Sao đứng bên cửa sổ. Một bên là bức rèm xanh lá cây. Tóc Sao đổ xuống vai, buông thả. Cô đứng lặng phắc, hình như nín cả thở. Không phải là hít không gian một buổi chiều gió chuyển mùa mà nghe gió về tiếng lá cây cụng cựa, cái lá nào già thì chuẩn bị rơi. Phía đằng đông ngôi nhà, thỉnh thoảng có tiếng khóc nỉ non, câu được câu mất, giống như lời than vãn của một kẻ buồn ngủ, lên xuống như nước thuỷ triều. Mùi hương trầm đặc vón vén, đùn đùn từ trong nhà ra để lấp đi mùi tử khí. Người chết nằm đó đã ba ngày. Để đợi những người thân về mang trả lại cho đất.
Phía đằng tây, khói cũng bốc mù mịt. Lại là khói, nhưng không phải là khói hương mà là khói nướng chả. Đời người, hình như ai cũng có một cái thú riêng. Thú kiếm tiền. Thú tiêu tiền. Thú ăn ngon. Thú mặc đẹp. Thú nói xấu sau lưng người khác. Thú thọc gậy bánh xe… Hàng xóm của Sao là gia đình sáu người, hai vợ chồng và bốn đứa con có cái thú ăn thịt chả nướng. Sáng ra, mỗi người một ngả toé đi tìm kế sinh nhai. Những đứa trẻ đi học. Tối về, quần tụ quanh mâm cơm chung thân chả nướng. Nhiều khi khói cuốn lên trời đến mù mịt cả phố. Ngày nào họ cũng ăn bún chả nhưng dáng điệu sung sướng chờ mong như thể mới ăn lần đầu vậy. Một ít thịt dọi ế của chợ chiều, lại chợ ngày hè nên miếng thịt cứ xanh và mềm ướt đi. Họ tẩm ngũ vị hương, húng lìu và đủ mọi gia vị nên hương nó quyến rũ lắm. Ai biết đấy là đâu. Bún chả là món ăn vừa bình dân, vừa quý tộc. Sáu người châu đầu vào cái mâm, một rổ rau sống, hôm thì rổ bún, hôm thì nồi cơm, ăn húp xì xoạp. Người vợ thường ngồi ở giữa, lúc gắp cho con trai miếng mỡ, con gái miếng dính tí nạc, chan cho chồng ít nước mắm. Hiếm khi thấy người vợ ăn thịt, chỉ chan nước mắm là lùa được mấy bát. Sao không hiểu cái gì làm họ có thể ăn ngon miệng đến thế?
Trước mắt, cách một khoảng sân là nhà của mấy anh em trai. Họ chuyển về đây được gần tháng. Nghe nói, năm anh em có một ngôi nhà to, cũ kĩ bao đời của ông bà cha mẹ để lại, ở mặt phố chính. Bố mẹ họ ở bên Pháp và đang làm thủ tục bảo lãnh cho các con cháu sang. Họ bán phéng đi, trích một ít tiền mua căn nhà này. Hà Nội bây giờ rồ lên phong trào xây khách sạn mini, văn phòng đại diện theo tiêu chuẩn quốc tế cho người nước ngoài thuê nên ngôi nhà bán được trăm cây, chia năm mỗi người giữ hai mươi cây. Trừ tiền mua chung căn nhà này, còn của từng người là mười mấy cây, chờ ngày có giấy đi Pháp. Họ dọn về đây, hôm trước hôm sau như lột xác. Mỗi người một cái xích bằng vàng một cây ở tay. Dây chuyền một cây ở cổ, đồng hồ nửa cây ở tay, kính của Mỹ và ngang lưng một bao đeo. Từ đầu đến chân là toàn đồ xịn! Quần quả bom, áo xiu Nhật và nước hoa thơm nồng nàn. Mỗi gia đình một hai chiếc xe máy bóng như gương, phóng bạt phố. Nghe nói, hôm họp chia tiền, họ chi mất một triệu để thuốc nước. Họ sắp rũ bỏ cái tên người Việt Nam, để trở thành người ngoại quốc.
Gió cuốn khói bay lởn vởn trong không gian. Dưới đường lá khô chạy lào xào. Sao thảng thốt nhận ra là ngày lại sắp qua đi. Mùi thịt nướng chả lâu nay như một thứ đồng hồ tự động. Nhiều nhà thấy khói lên là đi gọi con cái ở các ngõ ngách về tắm rửa. Có nhà đi vo gạo thổi cơm. Có đôi vợ chồng già đóng cửa đi dạo phố hóng gió chiều. Mùi nướng chả gợi cho dân xóm quanh quẩn một cảm giác là họ đang cùng nhau tống tiễn một ngày, nhãng đi một cái là qua tháng, lâu lâu hơn tí nữa hết một năm và chớp mắt vài cái hết một đời người.
Hai cái mùi: Thịt nướng và trầm hương đang quật nhau túi bụi để giành phần thắng. Cuối cùng, mùi thịt nướng đã thắng vì nó được sự hỗ trợ của người đàn bà sáu mươi tám cân thịt đang ra sức dùng hai cánh tay quạt túi bụi, cộng với mỡ thịt gặp phải lửa thì bén lắm.
Người đàn bà nằm trong cỗ áo quan nghi ngút khói hương kia năm nay bốn mươi hai tuổi. Bà có hai đứa con, lớn cả rồi. Cách đây sáu năm, bà bỏ chồng theo một chàng trai kém gần chục tuổi dọn về đây sống. Chồng cũ nuôi con. Ít sau, chồng cũ đi nước ngoài, hai đứa con phiêu dạt đến khi mẹ chết cũng không biết mà về. Thấy bảo, người đàn bà này uống rượu và hút thuốc nhiều, lại cuồng nhiệt nữa. Bà ấy đẹp lắm, mắt nhìn ai người ấy chỉ ngẩn ngơ, cái khoé miệng như dấu phẩy, duyên dáng cả khi đi ngủ. Lấy chồng mới được ba năm thì chàng trai đó ngoại tình với một con bé mười tám, người đàn bà đau khổ, sinh bệnh rồi thành ung thư tuỵ và chết. Sao còn nhớ. Ngày về đây, bỗng Sao nhìn thấy người đàn bà đó. Bà ta đang khoẻ mạnh, tóc cặp cao, mặc bộ váy đen, hai cánh tay hở ra trắng nõn đứng tưới những chậu hoa. Sao ngơ ngẩn như thể ngắm một bức tranh nghệ thuật.
Sao như hoá đá. Thỉnh thoảng có gió lộng cuốn tung rèm cửa đập nhẹ vào người Sao, cô rùng mình. Những cơn gió quí hiếm trong một mùa hè. Xa xa, sau màng mây ghi sẫm, trăng đầu tháng nhạt thếch như có như không.
