Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Truyện ngắn đã đăng trên hai tờ báo Tài Hoa Trẻ số 730 ngày 15.11.2011 và báo Văn Nghệ tp.HCM số 313, ngày 7.8.2014.

    --------------------------------------------------------------------------------------




    Truyện ngắn: ĐIỀU CHƯA BIẾT

    Trong một góc nhỏ của phòng giáo viên, cô Định đang tiếp một vị phụ huynh. Đối thoại giữa cô giáo Định và vị phụ huynh từ lúc đầu đã căng thẳng giờ lại càng căng thẳng hơn. Cô giáo Định luôn tỏ ra mềm mỏng nhưng vị phụ huynh, một người phụ nữ đã đứng tuổi, ăn bận sang trọng, có nét mặt từng trải, lại luôn tỏ ra rất khó chịu trước những câu trả lời của giáo viên bộ môn.





    - Môn Giáo dục công dân của cô có phải là môn chính đâu mà cô bắt con gái tôi phải học? Cô nên nhớ lớp của con tôi học là lớp ban A, là lớp Toán – Lý – Hóa nâng cao. Nó cần phải có thời gian để tập trung học những môn đó. Ngoài ra còn một số môn quan trọng khác nữa như môn Anh văn, môn Văn và môn Sinh. Riêng môn Giáo dục công dân của cô, nói thật cô đừng buồn, tôi chưa hề nghe có ban nào mà môn Giáo dục công dân được gọi là môn nâng cao cả! Môn học của cô dạy mãi mãi cũng chỉ là một môn phụ mà thôi!

    - Nhưng trong phân phối chương trình dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn có môn học này. Mà chương trình đã có thì các em phải học và phải làm kiểm tra thật nghiêm túc.

    - Tôi xin khẳng định một lần nữa sáng hôm qua con tôi làm bài kiểm tra trắc nghiệm rất nghiêm túc. Chính nó về đã nói với tôi như vậy!

    - Thật sự em nó có trao đổi đó chị à! Em Thương đã ra dấu bằng tay để hỏi bài những em có cùng chung mã đề. Thi trắc nghiệm có cái hay là rất khách quan nhưng lại rất dễ trao đổi đáp án vì đáp án trắc nghiệm chỉ có bốn chữ A,B,C và D thôi.

    - Tôi không tin điều đó. Muốn khẳng định con gái tôi có trao đổi trong giờ kiểm tra cô phải có bằng chứng chứ? Này, cô đừng có đem mấy cái biên bản ra nhé, xưa rồi! Biên bản có chữ ký của mấy đứa học sinh vi phạm chẳng qua là chúng nó sợ nên phải ký thôi. Cô muốn khẳng định con tôi có vi phạm trong giờ kiểm tra cô phải có hình chụp hoặc có phim quay được hẳn hoi. Chúng ta đang ở thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ tiên tiến, không phải cô muốn buộc tội miệng con tôi thế nào cũng được đâu!

    - Chị là luật sư?

    - Không, trước kia tôi đã từng là giáo viên. Chồng tôi cũng đã có thời gian từng là cán bộ công tác trên Bộ, do đó những qui định về ngành giáo dục vợ chồng tôi đều rành lắm. Tôi nói cho cô chuẩn bị trước. Tôi sẽ kiện cô lên Sở đấy!

    - Chị muốn kiện tôi về việc gì?

    - Về việc cô bắt con tôi phải đứng trong lớp trong mỗi tiết của cô!

    - Xin lỗi chị, tôi bắt em đứng là vì em không thuộc bài. Tôi đã không đánh đập em, nhục mạ chửi mắng em, không bắt em phải còng lưng chép phạt. Như thế có gì là sai với quy định của ngành giáo dục? Với lại tôi có nói sẽ cho em ngồi khi em đã thật sự thuộc bài. Rất tiếc là bài học dù đã rất cũ, đã phải trả đi trả lại nhiều lần em vẫn không thèm thuộc!

    - Cô nói sai rồi. Con gái tôi và bạn bè của nó đều nói với tôi là con gái tôi đã thuộc xong bài, nhưng cô do thù ghét cá nhân nên vẫn cứ tìm cách bắt bẻ nó mãi. Còn bắt học trò đứng? Tôi xin hỏi cô giáo có văn bản nào của Bộ cho phép bắt học sinh phải đứng trong lớp khi không thuộc bài không? Cô hãy trả lời cho tôi đi? Làm gì có! Ngoài ra tôi cũng sẽ đề nghị Hiệu trưởng của cô phải giải thích trước Sở vì sao môn học nào trong lớp của con gái tôi điểm trung bình cũng đều được trên tám, chín phẩy; nghĩa là nó rất thông minh, nó rất giỏi các môn khác. Còn riêng môn Giáo dục công dân của cô nó chỉ có điểm trung bình là 4,9; đến nổi nó phải mất danh hiệu Học sinh giỏi ở Học kỳ I là sao? Có phải là năng lực giảng dạy của cô có “hạn chế”, có “vấn đề” hay không?

    Cô giáo Định không trả lời nữa chỉ biết lắc đầu ngao ngán rồi thở dài. Vị phụ huynh nhếch mép cười bồi thêm:

    - Cách đây vài năm, khi tôi còn là giáo viên, tôi đã từng nghe đồn là trong ngôi trường này có một em học sinh không may cha mẹ bị tai nạn mất sớm. Một cô giáo đã giúp đỡ cho em đó ăn học cho đến lúc ra trường. Báo chí hồi ấy đã đưa tin rất nhiều. Gương tốt ở ngay trong trường của cô sao cô không chịu học tập lấy?

    Một cô giáo trẻ nãy giờ vẫn ngồi soạn giáo án ở gần đó liền bước tới ngồi cạnh cô Định và chào vị phụ huynh:

    - Thưa bà, bà tỏ ra biết rất nhiều, nhưng vẫn có một điều bà vẫn chưa biết. Cách đây tám năm, một em nữ sinh học lớp 11 có cha mẹ đột ngột phải qua đời vì tai nạn lao động. Nhà em nữ sinh rất nghèo, nhà cô giáo đó cũng nghèo không kém. Cô lại đang góa chồng và phải nuôi hai đứa con nhỏ. Thế nhưng từng bữa ăn, cô giáo đó vẫn đem đến nhà cho em nữ sinh từng suất cơm khi là rau, khi là thịt, san sẻ của gia đình cô; rồi từng đồng tiền còm giúp đỡ và động viên em nên tiếp tục đi học. Khi em nữ sinh tốt nghiệp phổ thông rồi đậu vào đại học, cô lại chạy đi tìm các nhà hảo tâm tìm học bổng cho em, giúp em nữ sinh đó có thể học đến nơi đến chốn, nhằm có được một tương lai ổn định. Em nữ sinh đó chính là tôi, hiện là giáo viên dạy toán lớp của em Thương, con gái bà. Còn cô giáo có tấm lòng nhân hậu đó chính là cô Định đây! Thưa bà, tôi ngày xưa cũng như con gái bà cũng đã từng coi thường môn Giáo dục công dân và cũng từng bị cô Định nhiều lần bắt phải đứng trong lớp. Nhưng cũng nhờ vậy tôi mới nên người được như ngày hôm nay. Thưa bà!

    Nói xong cô giáo trẻ nắm lấy bàn tay của cô giáo Định òa khóc nức nở. Vị phụ huynh ngồi lặng hồi lâu rồi đứng lên lặng lẽ bước ra khỏi phòng. Ngoài sân trường những giọt nắng chiều cuối cùng của mùa đông đang lần lượt tắt dần. Một chậu mai vàng đặt cạnh cửa ra vào của phòng giáo viên đang hé nở những cánh hoa vàng đầu tiên. Tươi tắn và xinh xắn…

    2011


    Thanh Trắc Nguyễn Văn





    Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

  • #2



    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #3
      Truyện ngắn đã đăng trên Tạp chí Dinh Dưỡng từ tháng 3 năm 2015 nhưng tác giả chỉ vừa mới được tòa soạn chuyển khoản nhuận bút vào tháng 5 năm 2016.

      -------------------------------------------------------------------------



      Truyện ngắn: LỄ THƯỢNG THỌ

      I.
      Cả nhà ông Ba vô cùng sửng sốt khi thấy ông Hai lặn lội từ thành phố xa xôi về thăm. Mà đúng là “lặn lội” thật! Sau khi đã mướn khách sạn ngoài tỉnh cho anh tài xế nghỉ ngơi và cũng tiện để chăm sóc cho chiếc xe du lịch đắt tiền, ông Hai đón ghe đi vào cồn. Do đi ghe không quen nên ông bị đám hành khách là bọn du thử du thực giành xuống ghe lấn té rớt xuống sông, người ông ướt lóp ngóp cứ như chuột lột.





      Ông Ba vội hối đám con cháu tìm đồ khô thay cho ông Hai rồi kéo ông Hai ra uống trà ở góc vườn:

      - Anh Hai về đây làm gì? Tui nhớ không lầm thì đã hơn hai mươi năm nay anh Hai không bước chân về căn nhà nghèo nàn này mà?

      - Tôi về là để thăm mẹ cùng gia đình chú Ba. Với lại mẹ năm nay cũng đã gần tám mươi rồi, tôi tính rước mẹ lên thành phố để làm lễ thượng thọ cho mẹ. Mà sao chú Ba lại cứ thích nói lời cay đắng thế nhỉ? Tháng nào tôi cũng đều gởi tiền về cho gia đình chú phụng dưỡng mẹ đầy đủ.

