Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Vợ trẻ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vợ trẻ

    ( Chồng già vợ trẻ là tiên- ca dao)Nửa đêm, trong phòng khách sạn, chị Nguyệt gọi điện cho tôi, bảo chị bị đau bụng. Tôi bật dậy, lật đật mặc quần áo. Linh cảm có một cái gì đó khiến tôi hơi run khi mở cửa phòng chị. Trong sáng xanh dịu của ngọn đèn ngủ, chị Nguyệt mặc bộ đồ ngủ đang ngồi trên ghế . Tôi bước vào, hỏi chị đau nhiều không để em gọi cấp cứu. Chị Nguyệt ngước nhìn tôi, ánh mắt thật khó tả.
    - Chú Thành! Tôi không đau bụng đâu. Tôi mời chú sang là để nói với chú một câu chuyện. Bao nhiêu năm nay, chú với anh Lợi thân như như anh em ruột thịt. Ý nguyện cuối cùng anh là có một đứa con. Anh chị đã bàn kỹ với nhau rồi! Chuyến đi này là cơ hội. Trăm ngàn lần tôi xin chú đừng khước từ. Nói rồi chị tự mình lột hết áo quần, đứng khỏa thân trước tôi như pho tượng. Tôi nhìn chị và thực sự ngạc nhiên. Sao chị lấy chồng bao nhiêu năm nay, mà vẫn giữ được vóc dáng cơ thể đầy đặn và thon thả đến thế. Thấy tôi vẫn đứng thần người ra, chị liền dang tay ôm chặt tôi, ép bộ ngực căng phồng vào người tôi, đẩy về phía chiếc giường phủ khăn đệm trắng tinh..

    ...
    * *
    *
    Tôi với anh Lợi cùng làm ở Phòng văn hóa, Sở văn hóa thông tin tỉnh. Anh vốn là lính đặc công, xuất ngũ năm 75, sau đó đi học, tốt nghiệp khoa văn, Đại học tổng hợp, được ưu tiên tuyển về Phòng. Mấy năm sau, vì anh là Đảng viên, có lý lịch tốt, lại có công, nên được đề bạt phó, rồi Trưởng phòng. Thời ấy, người ta còn trọng vọng lính xuất ngũ lắm. Chả biết đời tư có gì trắc trở không mà ngoài năm mươi, anh Lợi vẫn một mình một bóng.
    Một lần tôi với anh về một huyện miền núi kiểm tra công tác “sưu tầm và bảo tồn văn hóa dân gian Mường”. Tay trưởng Phòng văn hóa huyện ngấp nghé tuổi anh. Mỗi kỳ họp tỉnh, anh với hắn từng ngồi chung mâm , chén chú chén anh, khách cấp trên , nhưng lại là chỗ quen biết trước, hắn cứ bỗ bã ông ông tôi tôi. Ba ngày sau, xong việc, chiều tối, hắn đưa hai anh em chúng tôi tôi đến quán “Dê Núi” nổi tiếng phố huyện chiêu đãi. Tay này thuộc tuýp người “bụng để ngoài da”. Rượu được vài tuần, hắn vỗ vai anh Lợi:
    - Này! Có món này hời lắm ông ạ, ngay Phòng tôi. Gái quê, nhanh nhẹn, thông minh nhưng đời nàng còn trẻ mà gặp lắm điều trắc trở. Vừa rồi, tinh giản biên chế, chả biết thực hư thế nào, nàng có lem nhem với thằng cha phó Phòng hay không mà vợ nó đến đánh ghen tại cơ quan, tai tiếng cả huyện. Nhân đợt này, họ cho cô ta “về một cục”. Hoàn cảnh cũng tội, mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai. Giờ về nhà, lĩnh mấy chục triệu, coi như tay trắng. Tôi bàn với ông thế này, ông cũng cao tuổi rồi, thôi, dang tay cứu vớt nàng đi. Cứ coi như anh hùng cứu mỹ nhân. Vài năm nữa ông về hưu, lương tháng bảy tám triệu, một mình tiêu sao hết? Lấy cô ta, đã được vợ trẻ, lại có người thay Ô Sin phục vụ. Đã không phải trả tiền công, đêm đến lại có người xoa bóp, có phải là lưỡng tiện không? Nếu ưng, tôi sẽ giúp một tay. Thằng cha trưởng phòng nói xong, tợp một chén rượu, ngửa mặt, xoa tay cười phớ lớ.
