Bà Hằng liếc vội vào trong chiếc gương nhỏ, thoa chút má hồng trên má, một mầu son thật nhạt. Bà không dám trang điểm mạnh sợ trông già, bà đã kín đáo ăn mặc trẻ trung hơn số tuổi của mình. Chỉ còn hai mươi phút nữa máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt, người đàn ông trẻ hơn bà mười lăm tuổi sẽ đón bà bên dưới. Bà thấy hồi hộp chen lẫn một chút ngượng ngùng.Cả ba tháng nay bà đã e-meo, gửi ảnh, nói điện thoại với Trí. Trí bằng tuổi em út bà, nhưng Trí rất lịch lãm, nhìn trong hình thấy khá sáng sủa, Trí có giọng nói ấm, không kiểu cách, Trí cho biết đang làm giám đốc một công ty du lịch tư nhân, hùn vốn với hai người bạn. Trí sẵn sàng làm người hướng dẫn viên, người yêu của bà Hằng sau ba tháng hai người biết nhau nhưng chưa biết mặt. Trí nói chưa lập gia đình bao giờ, bà Hằng vừa hoàn tất thủ tục ly dị được sáu tháng, không phải nuôi con nhỏ.
“Thật là tuyệt!” Trí nói tiếp “Hằng hiểu là tình yêu không có tuổi phải không? Hằng ở trong hình không thể nào ở tuổi 55 được, ở ngoài chắc Hằng còn trẻ nữa”
Hằng giao cửa tiệm One Hour Photo của mình cho một người anh họ, về Việt Nam gặp Trí, với mọi người trong gia đình bà giấu, chỉ nói là nghỉ về thăm quê, thăm họ hàng.
Trí đón bà Hằng với bó hồng nhung bẩy bông đỏ thẫm. Bà Hằng hơi khựïng lại một chút khi thấy Trí trẻ hơn trong hình rất nhiều, người đàn ông Việt Nam ở tuổi 40 ăn mặc không khác gì những người đàn ông Việt Nam có tiền ở Mỹ. Quần xám đậm, áo xám nhạt ngắn tay, cà vạt vàng nhạt, hơi nới lỏng (cố ý) một chút để khoe một cái cổ ngăm ngăm hồng, khỏe mạnh.Trí thuê một chiếc xe Camry còn mới, tự lái. Trí mở máy lạnh tối đa trước khi bà Hằng bước vào xe. Trí nhìn rõ cái bối rối của bà Hằng, Trí nhẹ nhàng trấn an bằng một câu hỏi:
“Hằng có biết tại sao lại là 7 bông hồng mà không là 8 hay là 10?”
Bà Hằng chưa kịp trả lời thì Trí mỉm cười, giọng ấm áp nói tiếp:
“Vì Hằng chính là bông thứ 8 rồi. Người Pháp không bao giờ tặng hoa cho phụ nữ ở số chẵn cả, vì họ luôn luôn kể nàng là một bông”
Bà Hằng lặng người đi một giây, từ lúc xuống máy bay đến phút này, bà mới gật đầu chào Trí, chưa nói được tiếng nào. Khi rời Mỹ, bà rất tự tin, bà nghĩ dầu sao bà ở Mỹ lâu năm, tiếp cận đời sống văn minh hơn, nói tiếng Mỹ khá hơn và trẻ hơn những người đàn bà khác cùng tuổi bà ở Việt Nam rất nhiều, Trí sẽ thán phục, và mê bà rất nhanh.Trí đã lấy sẵn buồng trong Continental cho bà, sau khi làm thủ tục giấy tờ, Trí không hấp tấp nhận phòng, anh cất chìa khóa của bà vào túi áo mình. Với cử chỉ lịch lãm, tự nhiên, anh nâng nhẹ khuỷu tay bà Hằng nói:
“Hằng cần uống một chút gì cho mát trước khi lên phòng”
Bà Hằng gọi một ly nước dừa tươi, trong khi Trí uống bia. Hai người im lặng nhìn nhau. Đây là lúc cả hai cùng định giá kể đối diện. Trí uống một ngụm bia, nheo mắt nhìn bà Hằng một giây, khẽ mỉm cười, rồi ngửa cổ ra đằng sau hơi duỗi người ra một chút trên ghế, chiếc sơ mi mỏng cho khí hậu nhiệt đới bám sát vào mình chàng, cho bà Hằng nhìn rõ thân thể còn quyến rũ của người đàn ông trẻ, bà bối rối nhìn vào cây hoa bông giấy qua vai Trí. Trí như đọc được tư tưởng của bà Hằng, nói một câu vừa khen vừa trấn an:
“Hằng trẻ hơn tôi hình dung nhiều”
Bà Hằng tuy hài lòng, nhưng bắt đầu cảm thấy hơi bất an.
