1.
“Chú có bao giờ... ngã chưa?” Cô bé hỏi, nụ cười hóm hỉnh vắt ngang môi.
“Ngã... cái gì?”
Tôi ngơ ngác mất vài giây, toan hỏi cho ra lẽ thì cô đã bật cười thành tiếng. Giọng cười trẻ thơ làm rung khẽ đôi vai mỏng manh như cánh vạc trong lời hát một bản nhạc tình. “Ngã; thì... ngã ấy mà.”
“Ngã?”
“Vâng... chú làm bộ ngớ ngẩn.”
“Từ lúc tập đi cho đến lúc biết chạy ai mà chẳng có lần ngã.”
“Không phải vậy. Cháu muốn nói ngã là... ngã; Ơ khó nói quá! Cháu muốn nói ngã là... là... sa ngã kìa.”
“Ô!” Tôi vỗ nhẹ vào trán, bối rối nhìn xuống mặt bàn, nhăn nhó. “Sao hôm nay mình chậm hiểu thế này!”
Mầu trắng của chất men trên mặt bàn đá nhợt nhạt như mầu ly cà phê bỏ sữa quá tay. Cái mầu trắng ấy nhếch mép cười với tôi, ngạo mạn. Hai chiếc ly đã vơi cà phê trơ trọi trên mặt bàn. Hai chiếc ly ấy cũng hùa theo. Cả những ngón tay cô bé gài vào nhau chặt chẽ trước mặt cũng lăng xăng như muốn phát biểu điều gì.
Tôi gỡ vội những bối rối thoảng qua trên mặt, ngước nhìn cô bé với nụ cười mềm, “Ngã thì sao, mà không ngã thì sao?”
“Cháu đang đặt câu hỏi mà!”
“Mai mốt trả lời được không?”
“Chắc chú cần thời gian để đếm?”
Cả hai cùng phá ra cười. Cô bé cười cái cười của kẻ đang trên đà thắng cuộc, còn tôi; tôi đang thắng hay sắp thua không biết nữa, chỉ biết rằng lâu lắm mới lại có một người con gái làm tôi bối rối như thế này.
Chợt cô ngưng cười, “Cũng chả sao chú nhỉ.”
“Ừ,” tôi đưa đẩy. “Đâu phải dễ mà được ngã phải không?”
“Ngã dễ mà chú.”
“Nhưng ngã một cách có nghệ thuật lại là chuyện khác.”
“Ngã có nghệ thuật là ngã có sắp đặt; ngã giả vờ rồi. Chú thấy không? Mình đang đi, chẳng may vấp cục đá hay trượt chân trên mảng tuyết đóng băng. Ạch một cái, đau ê người. Đấy mới là ngã thật.”
“Đó là tai nạn. Còn có những cú ngã không phải tai nạn. Và ngã có nghệ thuật là ngã đau điếng người nhưng không để lại dấu vết. Không bị bầm tím, không bị tàn phế, không bị handicapped...”
“Ồ, dĩ nhiên rồi chú,” cô bé ngắt lời tôi, ngón tay gõ nhẹ xuống mặt bàn đá ấm. Rồi cô chồm tới trước. Mắt chớp, môi thì thầm, “Điều quan trọng nữa là có người ngã với mình.”
“Đúng! Ngã một mình đau hơn ngã hai người.”
Có trời đất chứng giám cho tâm địa ngay thẳng của tôi. Nhưng trời ơi, sao bỗng dưng tôi muốn rủ cô bé cùng ngã vô cùng. Ngã đàng hoàng, tử tế; ngã danh chính ngôn thuận. Mùa đông, những con đường ngập ngụa tuyết trắng. Giằng co, níu kéo, đuổi bắt nhau trong công viên hay trên lề đường lạnh giá. Gặp chỗ đóng băng, trượt chân ngã dúi vào lòng nhau. Ấm áp biết chừng nào.
Tôi nhìn cô đăm đắm, lòng xao động khôn cùng và miệng thì ngậm đầy những câu muốn nói.
“Vậy chừng nào chú cho cháu câu trả lời?”
“Một tháng nữa đi.”
“Lâu quá! Sao không là một tuần?”
Tôi xuống giọng, cải lương như anh kép độc lên vọng cổ trước mặt cô đào thương mặn mà son phấn, “Một tháng có đủ thời gian để biết đâu lại có thêm vài lần ngã nhiệm mầu khác.”
Tiếng cười lại được dịp vang lên rộn ràng trong góc quán. Xế chiều, quán vắng, nhưng cô bé làm không gian linh động như khung cảnh buổi chợ sớm. Và thời gian đọng lại trên đôi môi mỏng mềm.
“Thôi bây giờ mình đổi đề tài nhé.” Cô đề nghị.
Tôi khoan khoái thở phào.
Nhưng trước khi tôi kịp thơ thới vẽ vời trong trí tưởng một ý thơ, thì cô đã buông ra một câu hỏi gai góc, “Chú có ghen không?”
“Ghen?”
Cô gật đầu hai ba cái làm rũ xuống vầng trán một lọn tóc đen nâu.
“Ai mà không ghen.”
“Thường thì ai ghen nhiều hơn. Đàn ông hay đàn bà?”
“Bằng nhau.” Vốn là người tôn thờ chân lý bình đẳng, tôi trả lời không suy nghĩ.
“Cháu nghĩ đàn bà ghen nhiều hơn chứ.” Cô bé gợi ý một cách khéo léo.
Cảm thấy mình đang bị dẫn vào một khoảnh vườn gai góc, tôi trả lời một cách liều lĩnh. “Có thể. Tuỳ mức độ và cách biểu lộ.”
“Thế chú có thích đàn bà ghen không?”
Tôi cười thay cho câu trả lời.
Cô bé tiếp, “Không ghen cũng kỳ phải không chú?”
“Đúng vậy!”
“Mà ghen quá cũng kỳ nữa. Nhất là đàn ông mà ghen thì coi không được.”
Vừa mới nâng ly cà phê lên, toan hớp một ngụm cho đỡ nhạt miệng, tôi bỏ ngay xuống bàn, ngơ ngác, “Sao vậy?”
“Đàn ông thì phải rộng lượng...” Cô bé điềm đạm giải thích.
Thì ra vậy. Đàn ông thì phải bao dung; đàn ông phải cao cả; đàn ông phải có tâm hồn; đàn ông phải có công ăn việc làm; và quan trọng nhất là đàn ông thì không được ghen vặt.
“Phải không chú?” Cô bé hỏi dồn.
“Đồng ý.” Tôi trả lời với chút nghi ngại.
“Vậy chú có ghen không?”
Trái bom đã rớt ngay nắp hầm trú ẩn, nhưng tôi chỉ hoảng có một giây rồi gồng mình lên thật dũng cảm, “Sao không!”
“Nhiều hay ít?”
“Tùy...”
“Chú khôn quá! Cụng ly cái đi!”
Cô bé nâng ly cà phê của mình lên, đưa về phía tôi. Tôi cụng ly với cô, lòng rộn ràng như đứa bé đang mở dần những gói quà sinh nhật. Tiếng cạch khô và lạnh của hai chiếc tách chạm nhau, nghe khôi hài như một niềm vui đóng băng, vừa mới lấy ra từ một ngăn ướp lạnh của trí nhớ.
“Lẽ ra mình phải uống rượu để mừng...” Giọng cô hăm hở.
“Mừng gì?”
Cô bé uống một ngụm cà phê. Rồi khẽ đặt chiếc ly sứ xuống bàn. Cà phê sữa để lại một vệt ướt trên đôi môi mỏng. Nụ cười lại nở ra, rạng rỡ cả một góc quán.
“Mừng cháu gặp được một người mà nói chuyện không thấy buồn ngủ.”
“Thật không?”
“Thật chú à. Từ bé đến giờ, cháu chả gặp ai nói chuyện vui được như chú.”
“Me too!” Tôi dùng tiếng Anh cho cái điều khó nói trở nên đơn giản.
“Cháu chỉ được cái nói nhiều chứ đâu có được như chú.”
“Không hẳn là như vậy.”
“Chú cho điểm... nhân đạo.”
“Ai dám!”
Cô bé gõ móng tay xuống mặt bàn lạch cạch. “Cháu hỏi chú câu này nhá.” Cô thì thào, bằng cả những lời đăm đắm trong đáy mắt.
