Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nay Paris Vừa Vào Thu - Nguyễn Thị Cỏ May

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nay Paris Vừa Vào Thu - Nguyễn Thị Cỏ May




    Tìm vội vài chiếc lá vàng

    Paris bắt đầu Thu. Tuy e ấp vì hảy còn nắng vàng và mưa chỉ lất phất. Lạnh và mưa thật sự của mùa Thu chưa tới. Lá vẫn chưa vàng.

    Xưa nay, Thu vẫn được trang trọng đưa vào văn học, nghệ thuật bằng những hình ảnh, âm thanh tuyệt vời, đầy quyến rủ nhứt. Đêm Thu, Thu ca, Thu vàng, Thu sầu, Thu chết, Thu hát cho người,…là của âm nhạc. Tại sao phải mùa Thu mới ca, mới sầu, mới chết. Những lúc khác không được sao? Thật rắc rối mớ đời!

    Nhưng trong thi ca, hình ảnh mùa Thu lại được in đậm nét hơn. Dễ gây cảm súc mạnh hơn. Thành ấn tượng đậm nét ở khách đa tình. Nên người ta mới nói mà chưa có ai đính chánh “Mùa Thu là mùa của thi nhân”. Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, Giọt Lệ Thu của nữ sĩ Tương Phố,… Và mùa Thu tràn đầy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong Cung oán, trong Chinh Phụ, … Trong thi ca Pháp, có Chanson dautonme của Paul Verlaine …

    Ở Sài gờn, vào thập niên 50, nhiều học sinh trung học đều thuộc lòng hai câu thơ rất kêu, rất gợi hình tuy hình ảnh quá ước lệ và phản chiến của nhà văn, nhà giáo Thẩm Thệ Hà, người Trảng Bàng, Tây Ninh, mô tả phong trào thanh niên bỏ học đi làm kháng chiến chống Tây giành độc lập. Ông cũng ngã theo phong trào kháng chiến nhưng không dám đi làm kháng chiến. Sau 75, ông chỉ hồ hỡi giải phóng miền nam nhưng cũng không dám cầm cờ đỏ phất. Đúng là thành phần nam kỳ chánh gốc “tạch tạch sè”. Còn gì đẹp và lãng mạn hơn 2 câu thơ của nhà giáo quốc văn Thẩm Thệ Hà tả một khách chinh phu ra đi trong mùa thu:

    “…Đời buồn như khách chinh phu
    Lên yên gió ngựa cầu thu nhịp đều…”

    Paris có tiếng là nên thơ, tình tứ. Paris càng diễm tuyệt ở mùa Thu. Nhiều nhà thơ Việt nam đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi Mùa Thu của Paris.

    Thi sĩ lớn Vũ Hoàng Chương nhìn ngắm Paris và cảm súc:

    “…Anh hiểu vàng thu sẽ dậy men
    Lá vàng rơi kín mặt sông Seine
    Hồn anh sẽ đọng dài trên lá
    Để giúp em đan màu áo len…”

    Mùa Thu, lá vàng rơi phủ kín mặt song Seine! Quả thật chỉ có thi sĩ mới thấy được hình ảnh đó. Thực tế, sông Seine chảy qua Paris khá rộng và sâu. Mùa Thu nhiều mưa nên lưu lượng nước sông Seine càng mạnh hơn thì không thể có “Lá vàng rơi kín mặt sông Seine” được. Sông Seine có thể đóng băng, người ta có thể đi bộ băng ngang qua sông Seine được như vào những năm Paris lạnh -25°c tới -35°c ở giửa và cuối thế kỷ XIX. Các năm 1962,1985, sông Seine cũng đóng băng dày, trẻ con chơi trượt xe trên mặt sông được.



    Nghệ thuật là phần thị hiện cái đẹp của thực tế. Trong lúc đó, người làm văn học, nghệ thuật, phần lớn, lại khó sống bằng tác phẩm của mình. Thực tế, những người cầm viết ngày nay ở Paris, đa số, sống bằng trợ cấp xã hội. Nhưng họ vẫn theo đuổi cái nghìệp cầm viết. Như một thứ nghiện ma túy. Hằng năm, vẫn có không ít thanh niên tốt nghiệp ngành báo chí. Vì chọn ngành báo chí. Và thất nghiệp.

    Một nữ ký giả ở Paris

    Cô ấy viết: “Tôi 24 tuổi. Tôi là ký giả (Tức tốt nghiệp trường Báo chí và có thể hành nghề ). Thật vậy, một cách lý thuyết. Phải, vì trong đời sống thực tế, tôi chỉ là một ký giả đi xin việc bị tổn thương. Từ 15 tháng qua, tôi giờ đây thấy tuyệt vọng khi nghĩ có thể có một người nào đó cho tôi một may mắn”.

    Cô đầm ký giả ấy viết tiếp: “Tôi tìm việc làm từ một năm rưởi nay. Tôi không bi quan, tôi không đòi hỏi, tôi không phải không muốn làm việc. Mỗi ngày, tôi gỏ cửa 3 nơi và để lại 3 hồ sơ xin việc. Suốt tnời gian xin việc, tôi chỉ nhận được 4 trả lời của chủ làm và tới chịu phỏng vấn. Nhưng không ai nhận tôi cả. Chúng tôi không ai trách nhiệm về tình trạng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn làm việc và được học hỏi. Chúng tôi nghĩ tới một tương lai nhưng chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng chúng tôi sẽ thiếu may mắn hơn lớp cha anh của chúng tôi. Nhứt là cha mẹ là thợ thuyền đã hi sanh trả tiền ăn học cho chúng tôi”.

    Ra trường, thanh niên vừa tốt nghiệp ký giả bắt đầu thất nghiệp dài hạn. Tuy vậy, trường báo chí vẫn mở thêm, từ 8 trường năm 1998 nay là 13 trường. Không kể những trường tư không được Chánh phủ thừa nhận.

    Thanh nìên theo học báo chí như bị mê hoặc. “Ký giả là một đẳng cấp được xã hội trọng nể”. Hay “Họ mơ mức lương của những ký giả stars. Ký giả trình bày bản tin trên TV trưa và tối, lương từ 15 000 euros/tháng. Họ cũng biết không phải dễ kiếm được chỗ làm với mức lương đó. Chính địa vị xã hội mới là động cơ. Ý nghĩ nghề báo chí là một nghề hữu ích. Với nghề báo chí, người ta có thể làm được điều gì cho xã hội”. Nhờ còn những suy nghĩ đẹp đó mà ngày nay ở Pháp có tới hơn 20 ngàn ký giả có thể nhà báo. Nhưng chỉ có 30% có được việc làm vững chắc và được trả lương phù hợp với việc làm. Một số ít khác chỉ làm khi có cơ hội ngắn hạn. Như một dịch vụ thù lao khoán.



    Về nhà văn, ở Pháp hiện có 30 000 trong số này, có 2/3 sống nhờ trợ cấp xã hội. Những nhà văn, sách bán chạy, còn được dịch ra nhiều thứ tiếng, không phải nhiều.

    Cho tới nay, quyển “Cảm ơn lúc đó” của Bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống Hollande, bán được gần 500 000 quyển. Sách không phải hay, bán được, nhờ kể chuyện “giường chìếu” gay cấn và ầm ỉ một lúc. Độc giả ngày nay, phần lớn, thích đọc thể loại này như liều thuốc an thần trong tình hinh nước Pháp suy thoái trầm trọng hết thuốc chửa với Chánh phủ xã hội. Tác giả chắc bỏ túi được cả triêu euros.

    Giá trị sách báo

    Ở Việt nam, lúc giao thời giửa khoa cử cũ bị bải bỏ và cái học mới theo Tây với chữ tây và chữ quốc ngữ bắt đầu thạnh hành, Cụ Tản Đà, trong bài thơ dài “Hầu Trời” do Cụ đọc ở Thiên Đình, than phiền chữ nghĩa, tức sách báo, ở hạ giới rẻ như bèo:

    “…Văn chương hạ giới rẻ như bèo
    Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
    Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
    Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu …”

    Thân phận giới cầm viết trước kia ở Việt nam không khác với ở Pháp ngày nay. Sống cơ cực. Có tìm được chỗ làm thì đồng lương cũng quá khiêm tốn, không đủ sống qua ngày. Nhưng hoàn cảnh không giống nhau. Ngày nay, ở các nước phát triển, sách báo in bị suy thoái do sự phát triển nhanh và tiện lợi của mạng lưới thông tin toàn cầu. Ngoài ra, số người đọc cũng ít đi vì họ chỉ kịp nghe vội những thông tin cô đọng vắn tắc trên làn sóng điện.

    Hiện tượng sách báo bị xuống cấp được thể hiện nỗi cợm qua một thành phố ở Anh bị bạo loạn cướp phá do xung đột hồi giáo. Các cửa hiệu đều bị đập phá. Dân chúng tràn vô cướp lấy hàng hóa, từ thực phẩm, hàng gia dụng, hàng xa xí như TV, điện thoại mới, IPhone, IPad, máy hát, DVD, CD, …tới thời trang, giày giép …Bên cạnh đó, vài cửa hàng sách báo, cửa kính còn nguyên vẹn. Nhìn qua suốt đường phố xơ xác, thấy chỉ có “chữ nghĩa trên giấy” được tồn tại an toàn. Nhờ Thánh hiền che chở. Hay những thứ hàng hóa này không đáp ứng nhu cầu của dân chúng, của lớp trẻ chỉ bìết nhìn hình ảnh, nghe âm thanh và để thỏa mãn nhứt thời, lập tức mà thôi?



    Hiện tượng này đáng ghi nhớ như cơ sở khách quan giúp để hiểu những diễn biến giá trị của ngôn ngữ, của văn chương, của lịch sử xã hội ngày nay. Riêng ở Pháp, để đánh giá “mùa văn chương” ( la rentrée littéraire) năm nay, từ tháng 9 tới giửa tháng 11/2014.

    Cửa hàng sách, báo được du đảng, cướp tha cho trong những lúc bạo loạn nhưng nhà sách báo lại tuần tự đóng cửa, từ thành phố nhỏ tới thành phố lớn. Để hiểu tại sao cứ xem thì giờ sanh hoạt trong ngày của người Pháp ngày nay. Họ mất trung bình mỗi ngày 3 giờ 45 trước màn ảnh nhỏ. Dùng thì giờ đọc sách báo không phải là nếp sống hiện đại vì nó đòi hỏi khả năng mà đức tánh này đang trên đà tự hủy hoại. Ở người ta ngày nay sẽ không còn tánh kiên nhẫn, sự trầm tĩnh, sự tập trung tinh thần.

    Vìết cũng phải đòi hỏi thì giờ, tức đòi hỏi những đức tính mà con người ngày nay không còn vì thấy không cần nữa. Nhưng viết cho ai đọc? Người ta chẳng còn mấy người muốn đọc hay biết đọc. Có một người, trước tình hình bi thãm như vậy, vội lên tiếng “Con người không thể ngồi yên không làm gì khi nhìn thấy đất nước của mình để cho văn chương đi dần dến chỗ chết”.

    Năm 1970, nhà văn giải Nobel, Ông Alexandre Soljenitsyne, lên tiếng cổ vũ vai trò của văn chương trong bài diển văn nhận giải thưởng ở Stckhom. Ông cảnh giác mọi người trước viễn ảnh văn chương sẽ bị mai một. Ông nhắc lại và nhấn mạnh sự cần thiết của văn chương trong công cuộc tranh đấu chánh trị như chứng cớ của con người cho phép nghĩ đến một số phận chung. Nếu không có văn chương, “nhiều thế hệ không có được tiếng nói sẽ già đi và sẽ chết trong im lặng”.

    Pháp vốn là một dân tộc chữ nghĩa mà chỉ có 10% dân chúng đọc được 20 quyển sách/năm. Còn lại 64% đọc một hai quyển / năm hay không đọc. Trong lúc đó có tới 17% đang viết dở dang hay đang thai nghén một quyển truyện, một tập thơ, … Có phi thường không?

    Còn Việt nam? Theo thông tin chánh thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháng 4/2013 trên VNamNet, ở Việt nam ngày nay, chưa có một người của hơn 4000 năm văn hìến đọc hết 1 quyển sách sau 1 năm vì chỉ được đọc 0, 8 quyển/năm.

    Ở nông thôn, nông dân không đọc sách. Trẻ em nông thôn đọc từ 0, 2 – 0, 8/quyển/năm. Trẻ ở thành phố đọc tới 5 quyển/năm. Ở Mã-lai, năm 2000, dân chúng đọc 2 quyển/năm. Năm 2012, độc giả tăng lên 10 lần, từ 10 tới 20 quyển/năm. Số trẻ em đọc sách đông hơn người lớn.

    Ở Hải ngoại, người Vìệt nam đọc sách đông hơn? Sách tiếng Việt và sách ngoại ngữ. Chắc chưa có cuộc điều tra về vấn đề này. Nhưng nếu nhìn qua số sách xuất bản và nhà sách ở các nơi có đông người Việt nam sanh sống thì thực tế không biết có bi quan không?

    Riêng ở Paris, Pháp và vài nước Tây Âu, gần như không có sách, báo và cả tiệm sách báo cho đúng nghĩa!

    Có người nói “Phải chi ta không có hơn 4000 năm văn hiến chắc đã có nhiều người đọc sách báo hơn”! Câu nói thật quá ác!

    Nguyễn Thị Cỏ May
    Last edited by Poupi; 11-10-2014, 06:52 AM.

  • #2
    Nay Paris Vừa Vào Thu

    Nay Paris Vừa Vào Thu



















    Paris bắt đầu Thu. Tuy e ấp vì hảy còn nắng vàng và mưa chỉ lất phất. Lạnh và mưa thật sự của mùa Thu chưa tới. Lá vẫn chưa vàng.


    Xưa nay, Thu vẫn được trang trọng đưa vào văn học, nghệ thuật bằng những hình ảnh, âm thanh tuyệt vời, đầy quyến rủ nhứt. Đêm Thu, Thu ca, Thu vàng, Thu sầu, Thu chết, Thu hát cho người,…là của âm nhạc. Tại sao phải mùa Thu mới ca, mới sầu, mới chết. Những lúc khác không được sao? Thật rắc rối mớ đời!


    Nhưng trong thi ca, hình ảnh mùa Thu lại được in đậm nét hơn. Dễ gây cảm súc mạnh hơn. Thành ấn tượng đậm nét ở khách đa tình. Nên người ta mới nói mà chưa có ai đính chánh “Mùa Thu là mùa của thi nhân”. Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư, Giọt Lệ Thu của nữ sĩ Tương Phố,… Và mùa Thu tràn đầy trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trong Cung oán, trong Chinh Phụ, … Trong thi ca Pháp, có Chanson dautonme của Paul Verlaine …


    Ở Sài gờn, vào thập niên 50, nhiều học sinh trung học đều thuộc lòng hai câu thơ rất kêu, rất gợi hình tuy hình ảnh quá ước lệ và phản chiến của nhà văn, nhà giáo Thẩm Thệ Hà, người Trảng Bàng, Tây Ninh, mô tả phong trào thanh niên bỏ học đi làm kháng chiến chống Tây giành độc lập. Ông cũng ngã theo phong trào kháng chiến nhưng không dám đi làm kháng chiến. Sau 75, ông chỉ hồ hỡi giải phóng miền nam nhưng cũng không dám cầm cờ đỏ phất. Đúng là thành phần nam kỳ chánh gốc “tạch tạch sè”. Còn gì đẹp và lãng mạn hơn 2 câu thơ của nhà giáo quốc văn Thẩm Thệ Hà tả một khách chinh phu ra đi trong mùa thu:


    “…Đời buồn như khách chinh phu
    Lên yên gió ngựa cầu thu nhịp đều…”


    Paris có tiếng là nên thơ, tình tứ. Paris càng diễm tuyệt ở mùa Thu. Nhiều nhà thơ Việt nam đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi Mùa Thu của Paris.


    Thi sĩ lớn Vũ Hoàng Chương nhìn ngắm Paris và cảm súc:


    “…Anh hiểu vàng thu sẽ dậy men
    Lá vàng rơi kín mặt sông Seine
    Hồn anh sẽ đọng dài trên lá
    Để giúp em đan màu áo len…”


    Mùa Thu, lá vàng rơi phủ kín mặt song Seine! Quả thật chỉ có thi sĩ mới thấy được hình ảnh đó. Thực tế, sông Seine chảy qua Paris khá rộng và sâu. Mùa Thu nhiều mưa nên lưu lượng nước sông Seine càng mạnh hơn thì không thể có “Lá vàng rơi kín mặt sông Seine” được. Sông Seine có thể đóng băng, người ta có thể đi bộ băng ngang qua sông Seine được như vào những năm Paris lạnh -25°c tới -35°c ở giửa và cuối thế kỷ XIX. Các năm 1962,1985, sông Seine cũng đóng băng dày, trẻ con chơi trượt xe trên mặt sông được.


    Nghệ thuật là phần thị hiện cái đẹp của thực tế. Trong lúc đó, người làm văn học, nghệ thuật, phần lớn, lại khó sống bằng tác phẩm của mình. Thực tế, những người cầm viết ngày nay ở Paris, đa số, sống bằng trợ cấp xã hội. Nhưng họ vẫn theo đuổi cái nghìệp cầm viết. Như một thứ nghiện ma túy. Hằng năm, vẫn có không ít thanh niên tốt nghiệp ngành báo chí. Vì chọn ngành báo chí. Và thất nghiệp.


    Một nữ ký giả ở Paris


    Cô ấy viết: “Tôi 24 tuổi. Tôi là ký giả (Tức tốt nghiệp trường Báo chí và có thể hành nghề ). Thật vậy, một cách lý thuyết. Phải, vì trong đời sống thực tế, tôi chỉ là một ký giả đi xin việc bị tổn thương. Từ 15 tháng qua, tôi giờ đây thấy tuyệt vọng khi nghĩ có thể có một người nào đó cho tôi một may mắn”.


    Cô đầm ký giả ấy viết tiếp: “Tôi tìm việc làm từ một năm rưởi nay. Tôi không bi quan, tôi không đòi hỏi, tôi không phải không muốn làm việc. Mỗi ngày, tôi gỏ cửa 3 nơi và để lại 3 hồ sơ xin việc. Suốt tnời gian xin việc, tôi chỉ nhận được 4 trả lời của chủ làm và tới chịu phỏng vấn. Nhưng không ai nhận tôi cả. Chúng tôi không ai trách nhiệm về tình trạng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn làm việc và được học hỏi. Chúng tôi nghĩ tới một tương lai nhưng chúng tôi bắt đầu hiểu ra rằng chúng tôi sẽ thiếu may mắn hơn lớp cha anh của chúng tôi. Nhứt là cha mẹ là thợ thuyền đã hi sanh trả tiền ăn học cho chúng tôi”.


    Ra trường, thanh niên vừa tốt nghiệp ký giả bắt đầu thất nghiệp dài hạn. Tuy vậy, trường báo chí vẫn mở thêm, từ 8 trường năm 1998 nay là 13 trường. Không kể những trường tư không được Chánh phủ thừa nhận.


    Thanh nìên theo học báo chí như bị mê hoặc. “Ký giả là một đẳng cấp được xã hội trọng nể”. Hay “Họ mơ mức lương của những ký giả stars. Ký giả trình bày bản tin trên TV trưa và tối, lương từ 15 000 euros/tháng. Họ cũng biết không phải dễ kiếm được chỗ làm với mức lương đó. Chính địa vị xã hội mới là động cơ. Ý nghĩ nghề báo chí là một nghề hữu ích. Với nghề báo chí, người ta có thể làm được điều gì cho xã hội”. Nhờ còn những suy nghĩ đẹp đó mà ngày nay ở Pháp có tới hơn 20 ngàn ký giả có thể nhà báo. Nhưng chỉ có 30% có được việc làm vững chắc và được trả lương phù hợp với việc làm. Một số ít khác chỉ làm khi có cơ hội ngắn hạn. Như một dịch vụ thù lao khoán.


    Về nhà văn, ở Pháp hiện có 30 000 trong số này, có 2/3 sống nhờ trợ cấp xã hội. Những nhà văn, sách bán chạy, còn được dịch ra nhiều thứ tiếng, không phải nhiều.


    Cho tới nay, quyển “Cảm ơn lúc đó” của Bà Valérie Trierweiler, bồ củ của Ông Tổng thống Hollande, bán được gần 500 000 quyển. Sách không phải hay, bán được, nhờ kể chuyện “giường chìếu” gay cấn và ầm ỉ một lúc. Độc giả ngày nay, phần lớn, thích đọc thể loại này như liều thuốc an thần trong tình hinh nước Pháp suy thoái trầm trọng hết thuốc chửa với Chánh phủ xã hội. Tác giả chắc bỏ túi được cả triêu euros.


    Giá trị sách báo


    Ở Việt nam, lúc giao thời giửa khoa cử cũ bị bải bỏ và cái học mới theo Tây với chữ tây và chữ quốc ngữ bắt đầu thạnh hành, Cụ Tản Đà, trong bài thơ dài “Hầu Trời” do Cụ đọc ở Thiên Đình, than phiền chữ nghĩa, tức sách báo, ở hạ giới rẻ như bèo:


    “…Văn chương hạ giới rẻ như bèo
    Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
    Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
    Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu …”


    Thân phận giới cầm viết trước kia ở Việt nam không khác với ở Pháp ngày nay. Sống cơ cực. Có tìm được chỗ làm thì đồng lương cũng quá khiêm tốn, không đủ sống qua ngày. Nhưng hoàn cảnh không giống nhau. Ngày nay, ở các nước phát triển, sách báo in bị suy thoái do sự phát triển nhanh và tiện lợi của mạng lưới thông tin toàn cầu. Ngoài ra, số người đọc cũng ít đi vì họ chỉ kịp nghe vội những thông tin cô đọng vắn tắc trên làn sóng điện.


    Hiện tượng sách báo bị xuống cấp được thể hiện nỗi cợm qua một thành phố ở Anh bị bạo loạn cướp phá do xung đột hồi giáo. Các cửa hiệu đều bị đập phá. Dân chúng tràn vô cướp lấy hàng hóa, từ thực phẩm, hàng gia dụng, hàng xa xí như TV, điện thoại mới, IPhone, IPad, máy hát, DVD, CD, …tới thời trang, giày giép …Bên cạnh đó, vài cửa hàng sách báo, cửa kính còn nguyên vẹn. Nhìn qua suốt đường phố xơ xác, thấy chỉ có “chữ nghĩa trên giấy” được tồn tại an toàn. Nhờ Thánh hiền che chở. Hay những thứ hàng hóa này không đáp ứng nhu cầu của dân chúng, của lớp trẻ chỉ bìết nhìn hình ảnh, nghe âm thanh và để thỏa mãn nhứt thời, lập tức mà thôi?


    Hiện tượng này đáng ghi nhớ như cơ sở khách quan giúp để hiểu những diễn biến giá trị của ngôn ngữ, của văn chương, của lịch sử xã hội ngày nay. Riêng ở Pháp, để đánh giá “mùa văn chương” ( la rentrée littéraire) năm nay, từ tháng 9 tới giửa tháng 11/2014.


    Cửa hàng sách, báo được du đảng, cướp tha cho trong những lúc bạo loạn nhưng nhà sách báo lại tuần tự đóng cửa, từ thành phố nhỏ tới thành phố lớn. Để hiểu tại sao cứ xem thì giờ sanh hoạt trong ngày của người Pháp ngày nay. Họ mất trung bình mỗi ngày 3 giờ 45 trước màn ảnh nhỏ. Dùng thì giờ đọc sách báo không phải là nếp sống hiện đại vì nó đòi hỏi khả năng mà đức tánh này đang trên đà tự hủy hoại. Ở người ta ngày nay sẽ không còn tánh kiên nhẫn, sự trầm tĩnh, sự tập trung tinh thần.


    Vìết cũng phải đòi hỏi thì giờ, tức đòi hỏi những đức tính mà con người ngày nay không còn vì thấy không cần nữa. Nhưng viết cho ai đọc? Người ta chẳng còn mấy người muốn đọc hay biết đọc. Có một người, trước tình hình bi thãm như vậy, vội lên tiếng “Con người không thể ngồi yên không làm gì khi nhìn thấy đất nước của mình để cho văn chương đi dần dến chỗ chết”.


    Năm 1970, nhà văn giải Nobel, Ông Alexandre Soljenitsyne, lên tiếng cổ vũ vai trò của văn chương trong bài diển văn nhận giải thưởng ở Stckhom. Ông cảnh giác mọi người trước viễn ảnh văn chương sẽ bị mai một. Ông nhắc lại và nhấn mạnh sự cần thiết của văn chương trong công cuộc tranh đấu chánh trị như chứng cớ của con người cho phép nghĩ đến một số phận chung. Nếu không có văn chương, “nhiều thế hệ không có được tiếng nói sẽ già đi và sẽ chết trong im lặng”.


    Pháp vốn là một dân tộc chữ nghĩa mà chỉ có 10% dân chúng đọc được 20 quyển sách/năm. Còn lại 64% đọc một hai quyển / năm hay không đọc. Trong lúc đó có tới 17% đang viết dở dang hay đang thai nghén một quyển truyện, một tập thơ, … Có phi thường không?


    Còn Việt nam? Theo thông tin chánh thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tháng 4/2013 trên VNamNet, ở Việt nam ngày nay, chưa có một người của hơn 4000 năm văn hìến đọc hết 1 quyển sách sau 1 năm vì chỉ được đọc 0, 8 quyển/năm.


    Ở nông thôn, nông dân không đọc sách. Trