Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Người Đàn Bà Chặt Sắt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Đàn Bà Chặt Sắt

    NGƯỜI ĐÀN BÀ CHẶT SẮT

    Phượng sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Đồng Nai. Ba nó làm thợ hồ, lương ba cọc ba đồng không nuôi nổi vợ và bốn đứa con đang tuổi lớn. Phượng 16 tuổi, đang học lớp 10, sau nó là ba đứa em trai : Lộc 12 tuổi, học lớp bảy, Phát 9 tuổi học lớp bốn và cu Tài 5 tuổi chưa đến trường. Mẹ chúng , bà Sửu đụng gì làm nấy, miễn có được ít tiền về đong gạo ăn.
    Ba Phượng nghèo quá nên phẫn chí, thường uống rượu để giải sầu, thời gian sau ông bị xơ gan, bụng chướng lên đau đớn rồi mất năm ngoái. Bà Sửu buồn nên đổ bệnh, nằm liệt giường cả tháng. Phượng đã vét lon gạo cuối cùng trong khạp để nấu cháo cho mẹ. Bà Sửu tuy mới 45 nhưng trông già sọm trước tuổi. Bà gắng gượng dậy húp chén cháo hành từ tay con gái. Tội nghiệp bốn đứa con nhỏ của bà, chúng cũng phải ăn cháo thay cơm. Bà đã hơi khoẻ, phải đi xin việc làm ổn định gấp kẻo cả nhà chết đói. Chỗ dựa duy nhất là ba chúng nay đã không còn. Cũng may con đầu lòng là gái, nên nó đỡ đần cho bà nhiều việc. Nó phải lo nấu cơm, giặt giũ, dạy các em học bài…dù bận rộn như vậy nhưng nó vẫn là học sinh khá, giỏi nhiều năm. Bà Sửu không đành lòng để con cái phải thất học, sau này đời chúng sẽ khổ như hai vợ chồng bà thôi!
    Một xưởng phế liệu tư nhân đang thiếu người đã nhận bà. Công việc của bà là ngồi phân loại ve chai. Đồ phế thải, bao ni lon, lon bia, giẻ rách…được thu gom về . Một nhóm thợ sẽ lượm từng thứ cùng loại xếp chung với nhau. Ngồi giữa đống đồ thải bẩn thỉu, bụi bặm…bà cố kềm cơn ho kéo dài mấy tuần qua chưa hết hẳn. Mỗi ngày lãnh được một trăm ngàn, đủ để mua kí gạo, ít thức ăn, còn phải để dành để đóng học phí cho các con nữa.
    Tuy công việc mất vệ sinh, thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, bà Sửu vẫn phải cắn răng làm vì nếu không sẽ không biết xoay sở vào đâu. Có việc là đã may mắn lắm rồi. Lũ nhỏ biết mẹ vất vả nên rất ngoan. Chúng nghe lời mẹ cố gắng học giỏi để sau này có nghề nghiệp đàng hoàng. Cu Tài ở nhà chơi mãi cũng chán, cứ đòi mẹ cho đi học. Phượng đành phải dạy em học viết chữ, tập đọc, làm toán. Thằng bé khá thông minh, học đâu nhớ đó nên sau một thời gian nó đã giỏi như học sinh lớp một. Mẹ nó tính cho con đi học nhưng nó chưa đủ tuổi, đành phải chờ qua hè này thôi .