Tôi loay hoay sửa lại thế ngồi cho thoải mái. Những câu hỏi gian nan; những câu hỏi không có nổi câu trả lời, làm sao tôi đáp được. Nhưng chả sao. Tôi hơn cô bé tới gần hai mươi năm kinh nghiệm sống. Không thấy cô gọi tôi bằng “chú” đó sao!
“Được không, chú?”
“Sao không?” Tôi ngồi thẳng người, ưỡn ngực ra trước như người lính khoe những miếng huy chương lấp lánh cài đầy ngực áo. “Miễn là đừng khó quá.”
“Cháu tin là chú trả lời được.”
“Cũng mong là như thế.”
Cô rụt hai vai lại, như con mèo sắp vươn vai. Đôi môi vạch một nét ngang trên khuôn mặt đang cố làm vẻ đăm chiêu nhưng vẫn không dấu được nét nghịch ngợm trẻ thơ. Rồi cô gục gặc cái đầu cho những sợi tóc rũ lòa xòa xuống vừng trán rộng. Những sợi tóc buông mành khép hờ đôi mắt một mí lim dim, như nét chấm phá trên bức tranh truyền thần của người họa sĩ Phù Tang. Những sợi tóc óng vàng trong cái nắng phản chiếu từ cửa kính của những dinh thự cao chấp chới trong thành phố. Vài giây đăm chiêu, rồi cô đưa tay vuốt ngược mái tóc ra sau theo thói quen, và ngước lên nhìn tôi, bằng cái nhìn táy máy của đứa học trò hay thắc mắc.
“Chú có tin là có tình yêu không?”
“Tin chứ.” Tôi trả lời chắc như thể đang nắm bắt trong lòng bàn tay, một mối tình thơm mùi mực và giấy mới của những trang thư.
“Làm sao biết được mối tình mình đang có là thật hay giả hở chú?”
“Ơ... Giác quan thứ sáu... Con gái thông minh và nhạy cảm hơn con trai. Con gái dễ khám phá ra mối tình ai đó dành cho mình là thật hay giả.”
“Nếu mình không có giác quan thứ sáu thì sao?”
“Hên xui may rủi không biết chừng...” Tôi trả lời quấy quá để câu giờ.
Cô bé tần ngần một chút rồi tiếp, “Cháu cũng chẳng biết mình có giác quan thứ sáu không nữa.”
“Có chứ.”
“Làm sao biết được hở chú?”
Cô bé hỏi, hai mắt nhìn tôi đăm đắm. Trong khoảnh khắc, tôi mở rộng cõi lòng, ôm hình ảnh nhỏ bé ấy vào lòng. Trìu mến, chân thành và hạnh phúc như cánh diều no gió.
“Cháu đang đặt câu hỏi đấy nhá.” Cô nhắc nhở bằng cái gật đầu thú vị. Những sợi tóc buông rèm trên đôi vai gầy cánh hạc.
“Biết mà...”
Cô cúi đầu ra phía trước, ngước mặt, ngóng câu trả lời, “Cách nào?”
“Sự linh cảm.” Tôi tẩn mẩn xăm xoi trí nhớ, cố tìm một câu trả lời hợp lý. “Khi đối tượng làm điều gì đó mà mình cảm thấy... ơ như không được thực lòng cho lắm... Đó là dấu hiệu của giác quan thứ sáu. Nó giúp mình... đọc ra được sự chân thành trong những lời nói, trong từng cử chỉ của đối phương.”
“Chú cho cháu test thử nhá.”
“Cái gì?”
“Chú cho cháu thử xem mình có giác quan thứ sáu không nhá.”
Tôi luống cuống, “Cách nào?” Đầu óc vạch ra hình ảnh những ống chích có mũi kim nhọn, những ống nghiệm pha mầu xanh đỏ.
“Thì chú nói điều gì đó, rồi cháu thử linh cảm xem thật hay giả ấy mà.”
Câu hỏi nhảy nhót trên cánh môi mỏng mềm của người con gái. Gay go lắm đây. Tôi thầm nghĩ. Khi không lại trở thành vật thí nghiệm cho con bé lí lắc, thua mình tới gần (trời ạ!) hai chục tuổi. Thiệt tình! Lỡ thắng thì không sao. Mà thua thì còn gì là vinh dự của một người được cô bé gọi bằng chú với đầy sự kính trọng và quý mến.
“Chú đồng ý nhá.”
“Khoan đã nào...” Tôi cố trì hoãn cuộc trắc nghiệm tâm lý không có trong chương trình. “Bây giờ test cách nào?”
“Chú nói một câu, cháu đoán xem chú nói thật hay nói chơi.”
“Rồi sao nữa?”
“Không được ăn gian.”
“Đồng ý.”
“Test xong trả công như thế nào?”
“Tùy.”
Câu trả lời của cô ngắn, gọn và đầy chất tự tin. Nhưng mà tùy... cái gì mới được chứ. Tùy thời tiết, tùy bố mẹ, tùy cháu, hay tùy chú. Có bao nhiêu thứ để tùy. Chờ cho những ý nghĩ lắng xuống trong đầu, tôi đặt thành câu hỏi và chờ câu trả lời minh bạch, “Tùy... cái gì?”
“Tùy chú.” Nụ cười vạch ngang môi cô sau câu nói vắn tắt. Ừ thì tùy chú cũng được. Nhưng như vậy có nghĩa là tùy một mình chú thôi đấy nhé. Một là một, hai là hai. Quân tử nhất ngôn.
“Nhớ không được ăn gian.” Cô nhắc và đưa ngón tay trỏ ra như một giao ước không lời.
Tôi hân hoan móc tay với cô và sẵn sàng như người thí sinh chuẩn bị bước vào lớp dự kỳ thi tốt nghiệp.
“Rồi, chú nói đi.”
Tôi liếc nhìn khoảng trời vuông vắn rực nắng bên ngoài khung cửa sổ.
“Hôm nay trời đẹp quá!”
“Thật!”
“Đúng rồi. Vậy là có giác quan thứ sáu thật rồi.”
“Nữa đi chú. Chưa đủ để kết luận.”
“Cà phê ở đây ngon ghê!”
“Giả.”
“Đúng luôn!”
“Nữa đi chú.”
“Hai câu đủ rồi.”
“Nhận xét về cháu thử xem.”
Có trời đất chứng giám là tôi không hề có ý định tán cô bé chút nào hết. Trời ạ! Nhưng sao giữa ô vuông hẹn hò của đất trời buổi sang mùa thế này, làm sao mà lòng khỏi đong đưa cho được.
Tôi ngập ngừng, “Lâu lắm mới gặp một cô bé giống hệt cô gái trong nhạc Phạm Duy.”
“Sao hở chú?”
Tôi đưa đẩy, “Nhớ bài Tình Ca không?”
“Câu gì hở chú?”
“Và yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà, có duyền.”
Cô ngập ngừng, mắt lấp lánh những tia nhìn hoan hỉ, “Câu này có hai phần mà chú.”
“Ừ thì hai phần. Phần nào đúng? A hay B. Hay cả hai đều đúng?”
Cái đầu lúc lắc. Một lọn tóc phủ xuống trán, như cố che đi cái ngượng ngùng. Rồi cô ngước lên, lắc đầu, “Không được. Câu này quá phức tạp. Tìm câu nào của riêng chú kìa. Cái đó ông Phạm Duy tưởng tượng thôi. Làm gì có ai được như vậy. Có những người miệng xinh mà nói ra thì cứ toàn những dùi đục chấm mắm tôm, còn có người sứt môi mà nói năng ngọt ngào không chịu được. Câu khác đi chú. Câu của chú mới linh nghiệm.”
“Làm như cầu cơ.”
“Không. Cái này phải nghiêm túc mới chính xác. Nữa đi chú.”
Lại nữa đi chú. Nữa đi chú. Tôi thương cái câu nữa đi chú biết chừng nào! Nữa thì nữa.
“Cái áo đầm của Như thật đẹp.”
“Thật!”
“Vậy đúng rồi.”
“Tóc thả ngang lưng coi dễ thương.”
“Thật!”
“Đúng luôn.”
