Không biết từ bao giờ, bàn chân tôi, dưới ngón chân cái, lồi ra một cục xương. Vì vậy khi đi mua giày thật khó lựa vô cùng.
Ông xã tôi làm ở QVC, mỗi năm họ bán “sale” cho nhân viên giày tồn kho. Mỗi đôi nếu giá trên quầy là 60 hay 70 đô thì bán cho nhân viên chỉ 5 hay 10 đô. Thế nên có năm ông rinh về cả chục đôi, mà chẳng đôi nào tôi mang được, chẳng phải bây giờ có tí tiền còm rồi tôi “chảnh”, nhưng thật sự mang đau chân quá.
Đôi có “quai kẹp” kiểu như dép Nhật thì mang đi chốc lát tôi bị đau giữa ngón chân cái và ngón kế, da khoảng giữa đỏ lòm, có khi bị loét vì da non. Đôi có quai lưới thì bị rát bỏng chỗ lưới. Đôi xỏ vào như giày kiểu “sa pô” ở Việt Nam thì nó cọ vào cục xương lồi ra chỗ ngón cẳng cái, đau quá. Thành thử ông mua cả chục đôi tôi không mang được đôi nào, mà hàng bán giải kho nên không trả lại được. Nghe tôi kể, khách của tôi “tức” dùm nên đề nghị, “Bà bỏ hết vào một cái bao, chờ đến ngày sinh nhật của ổng, bà tặng lại cho ổng!” Thôi đừng xúi dại, tại ngón chân cái của tôi chứ không phải tại ổng.
Hôm lễ lớn, tôi vào Mall, lượn qua một cửa hàng bán giày, nhìn qua tủ kiếng, thấy đôi giày màu cà phê sậm thật đẹp, giày kiểu như giầy “bít”, đằng trước thì kín, nhưng sau gót thì hở nên tôi nghĩ rằng khi mang chắc thoải mái lắm. Tôi ít khi vào tiệm giày lớn như vầy, tiêu chuẩn của tôi chỉ là Payless Shoe, nhưng mang lúc nào chân cũng bị đau.
Lại thêm thời gian này hay đọc nhiều tin tức trên internet, những gì đọc được làm cho tôi cảm thấy “Đời thật vô thường, hãy hưởng thụ đi, chứ khi chết đi thì chẳng đem theo được gì!” Đã gần 20 năm ở Mỹ, tôi có đôi giày nào ra hồn đâu, tôi có đủ các loại giày mà chỉ toàn là đồ Payless. Nghĩ vậy nên tôi mạnh dạn bước vào tiệm giày nổi tiếng này để lựa một đôi coi cho được.
Tôi nhờ cô bán hàng lấy cho tôi xem đôi giày giống đôi chưng ngoài tủ kiếng. Cô đưa tôi chiếc giày còn ở kệ bên trong. Tôi thử thấy nó êm vô cùng, nhưng nhìn side thì là 12, còn side của tui chỉ có 6 thôi. Luôn tiện tôi lật phần dưới đôi giày thấy giá 110 đô. Trời ơi, đôi giày gì mà 2 triệu 2 tiền Việt Nam! Nếu gửi tiền này cho một người nghèo ở Việt Nam sẽ là một số vốn lớn so với lúc tôi còn ở Việt Nam. Nhưng thôi, mấy ngày nay trong mình không được khỏe (lại bi quan là không biết chết lúc nào, thôi thì hưởng thụ đi!).
Tôi nhờ cô bán hàng lấy cho tôi đôi giày số 6. “Mà cô có W6 không? Chân tôi bị cục xương nầy không thể mang giày regular được.” Cô nàng tủm tỉm cười, chắc nghĩ bụng “Gặp phải bà nhà quê Á Châu đây rồi.” Nhưng sau một hồi vào kho lục kiếm, cô trở ra bảo “Chỉ còn side 12 nầy thôi”. Thế thì thôi, trời phụ lòng người, không cho mang giày mắc tiền, nên muốn mua mà vẫn không được.