    Sau buổi đó, chả biết anh với thằng cha Trưởng phòng ấy thì thầm những gì mà chuyện thành sự thật. Cứ như có bàn tay của Chúa trời sắp đặt. Hai tháng sau, anh Lợi cưới vợ. Cả cơ quan cùng bạn bè thân hữu được bữa say khướt cò bợ. Cưới xong rồi, chị Nguyệt không về tỉnh ở với chồng, mà nhận gần hai héc ta đất thầu nơi bờ sông của một người bà con nhượng lại. Khu đất khá đẹp, trên núi, dưới sông. Chiều xuống, từng đàn bìm bịp đuôi dài lượt thượt bay nối đuôi nhau sà xuống bờ lau sậy mọc kín bờ sông, kêu váng tai váng óc. Đêm xuống, trăng lên, không gian bềnh bồng như trong chuyện cổ tích. Anh Lợi đầu tư vốn dựng trang trại chăn nuôi, kết hợp trồng cây ăn quả. Chỉ mấy năm sau, kinh tế đã khá giả. Cuối tuần, anh Lợi cưỡi Đrem, phe phé về với vợ. Thi thoảng chủ nhật anh bận không về, chị Nguyệt lại nhảy xe buýt lên thăm chồng. Anh Lợi đưa vợ đến chơi, thăm bạn bè chiến hữu. Mấy lão bằng hoặc hơn tuổi anh mà vợ làm nghề nông, trông già cốc đế, thấy chị Nguyệt trẻ, vừa xinh, vú to, mông nở, dáng đi uyển chuyển như rồng phượng, cứ nhấp nháy nhau, nuốt nước dãi ừng ực.
    Ba năm sau, anh nhận sổ hưu. Anh bán căn nhà nhỏ ở cuối đường Quang Trung, được hơn tỷ, gói ghém tất cả vốn liếng cả đời nhon góp, về quê Ngoại ở với vợ. Hôm liên hoan chia tay, mọi người chúc anh cuối năm sinh cháu trai nối dõi sự nghiệp sưu tầm, bảo tồn vốn văn hóa dân gian...
    Từ ngày anh Lợi về hưu, vì bận công việc nên tôi cũng chưa có dịp nào ghé thăm anh chị. Năm sau, nhân chuyến đi khảo cứu văn hóa Mường Khô ở một huyện vùng cao, tôi tranh thủ ghé vào thăm anh, anh mới kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của chị Nguyệt. Anh bảo, chị ấy thương anh thực lòng. Anh bảo, ngày còn chiến đấu trong chiến trường, một lần anh bị thương nặng, có cô y sỹ tên là Thu Nguyệt, tận tình chăm sóc, hiến cho anh cả máu của cô ấy. Nhờ thế mà anh thoát chết. Sau rồi hai người yêu nhau. Một năm sau, khi xong chiến dịch, anh quay lại quân y viện tìm người yêu thì cô ấy đã hy sinh. Anh buuoonf tan nát. Xuất ngũ, biết sức khỏe và bệnh tật của mình không thể sinh con được, anh đã định không xây dựng gia đình với ai. Vì lấy nhau, chỉ làm khổ người ta. Tình cờ gặp chị, cũng có tên là Thu Nguyệt, anh nghĩ, có lẽ là do trời xe duyên, anh mới chấp nhận. Chị Thu Nguyệt bây giờ cũng rất tốt. Ngày trước người ta đồn chị léng phéng với thằng cha Phó phòng, là bậy bạ đó chú. Cái thằng Phó phòng ấycó ý định hay không thì không biết, chỉ biết mấy lần ngủ mơ, hắn cứ gọi tên Thu Nguyệt. Con mụ vợ thức, nghe thấy thế, nổi máu Hoạn Thư, mới nhờ người tìm kiếm thì phát hiện có cô gái xinh đẹp tên là Thu Nguyệt là nhân viên dưới trướng, công tác cùng Phòng với chồng mình. Mụ phát điên, phi đến tận nơi, thét gọi, con đĩ Thu Nguyệt giở thói trăng hoa kia, mày bỏ bùa bỏ bả gì mà chồng tao mê đắm đến nỗi đêm nào ngủ cũng gọi tên mày? Tao nằm với hắn mà hắn coi tao không bằng khúc gỗ mục? Trận huyết chiến xảy ra ngay tại cơ quan. Cô ấy cũng chả phải tay vừa, bị xúc phạm, cũng chống cự quyết liệt. Hai bên xô vào nhau, chả may mụ kia bị ngã, vập mặt vào góc bàn, một con mắt sáng quắc, đỏ như lửa lồi ra, phải đi bệnh viện cấp cứu. Kết quả, người ta phải móc con ngươi bị hỏng ấy đi, lắp con mắt giả vào. Thiên hạ tặng cho mụ cái tên mụ Khánh chột đến tận bây giờ. Công an huyện phải can thiệp, xét cú ngã là do con mụ kia tự trượt chân, chứ không phải cô ấy gây ra, được miễn truy cứu, nhưng phải chịu án kỷ luật bằng hình thức “ về địa phương, hưởng chế độ một lần”.