    Dạo này, xưởng thu mua thêm sắt phế liệu. Chủ xưởng cần người chặt sắt vụn ra. Chỉ có một người thợ đàn ông ngồi chặt nát những miếng sắt to. Chủ kêu gọi chị em phụ nữ, xem ai muốn đổi công việc tuy nặng nhọc nhưng lương được gấp đôi. Các bà đều lắc đầu, le lưỡi. Tay đâu cứng mà đi chặt sắt cho nổi! Bà Sửu xung phong nhận việc. Có thêm tiền lúc này đỡ khổ vô cùng, bà có thể cho thằng cu út đi học được rồi, tiền quần áo sách vở cả triệu chứ đâu ít. Dù vất vả, cực nhọc thế nào, bà cũng ráng chịu đựng vì tương lai của các con. Bà ngồi riêng một góc, tay cầm cái rựa to, một tay bà giữ tảng sắt hình thù méo mó, nặng trịch, đặt lên cái đe, rồi cứ thế bửa xuống từng nhát, từng nhát nghe đinh tai, nhức óc…Bà chặt xuống cả chục lần, tay đau buốt, tê cứng, miếng sắt mới chịu rời ra. Không hiểu vì sao ông chủ lại bắt thợ chặt nhỏ miếng sắt , có lẽ để dễ bỏ vô nấu lại. Từng miếng tôn cũ to, cái chân đèn cong vẹo, cái ghế sắt rỉ …bà phải chặt từng khúc nhỏ bằng khoảng mười phân vuông. Tối khi về nhà, hai vai, khuỷu tay, bắp tay bà mỏi nhừ, đau nhức không kể xiết! Những ngày đầu, bàn tay bà sưng phồng, tím lại, có chỗ rỉ nước vàng…Chỗ làm cũng gần nhà, nên trưa nào Phượng và các em thay phiên nhau qua đưa cơm cho má. Nhìn bà ngồi dưới nắng chang chang, mồ hôi ướt đầm mặt, cánh tay đưa lên xuống nhiều lần, chặt những tảng sắt to nặng, cứng ngắc…Phượng len lén chùi nước mắt. Nó càng quyết tâm học giỏi để gánh vác gia đình thay má. Nó thương má vô cùng, tối nào về, Phương cũng dùng dầu cù là thoa bóp tay cho bà. Nó ôm đôi bàn tay chai sần, thô kệch của má rồi khóc… Bà Sửu tuy rất cảm động, nhưng bà vờ đẩy con ra, mắng nó vô duyên, má đi làm kiếm tiền nuôi con má rất vui, việc gì mà phải khóc! Phượng hiểu má chỉ nói đùa cho nó khỏi buồn, chứ công việc đó quá nặng nhọc so với một phụ nữ. Phương ước ao ngày lãnh lương đầu tiên, nó sẽ đem về trao hai tay cho má, và buộc má phải nghỉ làm ngay lập tức! Trời ơi, con thương má, con chỉ muốn má được nhàn hạ, sung sướng, dù cho con có cực khổ thế nào con cũng cam chịu. Xin ông Trời hãy thương xót gia đình con! Phượng thường lâm râm khấn thầm như thế, âu cũng là cách tự xoa dịu nỗi buồn, sự mặc cảm, tủi thân ngập tràn trong lòng nó…
    Một ngày mưa to, Phượng mặc áo mưa qua chỗ làm của má. Nó thấy mọi người xúm xít ở trong nhà chứ không ngồi tràn ra sân như mọi khi. Má nó bị sao rồi. Bà đang ngồi tựa lưng vào tường, các cô chú vây quanh. Phượng bước vào, nó chợt rụng rời khi nghe họ mách:
    - Má mày chặt trúng ngón tay, đứt rời một lóng ra kìa…
    - Má ơi – Phương làm rơi gà- men cơm xuống đất, cơm canh vãi tung toé…- nó ngồi thụp cạnh mẹ rồi mếu máo khóc…
    Bà Sửu đã được băng kín bàn tay, máu thấm đỏ qua lớp vải dày , mặt bà tái mét, dường như nỗi sợ vẫn còn đọng lại trên khuôn mặt đen đúa, khắc khổ ấy. Bà bảo:
    - Không sao đâu con, má ngồi nghỉ lát con đưa má về
    Bác Ba cầm cái bao nhỏ, dúi vào tay Phượng:
    - Lóng tay bị đứt của má con đó. Tao bảo bả vô bệnh viện nối lại mà bả không chịu. Bả than tốn tiền lắm!
