Tôi thường đùa, “Năm ba mươi tuổi nếu không gặp được người mình yêu, tôi sẽ đi tu!” Không ngờ năm ấy tôi gặp được nàng. Quê nàng ở tận Lyon, một thành phố thơ mộng nằm bên bờ hợp lưu hai dòng sông Rhône và Saône chảy êm đềm về phía đông nam nước Pháp, cách Paris 470 km. Người Việt ở Lyon và các vùng phụ cận phần lớn theo đạo Phật, nhưng lúc đó chưa có chùa. Tín đồ bên Công Giáo may mắn hơn đã có linh mục chăm sóc đời sống đức tin. Linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải là tuyên uý đầu tiên của Cộng Đoàn Công Giáo người Việt ở Lyon được thành lập từ tháng 10 năm 1975 với các sinh hoạt bao gồm Thánh Lễ Chúa Nhật, thăm viếng các trung tâm tiếp cư, tìm gia đình bảo trợ, thông dịch, kiếm việc làm... được sự hỗ trợ của thầy element Thể (thụ phong linh mục năm 1979), soeur Marie Germaine Tâm, soeur Marie Léa Lou-Li-Tchen, sinh viên, cơ quan Cứu Trợ Công Giáo, và cựu chiến binh Pháp. Cộng đoàn đã thuê một căn nhà của giáo xứ Immaculée Conception (Lyon 3), và lấy tên là Trung Tâm Liên Lạc Công Giáo Việt Nam. Thứ Bảy có các lớp giáo lý, tiếng Việt cho trẻ em và tiếng Pháp cho người lớn. Năm 1985, Cộng đoàn mang tên Mission Catholique Vietnamienne. Kể từ năm 1989, Cộng đoàn được dùng nhà thờ Saint Pierre Chanel cho các sinh hoạt tôn giáo và hội họp được sự trợ lực của các thầy dòng Tận Hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm (Missionary Oblates of Mary Immaculate).
Linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải là chủ tế ban phép hôn phối cho chúng tôi. Năm nào nghỉ hè, chúng tôi cũng đưa con về Lyon thăm Ngoại, thăm bà cụ cha Hải, và đi lễ tại nhà thờ giáo xứ Immaculée Conception; nhưng lần nào tôi cũng vẫn không dám thân thiện đến thăm riêng linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải chỉ vì trông ông không giận mà rất nghỉêm. Tôi đùa với nàng, “Cưới em, anh đã cướp mất tiếng sông Hồng trong Hội Trùng Dương của ca đoàn thì làm sao dám gặp mặt nhạc trưởng?” Cho đến mùa xuân năm 1992, chịu hết nổi mùa đông băng giá và cô đơn ở thành phố biên thùy Northvale của tiểu bang New Jersey giáp New York, tôi bỏ nước Mỹ đi sang Pháp, rồi về Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) tái hợp với mẹ con nàng. Trong ba tháng ở Lyon, tôi học nghề sửa Radio, Tivi, và Telephone với cậu Phục. Lúc đó Phật tử ở Lyon đã có Thiện Minh Tự. Mấy ngày Tết, tôi theo cậu Phục đi chùa, coi chợ Tết Sinh Viên, tham dự Bữa Cơm Xã Hội và Văn Nghệ do chùa Thiện Minh tổ chức tại Centre Culturel Oecumenique tại Villeurbanne. Trong buổi văn nghệ ấy, cậu Phục lén ghi tên tôi lên sân khấu hát. Không ngờ bài thơ “Tình Quê Hương” của Đại uý Phan Lạc Tuyên (1928-2011) viết sau chiến dịch giải phóng thôn Sa Huỳnh năm 1954 với những lời thật thơ mộng được Đan Thọ phổ nhạc mà ít người còn hát, cũng là bài hát mà linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải từng ưa thích:
Anh về qua xóm nhỏ
Em chờ dưới bóng dừa
Nắng chiều lên mái tóc
Tình quê hương đơn sơ
Quê em nghèo cát trắng
Tóc em lúa vừa xanh
Anh là người lính chiến
Áo bạc màu đấu tranh
Em mời anh dừng lại
Đêm trăng ướt lá dừa
Bên nồi khoai mới luộc
Ngát thơm vườn ngâu thưa
Em hẹn em sẽ kể
Tình quê hương đơn sơ
Mẹ già như chiều nắng
Nhớ con trai chưa về
Ruộng nghèo không đủ thóc
Vườn nghèo nong tầm thưa
Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ...