      Ông Ba cười mát:

      - Vâng, cũng nhờ tiền của anh Hai mà mẹ vẫn thọ cho đến giờ và gia đình tui cũng được hưởng xái nên cuộc sống cũng được xem là khá phong lưu. Tui và gia đình tui vẫn luôn nhớ ơn anh Hai. À, anh Hai có nói đến lễ thượng thọ, nghĩa là sao?

      - Mẹ vẫn còn sống, đó là hồng phúc của tui và chú. Để báo hiếu cho mẹ tôi sẽ rước mẹ lên thành phố ngay chiều nay để làm lễ thượng thọ cho mẹ ở nhà tôi. Chú yên tâm. Tiệc tùng, trang trí, quần áo cho mẹ tôi đều đã cho người lo hết cả rồi.

      - Không được đâu anh Hai. Mẹ đã già yếu lắm rồi. Ngày nào tui cũng phải kêu con gái tui là con Sáu ra tỉnh rước bà bác sĩ quen về khám bệnh và chích thuốc khỏe cho mẹ. Mẹ tự đi còn không được nói chi là lên đến thành phố!

      - Tôi sẽ gọi bác sĩ giỏi nhất của thành phố về đây để cùng đi và theo dõi sức khỏe cho mẹ trong suốt cuộc hành trình. Chú đừng quá lo như vậy.

      - Anh Hai có điên hay không mà bắt mẹ phải di chuyển một quãng đường dài trong một khoảng thời gian rất lâu như vậy? Nào là khiêng mẹ ra bến thuyền. Rồi bắt mẹ nằm trên thuyền chòng chành gần một tiếng đồng hồ. Rồi lên xe du lịch của anh, chạy nhanh nhất cũng gần bốn tiếng mới lên được thành phố. Mà anh Hai cũng biết mẹ vẫn thường hay bị say xe. Người khỏe như tui cũng còn cảm thấy đuối chứ nói chi đến một bà cụ tuổi đã gần đất xa trời, lại thêm mắc nhiều chứng bệnh triền miên như mẹ hiện nay.

      - Tôi biết sẽ rất khó khăn cho mẹ nhưng vì lễ báo hiếu cho mẹ chúng ta phải cố gắng chú à.

      - Thế tại sao anh Hai không tổ chức lễ thượng thọ tại đây cho tiện? Nói thật, anh Hai hiện là quan lớn ở thành phố. Anh Hai chỉ cần hú một tiếng là đám quan con, quan nhỏ của anh sẽ tề tựu về đây đầy đủ ngay.

      - Chú đúng là không hiểu gì hết! Tôi còn các quan bạn cùng cấp và các cấp trên của tôi nữa chứ. Không lẽ chỉ vì lễ thượng thọ của mẹ mà tôi bắt họ phải lặn lội về tận nơi xứ sở khỉ ho cò gáy này. Chú muốn tôi bị người ta oán à?

      - Thế thì anh Hai đừng tổ chức lễ nữa! Anh Hai muốn mẹ chết khi phải hành xác di chuyển một quãng đường dài vừa đường sông, đường bộ lên nhà anh hay sao?

      - Tôi đã nói tôi sẽ gọi bác sĩ giỏi nhất thành phố đi theo suốt cuộc hành trình để chăm sóc sức khỏe cho mẹ. Chú cứ yên tâm!

      - Tui nói thật tui đã chăm sóc cho mẹ hơn hai mươi năm nay, tui biết rất rõ sức khỏe của mẹ. Tui không đồng ý cho anh Hai đưa mẹ đi.

      - Này chú Ba, chú đừng có ngang bướng. Tôi là anh của chú. Chú có nhớ câu “Quyền huynh thế phụ” không? Tôi đã quyết, chú không được bàn cãi nữa!

      - Anh Hai! - Ông Ba bỗng nghiêm sắc mặt, ông bóp mạnh tách trà trong lòng bàn tay khiến nó từ từ vỡ vụn - Anh đừng có tự dối mình dối người nữa! Anh tổ chức cái lễ thượng thọ này chỉ nhằm thu lợi riêng cho bản thân của anh mà thôi!

      - Này chú Ba, chú không được ngậm máu phun người xúc phạm tôi nghen! Dù sao tôi cũng là người có chức có quyền và tôi cũng còn là anh ruột của chú!

      - Anh Hai, anh hãy để tui nói hết đã. Nếu tui nhớ không lầm thì năm nay anh đã lần lượt tổ chức sinh nhật cho anh, cho vợ anh, cho thằng Quyền con trai anh rồi cho con Thúy con gái của anh đúng không? Chưa hết, con Thúy năm nay mới 18 tuổi, chưa biết gì thế mà anh đã vội gả nó lấy chồng để tổ chức đám cưới. Một cái đám cưới rình rang lớn nhất nhì Sài Gòn.

      - Thì nó yêu đâu tôi gả đó, chứ có ép duyên nó đâu.

      - Anh không ép nhưng anh và chị Hai cứ nói vô khiến con Thúy phải xiêu lòng. Tui nói có đúng không? Bốn cái sinh nhật và một cái đám cưới đã giúp vợ chồng anh năm nay kiếm rất bộn bạc. Rất tiếc là thằng Quyền đã có vợ rồi, nếu không...

      - Chú im đi, chú không được bêu xấu tôi!

      - Tui nói đúng, tui không im! Năm tới anh về hưu đúng không? Nên năm nay anh Hai muốn “hốt hụi” cú chót chứ gì? Bây giờ đã “hết chiêu” rồi, anh muốn lôi mẹ ra làm lễ thượng thọ để kiếm thêm tiền chứ gì? Tui nói thật anh vừa bất hiếu vừa bất nhân lắm anh Hai à! ...

      Ông Hai giận dữ bỏ ra về. Cũng từ đó mọi liên lạc của gia đình ông Ba với gia đình ông Hai đều bị cắt đứt. Thư từ gởi đi thì bị trả lại, điện thoại gọi thì bị cúp máy không một ai trả lời ...

      II.
      Một tuần sau, ông Ba vội vã lên thành phố. Đến biệt thự của ông Hai, ông Ba vô cùng ngạc nhiên vì thấy có nhiều người ra vào tấp nập. Bữa tiệc lớn được tổ chức tại sân vườn, có sân khấu được trang trí rất đẹp. Ngồi cạnh ông Hai là một bà lão tóc bạc phơ, bận chiếc áo dài nhung màu đỏ sậm, nét mặt vô cùng phúc hậu. Ông Ba nhìn lên sân khấu bỗng điếng hồn khi nhìn thấy một tấm bảng treo với dòng chữ khổ lớn: Lễ thượng thọ!

      Thấy ông Ba, ông Hai vội kéo ông Ba ra ngoài. Ông Ba nhìn thẳng vào mắt ông Hai rồi nói:

      - Chuyện anh Hai đang làm tui không có ý kiến gì cả. Tui lên đây chỉ báo cho anh biết tin rồi tui về ngay. Mẹ vừa mới mất tối hôm qua!

      Ông Hai như người mất hồn lơ ngơ đi vào sân vườn. Một đám người ăn bận sang trọng mang bia và rượu ào tới vây quanh ông Hai.

      - Mẹ của sếp tuy đã lớn tuổi rồi nhưng bà cụ đẹp lão và vẫn còn khỏe mạnh quá. Sếp thật có phúc. Mời sếp nâng ly cùng bọn em để chúc thọ cho bà cụ. Phải cạn một trăm phần trăm nghe sếp!

      Thanh Trắc Nguyễn Văn




      Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment


      • #4


        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

        Comment


        • #5
          Truyện ngụ ngôn đã đăng trên Tạp chí Non Nước số 211, tháng 6 năm 2015

          -----------------------------------------------------------------------


          chim họa mi

          Truyện ngụ ngôn: Người thầy Họa Mi

          Tại Khu rừng chim, một khu rừng dành riêng cho các loài chim, năm nào cũng đều có cuộc thi hót của các loài chim do nhà hiền triết Cú Mèo tổ chức. Tuy đã nhiều năm trôi qua nhưng giải hót hay vẫn cứ lẩn quẩn thuộc về các nghệ sĩ hót Hoàng Anh, Sơn Ca và Họa Mi. Thấy vậy nhà hiền triết Cú Mèo mới nảy ra sáng kiến đề nghị ba chàng nghệ sĩ trên hãy tự chọn cho mình mỗi người một học trò riêng để truyền dạy hết bí quyết nghệ thuật hót, nhằm tạo thêm sự phong phú cho nhiều giọng hót hay dự thi. Ai có học trò đoạt được giải xem như sẽ thắng lớn cho mùa thi năm sau.




          chim sơn ca

          Thế là Hoàng Anh, Sơn Ca và Họa Mi cùng treo bảng tuyển chọn giọng hót hay. Có ba chú chim là Chèo Bẻo, Cu Gáy và Chích Chòe, vốn là bạn thân vẫn thường chơi chung với nhau, nghe tin liền cùng hẹn nhau đi học hót. Chèo Bẻo được Hoàng Anh chọn, còn Cu Gáy được Sơn Ca chọn. Riêng Chích Chòe bị các nghệ sĩ hót Hoàng Anh và Sơn Ca chê nên phải chạy qua nhà nghệ sĩ Họa Mi xin học. Sau khi nghe Chích Chòe thử giọng Họa Mi bằng lòng nhận Chích Chòe làm học trò.


