như đóa hoa đẹp đang tỏa hương sắc nhưng khi mong muốn mà không được đáp ứng liễn biến thành gai nhọn, đổi sang hận để triệt hạ cho bằng được, thật là hiểm độc. Đắt Kỷ khoái Bá Áp Đảo, tạo cơ hội học đàn để có dịp gần gũi và ân ái với nhau nhưng chàng sợ xúc phạm đến dung nhan hoàng hậu, không dám đáp ứng nên bị nàng nổi giận cho phanh thây.
Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, nhà văn Kim Dung xây dựng nhân vật Mã Phu Nhân cũng tương tự như vậy. Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên, bang phó Cái Bang nên thường gọi là Mã Phu Nhân. Nàng cũng là nhân tình của Đoàn Chánh Thuần, biết Đoàn lang có vợ là Thư Bạch Phụng và bốn nhân tình khác như Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Túc, Chung Phu Nhân, Vương Phu Nhân nên Mã Phu Nhân vừa yêu vừa hận, muốn xé gan lóc thịt tình quân. Mã Phu Nhân tự cho mình sắc nước hương trời, bất cứ đấng mày râu nào trong thấy dung nhan cũng ngẩn ngơ, thèm thuồng. Trong dịp tổ chức Bách Hoa hội ở Lạc Dương, Mã Phu Nhân như đóa hoa sáng chói giữa nghìn nam nhân, ai trông thấy cũng ngưỡng mộ nhan sắc, duy nhất trí có bang chủ Cái Bang là Kiều Phong, bỉnh bơ, không chú ý gì đến nàng. “Người không thém ngắm ta, thử hỏi ta tự phụ xinh đẹp cón có ý nghĩa gì kia chứ? Hơn một ngàn người vì ta mà thần hồn điên đảo, người như thế ta chịu sao nổi” (TLBB).
Thế là Mã Phu Nhân nuôi hận trong lòng, tìm cách cấu kết với hai trưởng lão Cái Bang là Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh, bày mưu ám hại bang chủ Kiều Phong cho thân bại danh liệt. Bao nhiêu tai họa đẫm máu do ả gây nên, trước hết là Mã Đại Nguyên, kế đến là các tay cao thủ trong võ lâm để trút lên đầu Kiều Phong rồi lật tẩy chàng gốc Khiết Đan, kẻ hận thù với dân tộc Hán. Kiều Phong thoát chết trong âm mưu của Mã Phu Nhân nhưng người tình của chàng là A Châu lại chết dưới chưởng phong của chàng để lại nỗi thương tâm dằn vặt trong lòng.
Nam Vương Đoàn Chính Thuần nổi tiếng là tay phong tình, vương phi Thư Bạch Phụng nổi máu “ghen” chuyện chàng “ăn chả” nàng bèn nổi giận, ra chốn sơn lâm gặp chàng ăn mày, thương tích dơ dáy “ăn nem” trao tấm thân ngà ngọc, mỹ miều để mang giọt máu: Đoàn Dự. Rồi đến Vương phu nhân, thân mẫu của Vương Ngọc Yến, thấy tình lang Đoàn Chính Thuần đâm bang cù thị, hết tù tì người nầy đến tù tị người khác, nàng nổi máu anh hùng, thành lập “đội thám kích” truy lùng những tay đại đạo hái hoa đem về đảo Cô Tô cho nếm mùi gian khổ. Ghen nhau cho đến khi hội tụ trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, trong hận thù và yêu thương, trong giây phút tử sinh, bốn nàng đều muốn nghe lời tỏ bày hình ảnh của mình còn có trong trái tim của Đoàn lang không? Và, ai cũng cũng có cả nên toại nguyện trút hơi thở cuối cùng, xác kề bên nhau!
Hình ảnh tiêu biểu cho nhân vật nữ lưu nổi máu đã lưu truyền trong lịch sử nhân loại như Võ Tắc Thiên vào cuối thế kỷ thứ VII ở Trung Hoa. Nhân vật nầy cũng được đề cập nhiều nhất qua nhiều ngoài bút của sử gia và văn nhân... Trong thời kỳ phong kiến, phận nữ lưu bị xem nhẹ thế mà từ cung phi dám nổi máu thay đổi triều đại để "thay trời làm vương". Phế bỏ triều đại nhà Đường từ thời Cao Tổ đến Duệ Tông (618-684); sau khi Dường Cao Tông mất, Vũ Hậu ra tay phế bỏ Trung Thông, Lý Thông, Lý Đản, lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu nhà Chu (690-705) thống trị Trung Hoa.
Võ Tắc Thiên nổi tiếng người đàn bà dâm đãng, thủ đoạn tàn nhẫn đến nỗi giết con để vu oan giá họa... lung lạc cả vương triều phong kiến đầy uy quyền trở thành lá bài phải nằm trong bàn tay.
Và, với nữ lưu, không có tác động nào gây cơn thịnh nộ nào bằng ghen, xin khái quát qua vài hình ảnh được lưu truyền.
Trong Đoạn trường Tân Thanh, áng thơ bất hủ của thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) hình ảnh Hoạn Thư, danh từ riêng đã trở thành ngôn ngữ chung khi đầ cập đến máu ghen của nữ lưu. Hoạn Thư nổi lôi đình một cách “dịu dàng” bên cạnh Thúc Sinh “Vợ chồng chén tạc chén thù” và hành hạ Thúy Kiều:
“Bắt nàng đứng chực, trì hồ hai nơi
Bắt khoan, bắt nhặt đến lời
Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay”
Giang hồ như Thúc Sinh nhưng trước cảnh tượng ấy đành “như dại như ngây, giọt dài giọt ngắn, chén đầy chén vơi”.
Chưa đã, Hoạn Thư “chơi” Thúy Kiều tận mạng:
“Làm cho, cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn, ê chề cho coi”.
Thế rồi, cuộc đời đẩy đưa, Thúy Kiều dựa thế Từ Hải lúc binh hùng tướng mạnh. Ân đền oán trả, gặp lại Hoạn Thư, Thúy Kiều muốn “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù”, thế rồi nàng nổi cơn thịnh nộ cũng “chơi” lại đối phương:
“Làm cho sống đọa thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp nầy mới thôi”.
Vài dòng thơ của Nguyễn Du tiên sinh đủ làm rợn gáy... chớ nên léng phéng!.