Những ngày kế đó, tôi vẫn không bỏ ý định kiếm đôi giày coi cho được mà giá phải chăng. Hôm đó thứ hai, tiệm vắng, tôi đóng cửa, lái xe dạo một vòng, chưa biết ghé vào đâu, chợt nhìn cửa tiệm bên đường tên “Thrift Shop.” Cửa tiệm lớn nầy đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều vào thời gian mới tới Mỹ. Cho tới bây giờ sau 20 năm tôi vẫn còn cả chục cái áo “hàng hiệu” mà nếu thật sự mua ở những cửa hàng đắt giá sờ vào chắc phải “phỏng tay”, chẳng hạn như một cái áo sơ mi mùa Hè ở tiệm Tabo giá phải 70 đô thì ông xã tôi mua giá chỉ 2 đô, áo mới toanh, giặt hoài bao nhiêu năm vẫn không bị cũ. Tôi vẫn hay vào đây để mua chén dĩa, đồ đạc linh tinh về xài, vì cũ người mới ta mà.
Đi loanh quanh một hồi tôi dừng chân chỗ kệ giày, nhìn giá thì 10 đồng, nhưng hôm nay tất cả đồ ở kệ nầy được bớt 50%, nên chỉ còn 5 đô. Mà kìa, đôi giày hiệu Timerland, trên thì bít, nhưng phần sau gót thì hở, thật đúng ý của mình. Đế cao vừa phải, nếu mua đôi giày nầy lúc mới phải cả trăm đồng. Tôi lấy xuống mang thử, nó êm chưa từng thấy. Tôi mang thử rồi đi một vòng trong tiệm, chưa bao giờ tôi được mang một đôi giày êm như vậy từ ngày tới Mỹ. Tôi lấy ra quầy trả tiền cho cô thâu ngân và nói cho cổ biết 20 năm về trước lúc cô hãy còn bé thì tiệm nầy đã giúp đỡ cho gia đình tôi rất nhiều. Cô tươi cười nói: “Really?”
Đem đôi giày về, khoe với ông xã. Giày còn mới đến độ ông xã tưởng tôi mới tậu ở tiệm lớn về, ông còn bảo:
-Em cũng nên có đôi giày hiệu để mang đi đây đi đó cho có với người ta, chả lẽ suốt đời ở Mỹ mà vẫn mãi mãi mang Payless Shoe.
Tôi cứ cười cười định không nói nguồn gốc mua từ đâu, nhưng thôi, nghĩ bụng chuyện nhỏ giấu làm chi, tôi mới trả lời:
-Anh nhìn kỹ đi, em mua ở Thriftshop, giá onsale, chỉ có 5 tì.
Ông mới trả lời,
-Em vào đó giành mua làm chi, để cho người nghèo mới tới Mỹ như mình ngày xưa họ mua, bây giờ mình đâu đến nỗi như vậy.
Tôi lặng thinh nhưng ấm ức. Càng ở lâu xứ Mỹ nầy thì càng vào quỹ đạo trả bill hụt hơi chứ có dư đâu mà mua giầy hàng hiệu. Nhưng thôi cứ im lặng cho vui nhà vui cửa.
Sáng hôm sau, tôi mang đi làm. Hôm nay thì trời có tuyết, mang đi chắc hợp lắm, vì đế cao, và phần dưới thì nó có răng cưa dày cợm như đế bánh xe SUV, xem thật là chắc chắn. Tôi cảm thấy rất là mãn nguyện vì giày hàng hiệu mà giá chỉ có 5 đô, nghĩ bụng đôi giày nầy mang cẩn thận ít ra phải được 5 năm cho 5 mùa tuyết.
Vào tới tiệm, tôi cúi xuống lấy miếng napkin định chùi giày, nhưng cảm thấy như mấy ngón chân mình ươn ướt. Tôi kéo bàn chân ra, xỏ bàn tay vào định giơ lên chùi thì hỡi ơi… Chiếc giày bong ra làm 3 miếng như cái bánh pa-tê-sô có bột nổi.
