Tôi đang nằm dài ra giường đọc báo thì bà chị dâu gọi phone, chị nói như ra lệnh:
- Đến nhà chị ngay bây giờ, chị cần em.
Chiều thứ Sáu đi làm về là giây phút thú vị của tôi khi được ở nhà nên tôi không vui lắm :
-Để mai lúc nào rảnh em đến được không?
-Nhà chị đang có khách tạm trú, khách từ New Orleans đến, bà dì họ cùng con cháu, tất cả 5 người…Hôm nay ngày đầu tiên chị muốn làm một bữa cơm ngon lành đãi họ nên cần em giúp một tay, còn nữa, 2 đứa trẻ con nhà chị gặp 2 đứa con nhà bão lụt này họp lại thành 4 đứa quậy phá ầm cả nhà, em hãy đến trông tụi nó, trị tụi nó giùm chị…
Chị xuống giọng nói nhỏ chắc sợ người xung quanh nghe thấy:
-Tụi nó nhảy tưng tưng trên nệm, trên ghế sa lông, chị xót cả ruột mà không dám nói.
Thì ra thế, nhà chị mới mua, đố đạc trong nhà toàn đồ mới, đồ xịn, chị ngồi xuống ghế còn khép nép dịu dàng, nay lũ trẻ nhảy nhót trên ghế làm sao chị không đau lòng cho được. Chẳng lẽ khách đến mà lại la mắng cho dù là con mình thì chẳng khác nào đuổi khách, đó là lý do chị cần tôi đến. Hai đứa con chị vốn nể sợ tôi, tôi là cô ruột của chúng nó mà chị dâu tôi lại thường xuyên mang tôi ra hù doạ làm như tôi là bà chằng !
Tôi thay đồ và nói với mẹ tôi đến nhà anh chị nếu con về trễ là con đã ăn cơm nhà anh rồi để mẹ khỏi chờ. Chiều thứ Sáu rảnh rang như thế này nếu có một người thương mà gặp gỡ chuyện trò thì vui biết mấy, có đâu mà tôi phải lái xe 20 phút, qua những chặng đèn xanh, đèn đỏ đợi chờ đến nhà ông anh chỉ để hù doạ mấy đứa trẻ con.
Chị dâu tôi nói không sai, không biết chiến trường chúng dựng lên từ bao giờ, lúc tôi đến, 4 đứa con trai vẫn đang tung hoành ( ngẫu nhiên mà chúng xấp xỉ tuổi nhau từ 6 đến 8 tuổi ) chúng chạy đuổi nhau, căn nhà rộng 4,000 sq. ft. không hề làm chúng mỏi chân.
Gia đình khách trọ đang ngồi đủ cả ở phòng khách : bà mẹ già, và hai vợ chồng trẻ, ai cũng có vẻ trầm tư lo lắng, chỉ có 2 đứa trẻ là vô tư, thích thú nữa chứ, vì được đi xa, đến một nơi chốn lạ và lại có ngay 2 bạn để vui đùa.
Chị dâu tôi từ trong bếp thò đầu ra giới thiệu ngắn gọn cho cả đôi bên:
-Đây là gia đình bà dì của chị, nạn nhân của cơn bão Katrina, còn đây là cô Linh em chồng của cháu.
Tôi chào họ bằng nụ cười và ngồi xuống ghế, hỏi thăm bà mẹ vài câu, rồi tới hai vợ chồng, chị vợ nói ít, chỉ có người chồng hầu hết tiếp chuyện tôi, anh kể những sự kiện chính khi cơn bão đến, thành phố ngập lụt và gia đình anh phải di tản như thế nào. Dù chỉ vài phút đầu gặp gỡ tôi đã nhận ra sự thu hút nơi anh, dáng anh cao, khuôn mặt phảng phất buồn, cộng thêm vẻ mệt mỏi chán chường trông anh càng có vẻ thu hút hơn
Xong phần chào hỏi khách, tôi vào bếp, chị dâu ghé vào tai tôi nói nhỏ:
-Mục tiêu chính là dẹp tụi nhỏ đi, phần bếp núc chị lo xong rồi.