Khi đưa Hằng lên phòng, Trí có cái phong cách của một người đàn ông đưa người tình vào khách sạn. Anh thản nhiên đến bên giường, ghé ngồi xuống, tháo giầy tháo vớ, rồi đến bên bà Hằng xoay mặt bà đối diện với anh. Bà Hằng chưa kịp phản ứng thì Trí đã khóa bà lại trong tay anh và hôn tới tấp trên mặt trên cổ bà. Khi bà vừa kịp nhập vào đà cuốn hút của Trí, thì lại đúng lúc Trí buông bà ra. Anh cúi xuống đi vớ đi giầy, nói nhẹ nhàng với bà:
“Em nghỉ một chút cho thoải mái, Tôi sẽ trở lại đón em chiều nay, mình đi ăn, đi chơi.”
Chữ “em” Trí gọi bà, làm bà quên bẵng đi cái khoảng cách 15 năm giữa bà và Trí.
Bà Hằng ở lại Việt Nam hai tuần, bà tiêu đến đồng mỹ kim cuối cùng của số tiền tám ngàn mang về. Trong đó có tiền khách sạn, tiền du lịch, tiền may sắm cho người tình trẻ. Bà không hối hận, bà tự nhủ “ Nếu như Trí có quên bà ngay, sau khi bà rời Việt Nam thì cũng là chuyện tất nhiên, bà nhiều tuổi hơn Trí quá, bà chẳng trông mong gì một mối tình lâu dài. Đây là một sự trao đổi lịch sự. Cả hai cùng biết giá của món hàng mình phải trả”Nhưng thật sự bà Hằng có hạnh phúc trong hai tuần lễ đó không thì chỉ có mình bà trảï lời được. Cách đây 3 năm, ông Tâm chồng bà, đã về Việt Nam lấy một người con gái hơn con gái đầu lòng của ông bà hai tuổi. Ông Tâm lấy lén lút, và tìm cách cứ vài tháng lại về du lịch Việt Nam một mình. Bà Hằng biết được, ông Tâm ra điều kiện li dị hẳn hay chấp nhận cho ông một cảnh hai quê. Bà Hằng vì tự ái, chọn giải pháp li dị.
Để trả thù, bà đi mỹ viện chỉnh trang lại nhan sắc, đi ghi tên tập thể dục thẩm mỹ, đi học khiêu vũ, và cuối cùng bà nghe lời bè bạn, vào internet tìm bạn phương xa. Phong trào về Việt Nam tìm bạn trai trẻ tuổi hơn mình không còn là vấn đề phải tránh né khi đề cập đến. Đã có nhiều bà bạn hơn bà 5,6 tuổi. Nghĩa là đã sáu mươi vẫn kiếm được người yêu, người bồ kém mình mười tuổi rất thường. Các bà quan niệm đàn bà sống lâu, trẻ dai hơn đàn ông, nhất là đàn bà sống ở Mỹ. Tiền bạc và những tiện nghi vật chất đã giúp các bà không những có bề ngoài trẻ trung mà trong tâm họ cũng quên đi một số năm tháng đã đi qua đời mình.
Trong hai tuần ở Việt Nam, bà Hằng được Trí chiều chuộng hết sức, coi bà như một người tình bé bỏng. Khi Trí dưa bà lên núi thì bà tưởng chàng là Sơn Tinh, vì chàng vừa leo dốc vừa đỡ bà mà không biết mệt, khi chàng đưa bà xuống biển thì bà ngỡ chàng là Thủy Tinh vì chàng bơi giỏi quá, thân thể chàng còn đẹp quá! Bà mơ màng nghĩ kiếp trước có thể bà là Mỵ Nương con của vua Hùng Vương thứ 18 nên kiếp này mới gặp Trí. Chỉ khi Trí tiêu tiền của bà thì bà hơi hốt hoảng, nhưng bà vội nhủ lòng. “Tiền bạc mà làm gì, lúc chết đâu đem theo được, hãy tận hưởng mối tình cuối đời, ta đang mua hạnh phúc mà”
Bà Hằng ngồi trên máy bay trở về Mỹ, nhìn qua khung cửa sổ nghĩ đến Trí đang đi tìm mua một bó hồng nhung 7 đóa để đón một người đàn bà khác trong chuyến bay sắp tới. Bà hình dung ra nét cười nhẹ, cử chỉ lịch lãm, giọng nói ấm áp của Trí khi nói về bông hoa thứ 8 với một người đàn bà ít ra cũng hơn chàng cả 10 tuổi.