Huhuhu, uổng 5 tì! Chừa cái tật ham mua đồ rẻ.
Kim Phan
Ông xã tôi làm ở QVC, mỗi năm họ bán “sale” cho nhân viên giày tồn kho. Mỗi đôi nếu giá trên quầy là 60 hay 70 đô thì bán cho nhân viên chỉ 5 hay 10 đô. Thế nên có năm ông rinh về cả chục đôi, mà chẳng đôi nào tôi mang được, chẳng phải bây giờ có tí tiền còm rồi tôi “chảnh”, nhưng thật sự mang đau chân quá.
Đôi có “quai kẹp” kiểu như dép Nhật thì mang đi chốc lát tôi bị đau giữa ngón chân cái và ngón kế, da khoảng giữa đỏ lòm, có khi bị loét vì da non. Đôi có quai lưới thì bị rát bỏng chỗ lưới. Đôi xỏ vào như giày kiểu “sa pô” ở Việt Nam thì nó cọ vào cục xương lồi ra chỗ ngón cẳng cái, đau quá. Thành thử ông mua cả chục đôi tôi không mang được đôi nào, mà hàng bán giải kho nên không trả lại được. Nghe tôi kể, khách của tôi “tức” dùm nên đề nghị, “Bà bỏ hết vào một cái bao, chờ đến ngày sinh nhật của ổng, bà tặng lại cho ổng!” Thôi đừng xúi dại, tại ngón chân cái của tôi chứ không phải tại ổng.
Hôm lễ lớn, tôi vào Mall, lượn qua một cửa hàng bán giày, nhìn qua tủ kiếng, thấy đôi giày màu cà phê sậm thật đẹp, giày kiểu như giầy “bít”, đằng trước thì kín, nhưng sau gót thì hở nên tôi nghĩ rằng khi mang chắc thoải mái lắm. Tôi ít khi vào tiệm giày lớn như vầy, tiêu chuẩn của tôi chỉ là Payless Shoe, nhưng mang lúc nào chân cũng bị đau.
Lại thêm thời gian này hay đọc nhiều tin tức trên internet, những gì đọc được làm cho tôi cảm thấy “Đời thật vô thường, hãy hưởng thụ đi, chứ khi chết đi thì chẳng đem theo được gì!” Đã gần 20 năm ở Mỹ, tôi có đôi giày nào ra hồn đâu, tôi có đủ các loại giày mà chỉ toàn là đồ Payless. Nghĩ vậy nên tôi mạnh dạn bước vào tiệm giày nổi tiếng này để lựa một đôi coi cho được.
Tôi nhờ cô bán hàng lấy cho tôi xem đôi giày giống đôi chưng ngoài tủ kiếng. Cô đưa tôi chiếc giày còn ở kệ bên trong. Tôi thử thấy nó êm vô cùng, nhưng nhìn side thì là 12, còn side của tui chỉ có 6 thôi. Luôn tiện tôi lật phần dưới đôi giày thấy giá 110 đô. Trời ơi, đôi giày gì mà 2 triệu 2 tiền Việt Nam! Nếu gửi tiền này cho một người nghèo ở Việt Nam sẽ là một số vốn lớn so với lúc tôi còn ở Việt Nam. Nhưng thôi, mấy ngày nay trong mình không được khỏe (lại bi quan là không biết chết lúc nào, thôi thì hưởng thụ đi!).
Tôi nhờ cô bán hàng lấy cho tôi đôi giày số 6. “Mà cô có W6 không? Chân tôi bị cục xương nầy không thể mang giày regular được.” Cô nàng tủm tỉm cười, chắc nghĩ bụng “Gặp phải bà nhà quê Á Châu đây rồi.” Nhưng sau một hồi vào kho lục kiếm, cô trở ra bảo “Chỉ còn side 12 nầy thôi”. Thế thì thôi, trời phụ lòng người, không cho mang giày mắc tiền, nên muốn mua mà vẫn không được.