          Mấy tháng trôi qua, trong khi Hoàng Anh và Sơn Ca tận tình chỉ dạy cho Chèo Bẻo và Cu Gáy rất chi li từng cách lấy hơi, từng động tác cổ, từng bước chân đứng,... thì Chích Chòe hầu như chỉ đến nhà Họa Mi để tự hót chơi trước sự chứng kiến của Họa Mi. Kết quả là Chèo Bẻo và Cu Gáy tiến bộ rất nhanh, khi hót ai cũng đều khen hay. Còn Chích Chòe thì dù có rất nhiều cố gắng vẫn không bằng được hai bạn.

          Ngày thi đã gần kề, Chích Chòe nản quá xin được nghỉ học vì sợ dự thi sẽ bị rớt. Họa Mi liền nghiêm mặt nói:

          - Ai dám nói con thi sẽ bị rớt? Gần một năm nay ta ngày nào cũng phải kiên nhẫn nghe con hót là để tìm năng khiếu và những nét đặc trưng cho giọng hót của con đó. Bắt đầu từ hôm nay con bắt buộc phải tập luyện cật lực theo sự chỉ dạy của ta...

          Mùa thi hót của các loài chim trong Khu rừng chim lại được tổ chức. Năm nay có đến sáu giọng hót hay được vào vòng chung kết. Ba giọng hót vàng Hoàng Anh, Sơn Ca và Họa Mi lại tiếp tục đoạt giải và Ban tổ chức cuộc thi quyết định sẽ trao thêm một giải nữa cho giọng hót thứ tư. Đại diện Ban giám khảo, nhà hiền triết Cú Mèo bay ra giữa hội trường phát biểu:

          - Ban giám khảo rất bối rối vì năm nay đã có thêm ba giọng hót mới: Chèo Bẻo, Cu Gáy và Chích Chòe đều là những giọng hót xứng đáng được vinh dự đoạt giải. Rất tiếc là chúng tôi chỉ được phép chọn một mà thôi.

          Bạn Chèo Bẻo, bạn hót hay lắm và vũ điệu cũng rất đẹp. Nhưng sao giọng hót và vũ điệu của bạn cứ giống y chang người thầy của bạn là Hoàng Anh vậy? Chúng tôi đã có giải cho Hoàng Anh rồi, nên không thể trao thêm một giải nữa cho bản sao của Hoàng Anh là bạn được. Xin bạn Chèo Bẻo thông cảm.

          Còn bạn Cu Gáy. Giọng hót của bạn là hay nhất và điêu luyện nhất trong ba thí sinh còn lại. Tôi trước kia rất ái mộ giọng hót của cụ Cu Gáy Xám là ông nội tổ của bạn, người cũng đã từng nhiều năm liền đoạt giải giọng hót vàng của Khu rừng chim. Giọng hót của cụ Cu Gáy Xám quả thật là tuyệt, có rất nhiều cung bậc đã từng làm xao xuyến muôn loài. Từ ngày cụ Cu Gáy Xám mất đi, Khu rừng chim cứ như mất đi một cung bậc của cuộc sống. Nghe tin bạn Cu Gáy dự thi tôi mừng lắm. Nhưng buồn thay, giọng hót của bạn không phải là giọng hót thất truyền của dòng họ Cu Gáy Xám lừng danh mà tôi đã từng được nghe. Giọng hót của bạn lại là giọng hót của dòng họ Sơn Ca! So với Sơn Ca, thầy của bạn, bạn không thể nào so sánh nổi. Do đó giọng hót của bạn xem như đã được thầy của bạn là Sơn Ca đại diện lãnh giải rồi.

          Còn Chích Chòe, nhiều giám khảo cho rằng không bằng Chèo Bẻo và Cu Gáy nhưng rõ ràng là giọng hót của Chích Chòe không thể lẫn vào đâu được. Đó là giọng hót rất riêng, rất đặc trưng cho dòng họ chim Chích Chòe. Tuy vẫn còn ít nhiều non nớt nhưng Ban giám khảo tin rằng với sự cố gắng của chính mình, giọng hót của Chích Chòe sẽ vẫn còn tiến xa hơn nữa.

          Ban giám khảo xin tuyên bố Chích Chèo xứng đáng là giọng hót vàng thứ tư đoạt giải trong năm nay. Khu rừng chim chúng ta vô cùng hân hoan vì ngoài giọng hót vàng quen thuộc của Hoàng Anh, của Sơn Ca, của Họa Mi; Khu rừng chim của chúng ta năm nay còn có thêm giọng hót rất mới của Chích Chòe...

          Chích Chòe chạy đến ôm chầm lấy thầy Họa Mi. Trong một phút xúc động, các loài chim thấy mắt của Họa Mi và Chích Chòe đều rưng rưng nhòa lệ...

          2012

          Thanh Trắc Nguyễn Văn



          chim chích chòe lửa

          Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

          Comment


          • #6


            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

            Comment


            • #7




              Tạp văn: HÃY NGHE LỜI NGƯỜI LỚN TUỔI

              Những người lớn tuổi là những đã trải nghiệm cả đời người trong hành trình thời gian nên có rất nhiều kinh nghiệm sống phong phú. Ông bà chúng ta đã dạy không sai, qua câu tục ngữ rất hay lưu truyền lại cho đời sau: “Kính lão đắc thọ”. Tiếc thay, có lẽ do cuộc sống công nghệ thông tin hiện nay quá phát triển, nên nhiều gia đình và nhiều người tuổi còn rất trẻ lại quên mất điều này.





              1. Chiều ngày 15.4.2016, tại sông Trà Khúc, thuộc thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà, thành phố Quãng Ngãi đã có 9 em học sinh tắm sông không may gặp nạn bị chết đuối. Đau thương, tang tóc đã bao trùm lên những mái đầu bạc của những người cha, những người mẹ suốt đêm ngồi gào khóc gọi tên những đứa con đã vĩnh viễn ra đi… Nhiều người đã lên tiếng trách nhà trường nói riêng và Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung, tại sao trong các môn học thể thao của nhà trường lại không sớm phổ cập môn bơi cho các em? Điều trách cứ này không hề sai nhưng trước đó các em đã được bà Phạm Thị Bông, một người lớn tuổi, cảnh báo là tắm tại khúc sông đó rất nguy hiểm. Các em không chịu nghe lời, vẫn nhào xuống tắm và bi kịch đã xảy ra…

              “Ông Trần Văn Kỳ, người dân chứng kiến vụ việc cho biết khoảng 12g45 phút cùng ngày có rất đông học sinh đi xe đạp, mặc đồng phục đến khu vực trên có ý định tắm sông. Lúc này bà Phạm Thị Bông đi thả bò thấy vậy la mắng nhưng các em không chịu nghe còn nói lại “La gì mà la miết”.

              Sau đó bà Bông bỏ theo đàn bò còn những người dân cũng đã sang cồn đất nằm giữa sông Trà Khúc làm việc.

              Đến khoảng 13g thì một người đàn ông (hiện sợ quá đã không có mặt tại hiện trường) thấy dép ở trên bờ mà không thấy người đã chồm tay xuống nước tìm và vớt được một em học sinh. Sau đó la thất thanh rồi bỏ chạy.

              Nhiều người dân khác làm bên cồn nghe tiếng kêu vội chạy đến lao xuống nước tìm và vớt cả 9 thi thể lên bờ” (trích Tuổi Trẻ Online ngày 15.4.2016).

              Nếu biết kính trọng và biết nghe lời bà Bông thì các em đã không gặp tai nạn bi thảm đến như vậy.

              2. Đây không phải là bi kịch lần đầu. Vài năm trước cũng một tai nạn thương tâm khác đã xảy ra và cướp đi sinh mạng của 7 nam sinh, trong đó có nhiều em biết bơi, tại bãi biển Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

              “Tai nạn xảy ra lúc 15g30 ngày 29-12-2013 tại bãi biển 30 tháng 4 thuộc ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Buổi sáng cùng ngày đó, cô Phạm Thị Tâm – hiệu trưởng – cùng các thầy cô giáo Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức cho 96 học sinh thuộc các khối lớp của trường tham quan khu di tích Rừng Sác.

              Sau khi tham quan di tích Rừng Sác, buổi trưa đoàn tham quan đến nghỉ trưa tại bãi biển 30 tháng 4. Có mười học sinh xuống biển tắm, trong đó bảy nam sinh bị sóng cuốn trôi và thiệt mạng. Các cơ quan chức năng đã huy động nhiều lực lượng cứu hộ và sau 15 giờ tìm kiếm, cứu hộ liên tục đã vớt đủ thi thể bảy học sinh giao về gia đình.” (trích Tuổi Trẻ Online ngày 18.4.2015)

              “Cách đó không xa là nhà em T. nạn nhân được phát hiện cuối cùng bị kẹt trong đá của đoạn bờ kè. T. được đưa về nhà lúc 11h30 ngày 30.12.2013. Bố mẹ T. đã túc trực tại hiện trường suốt đêm để ngóng tin con.

