Corona Vũ hán, Siêu vi Vũ Hán...và Covid 19. Siêu vi thì ai cũng hiểu, nhưng địa danh Vũ Hán tận bên Tàu xa xôi này có điểm gì đặc biệt, trước đây có mấy người nghe đến tên đâu? Nay chỉ trong vòng mấy tháng thôi đã khiến cho cả nhân loại kinh hoàng. Người bịnh thì đau đớn lo âu, theo nhau từ giã cõi đời hàng loạt để lại thân nhân khóc than thương tiếc. Người khỏe lại bị sợ hãi ám ảnh không cùng! Và hầu như tất cả mọi người khắp nơi đều bị khuyến cáo không được ra đường....Cả tháng nay, những tin tức nóng hổi đọc được hàng ngày sao cứ khiến trái tim của tôi nặng nề khó thở, rồi mất ngủ thường xuyên... Lòng dặn lòng là không thèm nghe hay xem tin gì nữa cho nhẹ đầu. Nhưng sao khó quá! Chỉ ngưng được một vài tiếng, loay hoay sao lại nóng ruột ngồi vào mở máy ra xem. Những ngày cấm cung dài dằng dặc như thế này, chỉ có ông “còm” là người bạn duy nhất giúp tôi vượt qua được sự thèm muốn được đi tung tăng ngoài nắng ấm, được xôn xao với bạn bè. Nạn dịch về trong rộn ràng nhức nhối, giây phút hiểm nguy đến từng giờ từng phút. Đâu ai biết mình hay bạn bè hoặc người quen biết một sớm một chiều sẽ vĩnh viễn mất nhau. Những vi sinh li ti mong manh như giọt nước, nhẹ hơn hạt bụi tỏa khắp không gian mà lại có thể dễ dàng cướp đi sinh mệnh của hàng vạn con người. Như tử thần cầm lưỡi hái rình rập khắp các ngõ ngách, trên mọi vật mọi nơi không bỏ sót hay chừa bất cứ ai...Trong lúc này, mạng người tựa như cỏ rác, không hơn! Nạn dịch như cơn lốc xoáy cuốn đi tất cả, nhưng không biết có làm thức tỉnh tâm hồn những kẻ thích hơn thua? Con người khi chào đời chỉ có hai bàn tay trắng với tiếng khóc oe oe, lớn lên vì cuộc sống, vì lòng tham nên sinh ra bon chen giành giật ganh đua. Sinh lão bệnh tử mấy ai tránh khỏi trong đời đâu, rồi cũng phải đau ốm chia lìa, khổ đau. Khi nằm xuống cũng chẳng mang theo được gì mà cũng chỉ có xác thân quằn quại trong tiếng khóc nghẹn ngào... Cuộc đời luôn nghiệt ngã, vạn vật đều quá vô thường, mỏng manh sương khói, tất cả lại trở về cát bụi hư không, xong một kiếp người!Giới Y Bác sĩ cật lực ngày đêm, chống chọi với số bệnh nhân nhập viện không ngừng tràn ngập khiến Bệnh viện không còn chỗ. Cơn đại dịch đến bất ngờ khiến cho nhiều loại vật tư Y tế bị thiếu thốn, y trang bảo hộ không còn đủ. Mấy trăm vị Bác sĩ ngày đêm nghiên cứu kiếm tìm loại thuốc đặc trị con virus đáng sợ đang đe dọa mạng sống của loài người.Thêm một bất ngờ khi biết được bọn Tàu cộng đã âm thầm cho người thu gom cạn kiệt các loại vật tư Y tế chở về nước từ bao giờ! Vô vàn khó khăn, cả ngành Y cuống cuồng tìm mọi phương cách xin hổ trợ. Các Y, Bác sĩ cố gắng hết sức có thể, họ chiến đấu giành mạng sống cho bệnh nhân và cũng hy sinh cùng bệnh nhân của họMọi người hoảng hốt phát hiện ra, hóa ra mấy chục năm nay cả nước hầu như bị ảnh hưởng của China khá nhiều về các vật dụng tiêu dùng, ngay cả thuốc men. Vì lợi nhuận khiến các nhà thương mại kéo nhau rời bỏ nước Mỹ, nhãn hiệu Made in USA từ lúc nào đã dần dần vắng bóng mà thay thế bằng Made in China, mỉa mai thay! Đó là điều các nhà lãnh đạo trước đây mong muốn chăng? Hay vì đất nước này quá dung dưỡng những kẻ vì lợi nhuận mà xem thường ý nghĩa hai hữ Quốc Gia?Trong thời gian chờ đợi thuốc trị, khắp nơi đã có ngàn vạn