Thị xã Hà Đông nằm về hướng nam Hà Hội, nối tiếp nhau bởi con đường Nguyễn Trãi. Ở Trung Hoa cũng có địa danh Hà Đông, địa danh nầy nữ lưu đã đi vào văn chương, thế rồi người đẹp thị xã Hà Đông lại mang tiếng oan về máu ghen hung dữ, nó lại trở thành ngôn ngữ chung “Sư tử Hà Đông” ám chỉ hình ảnh nổi máu “tam bành lục tặc”, thật oan cho người đẹp bên cạnh kinh thành nghìn năm văn vật.! gọi là sư tử vì sư tử là chúa tể sơn lâm, mỗi khi rống lên chấn động, khiếp đởm cả rừng xanh.
Theo điển tích được ghi nhận, nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) đời Đường ở Trung Hoa có câu “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” lấy từ sách kinh nhà Phật “Sư tử hống liễu nghĩa kinh”. Sau ba thế kỷ, sự tình cờ trùng hợp với ý thơ của Đỗ Phủ, bạn thân của Tô Đông Pha là Trần Tạo, tự Quý Thường, sùng đạo Phật, quy y với pháp danh Long Khâu. Trần Tạo có người vợ cũng Liễu Thị, máu ghen dữ dằn, vang lừng “năm châu bốn bể”; nhà thơ Tô Thức đã làm bài thơ tứ tuyệt giễu bạn ta:
“Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên”.
(Hiền lành mộ đạo có Long Khâu
Đọc kinh thuyết suốt canh thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu).
Trở lại với hình bóng quê hương, nhà thơ trào phúng Tú Xương dùng hình ảnh “Sư tử Hà Đông” để nói lên tình cảnh vợ lớn, vợ nhỏ:
“Hầu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông!”
Từ đó, chàng trai Hà Nội xuôi Nam, mò mẫm tán tỉnh người đẹp Hà Đông, bị phản pháo rồi đem hình ảnh Hà Đông thời xa xưa gán ghép vào rồi dệt thành nhiều giai thoại con gái Hà Đông.
Thế thì, mấy ai nhờ đọc được tích xưa nên bắt chước Tú Xương “Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông” bèn thử thời vận, trong nhờ đục chạy. May quá, phước lành!.
Xin đơn cử vài hình ảnh đã nghe quen quen thời xa xưa còn lưu lại sách vở.
Vào năm 200 trước công nguyên, đời Tây Hán, vợ của Hán Cao tổ Lưu Bang là Lữ Trĩ. Vợ chồng bên nhau lúc thuở hàn vi, nàng thuộc người mẫu mực. Khi chàng trở thành Hoàng đế và nàng trở nên Hoàng hậu, chàng có người hậu phi là Thích Cơ trẻ đẹp, dễ thương. Rồi một hôm, chàng say, nằm ngủ trên đùi Thích Cơ, có kẻ mách báo và nàng bắt gặp, để tâm, chờ ngày trả thù. Khi Hán Cao Tổ chết, Thích Cơ bơ vơ, Lữ Hậu manh tâm trả thù. Lữ Hậu truyền bắt Thích Cơ và cung nhân hầu cạnh để đem ra hành hình rất dã man: bắt uống thuốc câm, bị chặt tay chân, khoét mắt, cắt tai rồi giam vào ngục tối đầy phân. Nạn nhân đau đớn, không thốt lên tiếng, chỉ ú ớ cho đến khi kiệt lực, tắt thở.
Đời Tam Quốc vào thế kỷ thứ III, chúa chư hầu Hà Bắc là Viên Thiệu có người vợ là Lưu phu nhân nổi máu cũng “rợn người”. Viên Thiệu có 5 nàng hầu rất khả ái nên tỏ lòng trìu mến. Khi Viên Thiệu chết, Lưu phu nhân bắt 5 nàng hầu ra giết. Nàng sợ vong hồn người chết về báo oán nên sai người cạo tóc, lột mặt, khoét mắt rồi bằm nát 5 thây chết thành đống bầy nhầy. Chưa hết, con trai của nàng là Viên Thượng sợ thân nhân họ trả thù nên sai bắt thân nhân gia thuộc của 5 nàng đem ra giết để trừ hậu hoạn!.
Vào thế kỷ thứ X, đời Tống, ở về phía Đông Bắc Trung Hoa, Hoàng đế nước Kim có hai nàng cung phi, Lệ Cẩm & Ngọc Sương tuyệt trần nên được sủng ái. Hoàng hậu ứa gan nhưng đành câm lặng. Trước khi nhà vua chết, có dặn quần thần đem chôn sống hai nàng ái phi theo vua.
Hoàng hậu thực hiện đúng theo di ngôn Hoàng đế nhưng lại nghĩ nếu để hai nàng trẻ đẹp nguyên vẹn theo vua nơi “âm cảnh” thì cả ba cứ quấn quít bên nhau tha hồ tình tự, ái ân... gai con mắt. Nàng truyền thị vệ khoét mắt, vạch mặt, cắt mũi Lệ Cẩm và Ngọc Sương thành quỷ, ngâm giấm rồi đem chôn.
Câu chuyện được đề cập rất nhiều: Tây Thi. Đời Đông Châu, Việt Vương Câu Tiễn thua Ngô nên bị Ngô Phù Sai cầm tù ở nhà đá mang tên “Thạch Thất”, cả hai vợ chồng phải chăn ngựa cho nhà vua. Câu Tiễn giả khùng, giả ngu nếm phân và tìm cách hối lộ với gian thần của Ngô là Bá Hy nên được cho về. Giai nhân tuyệt sắc nước Việt ở thôn Tây Bích La, gọi là Tây Thi, người đời liệt kê “Tứ đại mỹ nhân” dùng mỹ nhân kế, đem dâng cho Ngô Phù Sai. Ngô vương mê mệt, ngày đêm cùng bên Tây Thi muốn tận hưởng giây phút lạc thú, quên cả giang sơn, đất nước. Câu Tiễn ngày đêm thao lược. Nước Ngô suy yếu. Cuộc chiến bùng nổ, Ngô bại trận, Phù Sai tự tử.