              Khi thi thể đưa về bệnh viện, mẹ em kêu gào thảm thiết. “T. là con đầu lòng. Nó bơi rất giỏi nhưng vẫn không thể thoát ra được” – bố của T. nói trong uất nghẹn.” (trích Vietnamnet ngày 31.12.2013, tên của nạn nhân đã được viết tắt)

              Rõ ràng các em nam sinh biết bơi và bơi rất giỏi nhưng vẫn bị chết đuối. Người thân của nạn nhân đã trách nhà trường và các thầy cô thiếu quan tâm các em, trách công ty du lịch không mua bảo hiểm, trách bảng báo nguy hiểm cấm tắm để khá xa nơi các em tắm, trách những người cứu nạn do lực lượng mỏng nên không kịp cứu hộ, trách thuyền cứu hộ bị hỏng nên ra ứng cứu quá chậm. Nhưng có một nguyên nhân khác mà ít ai nhắc đến vì sợ làm đau lòng những gia đình có con em gặp nạn:

              “Khi chúng tôi hỏi tại sao đây là công trình đang xây dựng mà để các em vào tắm, ông Đinh Quang Tuấn, đội trưởng Đội bảo vệ – cứu nạn thuộc Ban Quản lý khu du lịch 30 tháng 4 nói: “Lúc đó chúng tôi đã nhiều lần phối hợp với thầy cô giáo để nhắc nhở các em không được tắm. Thế mà các em không nghe lời, bất chấp nguy hiểm để xuống tắm. Khi nghe tin, chúng tôi gồm 4 người cứu hộ và 5 bảo vệ lập tức ứng cứu nhưng không kịp” (trích Thanh Niên ngày 31.12.2013).

              Nếu các em biết nghe lời những người lớn tuổi, đừng quá chủ quan tự tin vào tài bơi lội của các em, thì đã không xảy ra những mất mát đau lòng trên.

              3. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2015 đã có hằng trăm thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Kết quả là các em bị đình chỉ thi. Nhiều thí sinh đã khóc tức tưởi trước cổng trường thi vì các em không những đã đánh mất cơ hội vào đại học mà cả cơ hội tốt nghiệp phổ thông xem như cũng mất trắng. Nhiều người đã gọi đây là những cái “quên” đầy “oan nghiệt”.

              Một giám thị gác thi rất bức xúc nói: “Khi đến làm thủ tục dự thi, các em đã được cán bộ coi thi chúng tôi nhắc nhở không được mang điện thoại vào phòng thi (lần 1). Trước khi được vào phòng thi các em đã được chúng tôi tiếp tục nhắc nhở tiếp (lần 2). Trước khi phát đề thi chúng tôi lại nhắc thêm lần nữa (lần 3). Thế mà không hiểu sao vẫn có nhiều em “quên” nên mang điện thoại vào phòng thi. Đến khi bị phát hiện và bị lập biên bản đình chỉ thi các em mới khóc lóc năn nỉ vì đã lỡ “quên”!”

              Không riêng gì giám thị coi thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, nhiều thầy cô dạy lớp 12 cũng đã căn dặn học sinh của mình rất kỹ về điều này trước khi các em đi thi. Một thầy giáo chủ nhiệm lớp 12 đã than thở: “Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm gác thi, chúng tôi đã nói rất nhiều về quy chế thi trong các giờ sinh hoạt lớp. Nhưng có nhiều em cứ “cà lơ” không nghe, hoặc nghe cho có. Vừa rồi có một em học sinh lớp tôi thi môn trắc nghiệm lý học kỳ 2 tại trường. Giấy thi trắc nghiệm của trường cũng là mẫu giấy thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để các em có thể làm quen dần. Trên giấy thi trắc nghiệm, ngoài việc tô số báo danh và tô mã đề, còn yêu cầu thí sinh phải cung cấp rất nhiều thông tin như: phòng thi, ngày thi, ngày sinh của thí sinh, chữ ký thí sinh… Mặc dù giám thị đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em đó vẫn không chịu điền đầy đủ thông tin vào. Em nói đang bận làm bài, lát nữa em sẽ ghi. Đến khi nộp bài, giấy thi của em chỉ ghi được có một dòng họ tên còn những dòng thông tin khác về thí sinh vẫn còn để trống. Nếu là kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chắc chắn bài thi của em ấy sẽ có một kết quả không hay rồi!”.

              Do không kính trọng và không chịu nghe lời người lớn tuổi khuyên bảo, một số học sinh của chúng ta đã trả một giá quá đắt. Để kết thúc bài viết tôi kính xin các bậc phụ huynh, kính xin các quan chức giáo dục, kính xin nhà trường hãy thường xuyên dạy cho các em “Biết kính trọng và biết cân nhắc để nghe theo lời khuyên của những người lớn tuổi”. Dù chúng ta đang sống trong xã hội nào, trong thời đại nào, trong thế kỷ nào thì điều ấy mãi mãi vẫn luôn rất cần thiết.

              2016
              (Bài đã được đăng trên trang web văn học Đất Đứng ngày 20.5.2016)


              Thanh Trắc Nguyễn Văn





              Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

              Last edited by thanhtracnguyenvan; 16-06-2016, 07:39 AM.
              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

              Comment


              • #8




                Tạp văn: CẢI CÁCH GIÁO DỤC VÀ CHUYỆN MỘT CON KHỈ


                Chiều chủ nhật, tôi dùng xe gắn máy chở một người bạn là thầy T. - một nhà giáo dạy vật lý lớp 12 của một trường tại quận Bình Thạnh. Xe đang chạy bon bon trên đường nhựa lớn thì bất ngờ có một chiếc xe gắn máy từ trong hẻm chạy xộc ra. Tôi vội vã thắng gấp, rất may là xe không tông vào chiếc xe chạy ẩu kia, nhưng cũng khiến tôi và cả thầy T. một phen hoảng hốt vì cả hai hầu như cùng ngả người chúi nhủi về phía trước.

                Cầm lái chiếc xe gắn máy từ trong hẻm chạy ra là một thanh niên còn rất trẻ khoảng hơn hai mươi tuổi. Anh ta nhìn chúng tôi rồi càu nhàu:

                - “Cắm đầu” chạy chi cho cố vậy hai cha?

                Thấy gã thanh niên nặng lời với những người lớn tuổi, tôi liền trả đũa:

                - Em cũng “cắm đầu” chạy từ trong hẻm ra đó thôi! Với lại chúng tôi đang chạy trên đường lớn còn em từ trong hẻm chạy ra, theo luật đường bộ thì chúng tôi được ưu tiên hơn. Xe em phải nhường xe chúng tôi mới đúng luật giao thông.








                - Ưu tiên cái con mẹ gì! Lần sau hai cha còn chạy ẩu như vậy đừng trách thằng này sẽ đích thân tẩm liệm xác cho hai cha đó nghen!

                - Ê! Thằng kia! Đề nghị mày nói năng đàng hoàng một chút, không được chửi thề lung tung…

                - Mẹ, tui cứ chửi đó! Hai cha làm gì tui? Đâu có luật nào cấm người dân chửi thề đâu?

                Nói xong gã thanh niên rồ ga thật lớn, phun khói mịt mù rồi phóng xe đi. Tôi định đuổi theo thì thầy T. ngồi sau lưng níu áo tôi, nói nhỏ:

                - Thôi nhịn đi, cho lành! Ăn thua làm gì với cái thứ vô văn hóa đó!

                Nghe lời thầy T., chúng tôi tấp vào một quán cà phê ven đường. Vẫn còn bực mình vì chuyện khi nãy, tôi ấm ức nói:

                - Thằng nhỏ đó mất dạy thiệt!

                - Nó là học sinh cũ của trường tôi đó!

                - Học trò của ông hả?

                - Không, tôi không dạy nó nhưng nó là một trong những học trò của trường. Tôi nhớ mặt nó vì nó nhiều lần ngủ trong lớp bị đưa xuống phòng giám thị…

                - Như vậy nó cũng phải biết ông chứ? Sao gặp ông nó cứ chửi lung tung vậy?

                - Học trò bây giờ gặp thầy cô ngoài đường tránh mặt không chào là chuyện thường, còn thỉnh thoảng chửi cả thầy cô cũng không còn là chuyện hiếm nữa. Ông không theo dõi báo chí thường xuyên à? Văn hóa người Việt của chúng ta đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Chuyện va quẹt xe cộ đường phố cũng thế. Có một câu nói thế này: “Nhịn là nhục! Cự là gục!”. Khi tham gia giao thông trên đường lỡ có xảy ra va chạm gì thà nhịn nhục là hơn, còn cứ phồng mang trợn mắt cự cãi nhiều khi phải rước họa vào thân. Có nhiều án mạng xảy ra chỉ từ những chuyện rất nhỏ nhặt: xe này chỉ tông nhẹ vào xe kia, nhưng lời qua tiếng lại, rồi rút dao đâm người chỉ vì bị đuối lý trong khi tranh cãi phần phải thuộc về mình. Kết quả là kẻ vào tù, người ra nghĩa trang.

                - Đáng sợ thật! Thế với tư cách là một nhà giáo ông nghĩ nguyên nhân gì đã khiến văn hóa người Việt chúng ta xuống cấp trầm trọng đến như vậy?

                Thầy T. trầm ngâm hồi lâu bên ly cà phê rồi nói:

                - Có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính, thứ nhất vẫn là sự buông lỏng giáo dục trong gia đình của cha mẹ; thứ hai là sự thờ ơ, thiếu quyết liệt với tội phạm của những người có nhiệm vụ phải bảo vệ luật pháp; và thứ ba là những sai lầm trong cải cách giáo dục.

                - Sai lầm trong cải cách giáo dục? Ý ông nói là nhà trường?