Tôi cũng thầm trách hai vợ chồng nhà này vô tâm chẳng để ý đến con, tôi chặn 4 đứa lại và kéo chúng vào phòng chơi game, hai đứa cháu tôi tranh nhau giới thiệu:
-Cô Linh ơi, thằng lớn tên Biển, thằng nhỏ tên Cát…
-Cũng như tụi cháu tên Việt Nam là cu Tèo, cu Tí đó…còn tên Mỹ nó là Steve và Richard.
Tôi ngắm nhìn hai thằng Biển, Cát cố tìm trên khuôn mặt chúng một nét gì góc cạnh của người cha, nhưng không thấy đâu, tôi hỏi thăm chúng về trường lớp, thầy cô, bạn bè, về hàng xóm và căn nhà chúng ở New Orleans…hai đứa ríu rít kể cho đến khi được gọi ra ăn cơm mà vẫn chưa hết chuyện.
Vô tình tôi lại ngồi đối diện anh, người đàn ông trẻ với ánh mắt nhìn thăm thẳm làm tôi thoáng rùng mình, không dưng tôi trở nên vụng về bối rối. Chị dâu tôi kể với khách tôi là cô giáo dạy cấp một.
Tôi nói với cả nhà mà như nói với anh từ mai trở đi, lúc nào rảnh tôi sẽ đến dạy cho thằng Biển và Cát.
Bà dì của chị dâu tôi lộ vẻ hài lòng nhưng bà lại thở dài:
-Không biết cứ phải tạm trú thế này bao lâu? Bao nhiêu công việc còn dở dở dang dang, sốt cả ruột !
Tôi an ủi;
-Đành vậy thôi bác, trước mắt chúng ta phải lo đăng ký cho hai đứa nhỏ đi học lại.
Người vợ không nói gì, vẻ im lặng đầy chịu đựng, dường như đối với chị, mọi việc cứ để cho bà mẹ và chồng lo là đủ…
Sau bữa ăn, tôi tạm biệt họ ra về, sau khi đã dặn riêng 4 đứa là không được đùa nghịch nhà cửa ầm ĩ nữa, ngày mai thứ Bảy, tôi sẽ đến dẫn đi chơi và đi ăn kem, tôi trông thấy những ánh mắt trẻ thơ sáng lung linh, vui thích.
Hai đứa cháu của tôi cũng đủ làm tôi mệt rồi, vậy mà tôi thấy thích cả hai đứa con của anh, dù chúng chẳng xinh đẹp hay dễ thương như cu Tèo cu Tí của tôi…đó là lý do để mỗi buổi chiều sau khi đi dạy về tôi lại háo hức đến nhà anh chị tôi, hình bóng người đàn ông ấy đã trở nên thân quen, tôi để ý thấy hai vợ chồng anh không mặn mà thân thiết lắm, họ ít khi trò chuyện cùng nhau. Tôi bỗng trở thành một kẻ tọc mạch, soi mói vào đời tư người khác, tôi tưởng tượng đủ các lý do, hoặc họ đang bị cú shock vì trận bão lụt kinh hoàng, nhà cửa tiêu tan, công ăn việc làm đứt đoạn, hoặc tình yêu của họ- nếu có- đã lụi tàn, chỉ còn là bổn phận, trách nhiệm với hai đứa con . Tôi thấy tội nghiệp anh !
Khách ở chưa đủ một tuần, chị dâu tôi đã bắt đầu than thở với tôi:
-Chị không sợ tốn kém, giúp tiền, giúp bạc chị không ngại, nhưng cứ ở chung đụng thế này không biết đến bao giờ, chị mệt mỏi quá, nhà cửa xáo trộn mọi thứ, hết cả riêng tư của mình.
-Vì tai hoạ họ mới cần đến mình, người dưng người ta còn giúp nhau nữa là…
Chị thở dài đổ vạ cho trời đất:
-Bão lụt ở mãi đâu mà mình cũng bị khổ lây !
Tôi hỏi :
-Thế hai vợ chồng anh này đã đăng ký lãnh tiền trợ cấp nạn nhân bão lụt chưa?
Chị dâu tôi ngạc nhiên:
-Em đang nói hai vợ chồng nào ?
Tôi cũng ngạc nhiên:
-Chị đùa đấy à? họ đang ở trong nhà chị, bố mẹ thằng Biển và Cát đấy.
-Trời ơi, em tôi vô tình thế, mà chị cũng sơ ý không giới thiệu rõ ràng…đó là hai anh em ruột, anh Toàn còn độc thân, còn cô Chinh là mẹ của hai thằng nhỏ.