Tây Thi làm tròn sứ mệnh của người con nước Việt, sau tháng ngày thăng trầm nơi cung cấm, ngán ngẩm cảnh đời, mong trở lại yên sống nơi cố hương. Người hùng Phạm Lãi trong tháng ngày sóng gió có mối tình sâu đậm với Tây Thi. Câu Tiễn vừa ái mộ tinh thần hy sinh của người đẹp, vừa xúc động trước sắc nước hương trời dù trải qua bàn tay thô bạo. Vương phi Câu Tiễn cảm nhận được điều đó, Phạm Lãi không muốn kẻ đầy quyền phỗng tay trên nên tìm cách tựu kế với vương phi. Trên cuộc hành trình, vương phi mật sai kẻ thân tín bắt Tây Thi cột vào đá rồi ném xuống dòng Tam giang. Sát hại cho chết và cũng không muốn Câu Tiễn được nhìn xác chết.
Chấn động xưa nay là hình ảnh Võ Hậu, vợ vua Đường Lý Trị vào lúc suy vong. Võ Tắc Thiên độc ác, dâm đãng và khuynh đảo cả một giang sơn rộng lớn, trị vì cả một dân tộc đông nhất trên thế giới ở thời kỳ phong kiến.
Than ôi! đơn cử vài hình ảnh ngày xưa, nữ lưu nổi máu với người cùng phái, dù có gan hay nhát, cũng phải rợn người. Xin mượn hai câu của Tố Như tiên sinh để tỏ bầy:
“Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ơi trông thấy hồn kinh phách rời”.
Ngày nay, giữa thiên đường hạ giới nầy, không biết bút mực nào kể cho hết. Chuyện nữ lưu nổi máu với nhau như vậy. Còn khác phái? Điển hình như nàng Lorena Bob Bitt ở Virginia vào tháng 6, 1993 đã làm thành đề tài cho giới truyền thông và báo chí. Nàng Lorena nổi máu, lấy con dao dài 12 inches cắt đứt của quý của chồng John Bob Bitt, nguyên gốc Thủy Quân Lục Chiến, còn đem ra xe rồi vất vào bụi cây ven đường. Của quý tìm được, bác sĩ đã gắn lại cho chàng. Sau nầy chàng còn đóng phim Sex chứng tỏ của quý còn tác dụng. Sau Lorena, thỉnh thoảng xảy ra tình trạng trừng phạt trên vì “con chim sổ lồng” nên “vặt lông cắt bỏ”.
Trước bóng dáng giai nhân, chớ dại mà vạ vào thân, tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách, tránh xa chẳng xấu mặt nào, nhỡ cầm cái kéo cắt chỉ bụp thật mạnh, đâu còn thuở làm thái giám, bắt chước ông hoàng thi ca, làm thơ bất đắc chí bấm bụng thở than: “Than ôi! đứt mất con lợn nọc. Đời mất mi rồi, ôi khổ đau!”.
Trong ca dao Việt Nam, mô tả trai gái yêu nhau, tỏ lòng thủy chung với vũ khí bén nhọn cầm trong tay để thề nguyền:
“Tay cầm cái kéo con dao
Chọc trời vạch đất, lấy nhau lúc này”.
Nhưng thử tưởng tượng hình ảnh không lãng mạn cho lắm qua câu ca dao:
“Tay em cầm con dao, tay em cầm cái rổ,
Cắt cổ con dê, lấy huyết uống ta thề,
Sống mà không lấy được bạn, chết mả táng kề bên nhau”.
Nường đẹp, xấu thế nào không biết nhưng thấy hình ảnh nường cầm con dao cắt cổ con dê tế thần lấy máu uống thề thì nường bảo thề đi, dại gì mà chần chừ. Nường ơi! “Hôm qua, qua nói qua qua, mà qua không qua. Hôm nay, qua không tính dẫn xác phàm qua, mà qua nhớ quá nên qua lại qua” để tạ lỗi với nường. Nường ơi! trên thế gian có bao nhiêu lời thề độc địa, nường nói ra đi, qua xin thề theo. Trời đánh, thánh đâm, xe cán, đạn phanh thây... đâu có nghĩa gì đâu. Thánh thần phanh thây lúc nào không thấy nhưng lúc nầy, qua mà lộn xộn, nường phanh thây tức khắc! Qua run quá nường ơi! kiếp nầy lỡ dại, thề đại cho xong, xin nường tha cho kiếp sau, mả táng kề bên nhau, xin nường đừng cầm con dao, cái kéo, nường nằm bên qua mà hai tay nhịp nhịp thì ông Đinh Hùng làm sao “Ta muốn vào thăm chốn mộ sâu”!
Ngày xưa, người xưa ở trong khuê phòng, lúc nổi máu còn vậy. Ngày nay, đã từng xông pha nơi đầu tên mũi đạn, thế nào cũng “nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”.
Đông, Tây, kim, cổ... lưu lại không biết bao nhiêu hình ảnh, câu chuyện kinh hoàng, tình huống không thể ngờ khi nữ lưu nổi giận. Bản chất của nữ lưu hầu như nhu mì nhưng khi thấy sự phản bội, lọc lừa, đụng chạm sự phũ phàng, đôi khi phải đương đầu với nghịch cảnh... tình cảm đột biến, bất chấp tất cả để ra tay cho thỏa cơn cuồng nộ. Nếu gặp phải trường hợp không may phải đối tượng với bản chất đầy âm mưu, thủ đoạn đem ra xuất thủ, không thể nào đỡ được... chỉ còn chết đến bị thương triền miên.
Luật lệ trên xứ Cờ Hoa, đẩy đưa cái nháy mắt, khen khéo “good looking”, nếu không được lòng, nổi giận, chụp cho cái mũ “sexual harassment” đấng mày râu cũng xấc bấc, xác xơ, đi đoong cuộc đời, than thở rằng đời sao đen như mõm chó.
Nhà báo Chu Tử đã lấy trong ca dao “Sự đời như cái lá đa, đen như mõm chó, chém cha sự đời”! làm đề tài cho ngòi bút châm chọc thế thái nhân tình.
Lá tre, lá mít, lá đa... lá nào cũng là lá, khi nổi máu tam bành, nổi cơn thịnh nộ... tẩu vi thượng sách, sống khôn thác thiêng, hát rằng... là, lá, la.
Vương Trùng Dương
Kịch tác gia Pháp Molière (1622-1673) qua hai vở kịch L'école des Maris và L'école des Femmes (Trường Học Làm Chồng - Trường Học Làm Vợ) để lại câu nói “Đàn bà là con vật khó hiểu”; trước đó, nhà văn Tây Ban Nha Cervantes (1547-1616) đã cho rằng “Giữa cái có và cái không của người đàn bà, không có chỗ đứng cho một cây kim gút” cho thấy đàn bà là hình ảnh kỳ bí, không thể nào hiểu được một cách đơn giản.