                - Chính xác là từ Bộ Giáo dục thì đúng hơn. Giáo viên chúng tôi bây giờ rất sợ mấy cái từ “cải cách giáo dục”. Người ta thực hiện “cải cách” để được giải ngân hàng chục ngàn tỷ từ ngân sách nhà nước làm kinh phí. Ai được lãnh tiền triệu, tiền tỷ không biết, còn giáo viên chúng tôi phải đi học, đi thi theo chương trình họ đề ra thật vất vả. Kết quả của những lần “cải cách giáo dục” thì mấy năm nay ông cũng thấy đó, báo chí đã đăng tải rất nhiều: hết phân ban rồi lại bỏ phân ban, hết giảm tải rồi tích hợp, cứ rối tung cả lên nhưng chất lượng học sinh cứ ngày càng đi xuống. Nói thật học sinh trước cải cách giáo dục đâu có vô lễ nhiều như bây giờ. Đau lòng nhất mới đây ở Quảng Trị, báo chí phát hiện có nhiều học sinh đang ngồi học ở lớp 7 nhưng không viết đúng được tên của mình!

                - Cái đó nguyên nhân chính phải là thầy cô chứ?

                - Đồng ý, nhưng các giáo viên phải dạy đúng chương trình của Bộ Giáo dục đề ra. Ai dám dạy sai phân phối chương trình của Bộ sẽ bị đào thải khỏi ngành. Vì vậy nguyên nhân chính không thể chối cãi được vẫn là do chương trình “cải cách giáo dục”!

                - Ừ, cũng là do còn nhiều trường học chấp nhận “sống chung với gian dối, thở chung với dễ dãi” để có cho được những bảng báo cáo thành tích màu hồng. Các lớp tiểu học bây giờ toàn là học sinh xuất sắc, để tìm được một em bị đánh giá học lực trung bình cực kỳ khó; tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp lớp 12 năm nào cũng xấp xỉ một trăm phần trăm, cứ như nền giáo dục của nước chúng ta là ưu việt nhất nhì thế giới vậy. Tôi có một nhỏ cháu gọi tôi bằng chú, nó vừa thi rớt đại học xong, học hành thì lười biếng. Suốt ngày nó cứ nói dối với cha mẹ hết bị nhức đầu đến đau bụng, để được cha mẹ xin phép cho nghỉ học, thế mà học bạ của nó cuối năm vẫn được đánh giá đạo đức là tốt! Và cái thằng lái xe ẩu chửi tôi và ông khi nãy không chừng đạo đức của nó trong lớp vẫn là tốt không biết chừng!

                Thầy T. mỉm cười nói tiếp:

                - Tôi còn nhớ khoảng năm 2003, lúc đó chúng tôi lại phải tiếp tục bản trường ca khăn gói đi học cải cách giáo dục. Giảng viên dạy Phương pháp giảng dạy mới là một thầy còn rất trẻ, chỉ hơn ba mươi. Ngay những phút đầu tiên vào bài học, giảng viên này đã phê phán câu “Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta. Theo giảng viên vì “phải học lễ” nên người xưa đã đào tạo ra những lớp học trò thiếu óc sáng tạo, chỉ biết khúm núm vâng lời như một cái máy trước các thầy đồ. Còn phương pháp giảng dạy mới (cải cách giáo dục), chắc chắn sẽ đào tạo ra những lớp học sinh năng động, biết tranh luận và biết làm chủ các công nghệ mới.

                - Cũng có lý đấy chứ!

                - Đâu có ai nói là sai! Nhưng quan trọng là có thực hiện cải cách đúng như đã nói hay không mà thôi! Buổi học hôm đó có rất nhiều giáo viên lớn tuổi bất mãn nhưng không một ai có ý kiến. Giờ nghỉ giải lao, một thầy giáo sắp về hưu đã nói với tôi: cứ cải cách giáo dục theo kiểu xem nhẹ truyền thống “tiên học lễ” của dân tộc, không xem trọng đạo đức, chắc chắn chúng ta sẽ chỉ đào tạo ra những con khỉ!

                - Có một con khỉ trong phim của Trung Quốc đã dám quậy nát cả thiên đình đó ông!

                - Đó là con khỉ trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Sư phụ đầu tiên của anh khỉ này là Bồ Đề Tổ Sư, ông ta chỉ lo truyền thụ 72 phép thần thông cho học trò mà không chú ý đến rèn luyện đạo đức. Đã vậy, khi thấy chàng khỉ quậy quá, thay vì dạy dỗ cho khỉ nên người, ông lại đuổi nó ra khỏi trường học. Kết quả là nó ỷ có tài, ngạo mạn xem trời bằng vung, quậy phá lung tung làm tan nát cả thiên đình. Cuối cùng chàng khỉ bị Phật tổ Như Lai dùng phép cho núi đá đè bẹp phạt mất 500 năm.

                - Nhưng cuối cùng Tôn Ngộ Không cũng thành chính quả mà!

                - Tôn Ngộ Không được nên người là do công lao của Đường Tăng, sư phụ sau này của anh khỉ. Để khống chế anh khỉ, giúp hắn thành người sống có kỷ luật, Đường Tăng phải lừa cho hắn đội vòng kim cô vào đầu. Mỗi khi anh khỉ muốn “quậy”, thầy Đường Tăng chỉ cần đọc vài câu thần chú cho vòng kim cô xiết lại khiến hắn vô cùng đau đớn.

                - Nhiều nhà phê bình văn học đã phê phán cái vòng kim cô này, cho rằng nó bóp nghẹt ý chí tự do của Tôn Ngộ Không.

                - Mỗi người mỗi ý, nhưng theo tôi đối với những kẻ có tài năng vượt trội mà không biết khiêm tốn, không biết tự kiềm chế cần phải có vòng kim cô này trên đầu. Giáo dục nếu chỉ có động viên không thôi, không biết kết hợp với răn đe, với xử phạt sẽ khó mà thành công được. Nhưng nếu đọc kỹ Tây Du Ký, ông sẽ thấy Đường Tăng cũng là một nhà giáo dục “vĩ đại” đấy chứ!

                - Đúng vậy, Đường Tăng có ba người học trò đều là học sinh “cá biệt”: Tôn Ngộ Không thì quậy tưng, Trư Bát Giới thì lười biếng, Sa Tăng thì thụ động. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Đường Tăng có đủ cả!

                - Đường Tăng đã chinh phục các học trò quỷ quái của mình bằng phẩm chất cao quý của một người thầy, bằng đạo hạnh của một nhà tu hành, bằng lối sống ngay thẳng không vụ lợi của một người bạn đồng hành. Những bài giảng đạo đức của ông tuy “nhàm chán” nhưng dần dần đã thẩm thấu vào tư tưởng, vào nhân cách của các đệ tử, trong đó người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là Tôn Ngộ Không.

                - Ông nói đúng, để trở thành một “nhà giáo” như Đường Tăng không phải là chuyện dễ!

                - Nếu dùng phép so sánh ta sẽ thấy Bồ Đề Tổ Sư dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không chi có vài năm. Còn Đường Tăng dạy cho Tôn Ngộ Không thành người phải mất đến mười mấy năm. Trong mười mấy năm đó Tôn Ngộ Không phải đi theo thầy tìm chân lý với biết bao nhiêu là gian khổ, nhiều lần phải vào sinh ra tử, phải chiến đấu với yêu tinh quỉ dữ; nhưng cái khó nhất vẫn chính là phải chiến đấu và chiến thắng bản thân mình. Bồ Đề Tổ Sư dạy “lễ” cho anh khỉ không thành công. Đường Tăng phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới khắc phục được sai lầm của Bồ Đề Tổ Sư, để giúp cho Tôn Ngộ Không thành chính quả. Dạy lễ cho một con khỉ thành người thật khó khăn vô cùng, không chỉ đơn giản là một câu nói suông.

                Thầy T. trầm ngâm một lát rồi nói tiếp:

                - Những năm gần đây, chương trình cải cách giáo dục của chúng ta chỉ lo dạy kiến thức mà buông lỏng giáo dục đạo đức, ít quan tâm giáo dục lòng nhân ái cho thế hệ trẻ nên đạo đức xã hội ngày càng suy đồi. Bạo lực học đường, giết người vô cớ, sống vô tâm với nỗi đau của người khác đang tràn lan trong giới trẻ mặc dù đã được xã hội nhiều lần báo động. Đừng bao giờ coi nhẹ “tiên họ lễ” để rồi phải trả cái giá quá đắt! Cải cách giáo dục chỉ thành công khi chúng ta đào tạo được những con người vừa có tài trí vừa có nếp sống văn hóa sống lành mạnh. Những căn bệnh trầm kha khó trị của ngành giáo dục hiện nay vẫn là bệnh hình thức, bệnh dễ dãi và bệnh thành tích. Những căn bệnh này vô hình chung đã sản sinh ra nhiều em học sinh chỉ biết tìm mọi cách đạt được mục đích, không biết tự xấu hổ với những hành động xấu của bản thân mình. Không khéo chúng ta đang tự làm hỏng nền văn hóa của chúng ta đấy ông bạn ạ!

                - Ông này, thú thật tôi không còn giận gã thanh niên khi nãy nữa mà cảm thấy thương nó hơn!

                - Sao vậy?

                - Vì nó vẫn còn là khỉ chứ chưa được thành người!

                2016
                (Bài đã đăng trên trang web văn học Văn Đàn Việt ngày 8.3.2016)

                Thanh Trắc Nguyễn Văn





                Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                Comment


                • #9
                  Bài viết đã đăng trên:
                  - báo Văn Nghệ tp.HCM số 297, ngày 17.4.2014
                  - Tạp chí Giáo Dục Và Thời Đại số 101, ngày 28.4.2014 (với tựa mới là "Những người... dở văn")
                  - báo Người Hà Nội số 20, ngày 9.5.2014
                  - Tạp chí Văn Nghệ Hàm Luông số 25 (bộ mới), năm thứ 53, năm 2014


                  --------------------------------------------------------


                  5 cô sinh viên trong phim Cà phê hí mắt


                  Vì sao học sinh chúng ta lại dở văn?