Hết rồi. Tất cả thế là hết. Cách đây mười lăm phút, Sao đã đập tan chiếc máy điện thoại. Ba ngày trước, bỗng nhiên Sao thấy hụt hẫng một cách vô cớ, lòng dạ hoang vắng, nhạt thếch. Mùi bún chả nướng từ hàng xóm bay sang nhắc cho Sao thấy đã qua một ngày. Sao mới chợt nhận ra ngày hôm nay cái điện thoại im phăng phắt như thể bị đứt dây hoặc là không tồn tại trong ngôi nhà này. Mới hôm qua, và dài đằng đẵng những năm trước đó, nó liên tục kêu réo như một con dê bị đói triền miên. Bảy giờ sáng, đã reng reng, mười hai giờ đêm cũng còn reng reng. "A lô, em đấy à, anh đón em đi ăn sáng nhé". "A lô, Sao ơi, cái lão Thanh cơ quan tao cứ dứt khoát bắt tao đón mày đến dự sinh nhật lão tối nay. Mày vì tao mà đến nhé, tao đang nhờ lão một việc". "A lô, trưa nay em đi ăn cơm với tôi nhé, tôi cần em". "A lô, chiều nay lên hồ Tây bơi thuyền được không cô bạn nhỏ?". "A lô… chúc em bé của anh ngủ ngon". "Em là của anh hồi nào vậy?". "Bây giờ thì chưa nhưng sắp". Cười. A lô, A lô, A lô. "Vào mùa sen rồi, hoa thì chưa có nhiều, mới chỉ có những ống nụ đen đen thôi nhưng chiều nay anh sẽ lên Phủ Tây Hồ mua cho em một bó nhé, thơm tuyệt vời"… A lô…
Thế rồi. Bỗng dưng. Im bặt. Sao đến bên cái gương và nhìn thấy hình mình trong đó. Mí mắt sụp sụp, dưới mắt mòng mọng sưng, hai vành môi đã bắt đầu đen và lỗ chân lông trên mặt to ra như những đầu tăm. Bên ngoài khung cửa, gió đưa mùi nướng chả bay quấn quýt. Sao thì thầm: một hai ba… nếu đến ngày kia mà không có ai gọi cho mình, có nghĩa là mình không còn tồn tại nữa. Mình sẽ đập tan nó ra. Một tia hy vọng hé lên. Hay là điện thoại hỏng? Sao nhấc vội lên, cầu mong nó im thin thít để chứng tỏ tại máy chứ không phải tại người. Trong máy, tiếng tút dài, rành mạch chứng tỏ sự hiện diện vừa rõ ràng vừa trung thành của cái điện thoại có ở đấy bao nhiêu đời rồi. Sao quay số. "Nhà Hàn đấy phải không?". "Hàn đi vắng rồi, nhắn gì không?". "Không ạ. Cảm ơn. Xin chào". "Không dám". Lại tút dài.
Ngày thứ hai. Sao quanh quẩn trong bốn bức tường và dọn dẹp lặt vặt. Cơ quan đi nghỉ mát bốn ngày ở Bãi Cháy, chỉ mình Sao ở nhà. Nghỉ mát ư? Đi với ai khi người nào Sao mời cũng có những lý do rất chính đáng để mà từ chối dưới một bộ mặt tiếc thương vì không đi với Sao được chuyến này. Biển thì lúc nào cũng thế, chỉ đẹp và tình khi có tri âm. Chẳng lẽ một người đàn bà ba mươi tám tuổi, xinh đẹp chưa chồng lại đi biển một mình bằng cái xác rỗng tuếch, còn tinh thần thì ở lại nhà rối như một mớ bòng bong. Cuộc tình đầu tiên năm lớp mười một, chàng trai đưa Sao đến sinh nhật một người bạn. Sau khi nhẩy cùng Sao một bài, chàng trai mời luôn cô bạn xấu nhất trong đám đang nép vào một góc vì tủi thân ra đi một bài xì lô. Sao dỗi, chàng bảo: "Anh yêu em nhưng anh thương cô ấy lắm. Người ta bị mặc cảm là người thừa nên anh an ủi cô ấy, họ đồng loại với mình, mắc mớ gì mình xa lánh". Sao không nghe, họ cãi nhau và chia tay vì Sao hiếu thắng.
Bốn tháng sau. Lại một cuộc tình khác. Sao lao vào với quyết tâm: trả thù chàng trai đầu tiên cho biết mặt. Yêu đương, hồi hộp, dạo chơi, mút kem và nhấm ô mai. Cãi nhau. Làm lành. Cãi nhau. Bỏ nhau.
Sau mỗi lần chia tay với người yêu. Sao lại một lần ngẩng cao đầu thách đố. Năm năm đại học Vật lý qua đi, cô chỉ luôn nhìn thẳng không chớp mắt. Rồi lại yêu, lại hồi hộp, lại giận hờn. Cuộc tình nào mà chả có bắt đầu và kết thúc như nhau. Cứ tưởng là vĩnh viễn, là duy nhất nhưng cuối cùng, phù phiếm cả. Người đàn ông đó, một đêm đông lạnh buốt đèo Sao về, anh sung sướng hạt bạt tiếng gió: "Giai nhân ơi, xin em chớ buồn, người yêu em đẹp lắm, người yêu em tuyệt lắm"… Sao cấu vào sườn anh: "Không làm giai nhân đâu. Đời giai nhân bạc lắm. Ứ thích giai nhân"… Anh cười, dừng xe quay lại hôn lên tóc Sao: "Thôi vậy, không làm giai nhân thì thôi, làm vợ, vợ anh được không?"
Rồi cũng qua đi. Yêu đương. Giận hờn. Tự ái. Tự trọng của tuổi trẻ là sự hiếu thắng. Sao thề: "Em sẽ ở vậy suốt đời, chỉ lấy chồng khi nào anh lấy vợ mà thôi". Chàng trai van vỉ: "Tha lỗi cho anh, anh phải đèo mẹ về quê nên sai hẹn em. Lúc về, chị nhờ mua hộ mấy bao xi măng, chẳng nhẽ anh mình đi vắng, có mình chị dâu lại không giúp. Tội nghiệp chị ấy. Sao lừ mắt: "Thế còn ai tội nghiệp tôi?". "Anh giúp đỡ những người trong gia đình, mai kia đấy là mẹ, là chị em chứ có phải vớ vẩn ngoài đường đâu?". Sao dửng dưng: "Ừ thì tôi đi đường tôi, để anh còn về cùng mẹ và chị dâu suốt đời". Họ không gặp nhau nữa vì ai cũng thừa lòng tự trọng, thiếu tính vị tha.
Đừng một cái, hai mươi ngày sau, Sao hiện ra ở nhà chàng trai: "Em có con rồi, vừa đi thử ếch về". Chàng trai đang cầm cái xẻng trộn vữa cho nhà ông anh, thả rơi xuống đất, vồ lấy Sao: "Thật không? Chắc không? Thế thì anh bàn với bố mẹ xin cưới em ngay. Trời đất ơi, tuyệt quá, thế là anh có quyền vênh với mấy thằng bạn thổ tả rồi, bọn nó cứ bảo mặt anh không có râu là anh không có con. Thế mà anh cứ tưởng là mất em mãi mãi, cô bé ngang ngạnh của anh. Bây giờ thì anh được cả trâu lẫn nghé".
Sao lặng người, nói nhỏ: "Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì. Mai, anh xin giấy chứng nhận cơ quan anh, khai tên chị tôi trong hộ tịch của tôi, tôi sẽ đi phá".
Tất cả vỡ vụn trước mắt chàng trai. Nước mắt chàng ứa ra, môi run rẩy: "Sao ơi, chẳng nhẽ em không hiểu anh yêu em đến thế nào sao? chẳng lẽ vì những chuyện cỏn con mà em nỡ giết đứa con của chúng mình sao? Anh sẽ nuôi con, sẽ làm hết, miễn là em đẻ nó ra thôi, chỉ cần em đẻ thôi. Anh là con một, bố mẹ anh mong có ngày được bế cháu nội lắm, em sẽ đem hạnh phúc đến cho anh và mọi người. Anh xin em. Chẳng lẽ cái mặt anh khốn nạn lắm hay sao mà em thù anh lâu thế, yêu thì phải biết tha thức chứ?"
Sao ngoảnh đi cười nhạt: "Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si? Con à, con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh, rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy à? Mai tôi dứt khoát phá, đã biếu quà bác sĩ rồi, nhớ khai tên chị gái tôi chớ dùng tên tôi đấy".
Sau đó, họ không bao giờ gặp nhau nữa. Chàng trai, sau khi chăm sóc Sao chu đáo như một người chồng đích thực đã ra đi để lại cho cô một số tiền bồi dưỡng và gọi cô là ác phụ.
