By NGUYỄN & BẠN HỮU - April 19, 2016
Tháng ba rồi… Thời gian này, chúng ta ở đây không thể nào quên được Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng của anh. Cả tác giả và tác phẩm đều liên hệ tới lịch sử một thời u tối trên đất nước ta với những đớn đau uất hận chồng chất.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nghĩ tới Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng. Người thì đã mất nhưng tác phẩm còn đó và những đám mây mùa cũ vẫn còn để nhắc lại những biến động và những âm vang.
Trước hết xin bắt đầu với Trương Vũ. Trương Vũ kể lại trong một bài ký*:
Tôi gặp Cao Xuân Huy lần đầu tiên cách đây khoảng 40 năm khi Huy phục vụ tại một căn cứ huấn luyện quân nhân gốc Thượng ở Pleiku. Tôi còn nhớ vóc dáng và nét mặt Huy lúc đó. Cao, gầy, phảng phất chút thư sinh, chút buồn, và ít nói.
Hơn 15 năm sau, gặp lại ở hải ngoại, Huy vẫn ít nói nhưng bề ngoài thay đổi nhiều. Phong sương, dày dạn, ngang tàng. Tác phẩm Tháng Ba Gẫy Súng (TBGS) đến với tôi như một bất ngờ thú vị. Cho tới lúc đó tôi vẫn chỉ nghĩ đến Huy như một người lính thứ thiệt, hơn là một nhà văn. Huy viết ít, TBGS không nhiều chữ nhưng đủ để tạo cho nó một chỗ đứng riêng biệt và quan trọng trong văn học Việt Nam. Huy yêu quân đội, yêu binh chủng, yêu đồng đội vô cùng. Gần gũi Huy, ai cũng thấy rõ. Đọc TBGS, càng thấy rõ. Thế nhưng, cũng trong TBGS, chúng ta thấy Huy yêu sự thật và trân trọng với ngòi bút đến như thế nào.
Đối với rất nhiều người lớn lên trong chiến tranh, suốt hơn 35 năm qua, âm vang từ cuộc chiến chưa bao giờ dứt. Trong từng gặp gỡ, từng câu chuyện, từng tranh cãi gần như bất tận, những kinh nghiệm cá nhân khởi đi từ cuộc chiến, những hào hùng, những cuồng nộ, những bi phẫn, những thắt gan thắt ruột, được tuôn trào ra, luôn sôi nổi. Nhưng khi phải viết, thường chúng ta dừng tay lại. Hay, nếu không dừng lại, thường cũng chỉ viết… giống như ai ai. Trong TBGS, điều cần viết, có thắt ruột thắt gan đến như thế nào, Huy cũng viết. Thản nhiên, sống động, và văn chương. Không cường điệu. Không kịch tính. Không sử thi. Viết như thế đâu có dễ! Từ ngày tàn cuộc chiến đến nay, có bao nhiêu tác phẩm đạt được những giá trị này trong kho sách văn chương Việt Nam viết về chiến tranh? Dù rằng, những thảm kịch do cuộc chiến tranh này gây ra đến nay vẫn còn lãng đãng trong từng gia đình, len lỏi trong da thịt máu mủ từng con người.
Cao Xuân Huy mang trong thân phận mình hầu hết những thảm kịch của cuộc chiến cùng với tính phức tạp của nó. Gia đình chia cắt. Cha Bắc, mẹ Nam. Không sống với cả cha lẫn mẹ. Tuổi thơ cơ cực. Học xong trung học thì đi lính, và chọn một binh chủng dễ đưa mình vào cái chết. Rồi tù tội. Rồi vượt biển. Rồi sống lưu vong. Rồi, gần như làm bất cứ thứ nghề nào có thể làm được để sinh nhai, để giúp đỡ vợ con. Rồi… vẫn với tâm tư một người lính luôn tự hào với binh chủng, luôn xem đồng đội như gia đình, Huy trở thành một nhà văn, và sau đó, điều hành tờ Văn Học, một tạp chí văn học nổi tiếng ở hải ngoại. Huy điều hành tạp chí này một cách khá đặc biệt, có vẻ như lẫn lộn chuyện nhà binh với chuyện chữ nghĩa. Nhiều người không hài lòng nhưng ai cũng biết không ai khác có thể làm hơn được trong hoàn cảnh chợ chiều của văn chương trên giấy. Khi Huy kiệt sức, tạp chí chết. Dù sự nghiệp văn chương của Huy có thể không lớn nhưng rất nhiều nhà văn dù lớn hay bé, đặc biệt những nhà văn có liên hệ bài vở với tờ Văn Học, phải nợ nần Huy. Nợ nần chồng chất trong suốt thời gian khá dài Huy làm Tổng thư ký, rồi Tổng thư ký, rồi Tổng thư ký… rồi sau cùng, Chủ biên tờ tạp chí này.