                  1. Năm cô sinh viên dở văn:

                  Năm cô sinh viên “dở văn” này thật ra là năm nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền hình “Cà phê hí mắt”. Đó là năm cô gái xinh đẹp trong phim có tên lần lượt là Tâm An, Minh Thi, Hạnh Chi, Tú Quyên và Hoài. Bộ phim “Cà phê hí mắt” do Hãng phim truyện Nhà Văn (VnFilm) sản xuất và được phát hình lần đầu tiên trên HTV9 vào khoảng tháng 8 năm 2012.

                  Cả năm cô gái trong phim đều là sinh viên ở miền đất tây nguyên, đều có cá tính và có ý chí tự lập rất cao. Họ gặp gỡ nhau, thấy thích nhau nên đã chơi thân với nhau và hợp lại với nhau thành nhóm Ngũ long công chúa. Nhưng có lẽ do chỉ thích tự lập, do quá ham thích mở quán cà phê “Hí mắt” để sớm buôn bán nên cả năm cô gái đều không chịu trau dồi kiến thức văn học của mình, dù khi đó họ vẫn đang còn khoác trên người chiếc áo sinh viên. Tôi còn nhớ trong tập 7 của bộ phim có cảnh một cô gái nói: “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”, thế là cả bốn cô gái còn lại cùng thốt lên đồng tình: “Trời ơi, giờ này mà còn đọc thơ Nguyễn Trãi!”.





                  Thật ra câu “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” không phải là thơ Nguyễn Trãi, đó chỉ là một câu văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của danh tướng Trần Quốc Tuấn, người đã lãnh đạo quân dân ta thời nhà Trần đánh thắng quân Mông Cổ. Trần Quốc Tuấn và “Hịch tướng sĩ” là niềm tự hào của dân tộc, thế mà cả năm cô sinh viên “dở văn” này lại đọc nhầm tên tác giả trong “giờ vàng” phát sóng của bộ phim. Không hiểu rồi đây sau này có em học sinh nào bị “ngộ độc kiến thức” vì xem phim mà bị nhầm lẫn tên tác giả như năm cô gái ấy hay không? Nhìn chung phim “Cà phê hí mắt” là một bộ phim được xây dựng với ý đồ tốt, nhưng lại tồn tại một “hạt sạn” không đáng có như trên nên giá trị của bộ phim cũng bị giảm đi ít nhiều.

                  Trước kia tôi đã từng nghe đồn có một người đẹp khi thi đến phần kiến thức đã dõng dạc trả lời Ban giám khảo: “Anh hùng dân tộc hai lần phá Tống là Lý Liên Kiệt (tên một diễn viên siêu sao điện ảnh người Trung Quốc)” khiến mọi người có mặt trong khán phòng phải cười nghiêng ngả. Tôi cứ cho rằng đó chỉ là một câu chuyện đùa, nay được chứng kiến trên màn ảnh nhỏ có tới năm người đẹp trong phim nói nhầm câu “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” của Trần Quốc Tuấn thành thơ của Nguyễn Trãi; tôi chạnh nghĩ đó không phải là câu chuyện đùa nữa, mà thật sự đã trở thành một câu chuyện rất đáng buồn.


                  2. Cô giáo dạy văn cũng dở văn:

                  Cô giáo ở đây cũng là một cô giáo trong phim. Tên cô là Loan, một nhân vật nữ chính trong bộ phim truyền hình “Đường chân trời” của đạo diễn Minh Trương, đang được phát sóng liên tục mỗi tối trên HTV9 từ ngày 7 tháng 3 năm 2014. Loan là một nữ giáo sinh sư phạm khoa văn, đã đi làm cô giáo dạy kèm cho học sinh tại nhà riêng, do Hoa hậu tài năng 2010 Bích Trâm thủ vai. Nhân vật Loan rất xinh đẹp, thông minh và yêu văn học nhưng từ khi mẹ mất vì không có tiền để giải phẫu chữa bệnh, cô đã hoàn toàn biến đổi thành một con người khác: thủ đoạn và chỉ biết có tiền.

                  Trong tập 12 của bộ phim “Đường chân trời”, Loan có lời thoại với chồng sắp cưới là Hùng, con của một đại gia giàu có, như sau:

                  - Anh làm em nhớ đến bài thơ Tương tư của Đỗ Phủ:

                  “Quân tại Tương giang đầu
                  Thiếp tại Tương giang vỹ
                  Tương tư bất tương kiến
                  Đồng ẩm Tương giang thủy”.

                  Tên của bài thơ “Tương tư” là đúng, nhưng tiếc thay tên tác giả là sai. Tác giả thật sự của bài thơ là nàng Lương Ý Nương đời nhà Chu, hoàn toàn không phải là thơ của Đỗ Phủ đời nhà Đường bên Trung Quốc.

                  Xem xong đoạn phim này tôi cảm thấy tội nghiệp cho những em nhỏ đã từng là học sinh của cô giáo Loan. Cô dạy sai như thế thì hậu quả kiến thức văn học của các em sẽ như thế nào? Đó là còn chưa nói kiến thức của cô giáo văn này cũng có vấn đề, Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng được gọi là Thi Thánh vì ông có những tác phẩm thơ hay viết về những nỗi thống khổ của nhân dân, những nỗi đau mất mát do chiến tranh. Thế mà cô giáo Loan này đã dám đem một bài thơ tình nam nữ nổi tiếng gán ghép cho Đỗ Phủ thì quả thật là cô uống thuốc liều không cần toa bác sĩ!


                  3. Cô giảng viên đại học sư phạm cũng dở văn:

                  Cô giảng viên đại học dở văn này không phải là nhân vật trong phim mà lại chính là người có thật ở ngoài đời.

                  Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” (Hot Seat) tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình.

                  MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau:

                  “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”.

                  Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

                  - Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không?…

                  (trích dẫn từ một số bài viết trên net)

                  Dĩ nhiên, với “trình độ kiến thức gánh hát cải lương” cô Tâm bắt buộc phải dừng cuộc chơi. Nhiều người đã trách cô Tâm là một giảng viên đại học sao không để ý đến chữ “Tự Lực Văn Đoàn”. Đã là chữ “văn đoàn” thì không thể nào là gánh hát được. Một người có kiến thức như cô giáo Tâm mà dám đứng trên bục giảng đại học để giảng dạy cho các thế hệ thầy cô giáo tương lai thì sẽ nguy hại như thế nào?

                  Qua những điều đã thấy ở trên, chúng ta cũng đừng quá ngạc nhiên vì sao hiện nay lại có quá nhiều học sinh dốt văn và dốt sử đến như vậy!

                  2014
                  (Bài viết đã đăng trên báo Văn Nghệ tp.HCM số 297, ngày 17.4.2014)


                  Thanh Trắc Nguyễn Văn






                  Cô giáo Loan trong phim Đường chân trời

                  Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet

                  Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                  Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                  Comment


                  • #10


                    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                    Comment


                    • #11




                      NHỮNG NHẦM LẪN VỀ TIỂU SỬ CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

                      Thanh Trắc Nguyễn Văn quê cha (nguyên quán, quê quán) ở Nam Định, quê mẹ ở Tiền Giang, sinh ra lớn lên và làm việc ở Sài Gòn. Nhưng một số trang web, một số sách tuyển thơ xuất bản gần đây cứ ghi quê quán của Thanh Trắc Nguyễn Văn loạn xạ cả lên:

                      1. Đầu tiên là nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên, khi tuyển chọn thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn vào tuyển tập thơ do chị chủ biên; chị chọn bài thơ Rạch Miễu (bến phà Rạch Miễu nằm giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre), thế là chị cho nguyên quán của Thanh Trắc Nguyễn Văn là Tiền Giang!

                      2. Một nhà thơ khác chọn bài thơ Sông Buông của Thanh Trắc Nguyễn Văn (người chọn thơ vào tuyển tập không xin phép tác giả, Văn biết được là do tình cờ thấy ở nhà sách), có lẽ do biết sông Buông ở Đồng Nai nên nhà thơ này tùy tiện ghi quê quán Thanh Trắc Nguyễn Văn là Đồng Nai! (Có ở Đồng Nai thì mới biết sông Buông ở Đồng Nai mà viết thơ về sông Buông chứ!)

                      3. Nhà thơ Lê Đình Hiếu chủ biên tuyển tập thơ Muôn dặm tình quê 7 (NXB Văn Hóa - Văn Nghệ năm 2012), có lẽ do vừa mới đọc xong bài thơ Tháp Cánh Tiên (tháp này nằm ở tỉnh Bình Định) của Thanh Trắc Nguyễn Văn mới đăng trên báo Làm Bạn Với Máy Vi Tính; thế là nhà thơ "phán" rằng quê quán Thanh Trắc Nguyễn Văn ở Bình Định!

                      Nhà thơ Lê Đình Hiếu chủ biên tuyển thơ quê ở Bình Định, chắc có lẽ anh Hiếu muốn Văn cùng chung quê quán với anh ấy cho "vui"!

                      4. Trang web Văn Nghệ Nam Định (quê cha của Thanh Trắc Nguyễn Văn) lại “cung cấp” một tin tức khác rất hùng hồn rằng Thanh Trắc Nguyễn Văn sinh ra ở Nam Định! Thật ra Thanh Trắc Nguyễn Văn sinh ra ở Sài Gòn và khi tuổi đã hơn ba mươi Văn mới có dịp về thăm Nam Định.