    Phượng ôm tay má, khóc to hơn. Nó không biết kiếm đâu ra tiền để chạy chữa cho má. Nghe đâu má nó còn thiếu nợ mấy bà hàng xóm. Họ cũng là dân lao động nghèo nên cũng thông cảm cho hoàn cảnh của mẹ con nó. Bây giờ mà mở miệng mượn tiền nữa chắc dù có họ cũng không cho. Phượng cứ khóc mãi cho đến khi đưa bà về nhà nghỉ ngơi. Đến đầu hẻm, gặp ông Tám chạy xe thồ hỏi thăm. Phượng nói vắn tắt, ông Tám chặc lưỡi kêu:
    - Khổ dữ hôn. Má mày có cần đi bệnh viện không tao chở?
    - Dạ thôi, con cảm ơn bác. Má con muốn về nghỉ
    - Ừ , có gì cần cứ kêu tao nghe!
    Ông Tám trên 50 tuổi, có một đời vợ và thằng con trai bằng tuổi Phượng. Vợ ông chê ông nghèo túng nên đã ôm con trai bỏ về ngoại ở. Mà từ nào tới giờ ông Tám cũng chưa làm giấy kết hôn, nên giữa ông với vợ chỉ có đứa con chung ràng buộc mà thôi!
    Chia tay vợ, ông dọn nhà thuê chỗ khác ở cho bớt tiền nhà. Chạy xe cả ngày, tối về có chỗ ngả lưng ngủ là khoẻ, đâu cần phải ở nhà to , nhà đẹp làm gì. Bà Sửu dù sao cũng có căn nhà nhỏ che mưa nắng, nền nhà lồi lõm, tường đã bong tróc, loang lổ, các cửa gỗ bị mọt nhấm sắp mục đến nơi…dù căn nhà bà nằm trong con hẻm chỉ vừa đủ chiếc xe máy chui lọt, cũng đã là rất may mắn khi không phải tốn tiền thuê nhà như ông Tám !
    Phượng nghe người ta nói , nó về rửa sạch cái lóng tay trỏ của má rồi ngâm vào cái lọ thuỷ tinh nhỏ đựng rượu trắng. Trong rượu có cồn nên lóng tay sẽ không bị vi trùng phân huỷ. Thỉnh thoảng, nó thay rượu mới vào. Nó giấu cả nhà, lén cất lọ trên cái chái bếp. Má đi làm, các em đi học cả ngày đến chiều mới về. Phượng đã lên lớp 11, năm sau nữa nó mới thi tốt nghiệp . Cu Tài học xong , chơi chán rồi lăn ra ngủ. Trước khi ôn bài vở , Phượng đều lôi cái lọ đựng lóng tay của má ra ngắm nghía. Qua lớp thuỷ tinh dày, lóng tay như phóng đại to hơn, tròn quay, cụt ngủn, thô sần, trắng bệch ra… Phượng xoay xoay lọ nhìn thật kĩ, nó thương lóng tay của má, thương má quá đỗi! Giá mà có phép màu, để lóng tay này liền vào với ngón trỏ của má. Nhìn vào đây, Phượng càng có động lực thúc đẩy nó quyết tâm học thật giỏi , đổi đời thoát nghèo. Má nó cũng quên khuấy cái lóng tay của mình , nên chẳng bao giờ hỏi nó vất đi chưa? Nhà túng thiếu, sinh nhật các con bà còn chưa nhớ, nhớ cái lóng tay vô dụng đó làm gì!
    Ông Tám thương hoàn cảnh gia đình nó, xin được gá nghĩa vợ chồng với bà Sửu. Bà biết ông nghèo, nhưng ông cũng kiếm được ít tiền phụ nuôi con cho bà. Vả lại, trong nhà có người đàn ông để nương cậy vẫn tốt hơn . Nghĩ thế nên bà Sửu đồng ý. Các con bà gọi ông là dượng. Chúng nó cũng tôn trọng và lễ phép với ông. Năm nay, cu Tài đã vào học lớp một, Phượng và các em cũng lên lớp. Chỉ còn 3 tháng nữa là Phượng thi tốt nghiệp, nếu thi đậu má nó sẽ cho con học tiếp lên đại học. Mơ ước chừng như đang trong tầm tay, nó sẽ vừa đi học vừa tìm việc làm thêm giúp mẹ. Từ ngày lấy ông Tám, má nó cũng đã chuyển qua khâu phân loại ve chai nên đỡ mệt hơn. Ông Tám đối xử với mẹ con nó khá tốt. Trưa ông không về nhà, kiếm gì ăn qua quít cho xong. Tối mịt về, ông thường hay mua thêm nửa con vịt, hay vài lạng heo quay, hôm nào chạy ế quá thì thôi! Mỗi tháng , ông phụ má nó tiền ăn, điện, nước… Thỉnh thoảng ông cho Phượng ít tiền. Ông bảo:
    - Con lớn rồi, cầm ít tiền mà xài vặt
    - Thôi dượng, con có xài gì đâu. Cần gì con sẽ xin dượng…
    - Con cứ giữ lấy, dượng thương…
    Ánh mắt ông nhìn khiến Phượng cảm thấy là lạ. Có lúc, ông vuốt má , vuốt cằm nó rồi hôn lên mặt nó làm nó ngượng nghịu nghiêng đầu né tránh. Phượng nghĩ, chắc ông thương nhớ con trai, mà Phượng cũng trạc tuổi con ông nên ông thương nó chăng?