Trò chơi sẽ thành nhàm chán nếu cứ dằng dai đối thoại như thế này. Tôi thầm nghĩ, và như đứa bé sợ ma mà vẫn tò mò muốn biết có gì lạ trong tòa lâu đài huyền bí, tôi liều lĩnh bước một bước thật xa vào vùng cấm địa. Nhưng trong tiếng nước tôi, có những câu nói ra thấy ngượng miệng, nhất là trong cách xưng hô, thành ra tôi mượn tiếng của xứ sở tạm dung.
“I think I love you.”
“What?”
Cô bé sựng lại mất vài giây. Như người bệnh tim lịm vào cơn đau trộn lẫn với cái say ngất ngây của liều thuốc giảm đau cực mạnh. Một thoáng thôi, rồi cô lấy lại cái hồn nhiên của một cô gái vừa mới qua tuổi dậy thì. “Chú chọc quê Như hoài!”
Đó là lần đầu tiên cô bé nói chuyện xưng tên.
“Trả lời đi chứ. Thật hay giả?”
“Cháu...”
“Hãy tin vào sự linh cảm của mình. Tiếng Anh gọi là gut feeling đấy.”
Cả hai cùng lặng thinh. Rồi bỗng dưng cô đổi đề tài, “Thứ bẩy tuần trước cháu thấy chú ngoài chợ Farmers.”
Tôi nghiêng đầu suy nghĩ. Thỉnh thoảng tôi ghé chợ nhưng không phải để mua thức ăn mà để nhìn thiên hạ ngược xuôi, và để nghe ông già người Đức chơi đàn tây ban cầm.
“Chợ Farmers, rồi sao nữa?”
Con mắt liếc ngọt, trước khi đôi môi mím lại, “Cháu thấy chú xách giỏ cho người ta.”
Tôi ngơ ngác, “Người ta nào?”
“Còn ai vào đây nữa. Cái chị đó kỳ cục quá đi!”
“Ai vậy ta?”
Cô nhìn ra ngoài khung kính, cánh môi trễ xuống, như đang giận hờn, “Có ba bọc mà để chú xách hết. Gì mà coi người ta như phu khuôn vác!”
Tôi lặng thinh, mỉm cười nhìn Như. Cô hất cho mái tóc chảy qua một bên vai, nhìn lướt qua vai tôi, làm như đang đuổi theo một ý nghĩ nào đó. Rồi bỗng dưng nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Chú đừng nghĩ là cháu ghen. Không có đâu. Cháu chỉ thấy kỳ cục. Thôi về chú ơi. Chiều rồi đấy. Chừng nào gặp, nhớ cho cháu câu trả lời.”
Tôi ngơ ngẩn, “Câu trả lời gì?”
“Cái vụ ngã ấy mà.”
“Ừ, à, nhớ rồi. Ngã.”
Thấy tôi ngó vu vơ bên ngoài khung kính, cô bé ngạc nhiên, “Chú nhìn gì ngoài đó vậy?”
“Nhìn trời.”
Cô bé quay mặt nhìn khung trời chữ nhật, “Xanh biếc hả chú?”
“Ừ, xanh như biển.”
“Chú biết bài thơ Thuyền Và Biển không?”
Tôi ngơ ngác lắc đầu.
Cô bé nhún vai, “Chú dở. Làm thơ mà không biết biết bài thơ Thuyền Và Biển.”
Thấy tôi mỉm cười, cô nghiêng đầu, “Hay là chú biết mà làm bộ không biết để nhạo cháu.”
Tôi gật gù không nói. Những ngày tôi mới lớn, đầu óc đựng đầy thơ văn tiền chiến. Chúng tôi theo Huy Cận đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ, kỳ kèo theo Nguyễn Bính nếu đừng có giậu mùng tơi thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng, thở than với gió Hàn Mặc Tử rằng người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Thời chiến tranh, chúng tôi say đắm Nguyên Sa áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, thao thức với Đinh Hùng chưa tội lỗi đã thấy lòng hối hận, thở than cùng Vũ Hoàng Chương lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ và Trần Dạ Từ lần đầu ta ghé môi hôn, trăm con ve nhỏ hết hồn kêu vang; đầu óc thời mới lớn còn chỗ nào cho thuyền, cho biển.
Thành ra tôi thật thà, “Không biết thật mà.”
Cô gái khoanh tay trên mặt bàn, thì thầm đọc, bằng môi hồng mịn ướt và ánh mắt long lanh. Trong thoáng chốc, tôi thành con thuyền bập bềnh trên sóng mắt người con gái. Tâm hồn củi mục bỗng dưng nặng trĩu mùi dân ca, mùi cải lương Hồ Quảng. Trong đời, ai mà không có lúc cải lương. Không tin hãy thử ngồi trước một người con gái mặn mà trên môi mắt, duyên dáng trong ngôn từ. Hãy bốn mắt đăm đắm nhìn nhau, hãy chăm chú nghe những câu thơ tình ai viết hộ. Hãy uống cho ngoan từng câu, từng chữ đọng trên cánh môi mềm, sẽ thấy lòng mình mê đắm. Vì tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên. Giọng con gái ngọt ngào. Tay sẽ run và ngôn từ sẽ không còn suông sẻ. Như tôi đang bị một người con gái bỏ bùa bằng những câu thơ mà phút giây này bỗng dưng thành thần chú. Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố. Lúc cô bé ngừng đọc, cánh môi trên còn hé mở, khoe mờ chiếc răng cửa xinh xắn.
“Xuân Quỳnh đó chú. Tụi bạn cháu ai cũng mê thơ Xuân Quỳnh. Ngoài chỗ cháu thơ thì có Thuyền Và Biển, văn thì có Sông Đông Êm Đềm.”
Tôi chưa có dịp đọc Sông Đông Êm Đềm, nhưng nghe cô bé ca ngợi hoài (bao nhiêu lần rồi!) tôi đâm ra không muốn đọc. Cô nhỏ làm như trên thế gian này chỉ có mỗi một cuốn Sông Đông Êm Đềm là đáng đọc.
Toan nói cho cô bé nghe ý nghĩ của mình, tôi lại lặng thinh ừ hử cho xong. Bởi buổi chiều quá rực rỡ ngoài kia ai dại gì trong này tranh luận những chuyện không cần thiết.
Cho đến lúc ấy vẫn không có chuyện gì xảy ra. Lần hẹn thứ bao nhiêu rồi tôi không nhớ rõ. Nhưng cũng như mọi lần, không có chuyện gì xảy ra giữa Như và tôi ngoài cái chuyện thang máy bị kẹt.
Uống cạn ly cà phê nguội, Như với tôi ra về, sánh vai nhau, như tình nhân, như vợ chồng. Chỉ còn thiếu dựa vai nhau, chỉ còn thiếu ôm nhau mà hôn mê mải như cặp tình nhân đứng ngoài hành lang, trước những bậc cầu thang xoắn ốc. Hai đứa ra về, như không có chuyện gì xảy ra, như chưa hề nói cho nhau nghe chuyện vấp ngã, u đầu, sứt trán, bầm tím châu thân, trầy da tróc vẩy. Cũng như thể chưa hề liều lĩnh nói cho nhau nghe cái câu tỏ tình quá ư là cổ điển I think I love you ai cũng có thể nói ra mà không cần bỏ công minh chứng cho điều mình nói.
Tôi nhường cho Như bước vào thang máy trước. Ngón tay thon vừa đặt lên cái nút có chữ P thì đèn trên trần thang máy tắt ngúm và chiếc quạt dấu trên trần cũng ngưng quay. Chúng tôi lọt hẳn vào vũng tối keo đặc, im ắng rợn người.
“Thôi chết rồi chú ơi!” Như kêu lên thảng thốt.
Tôi gồng mình đứng như thân cây khô héo trong bóng tối. Hai cánh tay thận trọng ép sát thân mình.
“Cúp điện rồi chú ơi!” Tiếng kêu than não lòng.
“Đừng sợ, Như ơi.” Tôi trấn an, “Chắc cúp điện chút xíu thôi.”
“Tối quá!” Tiếng Như rên rỉ. “Sao lại cúp điện giờ này không biết nữa! Mình ở tầng mấy vậy chú?”
“Mười hai.”
“Trời ơi, lỡ thang máy rơi xuống thì chú cháu mình chết hết.”
Ừ thì cúp điện như thế cũng hay. Tôi cười thầm và cố mở lớn hai mắt tìm hình ảnh quen thuộc của người con gái, nhưng trong bóng đen đậm đặc, tôi chỉ thấy dội ngược từ trí tưởng mình, hình ảnh khuôn mặt trái xoan ca dao, con mắt một mí và cặp môi mỏng mịn màng những lời lý lắc.