                      5. Ban biên tập Tạp chí văn học Tân Văn (tạp chí này có tòa soạn ở Hà Nội) lại có một sự lầm lẫn khác. Khi gởi tiểu sử tác giả cho Tân Văn, Thanh Trắc Nguyễn Văn ghi rất rõ Văn là giáo viên dạy môn vật lý. Thế nhưng trong Tạp chí Tân Văn số 3 năm 2013 lại ghi Thanh Trắc Nguyễn Văn là giáo viên dạy văn cấp ba. Chắc có lẽ họ cho rằng Thanh Trắc Nguyễn Văn ghi nhầm cũng nên!

                      Qua bài viết ngắn này Thanh Trắc Nguyễn Văn không có ý trách cứ gì một ai cả. Thanh Trắc Nguyễn Văn hiểu rất rõ tấm lòng quý mến của các nhà thơ trên khắp miền đất nước giành cho Văn khi đã vô tư chọn các bài thơ của Văn để in trong các tuyển tập thơ, các tạp chí văn nghệ mà các bạn đang phụ trách. Thanh Trắc Nguyễn Văn chỉ xin được đính chính một số chi tiết bị đưa tin sai mà thôi.

                      Xin kính chúc các thi hữu có thêm nhiều sáng tác mới.

                      Sài Gòn 2013

                      Thanh Trắc Nguyễn Văn



                      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                      Comment


                      • #12
                        Một người bạn là một nhà thơ đi mua sách ở nhà sách, phát hiện trên trang bìa của Tạp chí Áo Trắng (báo Tuổi Trẻ) tập 6 năm 2016 có tên Thanh Trắc Nguyễn Văn, đã chụp ảnh bìa gởi cho Văn.



                        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                        Comment


                        • #13
                          Người ta thường nói nghề giáo là một nghề cao quý. Nhưng ít ai biết được những gian khổ mà những giáo viên yêu nghề ngày đêm đang phải chịu đựng. Cách đây vài năm trên một trang báo Xuân, một "chuyên gia" giáo dục đã phát biểu một câu làm nhiều nhà giáo phải "đắng lòng" vì sự thiếu cảm thông của những quan chức không trực tiếp đứng lớp: "Giáo viên không nên nghĩ đến tiền thưởng Tết vì nghề giáo là nghề nhẹ nhàng nhất" (?).

                          Qua bài viết nhỏ này, người viết muốn giới thiệu đến người đọc đôi nét chấm phá về công việc "nhẹ nhàng" của những con người đang đứng trên bục giảng trong cơn bão "cải cách giáo dục" hiện nay. Bài viết được đăng trên 2 tờ báo: Tuần báo Văn Nghệ tp.HCM số 409, ngày 7.7.2016 và Nguyệt san Khoa Học Phổ Thông.

                          ------------------------------------------------------------------



                          Cô Kim Mai và học sinh tại Phòng dò bài lúc 12 giờ


                          MỘT NGÀY Ở PHÒNG DÒ BÀI

                          Những cánh phượng hồng ngoài cửa sổ Phòng dò bài đỏ rực và đung đưa theo gió. Kim đồng hồ đã chỉ vào con số 11 giờ trưa. Những học sinh dò bài môn hóa đã xong, cô Trinh và các em học sinh lần lượt ra về. Vài em học sinh khác lại vào, cô Nguyệt sắp xếp cho các em ngồi ở cuối phòng.

                          Chỉ còn vài tuần nữa là thi đại học và thi tốt nghiệp THPT quốc gia, chúng tôi là những giáo viên được nhà trường phân công giúp đỡ cho những em học sinh yếu kém và lười học bài. Nhiệm vụ chúng tôi là mỗi sáng vào Phòng dò bài giúp các em học lại bài và giảng dạy lại những lỗ hổng kiến thức cho các em. Phòng dò bài được trưng dụng từ Hội trường của nhà trường, có sức chứa khoảng gần 100 em học sinh. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản chút nào. Nhiều em làm tôi giật mình vì sự chủ quan của các em:

                          - Em viết cho thầy các công thức tìm lực đàn hồi và chu kỳ của con lắc lò xo!



                          Khoai của cô Đạm.

                          - Dạ, em không nhớ!

                          - Em tự chọn môn lý để thi hay ai ép em chọn?

                          - Dạ em tự chọn!

                          - Trời, sắp thi đến nơi mà công thức vẫn không nhớ! Tôi hoàn toàn bó tay chấm com với em luôn!

                          Ở bàn kế bên:

                          - “Rừng xà nu” là tác phẩm viết về vùng miền nào?

                          - Dạ thưa cô Tây Bắc ạ!

                          - Sai rồi em, nhớ nhé Tây Nguyên chứ không phải Tây Bắc!

                          Ở bàn khác:

                          - Em kể cho cô nghe năm tỉnh ở Tây Nguyên nước ta!

                          - Dạ Đà Lạt, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông!

                          - Đà Lạt là thành phố em à, phải là tỉnh Lâm Đồng mới đúng!

                          Nhiều lúc giáo viên chúng tôi vẫn thường gọi đùa Phòng dò bài là “Viện Hàn Lâm” của trường! Cái đáng quý là nhiều em tự biết mình yếu kém nên tự đến Phòng dò bài để nhờ thầy cô giúp đỡ. Nhưng đáng buồn nhất vẫn là sự thiếu thông cảm của phụ huynh:

                          - Alô! Dạ, có phải là phụ huynh em N. không ạ? Tôi là giáo viên chủ nhiệm của em! Em N. rất yếu môn văn, cô giáo văn có yêu cầu em đến dò bài “Vợ chồng A Phủ” để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Nhưng hiện giờ đã hơn 11 giờ rồi vẫn chưa thấy em đến!

                          - Để tự tôi dò bài cho nó có được không thầy?

                          - Dạ, dò bài phải là giáo viên bộ môn! Với lại cô giáo văn sẽ giúp em ôn lại các kiến thức và kỹ năng làm văn một cách có hệ thống hơn!

                          - Buổi chiều con tôi còn phải đi học thêm nữa thầy! Tiền học thêm toán – lý – hóa của nó gia đình tôi bỏ ra mỗi tháng nhiều lắm, nó không thể bỏ học được!

                          - Dạ, nếu em nó thuộc bài thì chỉ cần 15 phút là xong! Đầu niên học khi họp phụ huynh tôi cũng đã nói rồi. Các phụ huynh cho con em mình học thêm, giáo viên chủ nhiệm không có ý kiến. Nhưng nếu tốn tiền học thêm mà học trong lớp không có hiệu quả thì nên coi lại vì chỉ tốn tiền vô ích. Em N. trong lớp giờ toán cứ bị nhắc nhở hoài vì ngủ gục, trong giờ lý cũng thường bị ghi tên trong sổ đầu bài vì cứ lo ra. Học thêm rất nhiều nhưng kiến thức và kết quả học tập của em những môn đó đâu có gì nổi bật? Bây giờ nếu coi thường thêm môn văn, lỡ em bị điểm liệt môn văn thì chỉ có rớt tốt nghiệp thôi chị à! Với lại tại nơi học thêm, họ có báo em N. tự ý nghỉ học hay đi trễ ngày nào như giáo viên chủ nhiệm tôi tại đây vẫn báo tin cho chị mỗi ngày không?

                          Điện thoại của phụ huynh bên kia không trả lời, tự tắt máy… Một giáo viên ngồi bên nói với tôi:

                          - Thầy đừng buồn, tôi còn bức xúc hơn cả thầy! Lớp tôi có một em học sinh nữ cá biệt rất yếu, yếu đều các môn! Tôi vẫn thường gọi điện thoại than phiền với phụ huynh, thế là phụ huynh “chặn” điện thoại của giáo viên chủ nhiệm! Tuần trước, tôi mượn điện thoại của cô Chu để gọi cho phụ huynh. Vài ngày sau tôi gọi lại thì mới hay phụ huynh đã “chặn” luôn điện thoại của cô Chu! Hôm qua, được biết em này trốn giờ học phụ đạo môn địa, tôi mượn điện thoại của cô Hương để báo tin. Thế là sau khi nghe xong phụ huynh lại “chặn” tiếp điện thoại của cô Hương! Thi cử đến nơi rồi, em ấy rất lười học khiến giáo viên mình cứ lo sốt vó cả lên, còn phụ huynh thì “vô cảm” đến lạ lùng, cứ như mình đang làm phiền họ vậy!...

                          Đồng hồ đã chỉ sang con số 12. Phòng dò bài đã vắng dần, cô Kim Mai và một nhóm học sinh vẫn còn ngồi ở cuối phòng. Giọng cô Kim Mai vẫn sang sảng, các em vẫn ghi chép bài giảng rất chăm chú. Tôi chợt giật mình, cô Kim Mai vừa dạy phụ đạo môn văn buổi sáng xong, đầu giờ buổi chiều cô phải lên lớp tiếp, thế mà bây giờ cô vẫn còn ngồi đây với các em học sinh. Vậy cô sẽ ăn trưa và nghỉ ngơi lúc nào?

                          Cô Đạm, đã đến dò bài với chúng tôi từ lúc 9 giờ sáng, chợt bưng ra một hộp nhựa đựng đầy khoai và nói:

                          - Các thầy cô và các con ăn khoai cho đỡ đói nghen! Mỗi người một củ khoai nào!...