Ông có mặt hôm đó, khen tôi hát hay vì biết nắm cái hồn của bài hát. Chúng tôi đã nhanh chóng trở thành đôi bạn văn nghệ. Vài hôm sau, nhờ Bản Tin Cộng Đoàn Công Giáo Lyon, tôi tìm thăm và kết bạn với nhạc sĩ Trịnh Hưng (1924- 2008), tác giả các ca khúc nổi tiếng vào giai đoạn thanh bình nhất của Miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960 như Tôi Yêu, Lúa Mùa Duyên Thắm, Lối về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành... Nhờ nhạc sĩ Trịnh Hưng, tôi lại quen thi sĩ kiêm bác sĩ Nga, người thường chữa bệnh miễn phí cho nhạc sĩ Trịnh Hưng. Và những tâm hồn văn nghệ ở Lyon đã có một buổi văn nghệ cháo gà đầu năm tại tư thất của bác sĩ Nga. Buổi văn nghệ ấy đã cho tôi nhận thấy cái hồn nghệ sĩ nồng ấm trong con người tu sĩ khổ hạnh lúc nhạc sĩ linh mục Trần Ngọc-Hải đánh đàn Hạ Uy Di (Hawaiian Steel Guitar) và hát hai bản tình ca do ông sáng tác từ thuở đôi mươi khi còn là sinh viên hoạt động trong phong trào Thanh Sinh Công tại Miền Nam Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1960. Cần nói thêm phong trào Thanh Sinh Công đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1937 do các sư huynh Lasan thành lập và phát triển đem tinh thần Phúc Âm vào đời sống sinh viên và học sinh. Đại hội Thanh Sinh Công toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn năm 1961; và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhóm họp tại Đà Lạt vào ngày 20 tháng 4 năm 1964 đã công nhận Thanh Sinh Công là phong trào hoạt động tông đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên và học sinh.
Biết tôi rất yêu thích, ông đã chép lại mấy bản nhạc tâm tình của mình, rồi tức tốc cỡi xe đạp đến gặp tôi tại một quán nước trên đường Felix Fauré trước giờ tôi ra ga xe lửa giã từ Lyon vào ngày 14 tháng 4 năm 1992. Chúng tôi xa nhau từ độ Tết năm ấy. Tôi đã mang những bài hát của nhạc sĩ Trần Ngọc-Hải đi lang thang khắp nơi qua một phần tư thế kỷ mà chưa có cơ hội phổ biến. Trong quãng thời gian ấy, đôi khi vô tình bật tiếng hát vu vơ “Em còn nhớ không...” tôi giật mình chợt nhớ lại tâm tình trong “Những Buổi Chiều Xưa” của người bạn sống đời tu sĩ:
Em còn nhớ không?
Những hôm mây bay đầy trời
Đường về nhà em có sao chiều đưa lối
Đường về nhà em có tiếng hát thơ ngây
Có em tôi mơ màng vương buồn về xa xôi
Em còn nhớ không?
Những hôm trăng thanh ngày mùa
Rộn ràng từ trên xóm ai cười ai nói
Giọng hò nhẹ vang bên gánh lúa ven đê
Sáo êm đưa lối về
Ôi tình quê chứa chan!
Mơ ngày về thăm quê nhà
Về thăm mái lá đơn sơ
Về thăm đồng quê xanh mờ
Có bóng con đò trôi khi sương chiều buông lơi
Anh nào đã quên lũy tre xanh đầu làng
Một ngày đầu thu gió may về xơ xác
Một ngày đầu thu anh thấỵ dáng em đi
Bước chân em qua thềm, ôi giờ đây nhớ quá!
Anh nào đã quên những hôm mưa rơi mịt mù
Trời buồn làm sao! Nghĩ thương mình thương quá!