Cùng lúc, cuộc đời Huy luôn chứa đựng nhiều mảnh khác nhau. Có những mảnh rõ ràng không ăn khớp. Thế nhưng, trong từng mảnh, Huy sống thật lòng, chơn chất, đôi lúc lặng lẽ nhưng luôn trắng đen rõ rệt. Cái trắng đen rõ rệt đó thường gây tranh cãi, bực dọc với cả những người thân, rất thân. Nhưng, khó ai ghét Huy được. Những ai gần gũi Huy đều biết Huy không hề hưởng ân sủng của may mắn nhưng lại được tình thân đặc biệt của nhiều người. Gia đình, bè bạn, đồng đội cũ. Rất nhiều trong số này khác tánh Huy, hay ít ra cũng từng “gây gổ” với Huy. Cái tình thân đặc biệt đó có được do chính con người Huy. Lầm lì. Thỉnh thoảng chửi thề. Thỉnh thoảng nở một nụ cười châm biếm. Thỉnh thoảng nói một câu rất ngắn nhưng đủ để “chọc tiết” người nghe. Tuy nhiên, người gần gũi Huy dù có thể buồn lòng đôi chút vẫn cảm thấy thoải mái, cảm thấy tin cậy. Bạn bè ở xa về chơi, khó có ai không muốn gặp Huy. Dù ít ai nghe Huy nói về vợ con nhưng những bạn bè rất thân đều biết Huy thương yêu vợ con vô cùng.
Chúng ta vừa đến với Cao Xuân Huy qua bài viết của Trương Vũ. Bây giờ tới tác phẩm Tháng Ba Gãy Súng. Ký giả Mặc Lâm của đài RFA** cho biết: Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối Tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
“Tôi viết vào khoảng giữa nửa cuối năm 84, lúc mà mới vượt biên qua chừng độ năm bảy tháng gì đó. Bắt đầu viết thì nhà văn Nguyễn Mộng Giác ổng đăng trên tờ báo hàng tuần ở đây, vừa viết xong thì cũng vừa đăng xong rồi thì in luôn thôi, in vào khoảng 85 ông ạ.
Cao Xuân Huy vừa cho chúng ta biết hoàn cảnh ra đời của “Tháng Ba gãy súng”. Một hoàn cảnh khá bất ngờ đối với hành trình đầy thử thách của một nhà văn, khởi đầu một cách tình cờ và kéo dài vài chục năm sau đó chỉ với sức mạnh thôi thúc nói lên một sự thật, sự thật mà nhiều người muốn biết về cuộc chiến này.
Vẫn lời Cao Xuân Huy: Thật sự khi mà cầm bút viết tôi chỉ vì một điều ấm ức rằng là một ông tướng cũ của mình ổng tuyên bố rằng “để mất nước (là) tội chung mọi người, lớn tội lớn, bé tội bé” thì tôi không đồng ý điều đó, tại vì chúng tôi đánh nhau đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt thì không phải là chúng tôi có tội. Tôi tức quá về điều đó, tôi viết ra, mà viết nửa chừng rồi thôi, thế rồi vì ở chung nhà với Nguyễn Mộng Giác, ổng lấy ổng đem đăng, xong rồi hết thì ổng thúc, cứ hết thì ổng thúc, hết thì thúc, thì cứ thế mà viết thôi. Đó là cái khởi đầu của quyển sách.
Trong lời tựa ông viết: “Quyển sách này không hề là tiểu thuyết mà là một hồi ký, bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. “Tháng Ba”thì mọi người đã rõ, còn “gãy súng” – tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục.
Gãy súng chứ không buông súng
Cuộc chiến dù đã qua đi nhưng những hình ảnh bạo tàn của nó không dễ gì phai nhòa trong lòng nhiều người, đặc biệt đối với những ai trực tiếp chịu những va đập vào những giây phút cuối cùng trước khi lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới.
Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?
Trong lời tựa ông viết: “Quyển sách này không hề là tiểu thuyết mà là một hồi ký, bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. “Tháng Ba”thì mọi người đã rõ, còn “gãy súng” – tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục.
Chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?
Tôi đặt chữ “gãy súng” cho quyển sách là như vậy. Tôi gọi “Tháng Ba gãy súng” là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết. Tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ nào. Chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết. Và với cấp bậc và chức vụ thấp kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện mà tôi đã không được biết.”
Hồi ký chứ không phải tiểu thuyết
Tác giả xác nhận không hề có một chút hư cấu nào được ông mang vào tác phẩm. Ông thuật lại những sự việc xảy ra cho ông và đồng đội với tất cả những chi tiết nhỏ nhất. Trong những hoàn cảnh gần kề với cái chết được ông viết lại sinh động đến nỗi khá nhiều độc giả cứ nghĩ đây là những trang tiểu thuyết chiến tranh. Trong một đoạn cuối của lời tựa, ông xác nhận: “Tôi viết lại hoàn toàn sự thật những điều mắt thấy, tai nghe, những điều tôi đã nhận lệnh và đã thi hành.
Cao Xuân Huy nhấn mạnh: Không có một hư cấu nào hết, tức là tôi nhớ đến đâu tôi viết đến đó, vì nó là hồi ký thành thử ra không có hư cấu. Và nhân vật trong đó là nhân vật thật hết. Một số nhân vật trong đó hiện giờ còn đang sống ở Mỹ này.
Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng. Ôi, làm sao mà quên được.
NGUYỄN & BẠN HỮU (baotreonline)
*Từ Blog Phạm Cao Hoàng.
**Từ RFA
Tháng ba rồi… Thời gian này, chúng ta ở đây không thể nào quên được Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng của anh. Cả tác giả và tác phẩm đều liên hệ tới lịch sử một thời u tối trên đất nước ta với những đớn đau uất hận chồng chất.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nghĩ tới Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng. Người thì đã mất nhưng tác phẩm còn đó và những đám mây mùa cũ vẫn còn để nhắc lại những biến động và những âm vang.
Trước hết xin bắt đầu với Trương Vũ. Trương Vũ kể lại trong một bài ký*:
Tôi gặp Cao Xuân Huy lần đầu tiên cách đây khoảng 40 năm khi Huy phục vụ tại một căn cứ huấn luyện quân nhân gốc Thượng ở Pleiku. Tôi còn nhớ vóc dáng và nét mặt Huy lúc đó. Cao, gầy, phảng phất chút thư sinh, chút buồn, và ít nói.
Hơn 15 năm sau, gặp lại ở hải ngoại, Huy vẫn ít nói nhưng bề ngoài thay đổi nhiều. Phong sương, dày dạn, ngang tàng. Tác phẩm Tháng Ba Gẫy Súng (TBGS) đến với tôi như một bất ngờ thú vị. Cho tới lúc đó tôi vẫn chỉ nghĩ đến Huy như một người lính thứ thiệt, hơn là một nhà văn. Huy viết ít, TBGS không nhiều chữ nhưng đủ để tạo cho nó một chỗ đứng riêng biệt và quan trọng trong văn học Việt Nam. Huy yêu quân đội, yêu binh chủng, yêu đồng đội vô cùng. Gần gũi Huy, ai cũng thấy rõ. Đọc TBGS, càng thấy rõ. Thế nhưng, cũng trong TBGS, chúng ta thấy Huy yêu sự thật và trân trọng với ngòi bút đến như thế nào.
Đối với rất nhiều người lớn lên trong chiến tranh, suốt hơn 35 năm qua, âm vang từ cuộc chiến chưa bao giờ dứt. Trong từng gặp gỡ, từng câu chuyện, từng tranh cãi gần như bất tận, những kinh nghiệm cá nhân khởi đi từ cuộc chiến, những hào hùng, những cuồng nộ, những bi phẫn, những thắt gan thắt ruột, được tuôn trào ra, luôn sôi nổi. Nhưng khi phải viết, thường chúng ta dừng tay lại. Hay, nếu không dừng lại, thường cũng chỉ viết… giống như ai ai. Trong TBGS, điều cần viết, có thắt ruột thắt gan đến như thế nào, Huy cũng viết. Thản nhiên, sống động, và văn chương. Không cường điệu. Không kịch tính. Không sử thi. Viết như thế đâu có dễ! Từ ngày tàn cuộc chiến đến nay, có bao nhiêu tác phẩm đạt được những giá trị này trong kho sách văn chương Việt Nam viết về chiến tranh? Dù rằng, những thảm kịch do cuộc chiến tranh này gây ra đến nay vẫn còn lãng đãng trong từng gia đình, len lỏi trong da thịt máu mủ từng con người.
Cao Xuân Huy mang trong thân phận mình hầu hết những thảm kịch của cuộc chiến cùng với tính phức tạp của nó. Gia đình chia cắt. Cha Bắc, mẹ Nam. Không sống với cả cha lẫn mẹ. Tuổi thơ cơ cực. Học xong trung học thì đi lính, và chọn một binh chủng dễ đưa mình vào cái chết. Rồi tù tội. Rồi vượt biển. Rồi sống lưu vong. Rồi, gần như làm bất cứ thứ nghề nào có thể làm được để sinh nhai, để giúp đỡ vợ con. Rồi… vẫn với tâm tư một người lính luôn tự hào với binh chủng, luôn xem đồng đội như gia đình, Huy trở thành một nhà văn, và sau đó, điều hành tờ Văn Học, một tạp chí văn học nổi tiếng ở hải ngoại. Huy điều hành tạp chí này một cách khá đặc biệt, có vẻ như lẫn lộn chuyện nhà binh với chuyện chữ nghĩa. Nhiều người không hài lòng nhưng ai cũng biết không ai khác có thể làm hơn được trong hoàn cảnh chợ chiều của văn chương trên giấy. Khi Huy kiệt sức, tạp chí chết. Dù sự nghiệp văn chương của Huy có thể không lớn nhưng rất nhiều nhà văn dù lớn hay bé, đặc biệt những nhà văn có liên hệ bài vở với tờ Văn Học, phải nợ nần Huy. Nợ nần chồng chất trong suốt thời gian khá dài Huy làm Tổng thư ký, rồi Tổng thư ký, rồi Tổng thư ký… rồi sau cùng, Chủ biên tờ tạp chí này.
Cùng lúc, cuộc đời Huy luôn chứa đựng nhiều mảnh khác nhau. Có những mảnh rõ ràng không ăn khớp. Thế nhưng, trong từng mảnh, Huy sống thật lòng, chơn chất, đôi lúc lặng lẽ nhưng luôn trắng đen rõ rệt. Cái trắng đen rõ rệt đó thường gây tranh cãi, bực dọc với cả những người thân, rất thân. Nhưng, khó ai ghét Huy được. Những ai gần gũi Huy đều biết Huy không hề hưởng ân sủng của may mắn nhưng lại được tình thân đặc biệt của nhiều người. Gia đình, bè bạn, đồng đội cũ. Rất nhiều trong số này khác tánh Huy, hay ít ra cũng từng “gây gổ” với Huy. Cái tình thân đặc biệt đó có được do chính con người Huy. Lầm lì. Thỉnh thoảng chửi thề. Thỉnh thoảng nở một nụ cười châm biếm. Thỉnh thoảng nói một câu rất ngắn nhưng đủ để “chọc tiết” người nghe. Tuy nhiên, người gần gũi Huy dù có thể buồn lòng đôi chút vẫn cảm thấy thoải mái, cảm thấy tin cậy. Bạn bè ở xa về chơi, khó có ai không muốn gặp Huy. Dù ít ai nghe Huy nói về vợ con nhưng những bạn bè rất thân đều biết Huy thương yêu vợ con vô cùng.