Ngày tháng qua đi, Sao vẫn sáng lấp lánh giữa những người xung quanh. Cô ra ở riêng vì thích tự do. Giờ người ta ăn thì cô ngủ, giờ người ta ngủ thì cô chơi, người ta nghỉ ngơi thì cô làm việc. Căn nhà nhỏ bé không có gường, chỉ có một cái đệm, một chiếc tủ ngăn dưới đựng quần áo, ngăn trên bày những chai rượu Tây, và một bát hương quanh năm nghi ngút khói. Một cái điện thoại đổ chuông suốt ngày đến toát mồ hôi.
Ngày thứ hai trôi qua. Im lặng. Mùi thịt nướng đến giờ lượn qua khung cửa, ban đầu thì lãng đãng, sau đậm dần lên. Hôm nay chắc dư dật tiền nên mua thịt nạc, khói đặc và khét khô chứ không nồng nàn ngào ngạt như hôm trước. Sao giật mình vì biết lại một ngày qua đi đến nơi rồi. Sao không ai đến, cũng không ai gọi điện như thể một cơn lốc đã cuốn đi hết và thả họ xuống một vùng khác? Thỉnh thoảng, ký ức lại dội về bởi người đàn ông không râu nhưng lại rất dễ có con, đứa con không thành duy nhất của Sao ngày đó. Thật là ngu xuẩn khi thách đố đàn ông. Việc gì phải tinh tướng với họ cơ chứ? Bây giờ thì Sao hiểu là mọi sự không như Sao nghĩ và mong muốn. Sao tưởng người ta sẽ đau đớn dằn vặt suốt cuộc đời, sẽ chỉ có bóng hình cô trong tim… Nhưng không, hơn một năm sau, anh ta lấy vợ, loáng cái đã thấy một tay dắt, một tay bế những đứa trẻ con, vì anh ta là người thích có nhiều con. Còn Sao chợt sững người và hiểu rằng, mình yêu người ta hơn người ta yêu mình. Đời người đàn bà thường ngắn hơn đời người đàn ông mặc dù tuổi thọ thì lại nhiều hơn. Đó là một nghịch lý. Đàn ông sáu mươi tuổi còn có tình yêu, đàn bà thì hiếm hoi lắm. Mẹ bảo, ngày Sao dọn ra ở riêng: "Mỗi một người con gái là một bông hoa. Trong rừng hoa, có bông đẹp bông xấu. Bông nở sớm. Bông nở muộn. Điều đó không quan trọng bằng loại hoa gì để lại trái cho đời". Sao cười, mẹ ơi, bây giờ có phải là thời mẹ đâu mà mẹ ví von như thế.
Ngày thứ ba. Có là rồ mới đi thách đố thời gian. Cái điện thoại vẫn im thin thít như dỗi hờn. Cánh cửa không tiếng gõ. Những bậc cầu thang gỗ không tiếng chân người. Hay là họ bận? Nhà ông Y. Số điện thoại đầu 3… "A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi, anh Y có nhà không ạ". "Anh ấy đi rồi, đêm hôm qua anh ấy về khuya lắm chị ạ, sáng sớm đã thấy dắt xe đi, chị nhắn gì không?". "Không, tôi không nhắn gì cả."… "A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi anh V có ở phòng hôm nay không ạ?". "Cô ở đâu đấy, cả phòng ấy đi nghỉ mát từ hôm qua rồi". "Họ nghỉ ở đâu ạ?". "Bãi Cháy"… Trời ơi, nghỉ đúng ở Bãi Cháy, cái nơi mà mình từ chối không đi vì nghĩ rằng người ấy ở nhà… Hoá ra là mình ở nhà còn người ấy đi, cũng như cái kẻ mà mình tưởng nó sẽ phải thương nhớ mình suốt đời thì nó lại lấy vợ và đẻ một lũ con, còn mình thì vẫn chờ để trả thù. "A lô… Hải đấy à?". "Không, thằng Hải nó đi vắng rồi, em là ai đấy có cần gửi cho nó mấy cái "hòm" không, anh chuyển hộ". "Không, không gửi gì cả, cám ơn anh…".
Loang trong không khí mùi chả nướng. Sắp qua ngày thứ ba. Thỉnh thoảng, mùi khói hương thừa cơ lẻn vào giữa đám hơi thịt nướng, thơm đến tội nghiệp. Nó giống như một đoàn lực điền to béo hùng hổ đi cuốc đất. Thỉnh thoảng có một chú thư sinh chui vào luồn lách rồi chạy thoát thân. Thôi, thử một lần cuối cùng. Sao quay số 17. Tít. "Kính chào quý vị. Hôm nay, ngày 26 tháng tám năm một nghìn chín trăm chín mươi ba. Tít. Bây giờ là mười tám giờ ba phút mười bẩy giây".
Choảng. Dây đứt và cái điện thoại văng ra, vỡ một góc.
Sao đến bên cửa sổ. Ngôi nhà của mấy anh em trai đang có tiếng chửi nhau. Tiếng đồ đạc vỡ. Tiếng la hét và tiếng trẻ con thét lên. Những tiếng chửi tục tữu và bẩn thỉu văng toé loe. Sao nghe người ta kể là ông bố bà mẹ của năm cậu con trai đó bỗng dưng nhớ quê hương da diết. Họ bảo, có tiền về quê mình vẫn sướng hơn. Họ lại già rồi, ăn là mấy, ngủ là mấy đâu mà cần ở những bên Pháp. Ở đó, không bạn bè lối xóm thân quen, không thích những phong tục tập quán xa lạ, cái gì cũng đắt đỏ tốn kém trong khi cũng cái tiền đó ở quê nhà sống như đế vương. Cóc chết ba năm quay đầu về núi. Họ gửi thư và đánh điện về báo các con ra đón bố mẹ ở sân bay thay vào việc các con phải vất vả chu du xứ người. Tiếng thì không biết, nghề nghiệp cũng không. Ăn làm sao nói làm sao giữa một cộng đồng khác? Thế là sau một thời gian ngắn, một trăm cây vàng tiêu gần hết vào các loại đồ xịn, từ cái máy đánh lửa đến chiếc khăn mùi xoa, dôi giầy dưới chân lẫn cái kẹp tóc. Các cháu thì nghỉ học trường ta, chuẩn bị sang nhập trường Tây. Năm bà dâu như năm bà hoàng, năm ông con trai như năm giám đốc văn phòng đại diện của các hãng kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam, bỗng chợt thấy chật chội, bức bối trong căn phòng ba mươi bốn mét vuông, chứa mười tám người, và chuẩn bị đón thêm hai ông bà già nữa về, thành hai mươi.
Có tiếng đấm cửa. Sao sững người, ngoảnh phắt ra nghe ngóng xem có thực ai gõ cửa nhà mình không. Lại tiếng đấm, lần này mạnh hơn. Ai nhỉ? Ai đến với tôi lúc này nhỉ? Tiếng gõ lạ quá, hình như chưa có bao giờ. Trời ơi, Sao run rẩy. Tôi thề, tôi thề sẽ yêu người gõ cửa này. Và sẽ lấy người đó làm chồng, bằng mọi cách. Tôi cô đơn quá rồi. Tôi chẳng cần gì nữa ngoài việc phải có ngay một gia đình. Tim Sao rung loạn xạ trong ngực như muốn bắn tung ra ngoài. Mình sẽ ôm người ấy, sẽ giữ người ấy cho mình. Mình sẽ không để tuột đi nữa, dù là ai. Cửa mở. Sao giật mình lùi trở lại, người như vỡ ra. Một người đàn ông gầy nhách bẩn thỉu, trong bộ quần áo caki từ những năm bảy, tám mươi vá víu chằng chịt đang gắng gượng đỡ cái đầu quá cỡ, đôi mắt sùi ngầu, đôi môi nhệch nhạt đầy vẻ quái đản nhìn Sao. Ông ta chìa một bàn tay to bè, ngắn chủn đầy bùn đất tanh lòm về phía Sao: Thanh toán tiền. Sao tức giận, máu trong người cô sôi lên, cô cũng không hiểu sao bổng nhiên cô giận thế: "Tiền gì?". "Tiền thông cống và chọc hố xí bị tắc, cô quên à? Tôi đã phải dí mặt vào chỗ đó bốn tiếng. Ai đã tọng cả một cái quần bò và nắm rẻ rách". "Bao nhiêu". Người Sao bỗng chùng xuống như thể sắp đứt hơi. "Ba chục nghìn, không đắt đâu, nếu đi chỗ khác, còn được hơn". "Tiền đây, không thiếu đâu, chỉ có thừa thôi. Và ông đi đi". Nước mắt tràn ra đầy mặt Sao. Cô sập cửa lại. Người đàn ông làu bàu câu gì đó bằng một cái giọng rãi rớt và cắm cúi đếm tiền. Ông xếp nó thành từng chục, vuốt ngay ngắn phẳng phiu đầy vẻ kính cẩn rồi bỏ vào túi áo. Cái mùi rượu rẻ tiền lẫn trong mùi cống rãnh tanh tưởi thối tha còn lẩn quẩn mãi ở cửa mà không bay đi, dù người đàn ông đã đi từ lâu.