Lặng nhìn thời gian, anh thấy kiếp bơ vơ
Kiếp muôn năm đợi chờ, âm thầm mơ lứa đôi
Làm sao quên được buổi trưa năm ấy trong một quán nước yên tĩnh trên đường Félix Fauré, tôi đã khen:
- Thật là một bản tình ca yêu người và yêu quê hương thơ mộng êm đềm! Những bài hát có lời đẹp và hay như “Những Buổi Chiều Xưa” ngày nay không còn nữa. Chắc hẳn đó là bức tranh làng quê của tác giả ở miền Bắc?
Thoáng một chút cảm động, người nhạc sĩ mơ màng về phương trời kỷ niệm:
- Hồi ấy, năm 1960 tôi biết Quy qua những lần sinh hoạt trong phong trào Thanh Sinh Công. Rồi chúng tôi học cùng một lớp với nhau tại trường Trường Sơn để dọn thi tú tài. Năm 1961 chúng tôi dính bảng. Một buổi sáng trong tuần dọn thi vấn đáp, tôi lại nhà chị Bá ở vùng Bàn Cờ đường Phan Đình Phùng với anh Liễm (sẽ là anh rể của tôi sau này). Tôi thấy Quy đang nói chuyện say mê với mây cô bạn cùng tuổi. Họ đều là những người đẹp. Tôi có nói lời chào Quy và không được đáp lại. Buồn lòng tôi yên lặng ra về và dặn với linh hồn mình rằng sẽ không bao giờ trở lại chốn này nữa. Ngày hôm sau, trời Sài Gòn đầy mây trắng, tôi ngậm ngùi làm nhạc để kể lể sự cách biệt “muôn đời” giữa tôi và Quy. Sự cách biệt tàn khốc mà tôi không ngờ trong “nháy mắt” đã đặt tôi trên bờ một dòng sông. Và từ bờ bên này, tôi đã hát vọng sang bờ bên kia để kể lại cho Quy nghe những nhớ nhung của mình về tiếng hát dịu dàng của một người, về những lần đã nói chuyện với nhau vui như những ngày Tết, về những bước chân người đó đã in trên các đường phố, nhất là về cảnh trí ngôi làng sinh trưởng của Quy ở vùng Nga Sơn, Thanh Hóa. Tôi bảo đảm cảnh này là cảnh có thực do chính Quy đã kể lại và tôi đã cẩn thận vẽ lại trong trí tưởng tượng của tôi. Rất may, nhờ nhạc mà cảnh này vẫn còn xinh tươi mặc dù ngôi làng đã bị những trận bão lụt liên tiếp tàn phá; và mặc dù trong thực tế, chúng tôi đã xa cách nhau từ ngày ấy... Nhạc làm xong, chị tôi biết được câu chuyện, đem kể lại cho Quy. Quy mời tôi lại chơi đằng nhà chị Bá vì hồi đó Quy thích ở trên nhà chị Bá, có lẽ vì sự yên tĩnh để học. Chúng tôi đã nói chuyện lại với nhau. Tôi đã hát bài này cho Quy nghe khi Quy ngồi trên bậc thứ hai của một cầu thang gỗ; và tôi, trên một chiếc ghế đẩu bên cạnh. Nghe hát xong, Quy nói nhẹ một câu, hình như chỉ để riêng cho tôi nghe “Cũng cảm động lắm”. Tôi rất tiếc không được nhìn thấy giọt nước mắt trên khuôn mặt của Quy. Sự thiếu giọt nước mắt này đã cho tôi hiểu một điều như là sự thật rằng Quy không có yêu mình nhiều như mình tưởng! Chính vì ý nghĩ ấy mà trong dịp chép lại bản nhạc này vào cuốn nhạc ký của Quy, một thứ lưu bút ngày xanh do Quy chế ra, tôi đã viết một câu “Tôi không sợ ngày chúng mình phải xa nhau bởi vì tôi biết rằng chuyện đó tự nó, nó sẽ xảy ra và chuyện buồn của chúng mình vì thế bao giờ cũng vẫn đẹp”.