Những ngày kế đó, tôi vẫn không bỏ ý định kiếm đôi giày coi cho được mà giá phải chăng. Hôm đó thứ hai, tiệm vắng, tôi đóng cửa, lái xe dạo một vòng, chưa biết ghé vào đâu, chợt nhìn cửa tiệm bên đường tên “Thrift Shop.” Cửa tiệm lớn nầy đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều vào thời gian mới tới Mỹ. Cho tới bây giờ sau 20 năm tôi vẫn còn cả chục cái áo “hàng hiệu” mà nếu thật sự mua ở những cửa hàng đắt giá sờ vào chắc phải “phỏng tay”, chẳng hạn như một cái áo sơ mi mùa Hè ở tiệm Tabo giá phải 70 đô thì ông xã tôi mua giá chỉ 2 đô, áo mới toanh, giặt hoài bao nhiêu năm vẫn không bị cũ. Tôi vẫn hay vào đây để mua chén dĩa, đồ đạc linh tinh về xài, vì cũ người mới ta mà.
Đi loanh quanh một hồi tôi dừng chân chỗ kệ giày, nhìn giá thì 10 đồng, nhưng hôm nay tất cả đồ ở kệ nầy được bớt 50%, nên chỉ còn 5 đô. Mà kìa, đôi giày hiệu Timerland, trên thì bít, nhưng phần sau gót thì hở, thật đúng ý của mình. Đế cao vừa phải, nếu mua đôi giày nầy lúc mới phải cả trăm đồng. Tôi lấy xuống mang thử, nó êm chưa từng thấy. Tôi mang thử rồi đi một vòng trong tiệm, chưa bao giờ tôi được mang một đôi giày êm như vậy từ ngày tới Mỹ. Tôi lấy ra quầy trả tiền cho cô thâu ngân và nói cho cổ biết 20 năm về trước lúc cô hãy còn bé thì tiệm nầy đã giúp đỡ cho gia đình tôi rất nhiều. Cô tươi cười nói: “Really?”
Đem đôi giày về, khoe với ông xã. Giày còn mới đến độ ông xã tưởng tôi mới tậu ở tiệm lớn về, ông còn bảo:
-Em cũng nên có đôi giày hiệu để mang đi đây đi đó cho có với người ta, chả lẽ suốt đời ở Mỹ mà vẫn mãi mãi mang Payless Shoe.
Tôi cứ cười cười định không nói nguồn gốc mua từ đâu, nhưng thôi, nghĩ bụng chuyện nhỏ giấu làm chi, tôi mới trả lời:
-Anh nhìn kỹ đi, em mua ở Thriftshop, giá onsale, chỉ có 5 tì.
Ông mới trả lời,
-Em vào đó giành mua làm chi, để cho người nghèo mới tới Mỹ như mình ngày xưa họ mua, bây giờ mình đâu đến nỗi như vậy.
Tôi lặng thinh nhưng ấm ức. Càng ở lâu xứ Mỹ nầy thì càng vào quỹ đạo trả bill hụt hơi chứ có dư đâu mà mua giầy hàng hiệu. Nhưng thôi cứ im lặng cho vui nhà vui cửa.
Sáng hôm sau, tôi mang đi làm. Hôm nay thì trời có tuyết, mang đi chắc hợp lắm, vì đế cao, và phần dưới thì nó có răng cưa dày cợm như đế bánh xe SUV, xem thật là chắc chắn. Tôi cảm thấy rất là mãn nguyện vì giày hàng hiệu mà giá chỉ có 5 đô, nghĩ bụng đôi giày nầy mang cẩn thận ít ra phải được 5 năm cho 5 mùa tuyết.
Vào tới tiệm, tôi cúi xuống lấy miếng napkin định chùi giày, nhưng cảm thấy như mấy ngón chân mình ươn ướt. Tôi kéo bàn chân ra, xỏ bàn tay vào định giơ lên chùi thì hỡi ơi… Chiếc giày bong ra làm 3 miếng như cái bánh pa-tê-sô có bột nổi.
Huhuhu, uổng 5 tì! Chừa cái tật ham mua đồ rẻ.
Kim Phan