“Chú nói gì thế?”
“Đâu có.”
“Cháu nghe rõ ràng mà! Gì mà chết... chóc gì đó.”
“Ừ, thì lỡ thang máy rớt xuống thì mình được chết chung. Thiếu gì người ước mơ như thế.”
“Trời ơi!”
Tiếng kêu rên khe khẽ. Hơi thở thoảng mùi cà phê. Bàn tay mát lạnh nào đó bất chợt chạm vào má tôi. Mò mẫm qua cánh mũi, rồi tuột xuống miệng, bàn tay mềm ấy bịt hờ hai môi tôi.
“Chú nói bậy quá à!”
“Chứ không à. Điện cúp, thang máy tự động rơi xuống...” Tôi nói giữa những kẽ ngón tay.
“Trời ơi, đừng nói nhảm nữa được không.”
Mùi hương dịu dàng tỏa trong khoảng chữ nhật đáy ly cà phê đậm đặc. Mùi hương nào đó thật gần mà cũng thật xa quấn quyện lấy không gian đen thẫm. Hương của tóc; hương của thịt da. Gây gây, dịu dàng. Thân thể nào đó mềm mại chạm khẽ vào người tôi. Có có, không không. Như mép vải đan thưa, như tấm khăn voan gió lùa phất phơ chạm vào cành lá. Thời gian ngừng trôi. Hào quang rực rỡ trong vũng tối mê muội. Rồi thêm một bàn tay nữa gắn môi tôi lại.
Tôi tỉnh tỉnh, mê mê. Như tay bợm nhậu miền quê bước lên chiếc cầu khỉ chênh vênh.
“Thật mà, không có điện, nó sẽ rơi xuống, mình sẽ phải chết chung. Không muốn cũng phải chịu...”
“Trời ơi, chú đừng nói nữa.” Tiếng thở hổn hển lùa lên tóc, lên cổ tôi. “Như sợ quá. Đừng nói, Như thương. Như thương chú suốt đời.”
Tôi quơ nhẹ hai tay trước mặt, cầm lấy cổ tay Như, thì thào, “Hứa nghe!”
Nhưng cô gái chưa kịp nói gì thì đèn bật sáng. Quạt trần lại rì rào quay. Chúng tôi rời nhau ra. Cô gái xoay người bấm vội vào chữ P đỏ trên cái bảng chữ nhật có đầy con số.
“Mình về thôi chú ơi.”
Chiều hôm ấy đài truyền hình loan tin điện bị cúp vì hai con sóc đùa giỡn trên cành cây gần trạm biến điện ở ngoại ô thành phố. Một con hụt chân sao đó rớt ngay vào ổ điện cao thế.
Nhớ người con gái, tôi nhớ luôn cái lồng thang máy và mấy con sóc lanh chanh trên những nhánh cây rậm lá của bao nhiêu mùa màng lặng lẽ qua đi trong đời.
2.
Có đến bẩy tám năm sau tôi mới gặp lại người thiếu phụ năm xưa. Cô cháu nhỏ. Con bé em lý lắc. Người tình học trò. Tất cả. Gầy gò, tiều tụy. Chiều mùa đông. Khăn quàng kín cổ. Áo lông xù như con gấu miền địa cực. Môi vẫn mỏng nhưng đã hằn thêm những vết nứt khô. Con mắt đeo nặng những quầng thâm.
Chỉ có nụ cười là vẫn như thuở nào.
“Đi đâu thế này?” Cô hỏi, không còn chú cháu như dạo nào.
“Ghé sở thuế có chút việc. Như, phải không?”
Tôi nheo mắt ngỡ ngàng nhìn vào khuôn mặt đã có thêm những đường gẫy sắc cạnh.
“Còn ai vào đây nữa!”
“Như đi đâu vậy? Trời ơi, tự dưng mất biệt. Có rảnh, mình ghé quán cà phê ngày xưa...” Tôi cuống quýt, hụt hơi như người đuổi theo lá thư tình bị gió cuốn đi.
“Xong ngay!” Thiếu phụ vừa nói vừa đưa bàn tay đeo găng đen vuốt ngược mái tóc ra sau, cử chỉ quen quá trời là quen.
Chúng tôi vào quán cà phê ngày trước, ngồi đúng chỗ ngồi của lần gặp cuối cùng. Nhưng suốt một tiếng đồng hồ, chỉ toàn những đối đáp không đầu đuôi về thời tiết, về mùa màng, về lụt lội ở Việt Nam, về cơn bão tuyết khốc liệt hôm nào dạt ngang thành phố. Bao nhiêu điều muốn nói bỗng dưng thành vô nghĩa. Suốt một tiếng đồng hồ, tôi làm như không thấy chiếc nhẫn vàng có những hạt kim cương lấp lánh trên cái ngón xương xẩu thứ tư của bàn tay thiếu phụ.
Và cũng chả còn gì để kể cho nhau nghe.
Lúc về, đứng với nhau trong lòng thang máy ấm cúng, tôi cũng không thầm mong cho có con sóc nào nhảy vào đường dây cao thế của trạm biến điện ở ngoại ô thành phố.
Mãi đến khi Như nhắc đến chuyện xưa, lòng tôi mới phảng phất chút bùi ngùi.
“Nhớ bữa hôm mình bị kẹt trong thang máy không?”
“Sao không.”
“Tới giờ Như vẫn tội nghiệp con sóc.”
Tôi kéo cao cổ áo mùa đông, “Con bị điện giật hay con còn sống sót?”
“Con còn sống sót mới đáng tội nghiệp. Mỗi lần nghĩ đến nó Như lại không cầm được nước mắt.”
Vẫn xưng tên như ngày xưa. Ừ thì vẫn xưng tên. Như ngày xưa. Nhưng khoảng cách sao mịt mùng. Tôi rầu rĩ nhìn người thiếu phụ. Lòng cay đắng vô duyên. Ừ, cái người hứa thương người ta suốt đời rồi trốn đi biền biệt bẩy tám năm trời thì biết gì chuyện tang thương, khổ lụy mà khóc với cười chứ.
“Biết tại sao Như thương con sóc còn sống sót không?”
Tôi khẽ lắc đầu, nhìn đăm đắm con mắt có đuôi đang loang loáng những giọt nước trong như ngọc.
Giọng Như rạn vỡ, “Bởi vì nó cũng giống Như, khi không lại trở thành góa bụa.”
Quá sững sờ, tôi không tìm ra được bất cứ một lời nào để xóa đi cái u ám của câu chuyện. Không còn như thuở nào, cả hai chúng tôi cùng rất cần ai đó cho điểm vớt; điểm nhân đạo cho những câu đối thoại rời rạc.
Như không để tôi đưa về như dạo trước. Tôi đứng với nàng ở trạm xe buýt nghe gió gắt chém từng nhát buốt nhói lên da mặt. Cái lạnh len qua cổ áo, bò dần xuống sống lưng. Không còn gì để nói. Hai cái đầu mang những bó ý tưởng rất riêng, rất khác.
Lúc bóng chiếc xe buýt nặng nề lấp ló cuối đường, Như quay qua tôi, cười. Trời ơi, nụ cười trẻ thơ. Nụ cười tôi bắt gặp ngày tôi mới bước vào tuổi trung niên và cô bé vừa mới dậy thì cách đó không lâu.
3.
Năm tháng vẫn trôi. Như bây giờ ở phương trời nào tôi cũng chả buồn để ý. “Cái chị” tôi xách giùm ba bọc đồ trong chợ Farmers ngày nào cũng đã đi xa. Cuối cùng chỉ còn lại mình. Đời sống là như thế. Tôi chả bao giờ thắc mắc. Bây giờ mỗi lần nghĩ đến Như, tôi chỉ còn giữ lại được nụ cười thơ dại của lần gặp cuối.
Ừ, còn câu nói hồn nhiên này nữa chứ.
“Nhớ bữa hôm kẹt trong thang máy không? Như chưa kịp hứa gì hết thì đèn đã bật sáng. Đâu phải lỗi ở Như. Phải không. Đâu phải lỗi tại Như...”
Không phải lỗi tại Như thì lỗi tại ai bây giờ?