Thế nhưng, trên thế gian, không có hình ảnh nào thiêng liêng, cao quý, thể hiện tinh thần hy sinh lớn lao cả cuộc đời, có tấm lòng thương yêu quảng đại bằng hình ảnh người đàn bà trong tình mẫu tử. Trong kho tàng văn học của nhân loại, có muôn vàn tác phẩm đã đề cập đến hình ảnh trong sáng và cao đẹp đó tự nghìn xưa cho đến nay ở cõi đời ô trọc nầy.
Đơn cử vài hình ảnh tiêu biểu đã ảnh hưởng trên văn đàn thế giới như chân dung bà Pélagie Vlassova trong tác phẩm Matb (Bà Mẹ)ø của văn hào Nga M. Gorki (1868-1936). Trong tác phẩm Lucrèce Borgia (Tình Mẫu Tử) của văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885); ở đó, V. Hugo đã ngợi ca tình yêu thương của người mẹ, không ai có thể quên được“Oh! l'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie”. Vở kịch Matka (The Mother - Người Mẹ) của nhà văn Tiệp Karel Capek (1890-1938) cho thấy sự hy sinh cao cả, niềm đau thương cùng cực của người Mẹ trong đất nước chiến tranh. Khi người chồng dấn thân vào binh nghiệp đã hy sinh, người mẹ không muốn 5 đứa con bước vào con đường của cha nhưng đất nước chiến tranh, làm sao tránh khỏi, bốn người con trai của bà lần lượt vĩnh biệt mẹ trên rừng sâu và nơi chiến trường. Đất nước lâm nguy, người mẹ ngậm ngùi dứt tình mẫu tử bên nhau, khuyên con tham chiến và vĩnh biệt đứa con út duy nhất của mẹ.
Nhà văn Mỹ Pearl Buck (1890-1938) trải qua bốn thập niên sống ở Trung Hoa, bối cảnh trong giai đoạn tranh tối tranh sáng làõ môi trường để bà thành danh trong sự nghiệp văn chương. Năm 1932 bà được giải thưởng Pulitzer của Hoa Kỳ, năm 1934 tác phẩm The Mother (Người Mẹ) đề cập đến thân phận người đàn bà trong hoàn cảnh xã hội phong kiến với những sự ràng buộc phải cam chịu. Năm 1938 Pearl Buck được giải Nobel Văn Chương, tác phẩm của bà được chuyển dịch qua nhiều thứ tiếng. Trong đời sống, bà thể hiện tâm hồn của người mẹ theo tinh thần đông phương.
Hình ảnh người mẹ đau thương đó được diễn tả qua hình tượng và ngôn ngữ văn chương cũng là muôn nghìn hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến cuộc, trong khói lửa chiến tranh. Quên bản thân mình mà lo cho con cái, đem hạnh phúc của con cái để an ủi cuộc đời mình trong cơn giông bão... nói lên sự hy sinh vô bờ bến trong tình mẫu tử.
Vài tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam như Tôi Làm Mẹ của Lê Văn Chương (1906-1961), Lòng Mẹ của Trọng Lang (1906-1986), Mẹ Tôi của Nguyễn Khắc Mẫn, Đại Học Thư Xã ấn hành vào đầu thập niên 40... cùng nhiều ca khúc, bài thơ, tranh họa... ngợi ca hình bóng người mẹ như biểu tượng cao quý nhất trong lòng người được thể hiện qua bao thập kỷ.
Trong đời sống riêng tư của chúng ta, mỗi người đều cảm nhận thấy hình tượng mầu nhiệm kính yêu ấy đã ngự trị trái tim với bậc sinh thành trong gia đình, dòng tộc. Bên cạnh bao hình ảnh cao đẹp đó, cũng có nhiều hình ảnh tương phản, khi bắt gặp tự nhiên cảm thấy điều gì xót xa, đau nhói, có lúc đau lòng bởi nghiệp dĩ nên đã xúc phạm đến hình ảnh chung đã được tôn thờ.
Sở dĩ, có vài nét dông dài khi nói về “thế giới” kỳ bí, đầy giai thoại mà người xưa cho rằng “thiên cổ chi mê”, thiên hình vạn trạng. Bóng dáng đó được chiếu rọi qua nhiều lăng kính mà mỗi một hình ảnh là thế giới riêng biệt lúc tĩnh, lúc động, khi vô cùng mềm mỏng, khi cực kỳ sắt đá.
Bên cạnh hình ảnh thiết tha, dịu dàng, nhu mì, khả ái, đoan trang, mẫu mực, thanh tao, uyển chuyển... cùng những đức tính tuyệt vời của đấng nữ lưu nâng niu cho giọt máu được hình thành trong cõi đời của minh mà bao nhiêu danh họa, văn thi sĩ tài hoa đã đổ không biết bao nhiêu bút mực đã làm say đắm, ngất ngây tâm hồn người thưởng ngoạn từ xa xưa đến nay thì cũng có bao nhiêu hình ảnh trái ngược được đề cập qua văn chương, sách vở khi giai nhân nổi cơn thịnh nộ.
Vào đầu công nguyên, triết gia Sénèque, xây dựng lại nhân vật qua hình ảnh Phèdre làm đề tài lưu truyền cho bi kịch đầy đau thương. Phèdre thích trai tơ nên quyến rũ con riêng của chồng, bất thành Phèdre vu oan giá họa cho Hippolyte tội loạn luân.
Hippolyte phải chịu oan, kết liễu cuộc đời. Phèdre ăn năn, chọn cái chết để giải quyết sự thâm độc của mình. Hình ảnh Phèdre sau nầy được bàng bạc qua ngòi bút của Kim Dung cho thấy khi nàng thích mà chàng cứ lửng lơ con cá vàng thì tai họa vào thân.
Theo các sử gia ngày xưa, vị vua cuối cùng của nhà Thương ở Trung Hoa vào khoảng từ năm 1166 đến 1134 trước Công Nguyên là Thọ Tân hoàng đế: Trụ Vương. Vua Trụ là người thông minh, có sức mạnh phi thường nhưng tàn bạo và hoang dâm. Nhà Thương trị vì thiên hạ được 661 năm, đến đới Trụ Vương thì bị sụp đổ bởi Đắt Kỷ.