    Kinh tế anh chị mỗi ngày một khá giả, chị Nguyệt đã mua được xe ô tô bán tải chuyên chở vịt gà, hoa quả cho khách mua. Đời sống kinh tế đã quá đủ đầy mà chả biết làm sao, đã hơn hai năm trôi qua mà anh chị vẫn chưa có em bé. Chị Nguyệt mỗi ngày một gầy đi, còn anh Lợi thì người khô tóp lại như chú ve sầu. Nghĩ, tất cả là do mình, anh Lợi càng thương vợ.
    Lần ấy, nhân cơ quan tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, anh Lợi được mời dự. Anh em lại có dịp hàn huyên. Tối, tôi mời anh về phòng tôi ngủ. Đêm hôm ấy, cả hai anh em uống cà phê, rượu ngâm tắc kè của anh mang xuống gần sáng rồi mà chả ai chợp mắt. Đêm ấy anh Lợi có tâm sự với tôi, nói là anh chị có ý định du lịch một chuyến. Mùa này khí hậu chớm lạnh rồi, mà anh thì yếu, lại bị chứng viêm phổi mãn. Anh muốn tôi giúp anh đưa chị Nguyệt đi. Thì cứ coi như hai chị em cùng đi du lịch, có sao đâu? Tôi thì tính khí hay nể nả và tin người, thấy anh trần tình thế, trong hơi rượu lơ mơ, tôi gật đầu đồng ý. Sáng sau, tiễn anh ra xe buýt, anh ngoái lại nhìn tôi, vẻ trìu mến, luyến lưu rất đặc biệt, khiến tôi mủi lòng.
    Bẵng gần hai năm, tôi mới lên thăm anh chị. Chỉ có mấy năm thôi mà anh Lợi già đi trông thấy. Anh đi đứng đã chậm mà tay chân còn run lẩy bẩy. Chị Nguyệt thì vẫn trẻ, đi đứng nhanh nhẹn như con gái. Ngồi nói chuyện với nhau, anh bảo, bây giờ, vài tháng, cố lắm cũng chỉ được lần, chả bõ bèn gì với cô ấy. Nhiều đêm, sáng ra, nhìn vợ, anh chỉ cười bẽn lẽn như người mắc lỗi. Chị Nguyệt vẫn âm thầm chịu đựng, một lòng tận tâm với chồng, càng nghĩ anh càng thương vợ.
    - Chú bảo, đàn ông, khi mà “cái ấy” bất lực, coi như mất vợ. Tôi cứ nghĩ quẩn rồi đâm ra mất tự tin chú ạ. Bây giờ thì thôi hẳn rồi.
    Anh Lợi nhắc lại chuyện cũ và cái gật đầu của tôi. Anh bảo, người Quân tử đã hứa là phải làm. Tôi tin chú, chú đừng có thất hứa với tôi. Bây giờ đang là mùa thu, thời tiết thuận lợi, chú bố trí đi. Tiền thì anh chị không thiếu, chú muốn đi bao nhiêu ngày cũng được. Còn tôi ở nhà, muốn có thời gian thật yên tĩnh để chọn lựa, sắp xếp, cho nó hệ thống rồi chỉnh sửa các tư liệu quý để in thành sách. Chẳng lẽ cả đời đeo đuổi, sự nhiệp sưu tầm vốn văn hóa cổ, chết đi, chẳng để lại gì? Tôi đã tin anh, cứ tưởng đơn thuần là hai chị em cùng đi du ngoạn là tạo điều kiện cho anh hoàn thành công việc chứ có ngờ đâu...