- Hoàng Chính -
“Chú có bao giờ... ngã chưa?” Cô bé hỏi, nụ cười hóm hỉnh vắt ngang môi.
“Ngã... cái gì?”
Tôi ngơ ngác mất vài giây, toan hỏi cho ra lẽ thì cô đã bật cười thành tiếng. Giọng cười trẻ thơ làm rung khẽ đôi vai mỏng manh như cánh vạc trong lời hát một bản nhạc tình. “Ngã; thì... ngã ấy mà.”
“Ngã?”
“Vâng... chú làm bộ ngớ ngẩn.”
“Từ lúc tập đi cho đến lúc biết chạy ai mà chẳng có lần ngã.”
“Không phải vậy. Cháu muốn nói ngã là... ngã; Ơ khó nói quá! Cháu muốn nói ngã là... là... sa ngã kìa.”
“Ô!” Tôi vỗ nhẹ vào trán, bối rối nhìn xuống mặt bàn, nhăn nhó. “Sao hôm nay mình chậm hiểu thế này!”
Mầu trắng của chất men trên mặt bàn đá nhợt nhạt như mầu ly cà phê bỏ sữa quá tay. Cái mầu trắng ấy nhếch mép cười với tôi, ngạo mạn. Hai chiếc ly đã vơi cà phê trơ trọi trên mặt bàn. Hai chiếc ly ấy cũng hùa theo. Cả những ngón tay cô bé gài vào nhau chặt chẽ trước mặt cũng lăng xăng như muốn phát biểu điều gì.
Tôi gỡ vội những bối rối thoảng qua trên mặt, ngước nhìn cô bé với nụ cười mềm, “Ngã thì sao, mà không ngã thì sao?”
“Cháu đang đặt câu hỏi mà!”
“Mai mốt trả lời được không?”
“Chắc chú cần thời gian để đếm?”
Cả hai cùng phá ra cười. Cô bé cười cái cười của kẻ đang trên đà thắng cuộc, còn tôi; tôi đang thắng hay sắp thua không biết nữa, chỉ biết rằng lâu lắm mới lại có một người con gái làm tôi bối rối như thế này.
Chợt cô ngưng cười, “Cũng chả sao chú nhỉ.”
“Ừ,” tôi đưa đẩy. “Đâu phải dễ mà được ngã phải không?”
“Ngã dễ mà chú.”
“Nhưng ngã một cách có nghệ thuật lại là chuyện khác.”
“Ngã có nghệ thuật là ngã có sắp đặt; ngã giả vờ rồi. Chú thấy không? Mình đang đi, chẳng may vấp cục đá hay trượt chân trên mảng tuyết đóng băng. Ạch một cái, đau ê người. Đấy mới là ngã thật.”
“Đó là tai nạn. Còn có những cú ngã không phải tai nạn. Và ngã có nghệ thuật là ngã đau điếng người nhưng không để lại dấu vết. Không bị bầm tím, không bị tàn phế, không bị handicapped...”
“Ồ, dĩ nhiên rồi chú,” cô bé ngắt lời tôi, ngón tay gõ nhẹ xuống mặt bàn đá ấm. Rồi cô chồm tới trước. Mắt chớp, môi thì thầm, “Điều quan trọng nữa là có người ngã với mình.”
“Đúng! Ngã một mình đau hơn ngã hai người.”
Có trời đất chứng giám cho tâm địa ngay thẳng của tôi. Nhưng trời ơi, sao bỗng dưng tôi muốn rủ cô bé cùng ngã vô cùng. Ngã đàng hoàng, tử tế; ngã danh chính ngôn thuận. Mùa đông, những con đường ngập ngụa tuyết trắng. Giằng co, níu kéo, đuổi bắt nhau trong công viên hay trên lề đường lạnh giá. Gặp chỗ đóng băng, trượt chân ngã dúi vào lòng nhau. Ấm áp biết chừng nào.
Tôi nhìn cô đăm đắm, lòng xao động khôn cùng và miệng thì ngậm đầy những câu muốn nói.
“Vậy chừng nào chú cho cháu câu trả lời?”
“Một tháng nữa đi.”
“Lâu quá! Sao không là một tuần?”
Tôi xuống giọng, cải lương như anh kép độc lên vọng cổ trước mặt cô đào thương mặn mà son phấn, “Một tháng có đủ thời gian để biết đâu lại có thêm vài lần ngã nhiệm mầu khác.”
Tiếng cười lại được dịp vang lên rộn ràng trong góc quán. Xế chiều, quán vắng, nhưng cô bé làm không gian linh động như khung cảnh buổi chợ sớm. Và thời gian đọng lại trên đôi môi mỏng mềm.
“Thôi bây giờ mình đổi đề tài nhé.” Cô đề nghị.
Tôi khoan khoái thở phào.
Nhưng trước khi tôi kịp thơ thới vẽ vời trong trí tưởng một ý thơ, thì cô đã buông ra một câu hỏi gai góc, “Chú có ghen không?”
“Ghen?”
Cô gật đầu hai ba cái làm rũ xuống vầng trán một lọn tóc đen nâu.
“Ai mà không ghen.”
“Thường thì ai ghen nhiều hơn. Đàn ông hay đàn bà?”
“Bằng nhau.” Vốn là người tôn thờ chân lý bình đẳng, tôi trả lời không suy nghĩ.
“Cháu nghĩ đàn bà ghen nhiều hơn chứ.” Cô bé gợi ý một cách khéo léo.
Cảm thấy mình đang bị dẫn vào một khoảnh vườn gai góc, tôi trả lời một cách liều lĩnh. “Có thể. Tuỳ mức độ và cách biểu lộ.”
“Thế chú có thích đàn bà ghen không?”
Tôi cười thay cho câu trả lời.
Cô bé tiếp, “Không ghen cũng kỳ phải không chú?”
“Đúng vậy!”
“Mà ghen quá cũng kỳ nữa. Nhất là đàn ông mà ghen thì coi không được.”
Vừa mới nâng ly cà phê lên, toan hớp một ngụm cho đỡ nhạt miệng, tôi bỏ ngay xuống bàn, ngơ ngác, “Sao vậy?”
“Đàn ông thì phải rộng lượng...” Cô bé điềm đạm giải thích.
Thì ra vậy. Đàn ông thì phải bao dung; đàn ông phải cao cả; đàn ông phải có tâm hồn; đàn ông phải có công ăn việc làm; và quan trọng nhất là đàn ông thì không được ghen vặt.
“Phải không chú?” Cô bé hỏi dồn.
“Đồng ý.” Tôi trả lời với chút nghi ngại.
“Vậy chú có ghen không?”
Trái bom đã rớt ngay nắp hầm trú ẩn, nhưng tôi chỉ hoảng có một giây rồi gồng mình lên thật dũng cảm, “Sao không!”
“Nhiều hay ít?”
“Tùy...”
“Chú khôn quá! Cụng ly cái đi!”
Cô bé nâng ly cà phê của mình lên, đưa về phía tôi. Tôi cụng ly với cô, lòng rộn ràng như đứa bé đang mở dần những gói quà sinh nhật. Tiếng cạch khô và lạnh của hai chiếc tách chạm nhau, nghe khôi hài như một niềm vui đóng băng, vừa mới lấy ra từ một ngăn ướp lạnh của trí nhớ.
“Lẽ ra mình phải uống rượu để mừng...” Giọng cô hăm hở.
“Mừng gì?”
Cô bé uống một ngụm cà phê. Rồi khẽ đặt chiếc ly sứ xuống bàn. Cà phê sữa để lại một vệt ướt trên đôi môi mỏng. Nụ cười lại nở ra, rạng rỡ cả một góc quán.
“Mừng cháu gặp được một người mà nói chuyện không thấy buồn ngủ.”
“Thật không?”
“Thật chú à. Từ bé đến giờ, cháu chả gặp ai nói chuyện vui được như chú.”
“Me too!” Tôi dùng tiếng Anh cho cái điều khó nói trở nên đơn giản.
“Cháu chỉ được cái nói nhiều chứ đâu có được như chú.”
“Không hẳn là như vậy.”
“Chú cho điểm... nhân đạo.”
“Ai dám!”
Cô bé gõ móng tay xuống mặt bàn lạch cạch. “Cháu hỏi chú câu này nhá.” Cô thì thào, bằng cả những lời đăm đắm trong đáy mắt.