    Dạo này, Phượng và các em trai của nó cao hẳn. Mới 17 tuổi, Phượng đã cao một mét sáu. Thằng Lộc cũng cao xấp xỉ Phượng. Nó cũng phụ giúp chị chẻ củi, luộc rau, xách nước từ giếng vào. Phượng càng lớn càng xinh xắn, dễ thương. Căn nhà nhỏ xíu chừng ba chục mét vuông, có một buồng ngủ của mẹ nó kế với nhà bếp. Cái gác xép ở trên là chỗ ngủ của chị em nó. Phượng mong có tiền để sửa chữa , cơi nới diện tích nhà to thêm. Dù gì nó và các em cũng cần có phòng ốc riêng tư vì đứa nào cũng đã lớn, cứ nằm ôm nhau ngủ hoài coi sao được! Trong bếp có cái nhà vệ sinh nhỏ, cửa gỗ dùng lâu bị mục, nứt nẻ vài đường . Như thường lệ, trưa ăn cơm xong, Phượng tắm rồi đi học. Hôm đó, sau khi ăn cơm ở ngoài, ông Tám hứng chí uống vài ly đế, thấy nhức đầu nên nên về nhà nghỉ, bất ngờ nghe trong buồng tắm có tiếng nước chảy, ông nhìn qua kẽ nứt ở khe cửa. Ông thấy thân thể trắng ngần của Phượng phơi lồ lộ trước mắt. Vì cái kẽ nứt nằm ở lưng chừng nên ông chỉ thấy được phần trên của nó thôi. Đôi bầu ngực của con nhỏ vun lên như hai cái chén bánh bèo, cái núm trắng hồng be bé mới xinh đẹp làm sao! Cơ thể của đứa con gái đang tuổi dậy thì mơn mởn như đoá hoa đang hé nụ. Ông Tám bị rung động khắp toàn thân. Người ông như có luồng điện chạy qua. Ông nuốt nước miếng đánh ực một cái. Bà Sửu đã già, thân hình teo tóp, ngực chảy nhão, da đen nhẻm chẳng còn chút gì hấp dẫn. Phượng là con riêng của vợ, ông cũng thương nó như con của mình. Nhưng ngặt nỗi, con bé “ngon lành” , thơm tho như múi mít vàng hườm, khiến ông không còn đầu óc đâu để suy nghĩ nữa. Thằng cu Tài đang ngủ ở trên gác. Mấy đứa kia đi học. Vợ ông đi làm, chỉ còn mỗi ông và con Phượng. Thời cơ vô cùng thuận tiện. Trong người ông nóng hừng hực như lửa đốt, men rượu làm ông chếnh choáng…Phượng bước ra, giật mình khi thấy dượng đã về. Nó hỏi:
    - Dượng ăn cơm chưa?