người rời bỏ cuộc đời tức tưởi, họ ra đi một cách nhanh chóng trong đau đớn. Ngoài nỗi đau thể xác, còn tủi buồn nào hơn khi vợ chồng con cái phải tránh né gần gũi, không thể nắm tay hay đụng chạm ai, dù trong lòng tình yêu thương giành cho nhau cao chất ngất. Bởi vì họ đã bị cách ly! Cứ thế, họ cô đơn vĩnh biệt cõi đời để lại đau đớn vô vàn cho thân nhân, con cháu. Tôi lại thấy mắt mình cay, tim nghèn nghẹn. Xin mặc niệm những người đã ra đi. Nguyện cầu ơn trên cho các linh hồn vô tội được thanh thản trở về nước Chúa, hay đất Phật. Cầu cho những điều kinh hoàng đang xảy ra kia mau chóng đi qua. Tôi bồi hồi cảm động và vô cùng thán phục những trái tim bồ tát trong cuộc đời đầy rẫy bon chen hiện tại. Trong giây phút ngặt nghèo mới thấy rõ được những tấm lòng nhân ái, tình tương thân tương trợ nảy sinh. Đồng thời tôi lại thấy rất hạnh phúc và may mắn khi được cư trú ở nơi đây, một vùng đất tuy sôi động nhưng cũng đầy tình người và tính nhân đạo.Trong khi người dân chúng tôi được sống trong khung cảnh ấm cúng, sinh hoạt yên lành, đầy đủ, thì tại sao nhiều người phải ngày đêm lo việc nước, còn phải hy sinh để bảo vệ an ninh và sức khỏe cho những ai cần đến. Nghĩ đến để cảm động và thật lòng biết ơn họ. Vì đâu, có phải là trái tim của họ lớn đặc biệt nên rộng mở? Có phải trái tim đó chứa nhiều tình thương hơn kẻ bình thường như chúng tôi? Biết nói làm sao để tri ơn tất cả những thiện tâm, cầu mong họ luôn được mọi điều bình an. Tầm quan trọng của dịch Virus Vũ Hán đang trở thành mối lo ngại cho loài người. Đến giữa tháng Ba thì cơn đại dịch bùng nổ đến hồi dữ dội nhất, lây lan đến độ báo động đỏ trên toàn cầu. Các nước kêu gọi dân chúng trở về quê hương và lần lượt đóng cửa biên giới, ngưng hết thông thương giữa các quốc gia để cản trở sự lây lan. Chính phủ ra quyết định khuyên dân chúng không nên ra khỏi nhà, tránh tiếp xúc lẫn nhau.Bất ngờ đi ngang, các ngôi chợ lớn nhỏ đều đông kịt người thi nhau chất đầy xe hàng hóa, thức ăn, nước uống đóng chai, nhất là không tìm đâu ra được một cái mask khi ai cũng phải cần đến...Các ngăn kệ trong nhiều nơi của chợ wholesale Costco hết sạch sẽ gạo và giấy toilet paper. Tôi ngẩn ngơ nhìn mọi người, vẫn chưa tin ở mắt mình trong khi lòng thầm tự đặt câu hỏi. Bạn tôi gọi phone bảo có vài chợ Á Đông bán một bao gạo nâng giá lên gấp 3 lần! Đầu cơ tích trữ, thừa cơ hội bán phá giá...Có bao giờ xảy ra như thế trên đất Mỹ này chưa?. Tôi chậm chạp nên chỉ biết đứng nhìn, hơn nữa cảm thấy ở nhà cũng còn đủ dùng nên chỉ mua vài bó rau. Xếp hàng chờ đợi mất 2 tiếng đồng hồ, muốn đi ra hay vào đều không thể nhúc nhích được.Về nhà vội mở máy xem tin tức, thiên hạ nháo nhào run sợ với những tin buồn, tin mất mát khắp nơi từ Đông sang Tây. Có nước tuyên bố đóng cửa biên giới, hủy bỏ các chuyến bay. Thêm một ngày qua, hầu hết máy bay các hãng, đủ loại không còn tấp nập đưa đón khách hàng mà buồn thiu nằm ụ trong phi trường. Không trung trở nên im vắng, những bức hình chụp cảnh phố xá ở khắp nơi trên địa cầu buồn tênh. Bầu trời trùng điệp mây mù như bị làn tử khí bao trùm. Thật là ngộp thở vì lo!Lâu nay nội bộ chính quyền Mỹ đã rối reng, bao nhiêu khó khăn vây quanh vị Tổng Thống bộc trực. Đối với ngoại bang, ông đủ dũng khí để lừng lững hiên ngang, thẳng thắn và cứng rắn đối đầu với Tàu cộng xảo trá, tranh luận với các nước đã hưởng quá nhiều vụ lợi trên sự rộng rãi của Hoa Kỳ. Vốn từng là thương nhân, ông đủ trí thông minh lanh lợi nên đã mang nhiều điều ích lợi về cho nước nhà.. Ông cương nghị dám nói dám làm, không sợ sự đe dọa, ganh ghét hay thù hằn.