Chị dâu tôi quên hẳn câu chuyện đang than thở để kể chuyện đời ngưòi khác :
-Số cô Chinh khổ vì đường tình duyên, bao nhiêu đám hỏi không lấy, chỉ yêu anh Sang, mãi mới lấy được nhau, đẻ được hai đứa con, đặt tên Biển và Cát như tình yêu của họ luôn ở bên nhau, anh chị để dành vốn sắm được một chiếc tàu đánh cá, làm ăn khấm khá , tưởng sẽ hạnh phúc bền lâu . Một mùa nghỉ đi biển anh Sang về Việt Nam chơi, rồi dính luôn bên đó, nghe nói có cô bồ trẻ đẹp, anh Sang mấy lần đòi li dị vợ để cưới cô bồ qua, hiện giờ họ đang ly thân. Vợ con trong cơn bão lụt, gian nan vất vả thì anh Sang đang du hí với người đẹp ở Việt Nam . Lòng người thay đổi một sớm một chiều, nên trông cô Chinh lúc nào cũng thơ thẩn, lại thêm vụ bão lụt này nữa, cô càng như cái xác không hồn, chẳng tha thiết gì, may mà có anh trai và mẹ đỡ đần cho.
Tôi ái ngại cho chị Chinh quá, nhưng có một niềm vui riêng khi biết anh Toàn là người độc thân, người đàn ông trẻ có khuôn mặt trầm buồn ấy như gần gũi với tôi hơn, anh đang mở ra trong lòng tôi một cơ hội, một tình cảm âm thầm…
Buổi sáng đến lớp dạy tôi chỉ mong mau hết giờ để chiều được gặp anh, nói chuyện với anh trong chốc lát, tôi lo sợ vu vơ, thành phố New Orleans sẽ hồi phục và mang anh trở về.
Chiều qua, khi tôi tạm biệt lũ trẻ để ra về, vội vàng để quên cái túi xách, anh Toàn mang ra xe cho tôi, anh nói một câu như đã nghĩ sẵn từ lâu bây giờ mới có dịp nói ra:
-Mái tóc Linh dài và đẹp quá !
Tôi xúc động, run run nói cám ơn anh và tra chìa khoá vào xe mãi mới xong . Đôi mắt mênh mông của anh theo tôi về trên chuyến xe.
Bản tin trên báo, nước lụt đã rút dần dần, nhiều xác chết được tìm thấy, những cư dân còn ở lại bắt buộc phải di tản hết, bao nhiêu tổn thất và đau thương, thành phố như một người ốm nặng không thể phục hồi ngay được, trong đôi mắt mông lung của anh một lần nào đó đã rạng rỡ lên khi nghe tin thành phố New Orleans đang rút nước, những dự án tu sửa thành phố đang được thành lập. Anh đang mong ngày trở về.
Chiều thứ Bảy tôi đến dẫn lũ trẻ ra park chơi như đã hứa, vào đến nhà 4 đứa ùa ra ríu rít quanh tôi, nào là chơi ở park xong sẽ đi ăn Hamburger hay Pizza, sẽ ăn kem ở tiệm nào…Trong ồn ào đó, tôi vẫn cảm thấy ngôi nhà trống vắng vì không thấy anh đâu. Mẹ anh như thường lệ, mỗi lần gặp tôi là hỏi thăm xem có nghe được tin tức gì mới về New Orleans không, tôi ngồi xuống tiếp chuyện cùng mẹ anh:
-Cháu hiểu tâm trạng bác, cũng như bao nhiêu những nạn nhân bão lụt khác, đều mong ngóng về ngôi nhà thân yêu của mình. Nhưng chúng ta chỉ biết chờ đợi thôi.
-Gia đình bác đã lãnh tiền trợ cấp đủ cả rồi, bác đang đợi Toàn về để xin nhà housing ở tạm chứ đâu thể ở đây mãi được.
-Khi nào anh Toàn về hở bác ?
Mẹ anh được dịp kể:
-Hai tuần qua ở đây mà nó như ngồi trên đống lửa, vừa lo cho nhà mình, vừa lo cho nhà người yêu của nó, cô ấy cùng gia đình chạy về tá túc nhà người thân ở Oklahoma tạm ổn rồi, nên Toàn đã xuống thăm, nếu không có trận bão xảy ra thì tháng này chúng nó làm đám cưới …..