Phi đạo xa dần, nhà cửa bé lại, cây cỏ mờ nhạt. Tất cả bỗng biến mất chỉ còn lại những từng khí quyển chồng lên nhau như ngàn chiếc dù trắng, xóa sạch cả núi của Sơn Tinh, cả biển của Thủy Tinh….. . . Bà Hằng ôm ngực kêu lên trong cuống họng: “ Ôi Mỵ Nương!”
TranmongTu
“Thật là tuyệt!” Trí nói tiếp “Hằng hiểu là tình yêu không có tuổi phải không? Hằng ở trong hình không thể nào ở tuổi 55 được, ở ngoài chắc Hằng còn trẻ nữa”
Hằng giao cửa tiệm One Hour Photo của mình cho một người anh họ, về Việt Nam gặp Trí, với mọi người trong gia đình bà giấu, chỉ nói là nghỉ về thăm quê, thăm họ hàng.
Trí đón bà Hằng với bó hồng nhung bẩy bông đỏ thẫm. Bà Hằng hơi khựïng lại một chút khi thấy Trí trẻ hơn trong hình rất nhiều, người đàn ông Việt Nam ở tuổi 40 ăn mặc không khác gì những người đàn ông Việt Nam có tiền ở Mỹ. Quần xám đậm, áo xám nhạt ngắn tay, cà vạt vàng nhạt, hơi nới lỏng (cố ý) một chút để khoe một cái cổ ngăm ngăm hồng, khỏe mạnh.Trí thuê một chiếc xe Camry còn mới, tự lái. Trí mở máy lạnh tối đa trước khi bà Hằng bước vào xe. Trí nhìn rõ cái bối rối của bà Hằng, Trí nhẹ nhàng trấn an bằng một câu hỏi:
“Hằng có biết tại sao lại là 7 bông hồng mà không là 8 hay là 10?”
Bà Hằng chưa kịp trả lời thì Trí mỉm cười, giọng ấm áp nói tiếp:
“Vì Hằng chính là bông thứ 8 rồi. Người Pháp không bao giờ tặng hoa cho phụ nữ ở số chẵn cả, vì họ luôn luôn kể nàng là một bông”
Bà Hằng lặng người đi một giây, từ lúc xuống máy bay đến phút này, bà mới gật đầu chào Trí, chưa nói được tiếng nào. Khi rời Mỹ, bà rất tự tin, bà nghĩ dầu sao bà ở Mỹ lâu năm, tiếp cận đời sống văn minh hơn, nói tiếng Mỹ khá hơn và trẻ hơn những người đàn bà khác cùng tuổi bà ở Việt Nam rất nhiều, Trí sẽ thán phục, và mê bà rất nhanh.Trí đã lấy sẵn buồng trong Continental cho bà, sau khi làm thủ tục giấy tờ, Trí không hấp tấp nhận phòng, anh cất chìa khóa của bà vào túi áo mình. Với cử chỉ lịch lãm, tự nhiên, anh nâng nhẹ khuỷu tay bà Hằng nói:
“Hằng cần uống một chút gì cho mát trước khi lên phòng”
Bà Hằng gọi một ly nước dừa tươi, trong khi Trí uống bia. Hai người im lặng nhìn nhau. Đây là lúc cả hai cùng định giá kể đối diện. Trí uống một ngụm bia, nheo mắt nhìn bà Hằng một giây, khẽ mỉm cười, rồi ngửa cổ ra đằng sau hơi duỗi người ra một chút trên ghế, chiếc sơ mi mỏng cho khí hậu nhiệt đới bám sát vào mình chàng, cho bà Hằng nhìn rõ thân thể còn quyến rũ của người đàn ông trẻ, bà bối rối nhìn vào cây hoa bông giấy qua vai Trí. Trí như đọc được tư tưởng của bà Hằng, nói một câu vừa khen vừa trấn an:
“Hằng trẻ hơn tôi hình dung nhiều”
Bà Hằng tuy hài lòng, nhưng bắt đầu cảm thấy hơi bất an.