Bị thu hút bởi câu chuyện quá đẹp trong bức tranh “Những Buổi Chiều Xưa”, tôi say sưa ngồi nghe mối tình đầu ấp ủ trong quãng đời sinh viên vẫn không phai mờ trong tâm hồn của một nghệ sĩ linh mục. Thượng Đế đã cho mỗi người một trái tim biết rung động; nhưng không phải lúc nào cũng gặp được một trái tim khác hoà điệu cùng một nhịp. Những mối tình đẹp thường là những mối tình câm, nên từ đó thơ nhạc được ra đời. Nhạc phẩm “Những Buổi Chiều Xưa” được nhà in Tương Lai xuất bản tại Sài Gòn ngày 9 tháng 11 năm 1961. Bài hát này đã được trình bày nhiều lần trên đài phát thanh Sài Gòn và Quân Đội qua tiếng hát của Ánh-Tuyết, Anh-Ngọc, và Ngọc-Quang. Thời đó sinh hoạt văn nghệ của Miền Nam thanh bình rất sôi động. Nhiều ban nhạc trẻ ra đời. Ba nhạc sĩ sinh viên Ngọc-Hải (đàn Hạ Uy Di), Ngọc-Quế (đàn violin và piano), và Ngọc-Quỳnh (piano và guitar) đã thành lập ban nhạc trình diễn ca hát và mở lớp dạy nhạc tại 645/39 đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Sau một năm sinh hoạt văn nghệ, mối tình câm đã không phai nhạt mà còn phát triển đến tuyệt đỉnh có thể “đếm từng tiếng mưa rơi”; và chỉ có người trong cuộc bị yêu thầm, sau khi đi lấy chồng mới thật sự thấm thìa nỗi đau đớn của bản thất tình ca Đàn Lòng Xa Cách:
Ngày nào gặp em
Hoa nắng rắc hương ấm loang trên hè vắng
Đàn anh buông lơi theo tiếng hát không lời
Nhạc lòng chơi vơi
Tìm về đôi mắt
Ôi nhớ quá đôi mắt chứa chan mộng ước
Lặng mơ miên man anh đã thầm mơ đến
Một kiếp duyên lành
Rồi một chiều mưa rét mướt
Tìm đến em tôi
Đường về nhà em khuất lối sầu lắng khôn nguôi
Đếm từng tiếng mưa rơi
Đếm từng phút chia phôi
Kỷ niệm xưa sao quá xa xôi!
Đàn lòng xa cách
Anh cố nén thương nhớ, ấp trong nguyện ước
Nhạc trầm đâu đây, vang tiếng hát êm đềm
Niềm thương xa xăm
Đường đời muôn lối
Hoa thắm sắc phơi phới, lúa reo mùa mới
Thì lòng anh đây, sao vẫn còn vương vấn
Tình đã xa mờ?
Tháng 9 năm 1962 Trần Ngọc-Hải vào tu viện Châu Sơn ở Đơn Dương. Năm 1967 xuất ngoại du học, và chịu chức linh mục vào năm 1973 tại Hauterive, Thụy Sĩ. Sau 30 năm làm tuyên úy cho người Việt tại giáo phận Lyon và 7 năm cho giáo xứ người Pháp tại Roanne, nhạc sĩ linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải đã gác đàn quy ẩn. Trong số hàng trăm bản nhạc vừa đạo vừa đời sáng tác bởi một nhạc sĩ linh mục, không biết nhạc phẩm “Lời Nhắn” được ông viết ra năm nào? Nhưng tôi cho “Lời Nhắn” là bản đàn êm ái cuối cùng của một mối tình âm thầm đã khép lại để thăng hoa thành tình yêu mới giữa con người và Thượng Đế là Cha của chúng ta ở trên trời:
Anh ưa đếm những vì sao trên trời vắng
Được một nghìn anh sẽ chia đều cho em
Làm vốn những khi trời nhẹ buồn
Vì đường về còn xa lắm em!
Anh sẽ rắc nỗi lòng anh trên ruộng lúa
Một ngày nào lúa chín như ngàn sao xa
Nhìn ngắm hoa nhạc vừa chào đời
Lòng anh vui như nước về khơi
Quy ơi, em sẽ đi về bến nào?