Sao nằm vật xuống đệm, nức lên. Khốn nạn thế. Sao người mỗi ngày một đông như kiến thế mà tôi thì cô đơn thế này? Ai đến với tôi bây giờ. Chẳng lẽ, cuộc đời của tôi, một người đàn bà ba mươi tám tuổi cứ thế này sao? Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết. Bên ngoài cánh cửa kia, có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ, cũng không biết nữa. Cái thời mà mình được chọn lựa qua rồi ư?
Lại có tiếng gõ cửa. Ban đầu gõ nhè nhẹ, lúc sau to dần lên như tiếng đấm. Một âm thanh mỏng mảnh yếu ớt cố làm ra sức mạnh. Những người đàn ông đến rồi đi khỏi nhà này không có tiếng gõ ấy. Lần này thì Sao cẩn thận hơn và ít ra sai lầm cũng mới xảy ra, đã lâu gì để kịp quên. Sao ngó qua khe cửa. Không một bóng người, nhưng tiếng gõ vẫn vang lên. Có nghĩa là ai đó đang trêu mình. Mà trêu được có nghĩa không phải loại móc cống. Chúa ơi, xin hãy ban phước cho đứa con khốn khổ của Người, hãy đem chàng đến cho con, con xin Người… Con sẽ đi ra đường cùng anh ấy. Sẽ tắm mình trong những cơn gió hiếm hoi của ngày hè, sẽ yêu anh ấy, chung thuỷ với anh ấy. Sẽ chỉ tha thứ, chỉ đắp xây hạnh phúc dù muộn màng, dù anh ấy sẽ có những tật xấu. Sẽ không giận hờn, không phá phách và ích kỷ nữa. Con thề. Con xin thề. Sao vùng đến bên góc đệm, vớ lấy thỏi son tô mạnh lên môi, hai tay xới lại mái tóc rối bù và thoa ít phấn hồng lên má và mở cửa.
Một con bé con. Con của nhà hàng xóm chung thân ăn chả nướng. Sao sững lại, người lạnh buốt. "Cô ơi, tổ mình cùng đi viếng đám ma bác X. Mẹ cháu bảo cháu sang mời cô đi cùng đoàn. Mỗi người góp năm nghìn phúng và năm trăm tiền hương, cả thảy là năm nghìn năm trăm đồng, cô xuống ngay nhé kẻo mọi người đợi".
Sao gật, nước mắt lại tuôi rơi… Thế là hết, dù con đã cầu xin và sám hối.
Sao xuống đường. Cô cầm sáu nghìn trong tay. Mắt đỏ mọng nước. Ba bà cụ già, hai ông cụ và mấy người đàn bà đang xếp hàng góp những đồng bạc lẻ, người tiền hai nghìn, người tiền năm trăm cũ kỹ và nhầu nát cho chung vào một cái phong bì. Nó cộm dầy lên. Có tiếng bà cụ già: "Tôi còn mỗi tờ mười nghìn định để dành hôm nào thằng cháu ngoại lên thì cho, nhưng thôi, đem cúng hết. Tội nghiệp người hồng nhan". Sao nhìn cái phong bì lồng phồng đủ các loại giấy tiền. Đấy là cách duy nhất biểu hiện tình thương giữa những người chân đang dính vào mặt đất và cái người đang hồn kìa khỏi xác kia. Rồi cả đoàn kéo sang ngôi nhà cùng tổ đó để phúng viếng. Con bé đi bên Sao, nó thì thầm: "Thương bác ấy nhỉ cô nhỉ. Tại bác ấy cho con bác ấy đi nên không có ai nuôi đấy, mẹ cháu bảo thế. Còn cháu, cháu sẽ nuôi mẹ cháu, mẹ cháu sẽ không chết.". "Ừ, cháu phải nuôi mẹ, mẹ vất vả vì cháu lắm". Sao lại khóc. "Cô thương bác ấy nhỉ. Cháu cũng thương. Cháu không thấy sợ đâu, còn mẹ cháu thì sợ suốt đêm qua, hồi bác ấy còn sống, bác ấy hay cho mẹ cháu quần áo, hôm qua mẹ cháu tìm và mang trả lại rồi. À, cháu học giỏi, được thưởng tiền, cháu sẽ để dành mua áo cho mẹ".
"Cháu có hay được thưởng không?". Sao hỏi. "Có ạ. Bốn anh em cháu ai cũng được thưởng mỗi khi học giỏi điểm cao, cháu được nhiều nhất vì cháu bé nhất. Bọn cháu đều tiết kiệm và bỏ lợn, thỉnh thoảng bổ lợn liên hoan cả nhà. Cháu chỉ thích mau cho mẹ một cái áo".
Cả đoàn bước vào căn phòng. Chính giữa là bàn thờ, khói hương ngầu cuận lên. Một khuôn mặt thanh tú, trong veo nhìn những người vào viếng như thể không hiểu tại sao lại có chuyện đó. Mái tóc bồng bềnh hai vai, đôi môi gọn gọn cười. Tiếng khóc lại ồ lên, ảo não và mệt mỏi, vì họ không còn sức nữa. Họ rên rỉ nhiều hơn là khóc. Cả đoàn đứng mặc niệm và đi quanh quan tài. Mọi người, kẻ thì tò mò, kẻ thì miễn cưỡng ngó vào khuôn mặt trong cái ô kính bằng hai bàn tay đó một cái. Sao cúi nhìn. Khuôn mặt người đàn bà chỉ còn là một khung xương, hai bên tóc đen nhánh xõa mềm. Và tất cả là những cái hốc. Hốc mắt thì xanh, hốc miệng thì đỏ vì khi liệm xác họ phải son phấn vào cho người chết đỡ nhợt nhạt, trông người đàn bà nghiêm trang, chỉnh chu. Sao rùng mình, bàn tay cô bóp chặt tay con bé: "Đừng nhìn, cháu còn quá bé để nhìn những cái đó". Và cô lôi nó ra. Sao rùng mình, ít ra, với người kia mình còn hơn cô ta một cái, đó là cuộc sống. Cuộc sống là vô giá. "Cô ơi". "Gì hả cháu". "Cháu về ăn cơm đây, nhà cháu cứ đến bữa chiều là phải đầy đủ, bố mẹ cháu thích ăn cơm phải đủ. Xong cháu còn học bài. Bốn anh em cháu sắp được đi nghỉ mát cô ạ. Chúng cháu sướng lắm. Cháu chào cô, à, cô đừng khóc nữa nhé". Nó bỏ chạy về phía khung cửa tràn lan mùi thịt nướng. Có tiếng trẻ con cười và giọng người bố đang nói chuyện vui gì đó.
Sao đi thẳng lên nhà. Người cô rỗng tuếch. Cô tiếp tục chờ đợi, bởi vì, dẫu sao cuộc sống vẫn là vô giá.