Ở trong nước, ông phải đương đầu với đám người trong Hạ Viện. Những thành phần Dân chủ vì âm mưu chính trị, vì lòng ích kỷ nhỏ nhen đến điên rồ nên liên tục dùng thủ đoạn bóp méo mọi chuyện, vu khống đủ điều không bằng chứng như đã làm từ ngày Tổng Thống mới lên nhậm chức. Họ ngược ngạo hạch sách, moi móc, dựng chuyện để gây khó dễ cho công việc của ông mỗi ngày. Họ cản trở không để cho Tổng Thống một ngày được yên ổn mà điều hành đất nước, dù trong quyền hạn của ông được hưởng theo luật. Họ ngồi xổm trên luật pháp dù họ đều là Luật sư kỳ cựu, biết luật vẫn cố tình làm sai luật.Điều vô lý quá đáng của phía Dân chủ vô tình đã gây ra phản ứng ngược, khiến cho uy tín của Tổng Thống được nâng lên cao vượt bực, đẩy dân chúng ngả về ông và tin tưởng ở ông ngày càng nhiều hơn. Ông vẫn vững vàng, nước Mỹ vẫn đi lên, hùng mạnh hơn bao giờ chỉ trong vòng 3 năm. Trước đó, 8 năm trời Obama quậy phá, đục khoét đến nát bét mọi mặt. Tổng Thống đã hầu như phải xây dựng tất cả lại. Đám Dân chủ lồng lộn đến thảm thương! Càng hại người càng bị sa chân vào vũng bùn lầy, Họ đã mất hết lương tri, có thể bán cả đất nước vì quyền lợi phe nhóm. Một số người từ nước ngoài, đọc và tin theo số báo chí của Cộng sản Pháp, Đức chỉ theo một chiều đã phao những tin bịa đặt không căn cứ, họ đã viết bài thóa mạ Tổng Thống của Hoa Kỳ, một vị TT được dân bầu hợp pháp. Ông không luồn cúi hay xu nịnh ai, đó là bản chất của một con người trực ngôn, thẳng thắn luôn hết lòng bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước của mình, điều mà người dân nào cũng mong muốn ở một vị nguyên thủ Quốc gia, vì thế chúng tôi yêu quý ông. Những kẻ kia có mục đích gì thầm kín, hay bị ảnh hưởng hoặc mất mát gì do Tổng Thống của Hoa Kỳ gây ra không? Hình như thiên hạ chỉ thích soi mói cái sơ hở của người khác, lại mù tịt cái xấu xa, sự thiếu sót của bản thân mình?.Trong khi đó, bọn Tàu cộng cũng thừa cơ nhảy vào mập mờ, tung tin nhảm nhí gây hỏa mù cho dư luận. Cộng thêm các đài truyền thông của phe cánh tả ở Hoa Kỳ nhận quyền lợi từ Tàu Cộng, đưa toàn Fake news làm nhiễu loạn thông tin gây sự hoang mang. Đám dân trong nước thuộc Dân Chủ cũng hùa theo, dùng thái độ hỗn xược xách mé chửi rủa.Nghiễm nhiên ông trở thành vị Tổng Thống có nhiều kẻ thù đến đáng ngại. Từ trong ra ngoài, từ gần tới xa, song kiếm hợp bích tập kích ông bất cứ lúc nào. Có lẽ vì câu tuyên bố khi ra tranh cử của Tổng Thống: “Tôi thề sẽ quyét sạch đầm lầy trong guồng máy cai trị..”