Chúng ta vừa đến với Cao Xuân Huy qua bài viết của Trương Vũ. Bây giờ tới tác phẩm Tháng Ba Gãy Súng. Ký giả Mặc Lâm của đài RFA** cho biết: Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối Tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
“Tôi viết vào khoảng giữa nửa cuối năm 84, lúc mà mới vượt biên qua chừng độ năm bảy tháng gì đó. Bắt đầu viết thì nhà văn Nguyễn Mộng Giác ổng đăng trên tờ báo hàng tuần ở đây, vừa viết xong thì cũng vừa đăng xong rồi thì in luôn thôi, in vào khoảng 85 ông ạ.
Cao Xuân Huy vừa cho chúng ta biết hoàn cảnh ra đời của “Tháng Ba gãy súng”. Một hoàn cảnh khá bất ngờ đối với hành trình đầy thử thách của một nhà văn, khởi đầu một cách tình cờ và kéo dài vài chục năm sau đó chỉ với sức mạnh thôi thúc nói lên một sự thật, sự thật mà nhiều người muốn biết về cuộc chiến này.
Vẫn lời Cao Xuân Huy: Thật sự khi mà cầm bút viết tôi chỉ vì một điều ấm ức rằng là một ông tướng cũ của mình ổng tuyên bố rằng “để mất nước (là) tội chung mọi người, lớn tội lớn, bé tội bé” thì tôi không đồng ý điều đó, tại vì chúng tôi đánh nhau đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt thì không phải là chúng tôi có tội. Tôi tức quá về điều đó, tôi viết ra, mà viết nửa chừng rồi thôi, thế rồi vì ở chung nhà với Nguyễn Mộng Giác, ổng lấy ổng đem đăng, xong rồi hết thì ổng thúc, cứ hết thì ổng thúc, hết thì thúc, thì cứ thế mà viết thôi. Đó là cái khởi đầu của quyển sách.
Trong lời tựa ông viết: “Quyển sách này không hề là tiểu thuyết mà là một hồi ký, bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. “Tháng Ba”thì mọi người đã rõ, còn “gãy súng” – tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục.
Gãy súng chứ không buông súng
Cuộc chiến dù đã qua đi nhưng những hình ảnh bạo tàn của nó không dễ gì phai nhòa trong lòng nhiều người, đặc biệt đối với những ai trực tiếp chịu những va đập vào những giây phút cuối cùng trước khi lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới.
Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?
Trong lời tựa ông viết: “Quyển sách này không hề là tiểu thuyết mà là một hồi ký, bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. “Tháng Ba”thì mọi người đã rõ, còn “gãy súng” – tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục.
Chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?
Tôi đặt chữ “gãy súng” cho quyển sách là như vậy. Tôi gọi “Tháng Ba gãy súng” là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết. Tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ nào. Chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết. Và với cấp bậc và chức vụ thấp kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện mà tôi đã không được biết.”
Hồi ký chứ không phải tiểu thuyết
Tác giả xác nhận không hề có một chút hư cấu nào được ông mang vào tác phẩm. Ông thuật lại những sự việc xảy ra cho ông và đồng đội với tất cả những chi tiết nhỏ nhất. Trong những hoàn cảnh gần kề với cái chết được ông viết lại sinh động đến nỗi khá nhiều độc giả cứ nghĩ đây là những trang tiểu thuyết chiến tranh. Trong một đoạn cuối của lời tựa, ông xác nhận: “Tôi viết lại hoàn toàn sự thật những điều mắt thấy, tai nghe, những điều tôi đã nhận lệnh và đã thi hành.
Cao Xuân Huy nhấn mạnh: Không có một hư cấu nào hết, tức là tôi nhớ đến đâu tôi viết đến đó, vì nó là hồi ký thành thử ra không có hư cấu. Và nhân vật trong đó là nhân vật thật hết. Một số nhân vật trong đó hiện giờ còn đang sống ở Mỹ này.
Cao Xuân Huy và Tháng Ba Gãy Súng. Ôi, làm sao mà quên được.
NGUYỄN & BẠN HỮU (baotreonline)
*Từ Blog Phạm Cao Hoàng.
**Từ RFA