    Tôi cố gỡ đôi tay của chị Nguyệt đang ôm riết lấy cổ tôi khỏi cái cơ thể hầm hập lửa tình của chị . Chị Nguyệt thở gấp, cứ lặp lặp lại một điệp khúc, giúp anh chị đi chú, giúp đi nào... nào. Chả hiểu sao, người tôi cứ lạnh băng, tịnh không có một cảm xúc nào. Chị Nguyệt ban đầu thì ngạc nhiên, sau rồi hình như lòng tự trọng bị đánh thức. Chị đã nhận ra, là tôi không hề có một cảm xúc nào với chị. Chị tự ái buông tay, đẩy tôi ra cửa, nói một câu cộc lốc, chú về đi, rồi tuyệt vọng, ôm đầu gục xuống gối khóc nức nở...
    Tôi trở về phòng, có cảm giác như mới ngoi lên từ từ dòng nước. Thì ra là thế. Cảm giác vừa thương anh Lợi, vừa tủi cho chị Nguyệt. Nhưng tôi không thể làm khác được. Anh chị ơi, hãy thông cảm cho em. Em không thể. Tôi thiếp đi trong cảm giác thật nặng nề. Tôi mơ thấy tôi đang ôm chặt chị Nguyệt, hai chân chị quẫy đạp giữa dòng sông bì bùm, nước bắn ra tung tóe, cùng lúc đó, vợ tôi đến, đứng trên cầu vẻ mặt hốt hoảng nhảy xuống cứu giúp. Cả hai người phụ nữ đều không biết bơi, cứ ôm lấy tôi rồi từ từ cùng chìm xuống. Tôi đang phân vân cứu ai giữa dòng nước chảy thì bị một con cá lớn đớp vào bắp chân đau nhói. Tôi cố vũng vẫy và bừng tỉnh dậy. Trời đã sáng bạch. Người tôi đầm đia mồ hôi.
    Mười lăm phút vệ sinh cá nhân xong, tôi sang phòng chị Nguyệt mời chị điểm tâm sáng. Tôi giật mình, căn phòng trống trơ. Không còn đồ tư trang. Chị Nguyệt đã ra đi từ lúc nào rồi? Linh tính báo cho tôi, có điều gì không lành đã xảy ra với chị Nguyệt.
    Tôi xuống Phòng lễ tân hỏi, người ta bảo chị Nguyệt đã trả phòng, một mình ra phố gọi tắc xi rời khỏi khách sạn từ nửa đêm qua...
    Tôi tái mặt. Làm sao mà chị ấy liều thế. Thân gái dặm trường. Nhỡ xảy ra việc gì thì sao? Tôi ăn nói thế nào với anh Lợi? Mà chị ấy đi đâu giữa đêm trường thanh vắng chứ? Anh ấy đã tin cẩn giao cho tôi cả tài sản, tính mạng vợ trong chuyến đi du lịch, vậy mà sự thể lại là như thế này.
    Tôi thực sự lo lắng nhưng không dám điện cho anh Lợi, chỉ thon thót chờ. Hai ngày sau, tôi nhận được điện thoại của anh Lợi bảo, chị Nguyệt đã về đến nhà an toàn, cám ơn tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tôi thở phào nhẹ nhõm và cũng quên thắc mắc khi chị Nguyệt rời khách sạn đêm hôm ấy mà hai ngày sau mới về đến nhà. Hơn tháng sau, anh Lợi điện báo tin mừng cho tôi là chị Nguyệt đã có thai, bảo, mời chú lên chơi, cùng ăn mừng với anh chị. Tôi giật mình, sao chị ấy lại có thai được nhỉ?
    Tôi không muốn lên. Tôi ngại gặp lại chị Nguyệt và cả anh Lợi. Tôi có cảm giác là từ ngày đó, tình cảm giữa tôi với anh chị chẳng còn trong sáng nữa. Một năm sau đó thì chị Nguyệt sinh cháu trai. Tôi không lên mà chỉ gửi quà cho cháu và lời chúc mừng anh chị.
    Bốn năm sau, anh Lợi lâm bệnh trong, bị ung thư phổi. Anh điện bảo muốn gặp tôi trước khi giã biệt cói đời này. Anh còn bảo, nếu chú không lên, anh sẽ không nhắm mắt. Tình thế này thì không thể từ chối. Tôi phải lên. Khi tôi lên thì anh Lợi đã yếu lắm rồi, nhưng giọng nói vẫn còn mạch lạc và đầu óc anh vẫn tỉnh táo. Tôi ngồi xuống giường anh, nắm bàn tay gầy guộc, chỉ còn gân với xương. Anh bảo tôi đỡ anh dậy, lưng tựa vào gối, trong hố mắt sâu trũng hoáy, đôi mắt anh thoáng chút ánh sang nhấp nháy, hóm hĩnh. Mặt anh phút chốc hồng trở lại nhưng hơi thở rất yếu.
