Đây là bài viết của bà Thi, bà vợ Tướng Lâm Quang Thi ,
Andrew Lâm là Con trai của ông bà Thi .
Bây giờ cả hai cũng đều ở nhà dưỡng lảo rồi, buồn cho tuổi già ! "
Andrew Lam : Aging in a Foreign Land!
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Andrew Lâm (Aging in a Foreign Land)
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ]
thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm(Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốnPerfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
Aging In A Foreign Land
A commentary posted on New American Media on 10 Jan 2007. This article is an account by Ngoc Bich Lam(Quang Thi Lam) as told to her son Andrew Lam.
There’s a Vietnamese saying: America is paradise for the young, but hell for the old, and how true it seems now that I’m in my mid-70s.
America has all these products that cater to children: toys, movies, video games, theme parks. For the old there’s only isolation and loneliness.
Vietnamese are defined by family, by community, and when you lose that, you lose a big part of who you are. In Vietnam I never thought of living anywhere else but in my homeland. You live and die where your ancestors lived and died. You have your relatives, your clan; you have your family, your temple.
Once we were bound to the land in which our ancestors are buried, and we were not afraid of death and dying. But in America our old way of life is gone. We were forced to flee after the war ended in 1975, and we have lived in exile since then. Today, my friends and relatives are scattered across the world.
In America you lose so much the older you get — friends, relatives, memories, mobility, a sense of yourself. The phone rings. I pick it up. It’s Mrs. so-and-so in Los Angeles. She’s got diabetes and had her leg amputated. Then the phone rings again: Mr. so-and-so in Georgia has lung cancer. He’s only got a few months left. Back in Vietnam, we were all good friends. But at my age, how do you visit when they’re thousands of miles away? Can you imagine calling your close friends as they lay dying in a hospital, apologizing for not being able to go see them for one last time? Well, I do that monthly now. It’s very sad.
My husband and I, we are planning a trip this summer to Europe. It’s our final trip, to say goodbye to relatives and friends. We know we won’t be able to travel after this, as our strength is failing. We’ll never see them again after that. I can hardly climb down stairs because my knees hurt very badly. We sold our house and live in a condo with an elevator because it’s the only way to be independent now.
What I worry about most is that my memory is not what it used to be. I am the keeper of our family tree, but it’s all in my head. Who’s related to whom was my specialty, being the oldest daughter in the family. But none of my children know about the large clan connection, not even my younger siblings. Without me, people who used to be relatives will be strangers if they meet again on the street. I used to know all the way to my third cousins on both my side and my husband’s side of the family. I have to write down all of their names before my memory goes.
Sometimes when I get up in the morning, I stare out at the trees outside and wonder where I am. Sometimes I go to the apartment complex across the street, where there are some abandoned cats. I feed them with my leftovers. They recognize my voice. I call and they run to me. They are my source of joy.
When my children and grandchildren visit, it’s a great time, of course. But everyone has their own lives. They come once in a while, but what do you do with all those empty hours that stretch out before you?
My mother, who died at the age of 97, and my mother-in-law, who died at the age of 95, were in the same convalescent home for years. I used to take the bus to see them everyday, even when I was working. I knew how sad it was to grow old in America even back then, when I was healthy and younger. The nurses told me how lucky the two grandmothers were, having all these children and grandchildren visiting them on a regular basis. “It’s the Vietnamese way,” I would tell them. All those other old people, their children rarely visit. I remember a few old women sitting in their wheelchairs waiting for their children or family, day in and day out, and no one came. There was even one who outlived her children and still, everyday, she expected her sons to walk in through the door. How tragic to live so long and to be so alone!
The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important. Back home, the elders are given the highest place of honor, and it was they who dispensed wisdom and shared their experiences with those who came up after them. It’s not true here. No one wants to hear what you have to say. You feel isolated from your Americanized children and grandchildren. They laugh at things I don’t understand.
America is so much more their country than it is mine. In the winter afternoons I sit and watch the barren trees, feeling very lost. I think of how the whole world I once knew is all gone now, like incense smoke. I think of the old country, of the Tet Festivals back in Saigon, of the weddings and holidays, with gatherings of families and friends, everyone together, children running, adults gossiping, women cooking together, and I feel this deep yearning for the distant past.
Andrew Lam
Nguồn: tuoihac-ontario
Andrew Lâm là Con trai của ông bà Thi .