Phía đằng tây, khói cũng bốc mù mịt. Lại là khói, nhưng không phải là khói hương mà là khói nướng chả. Đời người, hình như ai cũng có một cái thú riêng. Thú kiếm tiền. Thú tiêu tiền. Thú ăn ngon. Thú mặc đẹp. Thú nói xấu sau lưng người khác. Thú thọc gậy bánh xe… Hàng xóm của Sao là gia đình sáu người, hai vợ chồng và bốn đứa con có cái thú ăn thịt chả nướng. Sáng ra, mỗi người một ngả toé đi tìm kế sinh nhai. Những đứa trẻ đi học. Tối về, quần tụ quanh mâm cơm chung thân chả nướng. Nhiều khi khói cuốn lên trời đến mù mịt cả phố. Ngày nào họ cũng ăn bún chả nhưng dáng điệu sung sướng chờ mong như thể mới ăn lần đầu vậy. Một ít thịt dọi ế của chợ chiều, lại chợ ngày hè nên miếng thịt cứ xanh và mềm ướt đi. Họ tẩm ngũ vị hương, húng lìu và đủ mọi gia vị nên hương nó quyến rũ lắm. Ai biết đấy là đâu. Bún chả là món ăn vừa bình dân, vừa quý tộc. Sáu người châu đầu vào cái mâm, một rổ rau sống, hôm thì rổ bún, hôm thì nồi cơm, ăn húp xì xoạp. Người vợ thường ngồi ở giữa, lúc gắp cho con trai miếng mỡ, con gái miếng dính tí nạc, chan cho chồng ít nước mắm. Hiếm khi thấy người vợ ăn thịt, chỉ chan nước mắm là lùa được mấy bát. Sao không hiểu cái gì làm họ có thể ăn ngon miệng đến thế?
Trước mắt, cách một khoảng sân là nhà của mấy anh em trai. Họ chuyển về đây được gần tháng. Nghe nói, năm anh em có một ngôi nhà to, cũ kĩ bao đời của ông bà cha mẹ để lại, ở mặt phố chính. Bố mẹ họ ở bên Pháp và đang làm thủ tục bảo lãnh cho các con cháu sang. Họ bán phéng đi, trích một ít tiền mua căn nhà này. Hà Nội bây giờ rồ lên phong trào xây khách sạn mini, văn phòng đại diện theo tiêu chuẩn quốc tế cho người nước ngoài thuê nên ngôi nhà bán được trăm cây, chia năm mỗi người giữ hai mươi cây. Trừ tiền mua chung căn nhà này, còn của từng người là mười mấy cây, chờ ngày có giấy đi Pháp. Họ dọn về đây, hôm trước hôm sau như lột xác. Mỗi người một cái xích bằng vàng một cây ở tay. Dây chuyền một cây ở cổ, đồng hồ nửa cây ở tay, kính của Mỹ và ngang lưng một bao đeo. Từ đầu đến chân là toàn đồ xịn! Quần quả bom, áo xiu Nhật và nước hoa thơm nồng nàn. Mỗi gia đình một hai chiếc xe máy bóng như gương, phóng bạt phố. Nghe nói, hôm họp chia tiền, họ chi mất một triệu để thuốc nước. Họ sắp rũ bỏ cái tên người Việt Nam, để trở thành người ngoại quốc.
Gió cuốn khói bay lởn vởn trong không gian. Dưới đường lá khô chạy lào xào. Sao thảng thốt nhận ra là ngày lại sắp qua đi. Mùi thịt nướng chả lâu nay như một thứ đồng hồ tự động. Nhiều nhà thấy khói lên là đi gọi con cái ở các ngõ ngách về tắm rửa. Có nhà đi vo gạo thổi cơm. Có đôi vợ chồng già đóng cửa đi dạo phố hóng gió chiều. Mùi nướng chả gợi cho dân xóm quanh quẩn một cảm giác là họ đang cùng nhau tống tiễn một ngày, nhãng đi một cái là qua tháng, lâu lâu hơn tí nữa hết một năm và chớp mắt vài cái hết một đời người.
Hai cái mùi: Thịt nướng và trầm hương đang quật nhau túi bụi để giành phần thắng. Cuối cùng, mùi thịt nướng đã thắng vì nó được sự hỗ trợ của người đàn bà sáu mươi tám cân thịt đang ra sức dùng hai cánh tay quạt túi bụi, cộng với mỡ thịt gặp phải lửa thì bén lắm.
Người đàn bà nằm trong cỗ áo quan nghi ngút khói hương kia năm nay bốn mươi hai tuổi. Bà có hai đứa con, lớn cả rồi. Cách đây sáu năm, bà bỏ chồng theo một chàng trai kém gần chục tuổi dọn về đây sống. Chồng cũ nuôi con. Ít sau, chồng cũ đi nước ngoài, hai đứa con phiêu dạt đến khi mẹ chết cũng không biết mà về. Thấy bảo, người đàn bà này uống rượu và hút thuốc nhiều, lại cuồng nhiệt nữa. Bà ấy đẹp lắm, mắt nhìn ai người ấy chỉ ngẩn ngơ, cái khoé miệng như dấu phẩy, duyên dáng cả khi đi ngủ. Lấy chồng mới được ba năm thì chàng trai đó ngoại tình với một con bé mười tám, người đàn bà đau khổ, sinh bệnh rồi thành ung thư tuỵ và chết. Sao còn nhớ. Ngày về đây, bỗng Sao nhìn thấy người đàn bà đó. Bà ta đang khoẻ mạnh, tóc cặp cao, mặc bộ váy đen, hai cánh tay hở ra trắng nõn đứng tưới những chậu hoa. Sao ngơ ngẩn như thể ngắm một bức tranh nghệ thuật.
Sao như hoá đá. Thỉnh thoảng có gió lộng cuốn tung rèm cửa đập nhẹ vào người Sao, cô rùng mình. Những cơn gió quí hiếm trong một mùa hè. Xa xa, sau màng mây ghi sẫm, trăng đầu tháng nhạt thếch như có như không.
Hết rồi. Tất cả thế là hết. Cách đây mười lăm phút, Sao đã đập tan chiếc máy điện thoại. Ba ngày trước, bỗng nhiên Sao thấy hụt hẫng một cách vô cớ, lòng dạ hoang vắng, nhạt thếch. Mùi bún chả nướng từ hàng xóm bay sang nhắc cho Sao thấy đã qua một ngày. Sao mới chợt nhận ra ngày hôm nay cái điện thoại im phăng phắt như thể bị đứt dây hoặc là không tồn tại trong ngôi nhà này. Mới hôm qua, và dài đằng đẵng những năm trước đó, nó liên tục kêu réo như một con dê bị đói triền miên. Bảy giờ sáng, đã reng reng, mười hai giờ đêm cũng còn reng reng. "A lô, em đấy à, anh đón em đi ăn sáng nhé". "A lô, Sao ơi, cái lão Thanh cơ quan tao cứ dứt khoát bắt tao đón mày đến dự sinh nhật lão tối nay. Mày vì tao mà đến nhé, tao đang nhờ lão một việc". "A lô, trưa nay em đi ăn cơm với tôi nhé, tôi cần em". "A lô, chiều nay lên hồ Tây bơi thuyền được không cô bạn nhỏ?". "A lô… chúc em bé của anh ngủ ngon". "Em là của anh hồi nào vậy?". "Bây giờ thì chưa nhưng sắp". Cười. A lô, A lô, A lô. "Vào mùa sen rồi, hoa thì chưa có nhiều, mới chỉ có những ống nụ đen đen thôi nhưng chiều nay anh sẽ lên Phủ Tây Hồ mua cho em một bó nhé, thơm tuyệt vời"… A lô…
Thế rồi. Bỗng dưng. Im bặt. Sao đến bên cái gương và nhìn thấy hình mình trong đó. Mí mắt sụp sụp, dưới mắt mòng mọng sưng, hai vành môi đã bắt đầu đen và lỗ chân lông trên mặt to ra như những đầu tăm. Bên ngoài khung cửa, gió đưa mùi nướng chả bay quấn quýt. Sao thì thầm: một hai ba… nếu đến ngày kia mà không có ai gọi cho mình, có nghĩa là mình không còn tồn tại nữa. Mình sẽ đập tan nó ra. Một tia hy vọng hé lên. Hay là điện thoại hỏng? Sao nhấc vội lên, cầu mong nó im thin thít để chứng tỏ tại máy chứ không phải tại người. Trong máy, tiếng tút dài, rành mạch chứng tỏ sự hiện diện vừa rõ ràng vừa trung thành của cái điện thoại có ở đấy bao nhiêu đời rồi. Sao quay số. "Nhà Hàn đấy phải không?". "Hàn đi vắng rồi, nhắn gì không?". "Không ạ. Cảm ơn. Xin chào". "Không dám". Lại tút dài.