    - Chú Thành! Cuộc đời may mắn cho anh gặp chú. Anh coi chú như em trai của anh ngay từ ngày mới gặp nhau. Anh rất biết ơn chú lần chú đưa chị đi du lịch và đã cho anh chị một đứa con. Anh đặt tên nó là thằng Đạt. Nó mang dòng máu của chú. Anh chỉ nhờ chú, danh nghĩa là cha đỡ đầu, chú định hướng cho tương lai của nó giúp anh. Dưới ba tấc đất kia, anh luôn theo dõi và phù hộ cho hai chú cháu.
    Ôi trời ơi! Sao lại thế được? Thì ra bấy nay anh vẫn tin là chị Nguyệt có mang với tôi ? Tôi choáng váng một lúc như có ai đập dùi cui và đầu, rồi mới ôm lấy anh Lợi:
    - Anh đã hiểu lầm em rồi. Em thề có trời cao chứng giám là em không làm cái việc trái lương tâm và đạo lý ấy. Cháu Đạt không phải là con em đâu anh ơi.
    Anh Lơi bật dậy như bị ai đó quất roi rất mạnh vào vào sống lưng.
    - Thế thì nó là con thằng nào? Anh muốn gầm lên nhưng vì yếu quá nên chỉ thấy người anh run lên cùng với tiếng nấc nghẹn ngào. Chẳng lẽ cô ấy lừa tôi sao?
    Ngay lúc ấy, chị Nguyệt đã về từ lúc nào. Biết là hai người sẽ có một câu chuyện nên nấp sau cánh cửa nghe hết. Chị Nguyệt run rẩy bước ra, quỳ chân xuống nền gạch, ôm lấy anh Lợi.
    - Mình ơi! Em đã nghe hết câu chuyện giữa mình với chú Thành rồi. Em xin mình hãy bình tĩnh để em kể lại đuôi đầu. Mình hãy thương lấy bản thân mình trước, còn em thì có chịu trăm nhát dao chém, em cũng đành lòng. Chú Thành ơi! Chú là người bạn tốt nhất của gia đình chúng tôi. Tôi trăm lần xin lỗi chú. Trong việc này, tôi không có lỗi và chú cũng không có lỗi. Đêm ấy, ở khách sạn bị chú từ chối thẳng thừng, tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, vừa thất vọng vừa tủi phận mình. Trời ơi! Cũng phận đàn bà, sao người ta tuổi ấy đã con trẻ ríu ran gọi mẹ mà tôi chỉ thèm khát một mụn con mà cũng không có. Tôi có làm điều gì ác độc đâu mà sao ông trời quá phủ phàng?
    Khi tôi xuống tầng trệt, trả chìa khóa phòng, tôi lao ra đường như một người mất trí. Tôi gọi tắc xi, bảo chú tài xế đưa tôi đến địa chỉ một người bà con ở Hà Nội. Không ngờ thằng tài xế khốn nạn ấy, nó đưa tôi ra bãi tha ma, gọi thêm hai thằng nữa đến khống chế rồi thay nhau hãm hiếp tôi. Mình ơi, chú Thành ơi. Gần sáng thì em tỉnh dậy. May mà chúng còn để lại một ít tiền, em tự mình ra đường gọi xe về nhà nghỉ, đợi hồi phục, em mới dám trở về nhà. Em đã định đi báo công an, nhưng linh tính của người đàn bà mách bảo, em đã có thai trong đêm hôm ấy. Bố thằng Đạt là ai trong ba đứa đó, em cũng không biết. Mình ơi, mình hãy giết chết em đi. Chú Thành ơi! Giá đêm đó, chú không từ chối thì làm chi xảy ra chuyện? Trời ơi là trời! Giờ thì tôi biết làm sao đây?
    Cả ba chúng tôi đều im lặng. Không khí thật nặng nề. Tự nhiên anh Lợi ngồi thẳng dậy như không bị bệnh tật gì. Anh giơ đôi bàn tay yếu ớt ôm lấy đầu chị Nguyệt, xoa đi xoa lại mái tóc còn đen nhánh mà có cảm giác như nó đang héo hon, bạc dần dưới hai bàn tay anh.