Mộng đời em đã xong chưa ?
Còn chiều nay? Ngày mai?
Hỏi thăm em đã nhớ ai?
Mơ ước thành mơ?
Thương là thương nhớ em
Là thương tiếng em êm đềm vang trên đường đi
Là thương nếp sống
Anh nhớ thương em qua núi qua sông
Qua tiếng kinh cầu
Qua suối tình yêu
Ngày mai nắng lên gieo hương nồng
Ngàỵ mai có những vui ngày mai
Và nếu có nhớ ai xa xôi
Em cố quên sầu gói trong mộng vàng
Quy ơi, anh nhắn em một câu này
Dặn rằng em nhớ yêu Cha
Một mình Cha mà thôi
Mộng đời em đã xong chưa ?
Em có mừng không?
(Em thấy gì không?)
ThaiVinh
Linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải là chủ tế ban phép hôn phối cho chúng tôi. Năm nào nghỉ hè, chúng tôi cũng đưa con về Lyon thăm Ngoại, thăm bà cụ cha Hải, và đi lễ tại nhà thờ giáo xứ Immaculée Conception; nhưng lần nào tôi cũng vẫn không dám thân thiện đến thăm riêng linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải chỉ vì trông ông không giận mà rất nghỉêm. Tôi đùa với nàng, “Cưới em, anh đã cướp mất tiếng sông Hồng trong Hội Trùng Dương của ca đoàn thì làm sao dám gặp mặt nhạc trưởng?” Cho đến mùa xuân năm 1992, chịu hết nổi mùa đông băng giá và cô đơn ở thành phố biên thùy Northvale của tiểu bang New Jersey giáp New York, tôi bỏ nước Mỹ đi sang Pháp, rồi về Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) tái hợp với mẹ con nàng. Trong ba tháng ở Lyon, tôi học nghề sửa Radio, Tivi, và Telephone với cậu Phục. Lúc đó Phật tử ở Lyon đã có Thiện Minh Tự. Mấy ngày Tết, tôi theo cậu Phục đi chùa, coi chợ Tết Sinh Viên, tham dự Bữa Cơm Xã Hội và Văn Nghệ do chùa Thiện Minh tổ chức tại Centre Culturel Oecumenique tại Villeurbanne. Trong buổi văn nghệ ấy, cậu Phục lén ghi tên tôi lên sân khấu hát. Không ngờ bài thơ “Tình Quê Hương” của Đại uý Phan Lạc Tuyên (1928-2011) viết sau chiến dịch giải phóng thôn Sa Huỳnh năm 1954 với những lời thật thơ mộng được Đan Thọ phổ nhạc mà ít người còn hát, cũng là bài hát mà linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải từng ưa thích:
Anh về qua xóm nhỏ
Em chờ dưới bóng dừa
Nắng chiều lên mái tóc
Tình quê hương đơn sơ
Quê em nghèo cát trắng
Tóc em lúa vừa xanh
Anh là người lính chiến
Áo bạc màu đấu tranh
Em mời anh dừng lại
Đêm trăng ướt lá dừa
Bên nồi khoai mới luộc
Ngát thơm vườn ngâu thưa
Em hẹn em sẽ kể
Tình quê hương đơn sơ
Mẹ già như chiều nắng
Nhớ con trai chưa về
Ruộng nghèo không đủ thóc
Vườn nghèo nong tầm thưa
Ngõ buồn màu hoang loạn
Quê nghèo thêm xác xơ...