Vua Trụ có hoàng hậu họ Khương và hai quý phi họ Hoàng, họ Dương thuộc loại sắc nước hương trời, bên cạnh có hơn nghìn cung nữ trẻ đẹp nhưng vẫn chưa thỏa mãn, cho cận thần săn gái.
Nghe tin Tô Hộ, Thứ sử Ký Châu có đứa con gái thuộc loại tuyệt sắc giai nhân nên vua Trụ cho mời Tô Hộ vào cung Long Đức, báo tin muốn tuyển Đắt Kỷ vào cung. Tô Hộ tìm cách từ chối vì không muốn đứa con gái mình rơi vào tay hoàng đế dâm đãng. Vua Trụ nổi giận, đem Tô Hộ ra xử với trọng tôi khi quân, nhờ Vưu Hồn và Bí Trọng can gián nên thoát khỏi tội hình. Khi Tô Hộ về tới Ký Châu, vua Trụ sai Sùng Hiền đem quân tới trị tội và bắt giam người con trai là Tô Toàn Trung. Tô Hộ đau lòng vì có con gái nhan sắc đem dâng hiến cho kẻ hiếu sắc thì cảm thấy nhục nhã, cưỡng lại thì bị tai ách nên đêm khuya vào hậu cung toan tự tử. Ông vào nhìn con lần cuối cùng trước khi vĩnh biệt cõi trần. Đắt Kỷ biết được sự tình nên xin thân phụ cho nàng vào triều để gia đạo bình an và cũng là đạo làm con.
Nhìn thấy Đắt Kỷ, vua Trụ liền đưa Tô nương nương vào lầu Thọ Tiên để hưởng hoan lạc. Suốt hai tháng trời, vua Trụ đắm chìm trong tửu sắc ở cung Thọ Tiên. Thấy nguy cơ cho bậc đế vương, các quan đại thần tìm cách can gián như Đỗ Nguyên Tiễn, Mai Bá... đều bị hành hình.
Đắt Kỷ hiến kế cho vua Trụ đúc cột đồng gọi là Bào Lạc, cao ba chục thước rộng tám thước (thước ở Trung Hoa thời đó bằng 0,25 mét, gần 10 inches) có ba miệng lỗ để đốt than cho nóng, bắt phạm nhân chun vào trong cho cháy thiêu. Mục đích của Đắt Kỷ, cho trị tôi như vậy để kẻ khác khiếp sợ.
Để hưởng thụ, vua Trụ nghe lời Đắt Kỷ, cho xây Lộc Đài rộng ba dặm, cao hơn một nghìn thước; xây Khuyển Đài để nuôi muôn thú cho Đắt Kỷ săn bắn.
Khi Đắt Kỷ vào ở cung Thọ Tiên, hưởng lạc lâu ngày cùng nhà vua, hoàng hậu họ Khương và hai quý phi gọi Đắt Kỷ vào chầu, lên án Đắt Kỷ mê hoặc hoàng đế dễ bỏ việc triều chính và doa sẽ trị tội.
Đắt Kỷ nuôi nỗi căm hận nhưng chưa tạo được thời cơ nên tìm cách mua chuộc Đại phu Bí Trọng rồi bày mưu, lập kế để vu oan giá họa cho hoàng hậu họ Khương cho người làm chuyện phản nghịch để cướp ngôi. Khương hậu bị kết tội, Trụ Vương cho khoét mắt rồi dùng hai thanh sắt nung đỏ, áp vào tay để khai và nhận tội nhưng Khương hậu cam chịu cho đến chết. Quý phi họ Dương thấy nguy cơ nên tự vận để tránh cực hình.
Đắt Kỷ chính thức làm hoàng hậu, nói gì Trụ Vương cũng nghe nên lộng hành áp đảo quan lại trong triều. Để tất cả cung nữ cúc cung tận tụy, Đắt Kỷ cho xây hầm rắn độc, trong đợt đầu, bắt 72 cung nữ có lời đàm tiếu, lột áo quần, quăng xuống hầm rắn. Ngoài ra, Đắt Kỷ cón bày các thú tiêu khiển trên xác hoạn quan và cung nữ, bên cạnh những cực hình rất dã man.
Bao nhiêu đại thần can ngăn đều bị hành hình, ngay cả Tỷ Can, chú ruột của vua, bị mổ bụng xem gan to đến đâu như ý của Đắt Kỷ. Khi vua Trụ không đủ sức cung phụng cho Đắt Kỷ, nàng kiếm trai tơ, Bá Áp Khảo với ngón đàn tuyệt vời, đẹp trai nên nàng tìm cách gần gũi để hưởng lạc nhưng chàng ta khờ dại không đáp ứng nên bị kết tội có ý hại nàng. Đắt Kỷ cho hành hình bằng cách lột quần áo rồi cho người xẻo từng miếng thịt để trị tội.
Đắt Kỷ còn cho người kiếm thêm gái đẹp để vua Trụ thụ hưởng nên nhà vua khen nàng rộng lượng nhưng thừa lúc “ông ăn chả”û thì “bà ăn nem” với trai tơ cho thỏa thích và cũng trả hận xưa. Người dân oán hận gọi Đắt Kỷ là hồ ly tinh đã mê hoặc Trụ Vương, gây bao tang tóc cho sinh linh!
Khi Chu Vũ Vương chỉ huy quân sĩ xông vào hoàng thành; vua Trụ tự thiêu trên lầu Trích Tinh và Đắt Kỷ bị giết, kết thúc triều đại hùng mạnh nhà Thương.
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, vua Trụ nhân dịp xe giá đến viếng đền thần Nữ Oa, thấy chân dung nữ thần quá tuyệt trần nên sinh lòng tà dâm, lấy gươm khắc thơ muốn đem Nữ Oa về chung chăn gối. Nữ Oa thấy Trụ Vương ngạo mạn, dâm đãng, dám xúc phạm đến uy lực thần linh, tức giận trừng phạt vua Trụ, hủy diệt nhà Thương. Khi Trụ Vương cho tìm mỹ nhân Đắt Kỷ đưa vào cung, Nữ Oa sử dụng con hồ ly tinh 9 đuôi, sống qua một nghìn năm đến bắt hồn Đắt Kỷ và nhập vào xác để mê hoặc nhà vua. Từ đó, hồn phách vua Trụ bị Đắt Kỷ lung lạc, bao nhiêu thú vui và cực hình do Đắt Kỷ dựng lên để làm điên đảo chốn cung đình, hết thảm cảnh nầy đến thảm cảnh khác liên tục xảy ra, quan dân ai oán, chỉ còn trơ trọi bản thân hôn quân trong tâm hồn mê muội. Khi vua Trụ cảm nhận thấy cốt tinh của mỹ nhân là lúc ngọn lửa hủy hoại thân xác!.