                          13 giờ. Cô Kim Mai vội vã dọn dẹp sách vở để lên lớp dạy phụ đạo buổi chiều. Phòng dò bài vẫn còn cô Đạm và ba học sinh cuối cùng. Có em vừa nghe cô giảng vừa mở cơm hộp ra ăn. Giọng cô Đạm vẫn đều đều không ngừng nghỉ “Tác giả Nguyễn Tuân là ai vậy các em? Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ tài hoa, một trí thức giàu lòng yêu nước. Nguyễn Tuân sáng tác thể loại nào nè, em nào nhớ? Ông sáng tác rất nhiều thể loại nhưng thể loại tùy bút là thành công nhất. Trong đó thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” được coi là đỉnh cao sự nghiệp sáng tác của ông…”

                          Chợt điện thoại reng, cô Đạm vội cầm điện thoại vừa đi ra ngoài vừa trả lời:

                          - Cơm và thức ăn em đã nấu xong hồi sáng rồi, anh và con ăn trước nghen! Em còn đang bận ở trường chưa biết bao giờ mới về nhà được…

                          13 giờ 45 phút, tôi rời khỏi Phòng dò bài. Sau khi cho tài liệu và cất sách vở vào tủ ở phòng giáo viên, tôi khóa tủ rồi ra về chuẩn bị đi ăn trưa. Khi đi ngang qua Phòng dò bài tôi vẫn thấy cô Đạm và ba em học sinh vẫn còn ngồi quây quần trong đó. Nhìn đồng hồ thì đã hơn 14 giờ! Cuối dãy hành lang nơi tôi đi qua có một tấm bảng xanh đã được một ai cố ý dựa nghiêng vào tường. Trên tấm bảng là một dòng phấn trắng với dòng chữ viết thật nắn nót “Chỉ còn 20 ngày nữa là thi rồi. Cố lên các bạn nhé!”.

                          2016
                          (Bài đã đăng trên Tuần báo Văn Nghệ tp.HCM số 409, ngày 7.7.2016)


                          Thanh Trắc Nguyễn Văn



                          Cô Đạm và ba học sinh cuối cùng tại Phòng dò bài lúc hơn 14 giờ

                          Bài và ảnh: Thanh Trắc Nguyễn Văn
                          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                          Comment


                          • #14


                            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                            Comment


                            • #15
                              Những diễn viên hài hiện nay như Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Thu Trang... đều là những đại gia. Nhờ diễn hài nên họ trở nên giàu có, ở nhà cao cửa rộng, đi xe hơi bạc tỷ. Nhưng ngoài Hoài Linh hầu hết những diễn viên hài khác ít ai để ý đến lịch sử của nước nhà... Bài viết sau đây đã được đăng trên Tạp chí Giáo Dục Và Thời Đại, nhưng do ngại đụng chạm với chương trình "Đấu trường tiếu lâm" và các danh hài, Tạp chí đã đổi tựa bài viết thành "Đấu trường tiếu lâm, đừng đùa quá lố với nhân vật cổ tích". Ở đây tác giả bài viết xin được lấy lại tên tựa ban đầu của bài viết.

                              ------------------------------------------------------






                              CHƯƠNG TRÌNH "ĐẤU TRƯỜNG TIẾU LÂM" XÀM VÀ BẤT KÍNH

                              Chương trình “Đấu trường tiếu lâm” được phát sóng vào mỗi tối thứ ba trên HTV7, là một gameshow mô phỏng theo hình thức gameshow “Giọng hát Việt”. Nhưng khác với gameshow “Giọng hát Việt”, chương trình “Đấu trường tiếu lâm” chỉ nhằm mục đích là tìm kiếm và đào tạo những diễn viên hài. Bản quyền của chương trình thuộc Entertaiment Lab, đơn vị sản xuất: Điền Quân M & E. Tổng đạo diễn của chương trình là ông Đỗ Văn Bửu Điền. MC dẫn chương trình là nữ diễn viên xinh đẹp Ốc Thanh Vân. Năm huấn luyện viên của chương trình đều là những diễn viên hài nổi tiếng: Nghệ sĩ Ưu tú Đức Thịnh (cũng là một đạo diễn), danh hài Trấn Thành, danh hài Trường Giang, vợ chồng danh hài Tiến Luật – Thu Trang.





                              Chương trình “Đấu trường Tiếu lâm” từ lúc phát sóng đã có nhiều ý kiến phản hồi trái chiều từ khán giả, có nhiều người thích nhưng cũng không ít người chê chương trình hài khá nhạt nhẽo. Theo ý riêng của người viết, dù sao chương trình cũng là một sự cố gắng đem đến một món ăn tinh thần mới lạ cho khán giả truyền hình. Theo sự chỉ đạo của các huấn luyện viên các thí sinh diễn phải “xàm nhảm” mới hay! Để được các huấn luyện viên chọn đi tiếp vào vòng sau, các thí sinh đều cố gắng quăng ra rất nhiều mảng miếng “xàm nhảm” để gây tình huống hài. Điều này không có gì đáng nói, chỉ mong là đừng quá lố, đừng bất kính với tổ tiên. Tiếc thay điều này đã xảy ra ở tập thứ 16.

                              Ở tập thứ 16, thuộc vòng chuyển thể, thí sinh Phát La của đội Trường Giang có tiểu phẩm Tarzan. Trong tiểu phẩm có sự xuất hiện của các nhân vật Tarzan, Thạch Sanh, Sơn Tinh và Dương Quá (do Phát La diễn). Dương Quá (nhân vật trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung) trong tiểu phẩm đã đâm chết Sơn Tinh! Sơn Tinh, anh hùng trong thần thoại Việt Nam, bị chết rất dễ dàng và thật lãng xẹt! Buồn thay, khán giả tại trường quay đã cùng vỗ tay tán thưởng cho miếng hài vô duyên này! Đáng buồn hơn là các huấn luyện viên, hình như không mấy ai quan tâm đến sử Việt của nước nhà, đều khen Phát La diễn hay, có bứt phá! Và càng đáng buồn hơn nữa là ở tập thứ 17, nhà đài có thông báo khán giả xem truyền hình đã cùng bình chọn thí sinh Phát La là thí sinh được yêu thích nhất; trong đó có khán giả Nguyễn Thị Thôi ở tp.HCM do bình chọn Phát La trong tiểu phẩm Tarzan nên đã được nhận thưởng một phiếu mua hàng trị giá 5 triệu đồng.

                              Sơn Tinh trong thần thoại là con rể của vua Hùng Vương thứ 18. Ông thể hiện khát vọng của người Việt xưa muốn làm chủ thiên nhiên, chống lũ lụt, mở đất và mở nước. Sơn Tinh còn được gọi là Tản Viên Sơn Thánh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì, núi tổ của các núi Việt Nam. Ông được xem là vị thần lớn nhất của nước ta từ thời phong kiến. Theo truyền thuyết dân gian khi tên phù thủy phương bắc Cao Biền sang nước ta dùng phép trấn yểm long mạch, nhưng hắn đã không thắng nổi Tản Viên Sơn Thánh mà còn bị Tản Viên Sơn Thánh nhổ một bãi nước bọt vào giữa đàn cúng tế của hắn. Trong Tứ bất tử (tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam), đứng đầu là Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), thứ hai là Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), thứ ba là Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử, cũng là con rể của vua Hùng thứ 18, chồng của Tiên Dung), thứ tư là Mẫu Thượng Thiên (công chúa Liễu Hạnh). Như vậy, trong Tứ bất tử, Sơn Tinh còn được xếp cao hơn Thánh Gióng một bậc! Lôi Sơn Tinh ra sân khấu hài rồi đâm chết ông, Phát La nói riêng và chương trình “Đấu trường tiếu lâm” nói chung đã có một hành động phản cảm, bất kính với một vị thánh đáng kính trọng trong tín ngưỡng văn hóa của dân tộc.

                              Gần đây, các nhà đài trong nước phát sóng rất nhiều chương trình hài. Để tránh bị trùng lắp, nhàm chán; các diễn viên hài bắt đầu có kế hoạch đưa rất nhiều nhân vật cổ tích vào trong tiểu phẩm của mình như: nàng Tấm, Mai An Tiêm, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh… Chúng ta không quá khắt khe, nhưng rất mong các diễn viên hài đừng “đùa giỡn quá lố” với các nhân vật cổ tích từ lâu đã được các trẻ em Việt Nam yêu mến. Người viết cũng xin các đạo diễn chương trình hài nếu có đưa các nhân vật lịch sử Việt vào hài cũng nên xem qua chút ít về lịch sử Việt Nam, đừng để xảy ra một hình ảnh phản cảm nào khác nữa như trong tiểu phẩm Tarzan của Phát La.

                              Năm 2014, người viết có được xem chương trình “Gương mặt thân quen nhí” (lần đầu). Ở tập 9 của chương trình này, bé Bảo Nghi đã hóa thân thành nghệ sĩ Quế Trân, diễn vai Thánh Gióng. Trong ghế Ban giám khảo lúc bấy giờ có danh hài Nghệ sĩ Ưu tú Hoài Linh ngồi chấm điểm. Ông nhận xét về chuyên môn cho thí sinh Bảo Nghi rất chính xác và có nhắc đến Thánh Gióng cùng Tứ bất tử với một sự cực kỳ kính trọng. Nếu diễn viên hài nào cũng có kiến thức uyên bác như danh hài Hoài Linh thì sân khấu hài của chúng ta sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay và sẽ bớt đi những hạt sạn đáng tiếc.

                              2016

                              Thanh Trắc Nguyễn Văn




                              Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
                              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                              Comment

                              Working...
                              X