    - Ăn rồi. Dượng mệt nên về nghỉ. Con sắp đi học hả, để dượng chở…
    - Dạ thôi, con đi xe đạp quen rồi
    Bất thần, ông Tám đứng lên ôm lấy nó, ông thở hổn hển vô mặt nó, mùi rượu thoang thoảng làm Phượng thấy muốn ói. Nó la lên nhưng ông đã bụm chặt miệng nó:
    - Dượng thương con, con ngoan dượng cho tiền…Dượng nựng con một chút thôi, ngoan nha…
    Phượng vùng vẫy, nó cố thoát khỏi vòng tay của ông Tám, nhưng ông như con thú say mồi, ông không còn biết suy nghĩ đạo lý, phải trái gì nữa. Ông đang là một con đực và Phượng là một con cái, một con cái xinh đẹp, nõn nà nhường ấy thì có là thánh mới không động lòng (!). Ông vật nó xuống chiếc giường mà vợ chồng ông vẫn nằm mỗi đêm. Miệng ông khoá chặt miệng nó, không cho nó la, tay ông cởi phăng áo quần trên mình nó. Thân hình to lớn của ông đè chặt lên người Phượng khiến nó không sao thoát ra nổi tên dâm loạn kia. Phượng khóc, nước mắt chảy giàn giụa trên mặt nó… Ông Tám đưa tay sờ soạng khắp người nó, rồi ông cởi hẳn cái quần của ông ra, nhưng vẫn mặc áo, có lẽ ông phải tranh thủ cho nhanh kẻo toi công! Phượng vẫn cố giãy giụa, thừa lúc ông lơ là, nó đưa tay túm tóc ông kéo mạnh, tay kia cào sâu vào mặt ông. Đúng lúc đó, bà Sửu mở cánh cửa gỗ bước vào. Hôm nay hàng ít, bà làm xong sớm nên chủ cho về. Bà vào trong, bỗng vô cùng hoảng hốt và tức giận khi thấy đứa con gái ngoan đang trần truồng, cố vùng vẫy đẩy ông Tám ra. Nhìn quanh, bà vội chụp cái búa chẻ củi nơi góc bếp gần đó , bà giáng mạnh vào lưng gã đê tiện . Gã “hự” lên một tiếng rồi nằm lăn xuống đất. Bà Sửu như bị thôi miên, bà rít lên:
    - Chết cha mày đi, thằng chó đẻ…
    Bà giơ búa lên giáng liên tục vào người gã. Dễ chừng bà tưởng gã là miếng sắt vẫn chặt thường ngày . Phượng quơ vội cái mền che khắp người, nó la lên:
    - Má ngừng tay! Con không sao đâu!
    - Mày chết cho rồi, thằng súc vật, hại con tao, đứa nào đụng vô con tao tao giết chết!
    Ánh mắt của bà long lên dữ tợn, bà bổ một nhát chí mạng vào đầu gã, máu chảy loang trên nền đất…Thằng Tài nghe động chạy xuống. Phượng và em nó rú lên thất thanh. Hàng xóm chạy huỳnh huỵch sang xem đông như hội. Bà Sửu vẫn đứng đó bất động, tay cầm cái búa rỉ máu ròng ròng. Bà lẩm bẩm:
    - Thằng chết bằm, mày đi ra đường mà kiếm gái, sao dám hại con tao!
    Công an đến bắt bà đi, họ đo đạc hiện trường, đem xác ông đi khám nghiệm…mọi người còn chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao? Họ xầm xì với nhau… Bà Muối, người Hoa bán bánh tiêu ở cuối hẻm, bĩu môi:
    - Hềy, Con mẹ lày hung dữ, giết người…
    - Giết chồng nó mới ghê!
    Phượng la to :
    - Mấy bà im đi, không hiểu gì thì đừng nói. Tại ông ta hãm hiếp tôi. Mẹ tôi là người vĩ đại nhất thế giới!
    Mọi người tản ra, ai về nhà nấy, khi hiểu sự tình họ không còn dè bỉu gì mẹ nó nữa!