Khi đưa Hằng lên phòng, Trí có cái phong cách của một người đàn ông đưa người tình vào khách sạn. Anh thản nhiên đến bên giường, ghé ngồi xuống, tháo giầy tháo vớ, rồi đến bên bà Hằng xoay mặt bà đối diện với anh. Bà Hằng chưa kịp phản ứng thì Trí đã khóa bà lại trong tay anh và hôn tới tấp trên mặt trên cổ bà. Khi bà vừa kịp nhập vào đà cuốn hút của Trí, thì lại đúng lúc Trí buông bà ra. Anh cúi xuống đi vớ đi giầy, nói nhẹ nhàng với bà:
“Em nghỉ một chút cho thoải mái, Tôi sẽ trở lại đón em chiều nay, mình đi ăn, đi chơi.”
Chữ “em” Trí gọi bà, làm bà quên bẵng đi cái khoảng cách 15 năm giữa bà và Trí.
Bà Hằng ở lại Việt Nam hai tuần, bà tiêu đến đồng mỹ kim cuối cùng của số tiền tám ngàn mang về. Trong đó có tiền khách sạn, tiền du lịch, tiền may sắm cho người tình trẻ. Bà không hối hận, bà tự nhủ “ Nếu như Trí có quên bà ngay, sau khi bà rời Việt Nam thì cũng là chuyện tất nhiên, bà nhiều tuổi hơn Trí quá, bà chẳng trông mong gì một mối tình lâu dài. Đây là một sự trao đổi lịch sự. Cả hai cùng biết giá của món hàng mình phải trả”Nhưng thật sự bà Hằng có hạnh phúc trong hai tuần lễ đó không thì chỉ có mình bà trảï lời được. Cách đây 3 năm, ông Tâm chồng bà, đã về Việt Nam lấy một người con gái hơn con gái đầu lòng của ông bà hai tuổi. Ông Tâm lấy lén lút, và tìm cách cứ vài tháng lại về du lịch Việt Nam một mình. Bà Hằng biết được, ông Tâm ra điều kiện li dị hẳn hay chấp nhận cho ông một cảnh hai quê. Bà Hằng vì tự ái, chọn giải pháp li dị.
Để trả thù, bà đi mỹ viện chỉnh trang lại nhan sắc, đi ghi tên tập thể dục thẩm mỹ, đi học khiêu vũ, và cuối cùng bà nghe lời bè bạn, vào internet tìm bạn phương xa. Phong trào về Việt Nam tìm bạn trai trẻ tuổi hơn mình không còn là vấn đề phải tránh né khi đề cập đến. Đã có nhiều bà bạn hơn bà 5,6 tuổi. Nghĩa là đã sáu mươi vẫn kiếm được người yêu, người bồ kém mình mười tuổi rất thường. Các bà quan niệm đàn bà sống lâu, trẻ dai hơn đàn ông, nhất là đàn bà sống ở Mỹ. Tiền bạc và những tiện nghi vật chất đã giúp các bà không những có bề ngoài trẻ trung mà trong tâm họ cũng quên đi một số năm tháng đã đi qua đời mình.
Trong hai tuần ở Việt Nam, bà Hằng được Trí chiều chuộng hết sức, coi bà như một người tình bé bỏng. Khi Trí dưa bà lên núi thì bà tưởng chàng là Sơn Tinh, vì chàng vừa leo dốc vừa đỡ bà mà không biết mệt, khi chàng đưa bà xuống biển thì bà ngỡ chàng là Thủy Tinh vì chàng bơi giỏi quá, thân thể chàng còn đẹp quá! Bà mơ màng nghĩ kiếp trước có thể bà là Mỵ Nương con của vua Hùng Vương thứ 18 nên kiếp này mới gặp Trí. Chỉ khi Trí tiêu tiền của bà thì bà hơi hốt hoảng, nhưng bà vội nhủ lòng. “Tiền bạc mà làm gì, lúc chết đâu đem theo được, hãy tận hưởng mối tình cuối đời, ta đang mua hạnh phúc mà”
Bà Hằng ngồi trên máy bay trở về Mỹ, nhìn qua khung cửa sổ nghĩ đến Trí đang đi tìm mua một bó hồng nhung 7 đóa để đón một người đàn bà khác trong chuyến bay sắp tới. Bà hình dung ra nét cười nhẹ, cử chỉ lịch lãm, giọng nói ấm áp của Trí khi nói về bông hoa thứ 8 với một người đàn bà ít ra cũng hơn chàng cả 10 tuổi.
Phi đạo xa dần, nhà cửa bé lại, cây cỏ mờ nhạt. Tất cả bỗng biến mất chỉ còn lại những từng khí quyển chồng lên nhau như ngàn chiếc dù trắng, xóa sạch cả núi của Sơn Tinh, cả biển của Thủy Tinh….. . . Bà Hằng ôm ngực kêu lên trong cuống họng: “ Ôi Mỵ Nương!”
TranmongTu
Comment