Tôi choáng váng và hụt hẫng, anh như một vở kịch, lúc khép lúc mở trước mặt tôi , buồn vui theo từng biến chuyển của nhân vật, khi tôi tưởng lầm anh là một người chồng, nhưng anh còn độc thân, và cuối cùng thì anh đã có người yêu, chắc là một tình yêu nồng nàn mê đắm lắm mới đủ sức mạnh làm anh lo buồn và đi tìm gặp cô ấy, tôi chỉ là một tình cảm muộn màng đến sau, một tình cảm âm thầm có lẽ chẳng bao giờ anh biết đến
Mẹ anh thủ thỉ tiếp:
-Con bé này đẹp và ngoan lắm cháu ạ, cả nhà bác ai cũng mến, bác cầu mong sao mau ổn định cuộc sống để chúng nó cưới nhau.
Mẹ anh đã khen ngợi thế thì cô gái này chắc là rất xứng đáng với anh. Tôi cố mỉm cười cho mẹ anh vui lòng:
-Cháu cũng cầu mong thế.
-Cô Linh này, khi nào đám cưới nhất định sẽ mời cô, cô là một người tốt đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong những ngày ở đây.
-Vâng, cháu cám ơn bác.
Tôi nói và vội đứng dậy để che dấu cảm xúc đang dâng tràn:
-Cháu phải đưa lũ trẻ đi chơi, xin chào bác.
Tôi lái xe đi bằng cõi lòng tan nát, đến một công viên tôi dừng lại, lũ trẻ nhảy xuống xe, ùa ra đám cỏ xanh để bắt đầu trò chơi của chúng, trong khi tôi đi tìm một chiếc ghế và ngồi xuống để mặc cho nước mắt tự do tuôn trào. Anh Toàn ơi, anh đến đây để tránh cơn bão, nhưng anh đã mang một cơn bão khác vào đời em, có một đổ vỡ trong lòng mà em chẳng biết trú ẩn nơi đâu.
Thằng Cát ngừng chơi, chạy đến bên tôi định khoe một điều gì đó, nó ngạc nhiên đứng sững lại khi thấy mắt tôi còn ướt:
-Cô Linh ơi, tại sao cô khóc ?
Tôi ngẩng lên nhìn thằng bé:
-Không phải đâu, tại…tại…gió vừa thổi bụi bay vào mắt cô…
Thằng bé ngây thơ dạy tôi:
-Lần sau đi ra ngoài đường cô phải đeo kính để bảo vệ mắt nhé.
-Ừ, cô sẽ nghe theo lời Cát, thế bây giớ Cát định nói gì với cô?
-Lúc nãy mẹ cháu nói là đợi bác Toàn về sẽ dọn đi nhà khác, vậy cô Linh có đến chơi với cháu nữa không?
Tôi chưa kịp trả lời thì cả 3 đứa còn lại chạy đến, thằng Biển tiếp lời em nó:
-Cháu muốn ở gần nhà cu Tí cu Tèo và cô Linh, cháu thương cô Linh như thương cô Dung.
-Cô Dung nào ? Tôi hỏi.
-Là người yêu của bác Toàn, cô Dung có mái tóc dài như cô Linh đó.
Tôi chợt nhớ đến hôm Toàn khen mái tóc tôi, là lúc anh nhớ đến người yêu của anh, vậy mà tôi đã mộng mơ, đã đợi chờ, tôi thấy tội nghiệp tôi hơn bao giờ !
Tôi nắm lấy tay của hai anh em Biển và Cát :
-Cô hứa, cô luôn thương hai cháu, dù sau này hai cháu về New Orleans nếu có dịp cô sẽ đến thăm, còn ở Texas thì cô sẽ đến dẫn đi chơi như thế này, được chưa?
Hai đứa gật đầu vui vẻ, chúng lại tiếp tục chạy đuổi với cu Tèo cu Tí.
Dù đang đau khổ, nhưng tôi biết rằng những lời tôi nói là rất thật, cơn bão Katrina còn để lại nhiều vết đau cho những nạn nhân của nó, tôi muốn được chia xẻ nỗi đau đó với mọi người, với hai thằng bé này, cho dù cơn bão của lòng tôi không ai chia xẻ được.