Ông có mặt hôm đó, khen tôi hát hay vì biết nắm cái hồn của bài hát. Chúng tôi đã nhanh chóng trở thành đôi bạn văn nghệ. Vài hôm sau, nhờ Bản Tin Cộng Đoàn Công Giáo Lyon, tôi tìm thăm và kết bạn với nhạc sĩ Trịnh Hưng (1924- 2008), tác giả các ca khúc nổi tiếng vào giai đoạn thanh bình nhất của Miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960 như Tôi Yêu, Lúa Mùa Duyên Thắm, Lối về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành... Nhờ nhạc sĩ Trịnh Hưng, tôi lại quen thi sĩ kiêm bác sĩ Nga, người thường chữa bệnh miễn phí cho nhạc sĩ Trịnh Hưng. Và những tâm hồn văn nghệ ở Lyon đã có một buổi văn nghệ cháo gà đầu năm tại tư thất của bác sĩ Nga. Buổi văn nghệ ấy đã cho tôi nhận thấy cái hồn nghệ sĩ nồng ấm trong con người tu sĩ khổ hạnh lúc nhạc sĩ linh mục Trần Ngọc-Hải đánh đàn Hạ Uy Di (Hawaiian Steel Guitar) và hát hai bản tình ca do ông sáng tác từ thuở đôi mươi khi còn là sinh viên hoạt động trong phong trào Thanh Sinh Công tại Miền Nam Việt Nam vào những năm đầu thập niên 1960. Cần nói thêm phong trào Thanh Sinh Công đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1937 do các sư huynh Lasan thành lập và phát triển đem tinh thần Phúc Âm vào đời sống sinh viên và học sinh. Đại hội Thanh Sinh Công toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn năm 1961; và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhóm họp tại Đà Lạt vào ngày 20 tháng 4 năm 1964 đã công nhận Thanh Sinh Công là phong trào hoạt động tông đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên và học sinh.
Biết tôi rất yêu thích, ông đã chép lại mấy bản nhạc tâm tình của mình, rồi tức tốc cỡi xe đạp đến gặp tôi tại một quán nước trên đường Felix Fauré trước giờ tôi ra ga xe lửa giã từ Lyon vào ngày 14 tháng 4 năm 1992. Chúng tôi xa nhau từ độ Tết năm ấy. Tôi đã mang những bài hát của nhạc sĩ Trần Ngọc-Hải đi lang thang khắp nơi qua một phần tư thế kỷ mà chưa có cơ hội phổ biến. Trong quãng thời gian ấy, đôi khi vô tình bật tiếng hát vu vơ “Em còn nhớ không...” tôi giật mình chợt nhớ lại tâm tình trong “Những Buổi Chiều Xưa” của người bạn sống đời tu sĩ:
Em còn nhớ không?
Những hôm mây bay đầy trời
Đường về nhà em có sao chiều đưa lối
Đường về nhà em có tiếng hát thơ ngây
Có em tôi mơ màng vương buồn về xa xôi
Em còn nhớ không?
Những hôm trăng thanh ngày mùa
Rộn ràng từ trên xóm ai cười ai nói
Giọng hò nhẹ vang bên gánh lúa ven đê
Sáo êm đưa lối về
Ôi tình quê chứa chan!
Mơ ngày về thăm quê nhà
Về thăm mái lá đơn sơ
Về thăm đồng quê xanh mờ
Có bóng con đò trôi khi sương chiều buông lơi
Anh nào đã quên lũy tre xanh đầu làng
Một ngày đầu thu gió may về xơ xác
Một ngày đầu thu anh thấỵ dáng em đi
Bước chân em qua thềm, ôi giờ đây nhớ quá!
Anh nào đã quên những hôm mưa rơi mịt mù
Trời buồn làm sao! Nghĩ thương mình thương quá!
Lặng nhìn thời gian, anh thấy kiếp bơ vơ
Kiếp muôn năm đợi chờ, âm thầm mơ lứa đôi
Làm sao quên được buổi trưa năm ấy trong một quán nước yên tĩnh trên đường Félix Fauré, tôi đã khen:
- Thật là một bản tình ca yêu người và yêu quê hương thơ mộng êm đềm! Những bài hát có lời đẹp và hay như “Những Buổi Chiều Xưa” ngày nay không còn nữa. Chắc hẳn đó là bức tranh làng quê của tác giả ở miền Bắc?