Ngày thứ hai. Sao quanh quẩn trong bốn bức tường và dọn dẹp lặt vặt. Cơ quan đi nghỉ mát bốn ngày ở Bãi Cháy, chỉ mình Sao ở nhà. Nghỉ mát ư? Đi với ai khi người nào Sao mời cũng có những lý do rất chính đáng để mà từ chối dưới một bộ mặt tiếc thương vì không đi với Sao được chuyến này. Biển thì lúc nào cũng thế, chỉ đẹp và tình khi có tri âm. Chẳng lẽ một người đàn bà ba mươi tám tuổi, xinh đẹp chưa chồng lại đi biển một mình bằng cái xác rỗng tuếch, còn tinh thần thì ở lại nhà rối như một mớ bòng bong. Cuộc tình đầu tiên năm lớp mười một, chàng trai đưa Sao đến sinh nhật một người bạn. Sau khi nhẩy cùng Sao một bài, chàng trai mời luôn cô bạn xấu nhất trong đám đang nép vào một góc vì tủi thân ra đi một bài xì lô. Sao dỗi, chàng bảo: "Anh yêu em nhưng anh thương cô ấy lắm. Người ta bị mặc cảm là người thừa nên anh an ủi cô ấy, họ đồng loại với mình, mắc mớ gì mình xa lánh". Sao không nghe, họ cãi nhau và chia tay vì Sao hiếu thắng.
Bốn tháng sau. Lại một cuộc tình khác. Sao lao vào với quyết tâm: trả thù chàng trai đầu tiên cho biết mặt. Yêu đương, hồi hộp, dạo chơi, mút kem và nhấm ô mai. Cãi nhau. Làm lành. Cãi nhau. Bỏ nhau.
Sau mỗi lần chia tay với người yêu. Sao lại một lần ngẩng cao đầu thách đố. Năm năm đại học Vật lý qua đi, cô chỉ luôn nhìn thẳng không chớp mắt. Rồi lại yêu, lại hồi hộp, lại giận hờn. Cuộc tình nào mà chả có bắt đầu và kết thúc như nhau. Cứ tưởng là vĩnh viễn, là duy nhất nhưng cuối cùng, phù phiếm cả. Người đàn ông đó, một đêm đông lạnh buốt đèo Sao về, anh sung sướng hạt bạt tiếng gió: "Giai nhân ơi, xin em chớ buồn, người yêu em đẹp lắm, người yêu em tuyệt lắm"… Sao cấu vào sườn anh: "Không làm giai nhân đâu. Đời giai nhân bạc lắm. Ứ thích giai nhân"… Anh cười, dừng xe quay lại hôn lên tóc Sao: "Thôi vậy, không làm giai nhân thì thôi, làm vợ, vợ anh được không?"
Rồi cũng qua đi. Yêu đương. Giận hờn. Tự ái. Tự trọng của tuổi trẻ là sự hiếu thắng. Sao thề: "Em sẽ ở vậy suốt đời, chỉ lấy chồng khi nào anh lấy vợ mà thôi". Chàng trai van vỉ: "Tha lỗi cho anh, anh phải đèo mẹ về quê nên sai hẹn em. Lúc về, chị nhờ mua hộ mấy bao xi măng, chẳng nhẽ anh mình đi vắng, có mình chị dâu lại không giúp. Tội nghiệp chị ấy. Sao lừ mắt: "Thế còn ai tội nghiệp tôi?". "Anh giúp đỡ những người trong gia đình, mai kia đấy là mẹ, là chị em chứ có phải vớ vẩn ngoài đường đâu?". Sao dửng dưng: "Ừ thì tôi đi đường tôi, để anh còn về cùng mẹ và chị dâu suốt đời". Họ không gặp nhau nữa vì ai cũng thừa lòng tự trọng, thiếu tính vị tha.
Đừng một cái, hai mươi ngày sau, Sao hiện ra ở nhà chàng trai: "Em có con rồi, vừa đi thử ếch về". Chàng trai đang cầm cái xẻng trộn vữa cho nhà ông anh, thả rơi xuống đất, vồ lấy Sao: "Thật không? Chắc không? Thế thì anh bàn với bố mẹ xin cưới em ngay. Trời đất ơi, tuyệt quá, thế là anh có quyền vênh với mấy thằng bạn thổ tả rồi, bọn nó cứ bảo mặt anh không có râu là anh không có con. Thế mà anh cứ tưởng là mất em mãi mãi, cô bé ngang ngạnh của anh. Bây giờ thì anh được cả trâu lẫn nghé".
Sao lặng người, nói nhỏ: "Tôi không muốn giết tuổi trẻ của mình bằng con đường tự biến mình thành con ở. Tôi còn quá trẻ để ngồi ôm con cửa sổ ngóng chồng đi làm về mỗi sáng, mỗi chiều. Tôi còn phải học, phải phấn đấu để có một cái tên trong cuộc đời này thành bà nọ bà kia mới khó, chứ thành vú em khó gì. Mai, anh xin giấy chứng nhận cơ quan anh, khai tên chị tôi trong hộ tịch của tôi, tôi sẽ đi phá".
Tất cả vỡ vụn trước mắt chàng trai. Nước mắt chàng ứa ra, môi run rẩy: "Sao ơi, chẳng nhẽ em không hiểu anh yêu em đến thế nào sao? chẳng lẽ vì những chuyện cỏn con mà em nỡ giết đứa con của chúng mình sao? Anh sẽ nuôi con, sẽ làm hết, miễn là em đẻ nó ra thôi, chỉ cần em đẻ thôi. Anh là con một, bố mẹ anh mong có ngày được bế cháu nội lắm, em sẽ đem hạnh phúc đến cho anh và mọi người. Anh xin em. Chẳng lẽ cái mặt anh khốn nạn lắm hay sao mà em thù anh lâu thế, yêu thì phải biết tha thức chứ?"
Sao ngoảnh đi cười nhạt: "Con ư, con là cái gì? Nó đem lại cho đời tôi cái gì ngoài sự sồ sề, nhếch nhác và ngu si? Con à, con để làm gì khi trước mắt tôi là bao nhiêu con đường. Lấy anh, rồi cứ một năm tôi sản xuất cho anh một đứa vì dòng họ anh vắng người, lại đẻ như gà ấy à? Mai tôi dứt khoát phá, đã biếu quà bác sĩ rồi, nhớ khai tên chị gái tôi chớ dùng tên tôi đấy".
Sau đó, họ không bao giờ gặp nhau nữa. Chàng trai, sau khi chăm sóc Sao chu đáo như một người chồng đích thực đã ra đi để lại cho cô một số tiền bồi dưỡng và gọi cô là ác phụ.
Ngày tháng qua đi, Sao vẫn sáng lấp lánh giữa những người xung quanh. Cô ra ở riêng vì thích tự do. Giờ người ta ăn thì cô ngủ, giờ người ta ngủ thì cô chơi, người ta nghỉ ngơi thì cô làm việc. Căn nhà nhỏ bé không có gường, chỉ có một cái đệm, một chiếc tủ ngăn dưới đựng quần áo, ngăn trên bày những chai rượu Tây, và một bát hương quanh năm nghi ngút khói. Một cái điện thoại đổ chuông suốt ngày đến toát mồ hôi.