Nguyễn thị Thanh Dương
( Sept, 2005)
- Đến nhà chị ngay bây giờ, chị cần em.
Chiều thứ Sáu đi làm về là giây phút thú vị của tôi khi được ở nhà nên tôi không vui lắm :
-Để mai lúc nào rảnh em đến được không?
-Nhà chị đang có khách tạm trú, khách từ New Orleans đến, bà dì họ cùng con cháu, tất cả 5 người…Hôm nay ngày đầu tiên chị muốn làm một bữa cơm ngon lành đãi họ nên cần em giúp một tay, còn nữa, 2 đứa trẻ con nhà chị gặp 2 đứa con nhà bão lụt này họp lại thành 4 đứa quậy phá ầm cả nhà, em hãy đến trông tụi nó, trị tụi nó giùm chị…
Chị xuống giọng nói nhỏ chắc sợ người xung quanh nghe thấy:
-Tụi nó nhảy tưng tưng trên nệm, trên ghế sa lông, chị xót cả ruột mà không dám nói.
Thì ra thế, nhà chị mới mua, đố đạc trong nhà toàn đồ mới, đồ xịn, chị ngồi xuống ghế còn khép nép dịu dàng, nay lũ trẻ nhảy nhót trên ghế làm sao chị không đau lòng cho được. Chẳng lẽ khách đến mà lại la mắng cho dù là con mình thì chẳng khác nào đuổi khách, đó là lý do chị cần tôi đến. Hai đứa con chị vốn nể sợ tôi, tôi là cô ruột của chúng nó mà chị dâu tôi lại thường xuyên mang tôi ra hù doạ làm như tôi là bà chằng !
Tôi thay đồ và nói với mẹ tôi đến nhà anh chị nếu con về trễ là con đã ăn cơm nhà anh rồi để mẹ khỏi chờ. Chiều thứ Sáu rảnh rang như thế này nếu có một người thương mà gặp gỡ chuyện trò thì vui biết mấy, có đâu mà tôi phải lái xe 20 phút, qua những chặng đèn xanh, đèn đỏ đợi chờ đến nhà ông anh chỉ để hù doạ mấy đứa trẻ con.
Chị dâu tôi nói không sai, không biết chiến trường chúng dựng lên từ bao giờ, lúc tôi đến, 4 đứa con trai vẫn đang tung hoành ( ngẫu nhiên mà chúng xấp xỉ tuổi nhau từ 6 đến 8 tuổi ) chúng chạy đuổi nhau, căn nhà rộng 4,000 sq. ft. không hề làm chúng mỏi chân.
Gia đình khách trọ đang ngồi đủ cả ở phòng khách : bà mẹ già, và hai vợ chồng trẻ, ai cũng có vẻ trầm tư lo lắng, chỉ có 2 đứa trẻ là vô tư, thích thú nữa chứ, vì được đi xa, đến một nơi chốn lạ và lại có ngay 2 bạn để vui đùa.
Chị dâu tôi từ trong bếp thò đầu ra giới thiệu ngắn gọn cho cả đôi bên:
-Đây là gia đình bà dì của chị, nạn nhân của cơn bão Katrina, còn đây là cô Linh em chồng của cháu.
Tôi chào họ bằng nụ cười và ngồi xuống ghế, hỏi thăm bà mẹ vài câu, rồi tới hai vợ chồng, chị vợ nói ít, chỉ có người chồng hầu hết tiếp chuyện tôi, anh kể những sự kiện chính khi cơn bão đến, thành phố ngập lụt và gia đình anh phải di tản như thế nào. Dù chỉ vài phút đầu gặp gỡ tôi đã nhận ra sự thu hút nơi anh, dáng anh cao, khuôn mặt phảng phất buồn, cộng thêm vẻ mệt mỏi chán chường trông anh càng có vẻ thu hút hơn
Xong phần chào hỏi khách, tôi vào bếp, chị dâu ghé vào tai tôi nói nhỏ:
-Mục tiêu chính là dẹp tụi nhỏ đi, phần bếp núc chị lo xong rồi.
Tôi cũng thầm trách hai vợ chồng nhà này vô tâm chẳng để ý đến con, tôi chặn 4 đứa lại và kéo chúng vào phòng chơi game, hai đứa cháu tôi tranh nhau giới thiệu:
-Cô Linh ơi, thằng lớn tên Biển, thằng nhỏ tên Cát…
-Cũng như tụi cháu tên Việt Nam là cu Tèo, cu Tí đó…còn tên Mỹ nó là Steve và Richard.