Thoáng một chút cảm động, người nhạc sĩ mơ màng về phương trời kỷ niệm:
- Hồi ấy, năm 1960 tôi biết Quy qua những lần sinh hoạt trong phong trào Thanh Sinh Công. Rồi chúng tôi học cùng một lớp với nhau tại trường Trường Sơn để dọn thi tú tài. Năm 1961 chúng tôi dính bảng. Một buổi sáng trong tuần dọn thi vấn đáp, tôi lại nhà chị Bá ở vùng Bàn Cờ đường Phan Đình Phùng với anh Liễm (sẽ là anh rể của tôi sau này). Tôi thấy Quy đang nói chuyện say mê với mây cô bạn cùng tuổi. Họ đều là những người đẹp. Tôi có nói lời chào Quy và không được đáp lại. Buồn lòng tôi yên lặng ra về và dặn với linh hồn mình rằng sẽ không bao giờ trở lại chốn này nữa. Ngày hôm sau, trời Sài Gòn đầy mây trắng, tôi ngậm ngùi làm nhạc để kể lể sự cách biệt “muôn đời” giữa tôi và Quy. Sự cách biệt tàn khốc mà tôi không ngờ trong “nháy mắt” đã đặt tôi trên bờ một dòng sông. Và từ bờ bên này, tôi đã hát vọng sang bờ bên kia để kể lại cho Quy nghe những nhớ nhung của mình về tiếng hát dịu dàng của một người, về những lần đã nói chuyện với nhau vui như những ngày Tết, về những bước chân người đó đã in trên các đường phố, nhất là về cảnh trí ngôi làng sinh trưởng của Quy ở vùng Nga Sơn, Thanh Hóa. Tôi bảo đảm cảnh này là cảnh có thực do chính Quy đã kể lại và tôi đã cẩn thận vẽ lại trong trí tưởng tượng của tôi. Rất may, nhờ nhạc mà cảnh này vẫn còn xinh tươi mặc dù ngôi làng đã bị những trận bão lụt liên tiếp tàn phá; và mặc dù trong thực tế, chúng tôi đã xa cách nhau từ ngày ấy... Nhạc làm xong, chị tôi biết được câu chuyện, đem kể lại cho Quy. Quy mời tôi lại chơi đằng nhà chị Bá vì hồi đó Quy thích ở trên nhà chị Bá, có lẽ vì sự yên tĩnh để học. Chúng tôi đã nói chuyện lại với nhau. Tôi đã hát bài này cho Quy nghe khi Quy ngồi trên bậc thứ hai của một cầu thang gỗ; và tôi, trên một chiếc ghế đẩu bên cạnh. Nghe hát xong, Quy nói nhẹ một câu, hình như chỉ để riêng cho tôi nghe “Cũng cảm động lắm”. Tôi rất tiếc không được nhìn thấy giọt nước mắt trên khuôn mặt của Quy. Sự thiếu giọt nước mắt này đã cho tôi hiểu một điều như là sự thật rằng Quy không có yêu mình nhiều như mình tưởng! Chính vì ý nghĩ ấy mà trong dịp chép lại bản nhạc này vào cuốn nhạc ký của Quy, một thứ lưu bút ngày xanh do Quy chế ra, tôi đã viết một câu “Tôi không sợ ngày chúng mình phải xa nhau bởi vì tôi biết rằng chuyện đó tự nó, nó sẽ xảy ra và chuyện buồn của chúng mình vì thế bao giờ cũng vẫn đẹp”.