. Họ bóp méo tất cả những việc làm hay câu nói của ông rồi chê bai đâm thọc. Ông vẫn cố gắng làm trách nhiệm trước tình hình nguy nan của đất nước. Ông còn có cái Nhân để hết lòng lo cho dân chúng hơn hẳn các đời Tổng Thống khác.Thù ngoài giặc trong vây khốn khiến cho nước Mỹ chưa bao giờ bị hỗn loạn như bây giờ, ngay trong cơn đại dịch nguy hiểm lấy đi sinh mạng nhiều người dân. Tổng Thống tuổi đã cao, tuy phờ phạc vì nhiều đêm thức trắng họp bàn cùng nội các của ông, nhưng với các vị tài giỏi và trung trực bên cạnh, Tổng Thống vẫn vững vàng lèo lái con thuyền đất nước, dẫu cho bên đầu thuyền kia đám Dân chủ dùng mọi thủ đoạn cố sức đẩy ngược lại. Cái chánh và tà đã lộ ra rõ rệt chẳng giấu được ai, đám người này có giống những loại virus độc hại mà loài người đang phải tránh xa kia không?May mắn thay! Tuần trước, các loại thuốc mà mấy trăm vị Bác sĩ đồng thuận, đã được đưa vào chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm. Quyết định kịp thời đã giúp cho ngày càng nhiều người hơn trở lại cuộc sống bình thường, các bệnh nhân bình phục càng có niềm tin hơn đối với cách điều hành của Tổng Thống. Kết quả ấy khiến tình hình sáng sủa, niềm hy vọng trở lại, và lòng tôi như nhẹ nhàng hẳn đi, tuy vẫn chưa hoàn toàn trút hết mọi lo lắng.Xin cầu nguyện cho vị Tổng Thống của chúng tôi luôn giữ vững tinh thần và sức khỏe được trường an. Cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ vượt qua thời gian bão lửa này.Nhất là tình người được trở lại nơi những con người đang ngày đêm chống đối nhau, đang mưu mô đánh phá Tổng Thống của họ.2/ CUỘC CẦU HÔN LY KỲ
Khi Ai Cập tuyên bố đóng cửa các sân bay từ ngày 19/3, người người chen nhau giành giật để mua được vé để trở về quê hương của họ. Giá những chiếc vé cuối cùng ấy tăng vọt từ 700 USD lên hơn 3.000 USD đến chóng mặt xót lòng. Hầu hết điểm đến thuộc các quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi dịch Corona Virus Vũ Hán.Có lẽ tình yêu mang đến ý nghĩa sâu sắc nhất trong trường hợp dưới đây. Có gì đẹp và cao cả hơn khi con người có thể xem thường mạng sống của mình, bỏ qua tất cả gia đình và mọi khó khăn chỉ vì một chữ YÊU. Phải chăng đó là hạnh phúc của tuổi trẻ mà không phải ai mong muốn sẽ đều có được. Chàng trai tên Eihab Boraie là người Canada gốc Ai Cập và một cô gái Mỹ gốc Italy, Francesca Brundisini. Cô là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở Québec, Canada. Tình yêucủa họ khiến tôi cảm thấy cuộc đời trở nên tươi sáng và nhiều niềm tin hơn.Sự lo lắng không nguôi vì chàng biết người tình ở xa mãi ngàn khơi có một mình. Gần mười ngàn cây số không phải là con số nhỏ, nhưng đối với đôi thanh niên nam nữ đang tuổi Xuân thì có là gì? Họ đã cùng hứa những gì trước đây để có đủ động lực vượt ngàn trùng xa cách tìm đến với nhau?Sau nhiều đêm nhớ thương, lo lắng đến mất ngủ, chàng trai Eihab Boraie quyết tâm làm cuộc hành trình từ Ai Cập tới Canada. Một chuyến đi giữa cái sống và chết cận kề, mà có thể ví như“sự tự sát”. Tôi nhớ ngày xưa trong phim chưởng không nhớ tên gì, các con tôi thường chọc ghẹo nhau bằng câu: “ Tình yêu là gì mà sống chết có nhau”. Chắc thế nên đã từng có đôi từng cùng nhau tự tử khi ý nguyện không đạt được, do trắc trở gì đó hay bị cha mẹ cấm cản...Dù sao cũng rất đẹp! Tình yêu dành cho nàng đã thắng nỗi sợ hãi để chàng bất kể, dù cho gia đình đang sinh sống ở ngay chính Cairo. Sau nhiều ngày chạy xuôi chạy ngược vất vả lo toan, sự may mắn đã đến để chàng được cầm trên tay chiếc vé máy bay quý giá. Tấm vé trên chuyến bay cuối cùng mà giá cả có con số khó tin lên đến US 3000. Điều may mắn nữa là gia đình chàng đều ủng hộ quyết định của con trai, người mẹ còn ra tận sân bay tiễn đưa con lên đường. Có lẽ lòng bà cũng rất đau, rất sợ khi nghĩ đến việc không còn dịp được gặp lại đứa con yêu quý chăng? Vâng, biết đâu đấy! Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bao la, trái tim không lúc nào quên thổn thức vì con. Cho dù chúng có lớn đến bao nhiêu cũng không thể khiến cho người mẹ ngó lơ được. Tôi rơi nước mắt khi nghĩ đến các con mình cũng cách xa vời vợi. Mẹ con tôi từ xa điện thoại hỏi thăm nhau thường xuyên vẫn không đủ làm yên lòng nhau. Tất cả ai cũng khó khăn khi ra ngoài chứ đừng nói đến di chuyển xuyên Tiểu bang, nên lo và lo thôi! Nhất là mấy đứa con phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, lòng tôi luôn thấp thỏm một nỗi sợ mơ hồ khiến tim đau nhói...Chàng lên đường mang theo sự âu lo, sân bay vắng vẻ lạnh người, gặp bất cứ ai cũng đều vội vàng tránh né nhau khiến nỗi hồi hộp trong lòng chàng càng tăng cao. Tâm hồn nhạy cảm của chàng chợt rưng rưng, người con gái ở nơi ấy có hay biết người yêu đã vì mình mà hy sinh nhiều đến thế?Ơn trên đã thương đôi trẻ, họ xúc động nhào vào lòng nhau ngay sân phi trường. Mask trên mặt còn chưa kịp gỡ, Eihab Boraie đã vội thò tay vào túi và quỳ xuống trước sự ngạc nhiên của Francesca Brundisini: “Are you will marry me?”
Ôi, một cách cầu hôn khó có thể cảm động hơn, chắc là có một không hai trên thế gian này rồi phải không các bạn? Tôi chỉ nhìn thấy hình thôi mà đã cay cay khóe mắt, nghe như thổn thức trái tim già nua! Cảm động quá chừng!Giây phút xúc cảm chưa qua, họ liền lột ngay chiếc khẩu trang cản trở hai đôi môi run rẩy, che giấu cái mếu máo tràn đầy nỗi xúc cảm nghẹn ngào. Không còn gì hơn lúc này khi được cùng ở bên nhau chia xẻ nỗi nguy hiểm, niềm vui. Trong cơn hoạn nạn, tình yêu của họ sẽ được hoàn thiện hơn, sẽ quý trọng nhau hơn.Hai người dự định sẽ kết hôn sau khi dịch bệnh chấm dứt ở Ý, quê hương của nàng. Mặc dù không biết tương lai sẽ ra sao, tôi vẫn cầu mong cho mối tình này bất diệt với thời gian. Eihab Boraie và Francesca Brundisini, họ sẽ được hưởng sự hạnh phúc tuyệt vời không gì chia cách nổi nữa, sẽ được đời đời sống bên nhau. Chúc lành nhé đôi trẻ.Nhã Giang Thu Tâm.Tháng Tư 2020 (Dựa theo hình ảnh, bản tin trên Net)
Khi Ai Cập tuyên bố đóng cửa các sân bay từ ngày 19/3, người người chen nhau giành giật để mua được vé để trở về quê hương của họ. Giá những chiếc vé cuối cùng ấy tăng vọt từ 700 USD lên hơn 3.000 USD đến chóng mặt xót lòng. Hầu hết điểm đến thuộc các quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi dịch Corona Virus Vũ Hán.Có lẽ tình yêu mang đến ý nghĩa sâu sắc nhất trong trường hợp dưới đây. Có gì đẹp và cao cả hơn khi con người có thể xem thường mạng sống của mình, bỏ qua tất cả gia đình và mọi khó khăn chỉ vì một chữ YÊU. Phải chăng đó là hạnh phúc của tuổi trẻ mà không phải ai mong muốn sẽ đều có được. Chàng trai tên Eihab Boraie là người Canada gốc Ai Cập và một cô gái Mỹ gốc Italy, Francesca Brundisini. Cô là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ ở Québec, Canada. Tình yêucủa họ khiến tôi cảm thấy cuộc đời trở nên tươi sáng và nhiều niềm tin hơn.Sự lo lắng không nguôi vì chàng biết người tình ở xa mãi ngàn khơi có một mình. Gần mười ngàn cây số không phải là con số nhỏ, nhưng đối với