    Ba tháng sau, phiên toà xét xử lưu động diễn ra ở khu đất trống gần Uỷ ban. Hàng trăm người kéo đến xem. Phượng đã kể hết cho cô giáo chủ nhiệm của nó. Cô đi mời luật sư để bào chữa cho mẹ nó. Ông luật sư thấy họ quá nghèo, nên thương tình nhận giúp không. Ông Tám đã chết . Mẹ nó bị qui tội giết người, có thể bị tù lâu năm. Phượng và các em nó khóc hoài. Thương em, nhiều lúc Phượng tỏ ra cứng cỏi, an ủi các em, rằng mẹ sẽ về sớm với chúng ta! Ba đứa em trai ngơ ngác, chỉ hiểu lờ mờ chứ chúng cũng không biết hiếp dâm là gì! Ở vùng ngoại ô heo hút này, có nhà nào có internet, sách báo để xem đâu! Sau mấy tháng, bà Sửu gầy sọm hẳn, tóc bạc nhiều hơn. Đôi vai của bà rũ xuống như cái tàu lá chuối héo. Bốn đứa nghỉ học, trông cho đến ngày này để được gặp mẹ. Sau khi toà hỏi các tình tiết, mẹ nó trả lời rành rọt… Dân chúng ồ lên, xì xào tội nghiệp mẹ nó. Ông luật sư nói:
    - Một người phụ nữ goá bụa, nuôi bốn đứa con, bản thân rất nghèo túng. Bà tưởng bước đi bước nữa sẽ bớt cô quạnh, sẽ có thêm nghị lực, ý chí để lo cho con ăn học. Nhưng không ngờ, sự xui rủi cứ liên tục giáng xuống đời bà, vì ông chồng kế mất nhân tính đã khiến bà phạm tội nặng. Thử hỏi, trước một con cọp dữ, thậm chí một con ác quỉ đang xâm phạm con mình, có bà mẹ nào khoanh tay đứng nhìn, dù sức cùng lực kiệt cũng phải sống chết để giải thoát cho con, huống chi đây lại là người đầu ấp tay gối mỗi đêm! Ông Lê văn Tèo, tên hiệu Tám, đã không còn nhân tính khi giở trò đồi bại với con riêng của vợ, một con bé chưa đến tuổi trưởng thành, thì thử nghĩ, ông ta còn tính người nữa đâu mà không loại bỏ khỏi xã hội. Tôi không ủng hộ việc bà Sửu giết người, nhưng trong thời khắc ấy, bà đã không tự chủ được vì quyết tâm cứu thoát con, nên đã nặng tay với ông ấy. Tôi xin Toà xem xét hoàn cảnh thân chủ của tôi còn bốn con dại phải nuôi, bản chất lương thiện, mới phạm tội lần đầu và phạm tội trong lúc tinh thần chấn động mạnh, do đó, tôi đề nghị Qúi Toà tha bổng cho thân chủ của tôi!
    Tiếng vỗ tay rào rào… Vài người la to:
    - Tha đi!
    - Gặp tui là tui cũng giết…
    Bản án sơ thẩm Toà kêu 2 năm tù đã khép lại. Bọn trẻ ùa tới toan ôm lấy mẹ nhưng chúng bị ngăn lại. Bà Sửu lại bị công an dẫn đi… Phượng la to cho bà nghe: “Con đậu tốt nghiệp rồi, má ơi!”. Nó thoáng thấy mẹ nó mỉm cười… Luật sư cố kháng án đến cùng. Cô giáo và các bạn của chúng cũng năn nỉ ông hãy cố giúp trả tự do cho bà Sửu. Cái tên Sửu đúng là khổ, đời bà như một con trâu kéo cày quần quật lo cho con, chưa từng một ngày được ăn ngon mặc đẹp như người ta, bây giờ còn phải vướng vòng lao lý , thì các con bà sẽ sống ra sao?
    Sau 3 tháng, phiên toà phúc thẩm lại diễn ra, định đoạt số phận của cả gia đình Phượng! Mọi người đến xem đông gấp ba lần trước. Công an phải đến vẫn hồi trật tự. Toà hỏi bà Sửu có ân hận gì không? Bà bảo bà chỉ thương con, bà tiếc là không bảo vệ các con đến suốt đời này, bà tiếc vì đã tin lầm một người đàn ông! Hôm đó quả thực tinh thần bà bị kích động, bà rất ân hận vì sự việc đã rồi! Phượng lo lắng đến mất ăn mất ngủ, kì này mà Toà xử như cũ, chúng nó phải xa mẹ như đám gà con lạc bầy, mất hết phương hướng và chỗ dựa, chúng biết xoay sở thế nào đây?