Bị thu hút bởi câu chuyện quá đẹp trong bức tranh “Những Buổi Chiều Xưa”, tôi say sưa ngồi nghe mối tình đầu ấp ủ trong quãng đời sinh viên vẫn không phai mờ trong tâm hồn của một nghệ sĩ linh mục. Thượng Đế đã cho mỗi người một trái tim biết rung động; nhưng không phải lúc nào cũng gặp được một trái tim khác hoà điệu cùng một nhịp. Những mối tình đẹp thường là những mối tình câm, nên từ đó thơ nhạc được ra đời. Nhạc phẩm “Những Buổi Chiều Xưa” được nhà in Tương Lai xuất bản tại Sài Gòn ngày 9 tháng 11 năm 1961. Bài hát này đã được trình bày nhiều lần trên đài phát thanh Sài Gòn và Quân Đội qua tiếng hát của Ánh-Tuyết, Anh-Ngọc, và Ngọc-Quang. Thời đó sinh hoạt văn nghệ của Miền Nam thanh bình rất sôi động. Nhiều ban nhạc trẻ ra đời. Ba nhạc sĩ sinh viên Ngọc-Hải (đàn Hạ Uy Di), Ngọc-Quế (đàn violin và piano), và Ngọc-Quỳnh (piano và guitar) đã thành lập ban nhạc trình diễn ca hát và mở lớp dạy nhạc tại 645/39 đường Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Sau một năm sinh hoạt văn nghệ, mối tình câm đã không phai nhạt mà còn phát triển đến tuyệt đỉnh có thể “đếm từng tiếng mưa rơi”; và chỉ có người trong cuộc bị yêu thầm, sau khi đi lấy chồng mới thật sự thấm thìa nỗi đau đớn của bản thất tình ca Đàn Lòng Xa Cách:
Ngày nào gặp em
Hoa nắng rắc hương ấm loang trên hè vắng
Đàn anh buông lơi theo tiếng hát không lời
Nhạc lòng chơi vơi
Tìm về đôi mắt
Ôi nhớ quá đôi mắt chứa chan mộng ước
Lặng mơ miên man anh đã thầm mơ đến
Một kiếp duyên lành
Rồi một chiều mưa rét mướt
Tìm đến em tôi
Đường về nhà em khuất lối sầu lắng khôn nguôi
Đếm từng tiếng mưa rơi
Đếm từng phút chia phôi
Kỷ niệm xưa sao quá xa xôi!
Đàn lòng xa cách
Anh cố nén thương nhớ, ấp trong nguyện ước
Nhạc trầm đâu đây, vang tiếng hát êm đềm
Niềm thương xa xăm
Đường đời muôn lối
Hoa thắm sắc phơi phới, lúa reo mùa mới
Thì lòng anh đây, sao vẫn còn vương vấn
Tình đã xa mờ?
Tháng 9 năm 1962 Trần Ngọc-Hải vào tu viện Châu Sơn ở Đơn Dương. Năm 1967 xuất ngoại du học, và chịu chức linh mục vào năm 1973 tại Hauterive, Thụy Sĩ. Sau 30 năm làm tuyên úy cho người Việt tại giáo phận Lyon và 7 năm cho giáo xứ người Pháp tại Roanne, nhạc sĩ linh mục Bernard Trần Ngọc-Hải đã gác đàn quy ẩn. Trong số hàng trăm bản nhạc vừa đạo vừa đời sáng tác bởi một nhạc sĩ linh mục, không biết nhạc phẩm “Lời Nhắn” được ông viết ra năm nào? Nhưng tôi cho “Lời Nhắn” là bản đàn êm ái cuối cùng của một mối tình âm thầm đã khép lại để thăng hoa thành tình yêu mới giữa con người và Thượng Đế là Cha của chúng ta ở trên trời:
Anh ưa đếm những vì sao trên trời vắng
Được một nghìn anh sẽ chia đều cho em
Làm vốn những khi trời nhẹ buồn
Vì đường về còn xa lắm em!
Anh sẽ rắc nỗi lòng anh trên ruộng lúa
Một ngày nào lúa chín như ngàn sao xa
Nhìn ngắm hoa nhạc vừa chào đời
Lòng anh vui như nước về khơi
Quy ơi, em sẽ đi về bến nào?
Mộng đời em đã xong chưa ?
Còn chiều nay? Ngày mai?
Hỏi thăm em đã nhớ ai?
Mơ ước thành mơ?
Thương là thương nhớ em
Là thương tiếng em êm đềm vang trên đường đi
Là thương nếp sống
Anh nhớ thương em qua núi qua sông
Qua tiếng kinh cầu
Qua suối tình yêu
Ngày mai nắng lên gieo hương nồng
Ngàỵ mai có những vui ngày mai
Và nếu có nhớ ai xa xôi
Em cố quên sầu gói trong mộng vàng
Quy ơi, anh nhắn em một câu này
Dặn rằng em nhớ yêu Cha
Một mình Cha mà thôi
Mộng đời em đã xong chưa ?
Em có mừng không?
(Em thấy gì không?)
ThaiVinh
Comment