Bây giờ cả hai cũng đều ở nhà dưỡng lảo rồi, buồn cho tuổi già ! "
Andrew Lam : Aging in a Foreign Land!
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.
Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.
Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.
Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.
Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.
Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.
Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?
Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.
Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.
Andrew Lâm (Aging in a Foreign Land)
Cõi Già Trên Đất Lạ [Nguyễn Đức Nguyên chuyển ngữ]
thuật lại theo lời kể của mẹ anh, bà Ngọc Bich Lâm(Lâm Quang Thi).
Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốnPerfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ (PEN American Center).
Aging In A Foreign Land
A commentary posted on New American Media on 10 Jan 2007. This article is an account by Ngoc Bich Lam(Quang Thi Lam) as told to her son Andrew Lam.
There’s a Vietnamese saying: America is paradise for the young, but hell for the old, and how true it seems now that I’m in my mid-70s.
America has all these products that cater to children: toys, movies, video games, theme parks. For the old there’s only isolation and loneliness.
Vietnamese are defined by family, by community, and when you lose that, you lose a big part of who you are. In Vietnam I never thought of living anywhere else but in my homeland. You live and die where your ancestors lived and died. You have your relatives, your clan; you have your family, your temple.
Once we were bound to the land in which our ancestors are buried, and we were not afraid of death and dying. But in America our old way of life is gone. We were forced to flee after the war ended in 1975, and we have lived in exile since then. Today, my friends and relatives are scattered across the world.
In America you lose so much the older you get — friends, relatives, memories, mobility, a sense of yourself. The phone rings. I pick it up. It’s Mrs. so-and-so in Los Angeles. She’s got diabetes and had her leg amputated. Then the phone rings again: Mr. so-and-so in Georgia has lung cancer. He’s only got a few months left. Back in Vietnam, we were all good friends. But at my age, how do you visit when they’re thousands of miles away? Can you imagine calling your close friends as they lay dying in a hospital, apologizing for not being able to go see them for one last time? Well, I do that monthly now. It’s very sad.
My husband and I, we are planning a trip this summer to Europe. It’s our final trip, to say goodbye to relatives and friends. We know we won’t be able to travel after this, as our strength is failing. We’ll never see them again after that. I can hardly climb down stairs because my knees hurt very badly. We sold our house and live in a condo with an elevator because it’s the only way to be independent now.
What I worry about most is that my memory is not what it used to be. I am the keeper of our family tree, but it’s all in my head. Who’s related to whom was my specialty, being the oldest daughter in the family. But none of my children know about the large clan connection, not even my younger siblings. Without me, people who used to be relatives will be strangers if they meet again on the street. I used to know all the way to my third cousins on both my side and my husband’s side of the family. I have to write down all of their names before my memory goes.
Sometimes when I get up in the morning, I stare out at the trees outside and wonder where I am. Sometimes I go to the apartment complex across the street, where there are some abandoned cats. I feed them with my leftovers. They recognize my voice. I call and they run to me. They are my source of joy.
When my children and grandchildren visit, it’s a great time, of course. But everyone has their own lives. They come once in a while, but what do you do with all those empty hours that stretch out before you?
My mother, who died at the age of 97, and my mother-in-law, who died at the age of 95, were in the same convalescent home for years. I used to take the bus to see them everyday, even when I was working. I knew how sad it was to grow old in America even back then, when I was healthy and younger. The nurses told me how lucky the two grandmothers were, having all these children and grandchildren visiting them on a regular basis. “It’s the Vietnamese way,” I would tell them. All those other old people, their children rarely visit. I remember a few old women sitting in their wheelchairs waiting for their children or family, day in and day out, and no one came. There was even one who outlived her children and still, everyday, she expected her sons to walk in through the door. How tragic to live so long and to be so alone!
The old are obsolete here in America. Neither respected nor deemed important. Back home, the elders are given the highest place of honor, and it was they who dispensed wisdom and shared their experiences with those who came up after them. It’s not true here. No one wants to hear what you have to say. You feel isolated from your Americanized children and grandchildren. They laugh at things I don’t understand.
America is so much more their country than it is mine. In the winter afternoons I sit and watch the barren trees, feeling very lost. I think of how the whole world I once knew is all gone now, like incense smoke. I think of the old country, of the Tet Festivals back in Saigon, of the weddings and holidays, with gatherings of families and friends, everyone together, children running, adults gossiping, women cooking together, and I feel this deep yearning for the distant past.
Andrew Lam
Nguồn: tuoihac-ontario
Comment