Tôi ngắm nhìn hai thằng Biển, Cát cố tìm trên khuôn mặt chúng một nét gì góc cạnh của người cha, nhưng không thấy đâu, tôi hỏi thăm chúng về trường lớp, thầy cô, bạn bè, về hàng xóm và căn nhà chúng ở New Orleans…hai đứa ríu rít kể cho đến khi được gọi ra ăn cơm mà vẫn chưa hết chuyện.
Vô tình tôi lại ngồi đối diện anh, người đàn ông trẻ với ánh mắt nhìn thăm thẳm làm tôi thoáng rùng mình, không dưng tôi trở nên vụng về bối rối. Chị dâu tôi kể với khách tôi là cô giáo dạy cấp một.
Tôi nói với cả nhà mà như nói với anh từ mai trở đi, lúc nào rảnh tôi sẽ đến dạy cho thằng Biển và Cát.
Bà dì của chị dâu tôi lộ vẻ hài lòng nhưng bà lại thở dài:
-Không biết cứ phải tạm trú thế này bao lâu? Bao nhiêu công việc còn dở dở dang dang, sốt cả ruột !
Tôi an ủi;
-Đành vậy thôi bác, trước mắt chúng ta phải lo đăng ký cho hai đứa nhỏ đi học lại.
Người vợ không nói gì, vẻ im lặng đầy chịu đựng, dường như đối với chị, mọi việc cứ để cho bà mẹ và chồng lo là đủ…
Sau bữa ăn, tôi tạm biệt họ ra về, sau khi đã dặn riêng 4 đứa là không được đùa nghịch nhà cửa ầm ĩ nữa, ngày mai thứ Bảy, tôi sẽ đến dẫn đi chơi và đi ăn kem, tôi trông thấy những ánh mắt trẻ thơ sáng lung linh, vui thích.
Hai đứa cháu của tôi cũng đủ làm tôi mệt rồi, vậy mà tôi thấy thích cả hai đứa con của anh, dù chúng chẳng xinh đẹp hay dễ thương như cu Tèo cu Tí của tôi…đó là lý do để mỗi buổi chiều sau khi đi dạy về tôi lại háo hức đến nhà anh chị tôi, hình bóng người đàn ông ấy đã trở nên thân quen, tôi để ý thấy hai vợ chồng anh không mặn mà thân thiết lắm, họ ít khi trò chuyện cùng nhau. Tôi bỗng trở thành một kẻ tọc mạch, soi mói vào đời tư người khác, tôi tưởng tượng đủ các lý do, hoặc họ đang bị cú shock vì trận bão lụt kinh hoàng, nhà cửa tiêu tan, công ăn việc làm đứt đoạn, hoặc tình yêu của họ- nếu có- đã lụi tàn, chỉ còn là bổn phận, trách nhiệm với hai đứa con . Tôi thấy tội nghiệp anh !
Khách ở chưa đủ một tuần, chị dâu tôi đã bắt đầu than thở với tôi:
-Chị không sợ tốn kém, giúp tiền, giúp bạc chị không ngại, nhưng cứ ở chung đụng thế này không biết đến bao giờ, chị mệt mỏi quá, nhà cửa xáo trộn mọi thứ, hết cả riêng tư của mình.
-Vì tai hoạ họ mới cần đến mình, người dưng người ta còn giúp nhau nữa là…
Chị thở dài đổ vạ cho trời đất:
-Bão lụt ở mãi đâu mà mình cũng bị khổ lây !
Tôi hỏi :
-Thế hai vợ chồng anh này đã đăng ký lãnh tiền trợ cấp nạn nhân bão lụt chưa?
Chị dâu tôi ngạc nhiên:
-Em đang nói hai vợ chồng nào ?
Tôi cũng ngạc nhiên:
-Chị đùa đấy à? họ đang ở trong nhà chị, bố mẹ thằng Biển và Cát đấy.
-Trời ơi, em tôi vô tình thế, mà chị cũng sơ ý không giới thiệu rõ ràng…đó là hai anh em ruột, anh Toàn còn độc thân, còn cô Chinh là mẹ của hai thằng nhỏ.
Chị dâu tôi quên hẳn câu chuyện đang than thở để kể chuyện đời ngưòi khác :
-Số cô Chinh khổ vì đường tình duyên, bao nhiêu đám hỏi không lấy, chỉ yêu anh Sang, mãi mới lấy được nhau, đẻ được hai đứa con, đặt tên Biển và Cát như tình yêu của họ luôn ở bên nhau, anh chị để dành vốn sắm được một chiếc tàu đánh cá, làm ăn khấm khá , tưởng sẽ hạnh phúc bền lâu . Một mùa nghỉ đi biển anh Sang về Việt Nam chơi, rồi dính luôn bên đó, nghe nói có cô bồ trẻ đẹp, anh Sang mấy lần đòi li dị vợ để cưới cô bồ qua, hiện giờ họ đang ly thân. Vợ con trong cơn bão lụt, gian nan vất vả thì anh Sang đang du hí với người đẹp ở Việt Nam . Lòng người thay đổi một sớm một chiều, nên trông cô Chinh lúc nào cũng thơ thẩn, lại thêm vụ bão lụt này nữa, cô càng như cái xác không hồn, chẳng tha thiết gì, may mà có anh trai và mẹ đỡ đần cho.
Tôi ái ngại cho chị Chinh quá, nhưng có một niềm vui riêng khi biết anh Toàn là người độc thân, người đàn ông trẻ có khuôn mặt trầm buồn ấy như gần gũi với tôi hơn, anh đang mở ra trong lòng tôi một cơ hội, một tình cảm âm thầm…
Buổi sáng đến lớp dạy tôi chỉ mong mau hết giờ để chiều được gặp anh, nói chuyện với anh trong chốc lát, tôi lo sợ vu vơ, thành phố New Orleans sẽ hồi phục và mang anh trở về.
Chiều qua, khi tôi tạm biệt lũ trẻ để ra về, vội vàng để quên cái túi xách, anh Toàn mang ra xe cho tôi, anh nói một câu như đã nghĩ sẵn từ lâu bây giờ mới có dịp nói ra:
-Mái tóc Linh dài và đẹp quá !
Tôi xúc động, run run nói cám ơn anh và tra chìa khoá vào xe mãi mới xong . Đôi mắt mênh mông của anh theo tôi về trên chuyến xe.
Bản tin trên báo, nước lụt đã rút dần dần, nhiều xác chết được tìm thấy, những cư dân còn ở lại bắt buộc phải di tản hết, bao nhiêu tổn thất và đau thương, thành phố như một người ốm nặng không thể phục hồi ngay được, trong đôi mắt mông lung của anh một lần nào đó đã rạng rỡ lên khi nghe tin thành phố New Orleans đang rút nước, những dự án tu sửa thành phố đang được thành lập. Anh đang mong ngày trở về.
Chiều thứ Bảy tôi đến dẫn lũ trẻ ra park chơi như đã hứa, vào đến nhà 4 đứa ùa ra ríu rít quanh tôi, nào là chơi ở park xong sẽ đi ăn Hamburger hay Pizza, sẽ ăn kem ở tiệm nào…Trong ồn ào đó, tôi vẫn cảm thấy ngôi nhà trống vắng vì không thấy anh đâu. Mẹ anh như thường lệ, mỗi lần gặp tôi là hỏi thăm xem có nghe được tin tức gì mới về New Orleans không, tôi ngồi xuống tiếp chuyện cùng mẹ anh:
-Cháu hiểu tâm trạng bác, cũng như bao nhiêu những nạn nhân bão lụt khác, đều mong ngóng về ngôi nhà thân yêu của mình. Nhưng chúng ta chỉ biết chờ đợi thôi.
-Gia đình bác đã lãnh tiền trợ cấp đủ cả rồi, bác đang đợi Toàn về để xin nhà housing ở tạm chứ đâu thể ở đây mãi được.
-Khi nào anh Toàn về hở bác ?
Mẹ anh được dịp kể:
-Hai tuần qua ở đây mà nó như ngồi trên đống lửa, vừa lo cho nhà mình, vừa lo cho nhà người yêu của nó, cô ấy cùng gia đình chạy về tá túc nhà người thân ở Oklahoma tạm ổn rồi, nên Toàn đã xuống thăm, nếu không có trận bão xảy ra thì tháng này chúng nó làm đám cưới …..
Tôi choáng váng và hụt hẫng, anh như một vở kịch, lúc khép lúc mở trước mặt tôi , buồn vui theo từng biến chuyển của nhân vật, khi tôi tưởng lầm anh là một người chồng, nhưng anh còn độc thân, và cuối cùng thì anh đã có người yêu, chắc là một tình yêu nồng nàn mê đắm lắm mới đủ sức mạnh làm anh lo buồn và đi tìm gặp cô ấy, tôi chỉ là một tình cảm muộn màng đến sau, một tình cảm âm thầm có lẽ chẳng bao giờ anh biết đến
Mẹ anh thủ thỉ tiếp:
-Con bé này đẹp và ngoan lắm cháu ạ, cả nhà bác ai cũng mến, bác cầu mong sao mau ổn định cuộc sống để chúng nó cưới nhau.
Mẹ anh đã khen ngợi thế thì cô gái này chắc là rất xứng đáng với anh. Tôi cố mỉm cười cho mẹ anh vui lòng:
-Cháu cũng cầu mong thế.
-Cô Linh này, khi nào đám cưới nhất định sẽ mời cô, cô là một người tốt đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong những ngày ở đây.
-Vâng, cháu cám ơn bác.
Tôi nói và vội đứng dậy để che dấu cảm xúc đang dâng tràn:
-Cháu phải đưa lũ trẻ đi chơi, xin chào bác.
Tôi lái xe đi bằng cõi lòng tan nát, đến một công viên tôi dừng lại, lũ trẻ nhảy xuống xe, ùa ra đám cỏ xanh để bắt đầu trò chơi của chúng, trong khi tôi đi tìm một chiếc ghế và ngồi xuống để mặc cho nước mắt tự do tuôn trào. Anh Toàn ơi, anh đến đây để tránh cơn bão, nhưng anh đã mang một cơn bão khác vào đời em, có một đổ vỡ trong lòng mà em chẳng biết trú ẩn nơi đâu.
Thằng Cát ngừng chơi, chạy đến bên tôi định khoe một điều gì đó, nó ngạc nhiên đứng sững lại khi thấy mắt tôi còn ướt:
-Cô Linh ơi, tại sao cô khóc ?
Tôi ngẩng lên nhìn thằng bé:
-Không phải đâu, tại…tại…gió vừa thổi bụi bay vào mắt cô…
Thằng bé ngây thơ dạy tôi:
-Lần sau đi ra ngoài đường cô phải đeo kính để bảo vệ mắt nhé.
-Ừ, cô sẽ nghe theo lời Cát, thế bây giớ Cát định nói gì với cô?
-Lúc nãy mẹ cháu nói là đợi bác Toàn về sẽ dọn đi nhà khác, vậy cô Linh có đến chơi với cháu nữa không?
Tôi chưa kịp trả lời thì cả 3 đứa còn lại chạy đến, thằng Biển tiếp lời em nó:
-Cháu muốn ở gần nhà cu Tí cu Tèo và cô Linh, cháu thương cô Linh như thương cô Dung.
-Cô Dung nào ? Tôi hỏi.
-Là người yêu của bác Toàn, cô Dung có mái tóc dài như cô Linh đó.
Tôi chợt nhớ đến hôm Toàn khen mái tóc tôi, là lúc anh nhớ đến người yêu của anh, vậy mà tôi đã mộng mơ, đã đợi chờ, tôi thấy tội nghiệp tôi hơn bao giờ !
Tôi nắm lấy tay của hai anh em Biển và Cát :
-Cô hứa, cô luôn thương hai cháu, dù sau này hai cháu về New Orleans nếu có dịp cô sẽ đến thăm, còn ở Texas thì cô sẽ đến dẫn đi chơi như thế này, được chưa?
Hai đứa gật đầu vui vẻ, chúng lại tiếp tục chạy đuổi với cu Tèo cu Tí.
Dù đang đau khổ, nhưng tôi biết rằng những lời tôi nói là rất thật, cơn bão Katrina còn để lại nhiều vết đau cho những nạn nhân của nó, tôi muốn được chia xẻ nỗi đau đó với mọi người, với hai thằng bé này, cho dù cơn bão của lòng tôi không ai chia xẻ được.
Nguyễn thị Thanh Dương
( Sept, 2005)