Như đóa hoa đẹp đang tỏa hương sắc nhưng khi mong muốn mà không được đáp ứng liễn biến thành gai nhọn, đổi sang hận để triệt hạ cho bằng được, thật là hiểm độc. Đắt Kỷ khoái Bá Áp Đảo, tạo cơ hội học đàn để có dịp gần gũi và ân ái với nhau nhưng chàng sợ xúc phạm đến dung nhan hoàng hậu, không dám đáp ứng nên bị nàng nổi giận cho phanh thây.
Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, nhà văn Kim Dung xây dựng nhân vật Mã Phu Nhân cũng tương tự như vậy. Khang Mẫn là vợ của Mã Đại Nguyên, bang phó Cái Bang nên thường gọi là Mã Phu Nhân. Nàng cũng là nhân tình của Đoàn Chánh Thuần, biết Đoàn lang có vợ là Thư Bạch Phụng và bốn nhân tình khác như Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Túc, Chung Phu Nhân, Vương Phu Nhân nên Mã Phu Nhân vừa yêu vừa hận, muốn xé gan lóc thịt tình quân. Mã Phu Nhân tự cho mình sắc nước hương trời, bất cứ đấng mày râu nào trong thấy dung nhan cũng ngẩn ngơ, thèm thuồng. Trong dịp tổ chức Bách Hoa hội ở Lạc Dương, Mã Phu Nhân như đóa hoa sáng chói giữa nghìn nam nhân, ai trông thấy cũng ngưỡng mộ nhan sắc, duy nhất trí có bang chủ Cái Bang là Kiều Phong, bỉnh bơ, không chú ý gì đến nàng. “Người không thém ngắm ta, thử hỏi ta tự phụ xinh đẹp cón có ý nghĩa gì kia chứ? Hơn một ngàn người vì ta mà thần hồn điên đảo, người như thế ta chịu sao nổi” (TLBB).
Thế là Mã Phu Nhân nuôi hận trong lòng, tìm cách cấu kết với hai trưởng lão Cái Bang là Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh, bày mưu ám hại bang chủ Kiều Phong cho thân bại danh liệt. Bao nhiêu tai họa đẫm máu do ả gây nên, trước hết là Mã Đại Nguyên, kế đến là các tay cao thủ trong võ lâm để trút lên đầu Kiều Phong rồi lật tẩy chàng gốc Khiết Đan, kẻ hận thù với dân tộc Hán. Kiều Phong thoát chết trong âm mưu của Mã Phu Nhân nhưng người tình của chàng là A Châu lại chết dưới chưởng phong của chàng để lại nỗi thương tâm dằn vặt trong lòng.
Nam Vương Đoàn Chính Thuần nổi tiếng là tay phong tình, vương phi Thư Bạch Phụng nổi máu “ghen” chuyện chàng “ăn chả” nàng bèn nổi giận, ra chốn sơn lâm gặp chàng ăn mày, thương tích dơ dáy “ăn nem” trao tấm thân ngà ngọc, mỹ miều để mang giọt máu: Đoàn Dự. Rồi đến Vương phu nhân, thân mẫu của Vương Ngọc Yến, thấy tình lang Đoàn Chính Thuần đâm bang cù thị, hết tù tì người nầy đến tù tị người khác, nàng nổi máu anh hùng, thành lập “đội thám kích” truy lùng những tay đại đạo hái hoa đem về đảo Cô Tô cho nếm mùi gian khổ. Ghen nhau cho đến khi hội tụ trong hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã, trong hận thù và yêu thương, trong giây phút tử sinh, bốn nàng đều muốn nghe lời tỏ bày hình ảnh của mình còn có trong trái tim của Đoàn lang không? Và, ai cũng cũng có cả nên toại nguyện trút hơi thở cuối cùng, xác kề bên nhau!
Hình ảnh tiêu biểu cho nhân vật nữ lưu nổi máu đã lưu truyền trong lịch sử nhân loại như Võ Tắc Thiên vào cuối thế kỷ thứ VII ở Trung Hoa. Nhân vật nầy cũng được đề cập nhiều nhất qua nhiều ngoài bút của sử gia và văn nhân... Trong thời kỳ phong kiến, phận nữ lưu bị xem nhẹ thế mà từ cung phi dám nổi máu thay đổi triều đại để "thay trời làm vương". Phế bỏ triều đại nhà Đường từ thời Cao Tổ đến Duệ Tông (618-684); sau khi Dường Cao Tông mất, Vũ Hậu ra tay phế bỏ Trung Thông, Lý Thông, Lý Đản, lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu nhà Chu (690-705) thống trị Trung Hoa.
Võ Tắc Thiên nổi tiếng người đàn bà dâm đãng, thủ đoạn tàn nhẫn đến nỗi giết con để vu oan giá họa... lung lạc cả vương triều phong kiến đầy uy quyền trở thành lá bài phải nằm trong bàn tay.
Và, với nữ lưu, không có tác động nào gây cơn thịnh nộ nào bằng ghen, xin khái quát qua vài hình ảnh được lưu truyền.
Trong Đoạn trường Tân Thanh, áng thơ bất hủ của thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) hình ảnh Hoạn Thư, danh từ riêng đã trở thành ngôn ngữ chung khi đầ cập đến máu ghen của nữ lưu. Hoạn Thư nổi lôi đình một cách “dịu dàng” bên cạnh Thúc Sinh “Vợ chồng chén tạc chén thù” và hành hạ Thúy Kiều:
“Bắt nàng đứng chực, trì hồ hai nơi
Bắt khoan, bắt nhặt đến lời
Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay”
Giang hồ như Thúc Sinh nhưng trước cảnh tượng ấy đành “như dại như ngây, giọt dài giọt ngắn, chén đầy chén vơi”.
Chưa đã, Hoạn Thư “chơi” Thúy Kiều tận mạng:
“Làm cho, cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn, ê chề cho coi”.
Thế rồi, cuộc đời đẩy đưa, Thúy Kiều dựa thế Từ Hải lúc binh hùng tướng mạnh. Ân đền oán trả, gặp lại Hoạn Thư, Thúy Kiều muốn “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù”, thế rồi nàng nổi cơn thịnh nộ cũng “chơi” lại đối phương:
“Làm cho sống đọa thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp nầy mới thôi”.