    Vị quan Toà vẫn giữ nguyên thái độ cứng nhắc, vô cảm, khi cho rằng mẹ nó đã tước đoạt sinh mạng của người khác. Ông luật sư trổ tài hùng biện, nhưng xem ra kết quả không khả quan! Khi Toà hỏi Phượng, nhân chứng chính và cũng là nạn nhân trong vụ án, Phượng bình tĩnh hẳn. Nó thấy nó đã trưởng thành rồi, nó đã đầy đủ bản lĩnh khi trải qua các biến cố trong đời mình. Nó từ tốn đáp:
    - Thưa quan Toà, má con sinh chúng con ra, nuôi nấng, giáo dục chúng con là những học sinh ngoan giỏi nhiều năm. Khi ba con mất đi, má đã một mình gánh vác, là lao động chính kiếm tiền nuôi chúng con ăn học. Quí Toà có biết má con làm gì không? Má con chặt sắt đó…
    Mọi người ồ lên, có vẻ như không hiểu rõ lắm… Phượng bình tĩnh đưa cao lọ thuỷ tinh đựng lóng tay của mẹ, viên trợ lý cầm lấy trình cho quan Toà xem.
    - Má con chặt sắt ở xưởng phế liệu. Mỗi ngày, má phải dùng rựa chặt tất cả sắt thép cũ nhỏ thành từng miếng. Má đã sơ ý chặt mất một lóng tay của mình. Con đã cất giữ cẩn thận lóng tay này, nó nhắc nhở con hàng ngày về công ơn, lòng hy sinh vô bờ của má dành cho chúng con. Đây cũng chính là một phần xương thịt, máu đã đổ ra từ cơ thể má để nuôi dưỡng, bảo vệ cho chúng con…
    Phượng bật khóc, ba đứa em của nó cũng khóc oà… Ở hàng ghế của bị cáo, mẹ nó cũng đang gạt nước mắt… Mọi người xung quanh sụt sịt... Bất chợt cu Tài la to:
    - Hổng chịu đâu, con vô tù ở với má hà…Hihihi…
    Tiếng khóc “hi hi…” của con trẻ không làm người ta tức cười, mà làm họ rơi lệ nhiều hơn… Mắt ông luật sư, cô giáo của Phượng cũng đỏ hoe. Nhiều người đồng tình , thương cảm cho mẹ con nó. Quan Toà sau khi cân nhắc từng chi tiết, chứng kiến tình mẫu tử thật cảm động, ông tuyên án bà Sửu một năm tù nhưng cho hưởng án treo, bà vẫn có thể tại ngoại đi làm nuôi con.
    Sau này, khi Phượng và các em đã có sự nghiệp, chúng mua đất ở thành phố rồi xây một ngôi nhà khang trang cho mẹ ở. Phượng lập gia đình, bà Sửu yên tâm vì nó vẫn còn trinh tiết, chưa bị xâm phạm. Bà nhớ lại cái lóng tay, hỏi Phượng:
    - Mà nè, cái lóng tay đó má đâu có nhớ, sao con cất đi mà không nói cho má biết gì hết trơn vậy?
    - Má đâu biết quí nó, đưa cho má xem má kêu con vất đi thì sao?
    Rồi Phượng rúc đầu vào lòng má, hệt như những ngày thơ ấu hay nũng nịu… Nó hạ giọng, thì thầm vào tai má:
    - Mà không nhờ con giữ lại, làm sao má trắng án được, phải không?
    - Con quỉ nhỏ này…
    Bà mắng yêu Phượng, hai mẹ con cùng cười. Nắng ấm đã lan toả, sưởi khắp cùng ngôi nhà thân thương của Mẹ con Phượng, chấm dứt những cơn giông tố phũ phàng, những trận động đất kinh khủng đã qua đi trong đời họ, để thấy được bầu trời quang đãng hôm nay.
    02/7/2013
    DIÊN MINH
    Last edited by FBI Bụi; 19-07-2015, 01:20 PM. Lý Do: remove links
Working...
X