Tôi loay hoay sửa lại thế ngồi cho thoải mái. Những câu hỏi gian nan; những câu hỏi không có nổi câu trả lời, làm sao tôi đáp được. Nhưng chả sao. Tôi hơn cô bé tới gần hai mươi năm kinh nghiệm sống. Không thấy cô gọi tôi bằng “chú” đó sao!
“Được không, chú?”
“Sao không?” Tôi ngồi thẳng người, ưỡn ngực ra trước như người lính khoe những miếng huy chương lấp lánh cài đầy ngực áo. “Miễn là đừng khó quá.”
“Cháu tin là chú trả lời được.”
“Cũng mong là như thế.”
Cô rụt hai vai lại, như con mèo sắp vươn vai. Đôi môi vạch một nét ngang trên khuôn mặt đang cố làm vẻ đăm chiêu nhưng vẫn không dấu được nét nghịch ngợm trẻ thơ. Rồi cô gục gặc cái đầu cho những sợi tóc rũ lòa xòa xuống vừng trán rộng. Những sợi tóc buông mành khép hờ đôi mắt một mí lim dim, như nét chấm phá trên bức tranh truyền thần của người họa sĩ Phù Tang. Những sợi tóc óng vàng trong cái nắng phản chiếu từ cửa kính của những dinh thự cao chấp chới trong thành phố. Vài giây đăm chiêu, rồi cô đưa tay vuốt ngược mái tóc ra sau theo thói quen, và ngước lên nhìn tôi, bằng cái nhìn táy máy của đứa học trò hay thắc mắc.
“Chú có tin là có tình yêu không?”
“Tin chứ.” Tôi trả lời chắc như thể đang nắm bắt trong lòng bàn tay, một mối tình thơm mùi mực và giấy mới của những trang thư.
“Làm sao biết được mối tình mình đang có là thật hay giả hở chú?”
“Ơ... Giác quan thứ sáu... Con gái thông minh và nhạy cảm hơn con trai. Con gái dễ khám phá ra mối tình ai đó dành cho mình là thật hay giả.”
“Nếu mình không có giác quan thứ sáu thì sao?”
“Hên xui may rủi không biết chừng...” Tôi trả lời quấy quá để câu giờ.
Cô bé tần ngần một chút rồi tiếp, “Cháu cũng chẳng biết mình có giác quan thứ sáu không nữa.”
“Có chứ.”
“Làm sao biết được hở chú?”
Cô bé hỏi, hai mắt nhìn tôi đăm đắm. Trong khoảnh khắc, tôi mở rộng cõi lòng, ôm hình ảnh nhỏ bé ấy vào lòng. Trìu mến, chân thành và hạnh phúc như cánh diều no gió.
“Cháu đang đặt câu hỏi đấy nhá.” Cô nhắc nhở bằng cái gật đầu thú vị. Những sợi tóc buông rèm trên đôi vai gầy cánh hạc.
“Biết mà...”
Cô cúi đầu ra phía trước, ngước mặt, ngóng câu trả lời, “Cách nào?”
“Sự linh cảm.” Tôi tẩn mẩn xăm xoi trí nhớ, cố tìm một câu trả lời hợp lý. “Khi đối tượng làm điều gì đó mà mình cảm thấy... ơ như không được thực lòng cho lắm... Đó là dấu hiệu của giác quan thứ sáu. Nó giúp mình... đọc ra được sự chân thành trong những lời nói, trong từng cử chỉ của đối phương.”
“Chú cho cháu test thử nhá.”
“Cái gì?”
“Chú cho cháu thử xem mình có giác quan thứ sáu không nhá.”
Tôi luống cuống, “Cách nào?” Đầu óc vạch ra hình ảnh những ống chích có mũi kim nhọn, những ống nghiệm pha mầu xanh đỏ.
“Thì chú nói điều gì đó, rồi cháu thử linh cảm xem thật hay giả ấy mà.”
Câu hỏi nhảy nhót trên cánh môi mỏng mềm của người con gái. Gay go lắm đây. Tôi thầm nghĩ. Khi không lại trở thành vật thí nghiệm cho con bé lí lắc, thua mình tới gần (trời ạ!) hai chục tuổi. Thiệt tình! Lỡ thắng thì không sao. Mà thua thì còn gì là vinh dự của một người được cô bé gọi bằng chú với đầy sự kính trọng và quý mến.
“Chú đồng ý nhá.”
“Khoan đã nào...” Tôi cố trì hoãn cuộc trắc nghiệm tâm lý không có trong chương trình. “Bây giờ test cách nào?”
“Chú nói một câu, cháu đoán xem chú nói thật hay nói chơi.”
“Rồi sao nữa?”
“Không được ăn gian.”
“Đồng ý.”
“Test xong trả công như thế nào?”
“Tùy.”
Câu trả lời của cô ngắn, gọn và đầy chất tự tin. Nhưng mà tùy... cái gì mới được chứ. Tùy thời tiết, tùy bố mẹ, tùy cháu, hay tùy chú. Có bao nhiêu thứ để tùy. Chờ cho những ý nghĩ lắng xuống trong đầu, tôi đặt thành câu hỏi và chờ câu trả lời minh bạch, “Tùy... cái gì?”
“Tùy chú.” Nụ cười vạch ngang môi cô sau câu nói vắn tắt. Ừ thì tùy chú cũng được. Nhưng như vậy có nghĩa là tùy một mình chú thôi đấy nhé. Một là một, hai là hai. Quân tử nhất ngôn.
“Nhớ không được ăn gian.” Cô nhắc và đưa ngón tay trỏ ra như một giao ước không lời.
Tôi hân hoan móc tay với cô và sẵn sàng như người thí sinh chuẩn bị bước vào lớp dự kỳ thi tốt nghiệp.
“Rồi, chú nói đi.”
Tôi liếc nhìn khoảng trời vuông vắn rực nắng bên ngoài khung cửa sổ.
“Hôm nay trời đẹp quá!”
“Thật!”
“Đúng rồi. Vậy là có giác quan thứ sáu thật rồi.”
“Nữa đi chú. Chưa đủ để kết luận.”
“Cà phê ở đây ngon ghê!”
“Giả.”
“Đúng luôn!”
“Nữa đi chú.”
“Hai câu đủ rồi.”
“Nhận xét về cháu thử xem.”
Có trời đất chứng giám là tôi không hề có ý định tán cô bé chút nào hết. Trời ạ! Nhưng sao giữa ô vuông hẹn hò của đất trời buổi sang mùa thế này, làm sao mà lòng khỏi đong đưa cho được.
Tôi ngập ngừng, “Lâu lắm mới gặp một cô bé giống hệt cô gái trong nhạc Phạm Duy.”
“Sao hở chú?”
Tôi đưa đẩy, “Nhớ bài Tình Ca không?”
“Câu gì hở chú?”
“Và yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà, có duyền.”
Cô ngập ngừng, mắt lấp lánh những tia nhìn hoan hỉ, “Câu này có hai phần mà chú.”
“Ừ thì hai phần. Phần nào đúng? A hay B. Hay cả hai đều đúng?”
Cái đầu lúc lắc. Một lọn tóc phủ xuống trán, như cố che đi cái ngượng ngùng. Rồi cô ngước lên, lắc đầu, “Không được. Câu này quá phức tạp. Tìm câu nào của riêng chú kìa. Cái đó ông Phạm Duy tưởng tượng thôi. Làm gì có ai được như vậy. Có những người miệng xinh mà nói ra thì cứ toàn những dùi đục chấm mắm tôm, còn có người sứt môi mà nói năng ngọt ngào không chịu được. Câu khác đi chú. Câu của chú mới linh nghiệm.”
“Làm như cầu cơ.”
“Không. Cái này phải nghiêm túc mới chính xác. Nữa đi chú.”
Lại nữa đi chú. Nữa đi chú. Tôi thương cái câu nữa đi chú biết chừng nào! Nữa thì nữa.
“Cái áo đầm của Như thật đẹp.”
“Thật!”
“Vậy đúng rồi.”
“Tóc thả ngang lưng coi dễ thương.”
“Thật!”
“Đúng luôn.”