Vài dòng thơ của Nguyễn Du tiên sinh đủ làm rợn gáy... chớ nên léng phéng!.
Thị xã Hà Đông nằm về hướng nam Hà Hội, nối tiếp nhau bởi con đường Nguyễn Trãi. Ở Trung Hoa cũng có địa danh Hà Đông, địa danh nầy nữ lưu đã đi vào văn chương, thế rồi người đẹp thị xã Hà Đông lại mang tiếng oan về máu ghen hung dữ, nó lại trở thành ngôn ngữ chung “Sư tử Hà Đông” ám chỉ hình ảnh nổi máu “tam bành lục tặc”, thật oan cho người đẹp bên cạnh kinh thành nghìn năm văn vật.! gọi là sư tử vì sư tử là chúa tể sơn lâm, mỗi khi rống lên chấn động, khiếp đởm cả rừng xanh.
Theo điển tích được ghi nhận, nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) đời Đường ở Trung Hoa có câu “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” lấy từ sách kinh nhà Phật “Sư tử hống liễu nghĩa kinh”. Sau ba thế kỷ, sự tình cờ trùng hợp với ý thơ của Đỗ Phủ, bạn thân của Tô Đông Pha là Trần Tạo, tự Quý Thường, sùng đạo Phật, quy y với pháp danh Long Khâu. Trần Tạo có người vợ cũng Liễu Thị, máu ghen dữ dằn, vang lừng “năm châu bốn bể”; nhà thơ Tô Thức đã làm bài thơ tứ tuyệt giễu bạn ta:
“Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,
Đàm không thuyết pháp dạ bất miên.
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên”.
(Hiền lành mộ đạo có Long Khâu
Đọc kinh thuyết suốt canh thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu).
Trở lại với hình bóng quê hương, nhà thơ trào phúng Tú Xương dùng hình ảnh “Sư tử Hà Đông” để nói lên tình cảnh vợ lớn, vợ nhỏ:
“Hầu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông!”
Từ đó, chàng trai Hà Nội xuôi Nam, mò mẫm tán tỉnh người đẹp Hà Đông, bị phản pháo rồi đem hình ảnh Hà Đông thời xa xưa gán ghép vào rồi dệt thành nhiều giai thoại con gái Hà Đông.
Thế thì, mấy ai nhờ đọc được tích xưa nên bắt chước Tú Xương “Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông” bèn thử thời vận, trong nhờ đục chạy. May quá, phước lành!.
Xin đơn cử vài hình ảnh đã nghe quen quen thời xa xưa còn lưu lại sách vở.
Vào năm 200 trước công nguyên, đời Tây Hán, vợ của Hán Cao tổ Lưu Bang là Lữ Trĩ. Vợ chồng bên nhau lúc thuở hàn vi, nàng thuộc người mẫu mực. Khi chàng trở thành Hoàng đế và nàng trở nên Hoàng hậu, chàng có người hậu phi là Thích Cơ trẻ đẹp, dễ thương. Rồi một hôm, chàng say, nằm ngủ trên đùi Thích Cơ, có kẻ mách báo và nàng bắt gặp, để tâm, chờ ngày trả thù. Khi Hán Cao Tổ chết, Thích Cơ bơ vơ, Lữ Hậu manh tâm trả thù. Lữ Hậu truyền bắt Thích Cơ và cung nhân hầu cạnh để đem ra hành hình rất dã man: bắt uống thuốc câm, bị chặt tay chân, khoét mắt, cắt tai rồi giam vào ngục tối đầy phân. Nạn nhân đau đớn, không thốt lên tiếng, chỉ ú ớ cho đến khi kiệt lực, tắt thở.
Đời Tam Quốc vào thế kỷ thứ III, chúa chư hầu Hà Bắc là Viên Thiệu có người vợ là Lưu phu nhân nổi máu cũng “rợn người”. Viên Thiệu có 5 nàng hầu rất khả ái nên tỏ lòng trìu mến. Khi Viên Thiệu chết, Lưu phu nhân bắt 5 nàng hầu ra giết. Nàng sợ vong hồn người chết về báo oán nên sai người cạo tóc, lột mặt, khoét mắt rồi bằm nát 5 thây chết thành đống bầy nhầy. Chưa hết, con trai của nàng là Viên Thượng sợ thân nhân họ trả thù nên sai bắt thân nhân gia thuộc của 5 nàng đem ra giết để trừ hậu hoạn!.
Vào thế kỷ thứ X, đời Tống, ở về phía Đông Bắc Trung Hoa, Hoàng đế nước Kim có hai nàng cung phi, Lệ Cẩm & Ngọc Sương tuyệt trần nên được sủng ái. Hoàng hậu ứa gan nhưng đành câm lặng. Trước khi nhà vua chết, có dặn quần thần đem chôn sống hai nàng ái phi theo vua.
Hoàng hậu thực hiện đúng theo di ngôn Hoàng đế nhưng lại nghĩ nếu để hai nàng trẻ đẹp nguyên vẹn theo vua nơi “âm cảnh” thì cả ba cứ quấn quít bên nhau tha hồ tình tự, ái ân... gai con mắt. Nàng truyền thị vệ khoét mắt, vạch mặt, cắt mũi Lệ Cẩm và Ngọc Sương thành quỷ, ngâm giấm rồi đem chôn.
Câu chuyện được đề cập rất nhiều: Tây Thi. Đời Đông Châu, Việt Vương Câu Tiễn thua Ngô nên bị Ngô Phù Sai cầm tù ở nhà đá mang tên “Thạch Thất”, cả hai vợ chồng phải chăn ngựa cho nhà vua. Câu Tiễn giả khùng, giả ngu nếm phân và tìm cách hối lộ với gian thần của Ngô là Bá Hy nên được cho về. Giai nhân tuyệt sắc nước Việt ở thôn Tây Bích La, gọi là Tây Thi, người đời liệt kê “Tứ đại mỹ nhân” dùng mỹ nhân kế, đem dâng cho Ngô Phù Sai. Ngô vương mê mệt, ngày đêm cùng bên Tây Thi muốn tận hưởng giây phút lạc thú, quên cả giang sơn, đất nước. Câu Tiễn ngày đêm thao lược. Nước Ngô suy yếu. Cuộc chiến bùng nổ, Ngô bại trận, Phù Sai tự tử.
Tây Thi làm tròn sứ mệnh của người con nước Việt, sau tháng ngày thăng trầm nơi cung cấm, ngán ngẩm cảnh đời, mong trở lại yên sống nơi cố hương. Người hùng Phạm Lãi trong tháng ngày sóng gió có mối tình sâu đậm với Tây Thi. Câu Tiễn vừa ái mộ tinh thần hy sinh của người đẹp, vừa xúc động trước sắc nước hương trời dù trải qua bàn tay thô bạo. Vương phi Câu Tiễn cảm nhận được điều đó, Phạm Lãi không muốn kẻ đầy quyền phỗng tay trên nên tìm cách tựu kế với vương phi. Trên cuộc hành trình, vương phi mật sai kẻ thân tín bắt Tây Thi cột vào đá rồi ném xuống dòng Tam giang. Sát hại cho chết và cũng không muốn Câu Tiễn được nhìn xác chết.
Chấn động xưa nay là hình ảnh Võ Hậu, vợ vua Đường Lý Trị vào lúc suy vong. Võ Tắc Thiên độc ác, dâm đãng và khuynh đảo cả một giang sơn rộng lớn, trị vì cả một dân tộc đông nhất trên thế giới ở thời kỳ phong kiến.
Than ôi! đơn cử vài hình ảnh ngày xưa, nữ lưu nổi máu với người cùng phái, dù có gan hay nhát, cũng phải rợn người. Xin mượn hai câu của Tố Như tiên sinh để tỏ bầy:
“Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ơi trông thấy hồn kinh phách rời”.
Ngày nay, giữa thiên đường hạ giới nầy, không biết bút mực nào kể cho hết. Chuyện nữ lưu nổi máu với nhau như vậy. Còn khác phái? Điển hình như nàng Lorena Bob Bitt ở Virginia vào tháng 6, 1993 đã làm thành đề tài cho giới truyền thông và báo chí. Nàng Lorena nổi máu, lấy con dao dài 12 inches cắt đứt của quý của chồng John Bob Bitt, nguyên gốc Thủy Quân Lục Chiến, còn đem ra xe rồi vất vào bụi cây ven đường. Của quý tìm được, bác sĩ đã gắn lại cho chàng. Sau nầy chàng còn đóng phim Sex chứng tỏ của quý còn tác dụng. Sau Lorena, thỉnh thoảng xảy ra tình trạng trừng phạt trên vì “con chim sổ lồng” nên “vặt lông cắt bỏ”.
Trước bóng dáng giai nhân, chớ dại mà vạ vào thân, tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách, tránh xa chẳng xấu mặt nào, nhỡ cầm cái kéo cắt chỉ bụp thật mạnh, đâu còn thuở làm thái giám, bắt chước ông hoàng thi ca, làm thơ bất đắc chí bấm bụng thở than: “Than ôi! đứt mất con lợn nọc. Đời mất mi rồi, ôi khổ đau!”.
Trong ca dao Việt Nam, mô tả trai gái yêu nhau, tỏ lòng thủy chung với vũ khí bén nhọn cầm trong tay để thề nguyền:
“Tay cầm cái kéo con dao
Chọc trời vạch đất, lấy nhau lúc này”.
Nhưng thử tưởng tượng hình ảnh không lãng mạn cho lắm qua câu ca dao:
“Tay em cầm con dao, tay em cầm cái rổ,
Cắt cổ con dê, lấy huyết uống ta thề,
Sống mà không lấy được bạn, chết mả táng kề bên nhau”.
Nường đẹp, xấu thế nào không biết nhưng thấy hình ảnh nường cầm con dao cắt cổ con dê tế thần lấy máu uống thề thì nường bảo thề đi, dại gì mà chần chừ. Nường ơi! “Hôm qua, qua nói qua qua, mà qua không qua. Hôm nay, qua không tính dẫn xác phàm qua, mà qua nhớ quá nên qua lại qua” để tạ lỗi với nường. Nường ơi! trên thế gian có bao nhiêu lời thề độc địa, nường nói ra đi, qua xin thề theo. Trời đánh, thánh đâm, xe cán, đạn phanh thây... đâu có nghĩa gì đâu. Thánh thần phanh thây lúc nào không thấy nhưng lúc nầy, qua mà lộn xộn, nường phanh thây tức khắc! Qua run quá nường ơi! kiếp nầy lỡ dại, thề đại cho xong, xin nường tha cho kiếp sau, mả táng kề bên nhau, xin nường đừng cầm con dao, cái kéo, nường nằm bên qua mà hai tay nhịp nhịp thì ông Đinh Hùng làm sao “Ta muốn vào thăm chốn mộ sâu”!
Ngày xưa, người xưa ở trong khuê phòng, lúc nổi máu còn vậy. Ngày nay, đã từng xông pha nơi đầu tên mũi đạn, thế nào cũng “nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân”.
Đông, Tây, kim, cổ... lưu lại không biết bao nhiêu hình ảnh, câu chuyện kinh hoàng, tình huống không thể ngờ khi nữ lưu nổi giận. Bản chất của nữ lưu hầu như nhu mì nhưng khi thấy sự phản bội, lọc lừa, đụng chạm sự phũ phàng, đôi khi phải đương đầu với nghịch cảnh... tình cảm đột biến, bất chấp tất cả để ra tay cho thỏa cơn cuồng nộ. Nếu gặp phải trường hợp không may phải đối tượng với bản chất đầy âm mưu, thủ đoạn đem ra xuất thủ, không thể nào đỡ được... chỉ còn chết đến bị thương triền miên.
Luật lệ trên xứ Cờ Hoa, đẩy đưa cái nháy mắt, khen khéo “good looking”, nếu không được lòng, nổi giận, chụp cho cái mũ “sexual harassment” đấng mày râu cũng xấc bấc, xác xơ, đi đoong cuộc đời, than thở rằng đời sao đen như mõm chó.
Nhà báo Chu Tử đã lấy trong ca dao “Sự đời như cái lá đa, đen như mõm chó, chém cha sự đời”! làm đề tài cho ngòi bút châm chọc thế thái nhân tình.
Lá tre, lá mít, lá đa... lá nào cũng là lá, khi nổi máu tam bành, nổi cơn thịnh nộ... tẩu vi thượng sách, sống khôn thác thiêng, hát rằng... là, lá, la.
Vương Trùng Dương