đôi thanh niên nam nữ đang tuổi Xuân thì có là gì? Họ đã cùng hứa những gì trước đây để có đủ động lực vượt ngàn trùng xa cách tìm đến với nhau?Sau nhiều đêm nhớ thương, lo lắng đến mất ngủ, chàng trai Eihab Boraie quyết tâm làm cuộc hành trình từ Ai Cập tới Canada. Một chuyến đi giữa cái sống và chết cận kề, mà có thể ví như“sự tự sát”. Tôi nhớ ngày xưa trong phim chưởng không nhớ tên gì, các con tôi thường chọc ghẹo nhau bằng câu: “ Tình yêu là gì mà sống chết có nhau”. Chắc thế nên đã từng có đôi từng cùng nhau tự tử khi ý nguyện không đạt được, do trắc trở gì đó hay bị cha mẹ cấm cản...Dù sao cũng rất đẹp! Tình yêu dành cho nàng đã thắng nỗi sợ hãi để chàng bất kể, dù cho gia đình đang sinh sống ở ngay chính Cairo. Sau nhiều ngày chạy xuôi chạy ngược vất vả lo toan, sự may mắn đã đến để chàng được cầm trên tay chiếc vé máy bay quý giá. Tấm vé trên chuyến bay cuối cùng mà giá cả có con số khó tin lên đến US 3000. Điều may mắn nữa là gia đình chàng đều ủng hộ quyết định của con trai, người mẹ còn ra tận sân bay tiễn đưa con lên đường. Có lẽ lòng bà cũng rất đau, rất sợ khi nghĩ đến việc không còn dịp được gặp lại đứa con yêu quý chăng? Vâng, biết đâu đấy! Tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bao la, trái tim không lúc nào quên thổn thức vì con. Cho dù chúng có lớn đến bao nhiêu cũng không thể khiến cho người mẹ ngó lơ được. Tôi rơi nước mắt khi nghĩ đến các con mình cũng cách xa vời vợi. Mẹ con tôi từ xa điện thoại hỏi thăm nhau thường xuyên vẫn không đủ làm yên lòng nhau. Tất cả ai cũng khó khăn khi ra ngoài chứ đừng nói đến di chuyển xuyên Tiểu bang, nên lo và lo thôi! Nhất là mấy đứa con phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, lòng tôi luôn thấp thỏm một nỗi sợ mơ hồ khiến tim đau nhói...Chàng lên đường mang theo sự âu lo, sân bay vắng vẻ lạnh người, gặp bất cứ ai cũng đều vội vàng tránh né nhau khiến nỗi hồi hộp trong lòng chàng càng tăng cao. Tâm hồn nhạy cảm của chàng chợt rưng rưng, người con gái ở nơi ấy có hay biết người yêu đã vì mình mà hy sinh nhiều đến thế?Ơn trên đã thương đôi trẻ, họ xúc động nhào vào lòng nhau ngay sân phi trường. Mask trên mặt còn chưa kịp gỡ, Eihab Boraie đã vội thò tay vào túi và quỳ xuống trước sự ngạc nhiên của Francesca Brundisini: “Are you will marry me?”
Ôi, một cách cầu hôn khó có thể cảm động hơn, chắc là có một không hai trên thế gian này rồi phải không các bạn? Tôi chỉ nhìn thấy hình thôi mà đã cay cay khóe mắt, nghe như thổn thức trái tim già nua! Cảm động quá chừng!Giây phút xúc cảm chưa qua, họ liền lột ngay chiếc khẩu trang cản trở hai đôi môi run rẩy, che giấu cái mếu máo tràn đầy nỗi xúc cảm nghẹn ngào. Không còn gì hơn lúc này khi được cùng ở bên nhau chia xẻ nỗi nguy hiểm, niềm vui. Trong cơn hoạn nạn, tình yêu của họ sẽ được hoàn thiện hơn, sẽ quý trọng nhau hơn.Hai người dự định sẽ kết hôn sau khi dịch bệnh chấm dứt ở Ý, quê hương của nàng. Mặc dù không biết tương lai sẽ ra sao, tôi vẫn cầu mong cho mối tình này bất diệt với thời gian. Eihab Boraie và Francesca Brundisini, họ sẽ được hưởng sự hạnh phúc tuyệt vời không gì chia cách nổi nữa, sẽ được đời đời sống bên nhau. Chúc lành nhé đôi trẻ.Nhã Giang Thu Tâm.Tháng Tư 2020 (Dựa theo hình ảnh, bản tin trên Net)