Trò chơi sẽ thành nhàm chán nếu cứ dằng dai đối thoại như thế này. Tôi thầm nghĩ, và như đứa bé sợ ma mà vẫn tò mò muốn biết có gì lạ trong tòa lâu đài huyền bí, tôi liều lĩnh bước một bước thật xa vào vùng cấm địa. Nhưng trong tiếng nước tôi, có những câu nói ra thấy ngượng miệng, nhất là trong cách xưng hô, thành ra tôi mượn tiếng của xứ sở tạm dung.
“I think I love you.”
“What?”
Cô bé sựng lại mất vài giây. Như người bệnh tim lịm vào cơn đau trộn lẫn với cái say ngất ngây của liều thuốc giảm đau cực mạnh. Một thoáng thôi, rồi cô lấy lại cái hồn nhiên của một cô gái vừa mới qua tuổi dậy thì. “Chú chọc quê Như hoài!”
Đó là lần đầu tiên cô bé nói chuyện xưng tên.
“Trả lời đi chứ. Thật hay giả?”
“Cháu...”
“Hãy tin vào sự linh cảm của mình. Tiếng Anh gọi là gut feeling đấy.”
Cả hai cùng lặng thinh. Rồi bỗng dưng cô đổi đề tài, “Thứ bẩy tuần trước cháu thấy chú ngoài chợ Farmers.”
Tôi nghiêng đầu suy nghĩ. Thỉnh thoảng tôi ghé chợ nhưng không phải để mua thức ăn mà để nhìn thiên hạ ngược xuôi, và để nghe ông già người Đức chơi đàn tây ban cầm.
“Chợ Farmers, rồi sao nữa?”
Con mắt liếc ngọt, trước khi đôi môi mím lại, “Cháu thấy chú xách giỏ cho người ta.”
Tôi ngơ ngác, “Người ta nào?”
“Còn ai vào đây nữa. Cái chị đó kỳ cục quá đi!”
“Ai vậy ta?”
Cô nhìn ra ngoài khung kính, cánh môi trễ xuống, như đang giận hờn, “Có ba bọc mà để chú xách hết. Gì mà coi người ta như phu khuôn vác!”
Tôi lặng thinh, mỉm cười nhìn Như. Cô hất cho mái tóc chảy qua một bên vai, nhìn lướt qua vai tôi, làm như đang đuổi theo một ý nghĩ nào đó. Rồi bỗng dưng nhìn thẳng vào mắt tôi.
“Chú đừng nghĩ là cháu ghen. Không có đâu. Cháu chỉ thấy kỳ cục. Thôi về chú ơi. Chiều rồi đấy. Chừng nào gặp, nhớ cho cháu câu trả lời.”
Tôi ngơ ngẩn, “Câu trả lời gì?”
“Cái vụ ngã ấy mà.”
“Ừ, à, nhớ rồi. Ngã.”
Thấy tôi ngó vu vơ bên ngoài khung kính, cô bé ngạc nhiên, “Chú nhìn gì ngoài đó vậy?”
“Nhìn trời.”
Cô bé quay mặt nhìn khung trời chữ nhật, “Xanh biếc hả chú?”
“Ừ, xanh như biển.”
“Chú biết bài thơ Thuyền Và Biển không?”
Tôi ngơ ngác lắc đầu.
Cô bé nhún vai, “Chú dở. Làm thơ mà không biết biết bài thơ Thuyền Và Biển.”
Thấy tôi mỉm cười, cô nghiêng đầu, “Hay là chú biết mà làm bộ không biết để nhạo cháu.”
Tôi gật gù không nói. Những ngày tôi mới lớn, đầu óc đựng đầy thơ văn tiền chiến. Chúng tôi theo Huy Cận đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ, kỳ kèo theo Nguyễn Bính nếu đừng có giậu mùng tơi thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng, thở than với gió Hàn Mặc Tử rằng người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Thời chiến tranh, chúng tôi say đắm Nguyên Sa áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, thao thức với Đinh Hùng chưa tội lỗi đã thấy lòng hối hận, thở than cùng Vũ Hoàng Chương lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ và Trần Dạ Từ lần đầu ta ghé môi hôn, trăm con ve nhỏ hết hồn kêu vang; đầu óc thời mới lớn còn chỗ nào cho thuyền, cho biển.
Thành ra tôi thật thà, “Không biết thật mà.”
Cô gái khoanh tay trên mặt bàn, thì thầm đọc, bằng môi hồng mịn ướt và ánh mắt long lanh. Trong thoáng chốc, tôi thành con thuyền bập bềnh trên sóng mắt người con gái. Tâm hồn củi mục bỗng dưng nặng trĩu mùi dân ca, mùi cải lương Hồ Quảng. Trong đời, ai mà không có lúc cải lương. Không tin hãy thử ngồi trước một người con gái mặn mà trên môi mắt, duyên dáng trong ngôn từ. Hãy bốn mắt đăm đắm nhìn nhau, hãy chăm chú nghe những câu thơ tình ai viết hộ. Hãy uống cho ngoan từng câu, từng chữ đọng trên cánh môi mềm, sẽ thấy lòng mình mê đắm. Vì tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên. Giọng con gái ngọt ngào. Tay sẽ run và ngôn từ sẽ không còn suông sẻ. Như tôi đang bị một người con gái bỏ bùa bằng những câu thơ mà phút giây này bỗng dưng thành thần chú. Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố. Lúc cô bé ngừng đọc, cánh môi trên còn hé mở, khoe mờ chiếc răng cửa xinh xắn.
“Xuân Quỳnh đó chú. Tụi bạn cháu ai cũng mê thơ Xuân Quỳnh. Ngoài chỗ cháu thơ thì có Thuyền Và Biển, văn thì có Sông Đông Êm Đềm.”
Tôi chưa có dịp đọc Sông Đông Êm Đềm, nhưng nghe cô bé ca ngợi hoài (bao nhiêu lần rồi!) tôi đâm ra không muốn đọc. Cô nhỏ làm như trên thế gian này chỉ có mỗi một cuốn Sông Đông Êm Đềm là đáng đọc.
Toan nói cho cô bé nghe ý nghĩ của mình, tôi lại lặng thinh ừ hử cho xong. Bởi buổi chiều quá rực rỡ ngoài kia ai dại gì trong này tranh luận những chuyện không cần thiết.
Cho đến lúc ấy vẫn không có chuyện gì xảy ra. Lần hẹn thứ bao nhiêu rồi tôi không nhớ rõ. Nhưng cũng như mọi lần, không có chuyện gì xảy ra giữa Như và tôi ngoài cái chuyện thang máy bị kẹt.
Uống cạn ly cà phê nguội, Như với tôi ra về, sánh vai nhau, như tình nhân, như vợ chồng. Chỉ còn thiếu dựa vai nhau, chỉ còn thiếu ôm nhau mà hôn mê mải như cặp tình nhân đứng ngoài hành lang, trước những bậc cầu thang xoắn ốc. Hai đứa ra về, như không có chuyện gì xảy ra, như chưa hề nói cho nhau nghe chuyện vấp ngã, u đầu, sứt trán, bầm tím châu thân, trầy da tróc vẩy. Cũng như thể chưa hề liều lĩnh nói cho nhau nghe cái câu tỏ tình quá ư là cổ điển I think I love you ai cũng có thể nói ra mà không cần bỏ công minh chứng cho điều mình nói.
Tôi nhường cho Như bước vào thang máy trước. Ngón tay thon vừa đặt lên cái nút có chữ P thì đèn trên trần thang máy tắt ngúm và chiếc quạt dấu trên trần cũng ngưng quay. Chúng tôi lọt hẳn vào vũng tối keo đặc, im ắng rợn người.
“Thôi chết rồi chú ơi!” Như kêu lên thảng thốt.
Tôi gồng mình đứng như thân cây khô héo trong bóng tối. Hai cánh tay thận trọng ép sát thân mình.
“Cúp điện rồi chú ơi!” Tiếng kêu than não lòng.
“Đừng sợ, Như ơi.” Tôi trấn an, “Chắc cúp điện chút xíu thôi.”
“Tối quá!” Tiếng Như rên rỉ. “Sao lại cúp điện giờ này không biết nữa! Mình ở tầng mấy vậy chú?”
“Mười hai.”
“Trời ơi, lỡ thang máy rơi xuống thì chú cháu mình chết hết.”
Ừ thì cúp điện như thế cũng hay. Tôi cười thầm và cố mở lớn hai mắt tìm hình ảnh quen thuộc của người con gái, nhưng trong bóng đen đậm đặc, tôi chỉ thấy dội ngược từ trí tưởng mình, hình ảnh khuôn mặt trái xoan ca dao, con mắt một mí và cặp môi mỏng mịn màng những lời lý lắc.