    - Thôi mình đừng khóc nữa. Sự thể đã như thế rồi. Chỉ xin hai chị em là đừng bao giờ tiết lộ cho thằng Đạt biết, sẽ tổn thương nó. Thôi thì dù là dòng máu của ai, nó vẫn là một con người, là đứa trẻ ngoan nếu được dạy dỗ tốt. Chú Thành! Cả hai chị em đều không có lỗi. Lỗi là lỗi của tôi. Lỗi của một thằng đàn ông cựu binh suy nhược và bệnh tật. Trời ơi là trời! Một đêm phải chịu cảnh ba thằng đàn ông hãm hiếp. Mình ơi! Xin mình hãy tha thứ cho tôi. Chỉ vì muốn có một đứa con mà tôi nỡ để vợ phải chịu cảnh ô nhục...
    Tôi bảo chị Nguyệt, bây giờ làm đơn tố cáo hai tên bất nhân ấy vẫn không muộn. Cơ quan công an sẽ phục hồi Điều tra và sẽ tóm cổ bọn chúng vì chị vẫn còn nhớ biển số xe. Chỉ cần giám định ADN, đứa nào trùng với GEN của thằng Đạt, là đủ chứng cứ buộc tội cả lũ chúng nó.
    Nghe tôi nói thế, anh Lợi vừa rên vừa lắc lắc cái đầu và khuôn mặt tái nhợt trong nỗi đau khổ tột cùng.
    - Không được đâu chú Thành ơi! Bắt được ba thằng ấy thì dễ, nhưng rồi số phận cháu Đạt của chú sẽ sao đây? Nó sẽ bị ám ảnh suốt đời vì một người cha phạm tội. Chắc chắn nó sẽ rời bỏ vợ chồng tôi khi có dịp, rồi sống lang thang vô định. Trừng trị chúng, nhưng lại tổn hại cả đời một đứa trẻ.
    Tự dưng cả tôi và chị Nguyệt đều nín lặng và cùng giang tay ôm lấy anh Lợi. Ôi anh Lợi ơi! Tôi thực sự kính phục trái tim nhân hậu của một người lính chiến như anh, từng ôm súng, không tiếc máu xương bảo về đất nước, vẫn đáu đáu niềm thương con người cho đến phút chót, mặc dù danh dự và thân thể bị tổn thương nặng nề. Cả ba chúng tôi cứ ôm lấy nhau cho đến lúc chị Nguyệt phải ra Nhà mẫu giáo đón thằng cháu Đạt. Một tháng sau đó, anh Lợi trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay yêu thương của người vợ trẻ. Hôm đưa tang anh, tôi thay mặt đơn vị Phòng cũ lên phúng viếng và tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhìn thằng cu Đạt nhỏ tí, chít vành khăn tang trắng, tay cầm cây gậy nhỏ như cái que, cùng mẹ đứng bên linh cữu bố, vái lạy cảm tạ những người đồng chí, đồng đội cũ đến dâng hương, mà không cầm nổi nước mắt...

    Bây giờ tôi cũng đã về hưu và thằng Đạt đang học năm thứ hai Đại học Y Hà Nội. Cơ ngơi của anh chị càng ngày càng phát triển. Hôm tôi lên chơi, chị Nguyệt đưa tôi ra tham quan khu trang trại mới vừa mở rộng thêm ra phía bờ sông. Giờ tôi mới nhận thấy ưu thế của vùng đất này. Một mặt giáp sông, còn mặt kia tiếp sát chân dãy núi đá , có cả một cái hang rộng, đủ chứa mấy trăm người . Thời thuộc Pháp, hang này đã từng là nơi ẩn nấp của các nghĩa binh. Có thể nói nơi đây là vùng “tiểu khi hậu” vì có dòng không khí đối lưu được tạo ra bởi sự chênh lệch khí áp tự nhiên bên sông, bên núi. Không khí mát rười rượi như lắp điều hòa nhiệt độ. Chị Nguyệt bảo tôi, đợi cho thằng Đạt học xong, có bằng Bác sỹ, chị sẽ xây dựng nơi đây thành khu dưỡng lão. Cháu Đạt sẽ là Giám đốc. Đó là một ý tưởng hay - Tôi nghĩ bụng.
    Đi qua mấy người phụ nữ làm việc trong trang trại, họ cứ tò mò nhìn tôi, vì tưởng tôi là cán bộ cấp cao từ trên tỉnh xuống vì trông mái tóc của tôi đã bạc trắng giống như một vị Giáo sư. Cũng có thể, vài năm nữa, tôi sẽ lên ở với cháu Đạt, vì khi ấy, tôi cũng đã già rồi, cũng phải lo cho mình có một chốn nghỉ ngơi khi tuổi mãn chiều xế bóng. Biết đâu?

    SuuTam
Working...
X