Ngày thứ hai trôi qua. Im lặng. Mùi thịt nướng đến giờ lượn qua khung cửa, ban đầu thì lãng đãng, sau đậm dần lên. Hôm nay chắc dư dật tiền nên mua thịt nạc, khói đặc và khét khô chứ không nồng nàn ngào ngạt như hôm trước. Sao giật mình vì biết lại một ngày qua đi đến nơi rồi. Sao không ai đến, cũng không ai gọi điện như thể một cơn lốc đã cuốn đi hết và thả họ xuống một vùng khác? Thỉnh thoảng, ký ức lại dội về bởi người đàn ông không râu nhưng lại rất dễ có con, đứa con không thành duy nhất của Sao ngày đó. Thật là ngu xuẩn khi thách đố đàn ông. Việc gì phải tinh tướng với họ cơ chứ? Bây giờ thì Sao hiểu là mọi sự không như Sao nghĩ và mong muốn. Sao tưởng người ta sẽ đau đớn dằn vặt suốt cuộc đời, sẽ chỉ có bóng hình cô trong tim… Nhưng không, hơn một năm sau, anh ta lấy vợ, loáng cái đã thấy một tay dắt, một tay bế những đứa trẻ con, vì anh ta là người thích có nhiều con. Còn Sao chợt sững người và hiểu rằng, mình yêu người ta hơn người ta yêu mình. Đời người đàn bà thường ngắn hơn đời người đàn ông mặc dù tuổi thọ thì lại nhiều hơn. Đó là một nghịch lý. Đàn ông sáu mươi tuổi còn có tình yêu, đàn bà thì hiếm hoi lắm. Mẹ bảo, ngày Sao dọn ra ở riêng: "Mỗi một người con gái là một bông hoa. Trong rừng hoa, có bông đẹp bông xấu. Bông nở sớm. Bông nở muộn. Điều đó không quan trọng bằng loại hoa gì để lại trái cho đời". Sao cười, mẹ ơi, bây giờ có phải là thời mẹ đâu mà mẹ ví von như thế.
Ngày thứ ba. Có là rồ mới đi thách đố thời gian. Cái điện thoại vẫn im thin thít như dỗi hờn. Cánh cửa không tiếng gõ. Những bậc cầu thang gỗ không tiếng chân người. Hay là họ bận? Nhà ông Y. Số điện thoại đầu 3… "A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi, anh Y có nhà không ạ". "Anh ấy đi rồi, đêm hôm qua anh ấy về khuya lắm chị ạ, sáng sớm đã thấy dắt xe đi, chị nhắn gì không?". "Không, tôi không nhắn gì cả."… "A lô, anh làm ơn cho tôi hỏi anh V có ở phòng hôm nay không ạ?". "Cô ở đâu đấy, cả phòng ấy đi nghỉ mát từ hôm qua rồi". "Họ nghỉ ở đâu ạ?". "Bãi Cháy"… Trời ơi, nghỉ đúng ở Bãi Cháy, cái nơi mà mình từ chối không đi vì nghĩ rằng người ấy ở nhà… Hoá ra là mình ở nhà còn người ấy đi, cũng như cái kẻ mà mình tưởng nó sẽ phải thương nhớ mình suốt đời thì nó lại lấy vợ và đẻ một lũ con, còn mình thì vẫn chờ để trả thù. "A lô… Hải đấy à?". "Không, thằng Hải nó đi vắng rồi, em là ai đấy có cần gửi cho nó mấy cái "hòm" không, anh chuyển hộ". "Không, không gửi gì cả, cám ơn anh…".
Loang trong không khí mùi chả nướng. Sắp qua ngày thứ ba. Thỉnh thoảng, mùi khói hương thừa cơ lẻn vào giữa đám hơi thịt nướng, thơm đến tội nghiệp. Nó giống như một đoàn lực điền to béo hùng hổ đi cuốc đất. Thỉnh thoảng có một chú thư sinh chui vào luồn lách rồi chạy thoát thân. Thôi, thử một lần cuối cùng. Sao quay số 17. Tít. "Kính chào quý vị. Hôm nay, ngày 26 tháng tám năm một nghìn chín trăm chín mươi ba. Tít. Bây giờ là mười tám giờ ba phút mười bẩy giây".
Choảng. Dây đứt và cái điện thoại văng ra, vỡ một góc.
Sao đến bên cửa sổ. Ngôi nhà của mấy anh em trai đang có tiếng chửi nhau. Tiếng đồ đạc vỡ. Tiếng la hét và tiếng trẻ con thét lên. Những tiếng chửi tục tữu và bẩn thỉu văng toé loe. Sao nghe người ta kể là ông bố bà mẹ của năm cậu con trai đó bỗng dưng nhớ quê hương da diết. Họ bảo, có tiền về quê mình vẫn sướng hơn. Họ lại già rồi, ăn là mấy, ngủ là mấy đâu mà cần ở những bên Pháp. Ở đó, không bạn bè lối xóm thân quen, không thích những phong tục tập quán xa lạ, cái gì cũng đắt đỏ tốn kém trong khi cũng cái tiền đó ở quê nhà sống như đế vương. Cóc chết ba năm quay đầu về núi. Họ gửi thư và đánh điện về báo các con ra đón bố mẹ ở sân bay thay vào việc các con phải vất vả chu du xứ người. Tiếng thì không biết, nghề nghiệp cũng không. Ăn làm sao nói làm sao giữa một cộng đồng khác? Thế là sau một thời gian ngắn, một trăm cây vàng tiêu gần hết vào các loại đồ xịn, từ cái máy đánh lửa đến chiếc khăn mùi xoa, dôi giầy dưới chân lẫn cái kẹp tóc. Các cháu thì nghỉ học trường ta, chuẩn bị sang nhập trường Tây. Năm bà dâu như năm bà hoàng, năm ông con trai như năm giám đốc văn phòng đại diện của các hãng kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam, bỗng chợt thấy chật chội, bức bối trong căn phòng ba mươi bốn mét vuông, chứa mười tám người, và chuẩn bị đón thêm hai ông bà già nữa về, thành hai mươi.
Có tiếng đấm cửa. Sao sững người, ngoảnh phắt ra nghe ngóng xem có thực ai gõ cửa nhà mình không. Lại tiếng đấm, lần này mạnh hơn. Ai nhỉ? Ai đến với tôi lúc này nhỉ? Tiếng gõ lạ quá, hình như chưa có bao giờ. Trời ơi, Sao run rẩy. Tôi thề, tôi thề sẽ yêu người gõ cửa này. Và sẽ lấy người đó làm chồng, bằng mọi cách. Tôi cô đơn quá rồi. Tôi chẳng cần gì nữa ngoài việc phải có ngay một gia đình. Tim Sao rung loạn xạ trong ngực như muốn bắn tung ra ngoài. Mình sẽ ôm người ấy, sẽ giữ người ấy cho mình. Mình sẽ không để tuột đi nữa, dù là ai. Cửa mở. Sao giật mình lùi trở lại, người như vỡ ra. Một người đàn ông gầy nhách bẩn thỉu, trong bộ quần áo caki từ những năm bảy, tám mươi vá víu chằng chịt đang gắng gượng đỡ cái đầu quá cỡ, đôi mắt sùi ngầu, đôi môi nhệch nhạt đầy vẻ quái đản nhìn Sao. Ông ta chìa một bàn tay to bè, ngắn chủn đầy bùn đất tanh lòm về phía Sao: Thanh toán tiền. Sao tức giận, máu trong người cô sôi lên, cô cũng không hiểu sao bổng nhiên cô giận thế: "Tiền gì?". "Tiền thông cống và chọc hố xí bị tắc, cô quên à? Tôi đã phải dí mặt vào chỗ đó bốn tiếng. Ai đã tọng cả một cái quần bò và nắm rẻ rách". "Bao nhiêu". Người Sao bỗng chùng xuống như thể sắp đứt hơi. "Ba chục nghìn, không đắt đâu, nếu đi chỗ khác, còn được hơn". "Tiền đây, không thiếu đâu, chỉ có thừa thôi. Và ông đi đi". Nước mắt tràn ra đầy mặt Sao. Cô sập cửa lại. Người đàn ông làu bàu câu gì đó bằng một cái giọng rãi rớt và cắm cúi đếm tiền. Ông xếp nó thành từng chục, vuốt ngay ngắn phẳng phiu đầy vẻ kính cẩn rồi bỏ vào túi áo. Cái mùi rượu rẻ tiền lẫn trong mùi cống rãnh tanh tưởi thối tha còn lẩn quẩn mãi ở cửa mà không bay đi, dù người đàn ông đã đi từ lâu.
Sao nằm vật xuống đệm, nức lên. Khốn nạn thế. Sao người mỗi ngày một đông như kiến thế mà tôi thì cô đơn thế này? Ai đến với tôi bây giờ. Chẳng lẽ, cuộc đời của tôi, một người đàn bà ba mươi tám tuổi cứ thế này sao? Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết. Bên ngoài cánh cửa kia, có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ, cũng không biết nữa. Cái thời mà mình được chọn lựa qua rồi ư?
Lại có tiếng gõ cửa. Ban đầu gõ nhè nhẹ, lúc sau to dần lên như tiếng đấm. Một âm thanh mỏng mảnh yếu ớt cố làm ra sức mạnh. Những người đàn ông đến rồi đi khỏi nhà này không có tiếng gõ ấy. Lần này thì Sao cẩn thận hơn và ít ra sai lầm cũng mới xảy ra, đã lâu gì để kịp quên. Sao ngó qua khe cửa. Không một bóng người, nhưng tiếng gõ vẫn vang lên. Có nghĩa là ai đó đang trêu mình. Mà trêu được có nghĩa không phải loại móc cống. Chúa ơi, xin hãy ban phước cho đứa con khốn khổ của Người, hãy đem chàng đến cho con, con xin Người… Con sẽ đi ra đường cùng anh ấy. Sẽ tắm mình trong những cơn gió hiếm hoi của ngày hè, sẽ yêu anh ấy, chung thuỷ với anh ấy. Sẽ chỉ tha thứ, chỉ đắp xây hạnh phúc dù muộn màng, dù anh ấy sẽ có những tật xấu. Sẽ không giận hờn, không phá phách và ích kỷ nữa. Con thề. Con xin thề. Sao vùng đến bên góc đệm, vớ lấy thỏi son tô mạnh lên môi, hai tay xới lại mái tóc rối bù và thoa ít phấn hồng lên má và mở cửa.
Một con bé con. Con của nhà hàng xóm chung thân ăn chả nướng. Sao sững lại, người lạnh buốt. "Cô ơi, tổ mình cùng đi viếng đám ma bác X. Mẹ cháu bảo cháu sang mời cô đi cùng đoàn. Mỗi người góp năm nghìn phúng và năm trăm tiền hương, cả thảy là năm nghìn năm trăm đồng, cô xuống ngay nhé kẻo mọi người đợi".
Sao gật, nước mắt lại tuôi rơi… Thế là hết, dù con đã cầu xin và sám hối.
Sao xuống đường. Cô cầm sáu nghìn trong tay. Mắt đỏ mọng nước. Ba bà cụ già, hai ông cụ và mấy người đàn bà đang xếp hàng góp những đồng bạc lẻ, người tiền hai nghìn, người tiền năm trăm cũ kỹ và nhầu nát cho chung vào một cái phong bì. Nó cộm dầy lên. Có tiếng bà cụ già: "Tôi còn mỗi tờ mười nghìn định để dành hôm nào thằng cháu ngoại lên thì cho, nhưng thôi, đem cúng hết. Tội nghiệp người hồng nhan". Sao nhìn cái phong bì lồng phồng đủ các loại giấy tiền. Đấy là cách duy nhất biểu hiện tình thương giữa những người chân đang dính vào mặt đất và cái người đang hồn kìa khỏi xác kia. Rồi cả đoàn kéo sang ngôi nhà cùng tổ đó để phúng viếng. Con bé đi bên Sao, nó thì thầm: "Thương bác ấy nhỉ cô nhỉ. Tại bác ấy cho con bác ấy đi nên không có ai nuôi đấy, mẹ cháu bảo thế. Còn cháu, cháu sẽ nuôi mẹ cháu, mẹ cháu sẽ không chết.". "Ừ, cháu phải nuôi mẹ, mẹ vất vả vì cháu lắm". Sao lại khóc. "Cô thương bác ấy nhỉ. Cháu cũng thương. Cháu không thấy sợ đâu, còn mẹ cháu thì sợ suốt đêm qua, hồi bác ấy còn sống, bác ấy hay cho mẹ cháu quần áo, hôm qua mẹ cháu tìm và mang trả lại rồi. À, cháu học giỏi, được thưởng tiền, cháu sẽ để dành mua áo cho mẹ".
"Cháu có hay được thưởng không?". Sao hỏi. "Có ạ. Bốn anh em cháu ai cũng được thưởng mỗi khi học giỏi điểm cao, cháu được nhiều nhất vì cháu bé nhất. Bọn cháu đều tiết kiệm và bỏ lợn, thỉnh thoảng bổ lợn liên hoan cả nhà. Cháu chỉ thích mau cho mẹ một cái áo".
Cả đoàn bước vào căn phòng. Chính giữa là bàn thờ, khói hương ngầu cuận lên. Một khuôn mặt thanh tú, trong veo nhìn những người vào viếng như thể không hiểu tại sao lại có chuyện đó. Mái tóc bồng bềnh hai vai, đôi môi gọn gọn cười. Tiếng khóc lại ồ lên, ảo não và mệt mỏi, vì họ không còn sức nữa. Họ rên rỉ nhiều hơn là khóc. Cả đoàn đứng mặc niệm và đi quanh quan tài. Mọi người, kẻ thì tò mò, kẻ thì miễn cưỡng ngó vào khuôn mặt trong cái ô kính bằng hai bàn tay đó một cái. Sao cúi nhìn. Khuôn mặt người đàn bà chỉ còn là một khung xương, hai bên tóc đen nhánh xõa mềm. Và tất cả là những cái hốc. Hốc mắt thì xanh, hốc miệng thì đỏ vì khi liệm xác họ phải son phấn vào cho người chết đỡ nhợt nhạt, trông người đàn bà nghiêm trang, chỉnh chu. Sao rùng mình, bàn tay cô bóp chặt tay con bé: "Đừng nhìn, cháu còn quá bé để nhìn những cái đó". Và cô lôi nó ra. Sao rùng mình, ít ra, với người kia mình còn hơn cô ta một cái, đó là cuộc sống. Cuộc sống là vô giá. "Cô ơi". "Gì hả cháu". "Cháu về ăn cơm đây, nhà cháu cứ đến bữa chiều là phải đầy đủ, bố mẹ cháu thích ăn cơm phải đủ. Xong cháu còn học bài. Bốn anh em cháu sắp được đi nghỉ mát cô ạ. Chúng cháu sướng lắm. Cháu chào cô, à, cô đừng khóc nữa nhé". Nó bỏ chạy về phía khung cửa tràn lan mùi thịt nướng. Có tiếng trẻ con cười và giọng người bố đang nói chuyện vui gì đó.
Sao đi thẳng lên nhà. Người cô rỗng tuếch. Cô tiếp tục chờ đợi, bởi vì, dẫu sao cuộc sống vẫn là vô giá.
° ° °
Giai nhân. Ôi giai nhân. Nhưng dẫu sao cuộc sống vẫn là vô giá…