“Chú nói gì thế?”
“Đâu có.”
“Cháu nghe rõ ràng mà! Gì mà chết... chóc gì đó.”
“Ừ, thì lỡ thang máy rớt xuống thì mình được chết chung. Thiếu gì người ước mơ như thế.”
“Trời ơi!”
Tiếng kêu rên khe khẽ. Hơi thở thoảng mùi cà phê. Bàn tay mát lạnh nào đó bất chợt chạm vào má tôi. Mò mẫm qua cánh mũi, rồi tuột xuống miệng, bàn tay mềm ấy bịt hờ hai môi tôi.
“Chú nói bậy quá à!”
“Chứ không à. Điện cúp, thang máy tự động rơi xuống...” Tôi nói giữa những kẽ ngón tay.
“Trời ơi, đừng nói nhảm nữa được không.”
Mùi hương dịu dàng tỏa trong khoảng chữ nhật đáy ly cà phê đậm đặc. Mùi hương nào đó thật gần mà cũng thật xa quấn quyện lấy không gian đen thẫm. Hương của tóc; hương của thịt da. Gây gây, dịu dàng. Thân thể nào đó mềm mại chạm khẽ vào người tôi. Có có, không không. Như mép vải đan thưa, như tấm khăn voan gió lùa phất phơ chạm vào cành lá. Thời gian ngừng trôi. Hào quang rực rỡ trong vũng tối mê muội. Rồi thêm một bàn tay nữa gắn môi tôi lại.
Tôi tỉnh tỉnh, mê mê. Như tay bợm nhậu miền quê bước lên chiếc cầu khỉ chênh vênh.
“Thật mà, không có điện, nó sẽ rơi xuống, mình sẽ phải chết chung. Không muốn cũng phải chịu...”
“Trời ơi, chú đừng nói nữa.” Tiếng thở hổn hển lùa lên tóc, lên cổ tôi. “Như sợ quá. Đừng nói, Như thương. Như thương chú suốt đời.”
Tôi quơ nhẹ hai tay trước mặt, cầm lấy cổ tay Như, thì thào, “Hứa nghe!”
Nhưng cô gái chưa kịp nói gì thì đèn bật sáng. Quạt trần lại rì rào quay. Chúng tôi rời nhau ra. Cô gái xoay người bấm vội vào chữ P đỏ trên cái bảng chữ nhật có đầy con số.
“Mình về thôi chú ơi.”
Chiều hôm ấy đài truyền hình loan tin điện bị cúp vì hai con sóc đùa giỡn trên cành cây gần trạm biến điện ở ngoại ô thành phố. Một con hụt chân sao đó rớt ngay vào ổ điện cao thế.
Nhớ người con gái, tôi nhớ luôn cái lồng thang máy và mấy con sóc lanh chanh trên những nhánh cây rậm lá của bao nhiêu mùa màng lặng lẽ qua đi trong đời.
2.
Có đến bẩy tám năm sau tôi mới gặp lại người thiếu phụ năm xưa. Cô cháu nhỏ. Con bé em lý lắc. Người tình học trò. Tất cả. Gầy gò, tiều tụy. Chiều mùa đông. Khăn quàng kín cổ. Áo lông xù như con gấu miền địa cực. Môi vẫn mỏng nhưng đã hằn thêm những vết nứt khô. Con mắt đeo nặng những quầng thâm.
Chỉ có nụ cười là vẫn như thuở nào.
“Đi đâu thế này?” Cô hỏi, không còn chú cháu như dạo nào.
“Ghé sở thuế có chút việc. Như, phải không?”
Tôi nheo mắt ngỡ ngàng nhìn vào khuôn mặt đã có thêm những đường gẫy sắc cạnh.
“Còn ai vào đây nữa!”
“Như đi đâu vậy? Trời ơi, tự dưng mất biệt. Có rảnh, mình ghé quán cà phê ngày xưa...” Tôi cuống quýt, hụt hơi như người đuổi theo lá thư tình bị gió cuốn đi.
“Xong ngay!” Thiếu phụ vừa nói vừa đưa bàn tay đeo găng đen vuốt ngược mái tóc ra sau, cử chỉ quen quá trời là quen.
Chúng tôi vào quán cà phê ngày trước, ngồi đúng chỗ ngồi của lần gặp cuối cùng. Nhưng suốt một tiếng đồng hồ, chỉ toàn những đối đáp không đầu đuôi về thời tiết, về mùa màng, về lụt lội ở Việt Nam, về cơn bão tuyết khốc liệt hôm nào dạt ngang thành phố. Bao nhiêu điều muốn nói bỗng dưng thành vô nghĩa. Suốt một tiếng đồng hồ, tôi làm như không thấy chiếc nhẫn vàng có những hạt kim cương lấp lánh trên cái ngón xương xẩu thứ tư của bàn tay thiếu phụ.
Và cũng chả còn gì để kể cho nhau nghe.
Lúc về, đứng với nhau trong lòng thang máy ấm cúng, tôi cũng không thầm mong cho có con sóc nào nhảy vào đường dây cao thế của trạm biến điện ở ngoại ô thành phố.
Mãi đến khi Như nhắc đến chuyện xưa, lòng tôi mới phảng phất chút bùi ngùi.
“Nhớ bữa hôm mình bị kẹt trong thang máy không?”
“Sao không.”
“Tới giờ Như vẫn tội nghiệp con sóc.”
Tôi kéo cao cổ áo mùa đông, “Con bị điện giật hay con còn sống sót?”
“Con còn sống sót mới đáng tội nghiệp. Mỗi lần nghĩ đến nó Như lại không cầm được nước mắt.”
Vẫn xưng tên như ngày xưa. Ừ thì vẫn xưng tên. Như ngày xưa. Nhưng khoảng cách sao mịt mùng. Tôi rầu rĩ nhìn người thiếu phụ. Lòng cay đắng vô duyên. Ừ, cái người hứa thương người ta suốt đời rồi trốn đi biền biệt bẩy tám năm trời thì biết gì chuyện tang thương, khổ lụy mà khóc với cười chứ.
“Biết tại sao Như thương con sóc còn sống sót không?”
Tôi khẽ lắc đầu, nhìn đăm đắm con mắt có đuôi đang loang loáng những giọt nước trong như ngọc.
Giọng Như rạn vỡ, “Bởi vì nó cũng giống Như, khi không lại trở thành góa bụa.”
Quá sững sờ, tôi không tìm ra được bất cứ một lời nào để xóa đi cái u ám của câu chuyện. Không còn như thuở nào, cả hai chúng tôi cùng rất cần ai đó cho điểm vớt; điểm nhân đạo cho những câu đối thoại rời rạc.
Như không để tôi đưa về như dạo trước. Tôi đứng với nàng ở trạm xe buýt nghe gió gắt chém từng nhát buốt nhói lên da mặt. Cái lạnh len qua cổ áo, bò dần xuống sống lưng. Không còn gì để nói. Hai cái đầu mang những bó ý tưởng rất riêng, rất khác.
Lúc bóng chiếc xe buýt nặng nề lấp ló cuối đường, Như quay qua tôi, cười. Trời ơi, nụ cười trẻ thơ. Nụ cười tôi bắt gặp ngày tôi mới bước vào tuổi trung niên và cô bé vừa mới dậy thì cách đó không lâu.
3.
Năm tháng vẫn trôi. Như bây giờ ở phương trời nào tôi cũng chả buồn để ý. “Cái chị” tôi xách giùm ba bọc đồ trong chợ Farmers ngày nào cũng đã đi xa. Cuối cùng chỉ còn lại mình. Đời sống là như thế. Tôi chả bao giờ thắc mắc. Bây giờ mỗi lần nghĩ đến Như, tôi chỉ còn giữ lại được nụ cười thơ dại của lần gặp cuối.
Ừ, còn câu nói hồn nhiên này nữa chứ.
“Nhớ bữa hôm kẹt trong thang máy không? Như chưa kịp hứa gì hết thì đèn đã bật sáng. Đâu phải lỗi ở Như. Phải không. Đâu phải lỗi tại Như...”
Không phải lỗi tại Như thì lỗi tại ai bây giờ?
- Hoàng Chính -
Comment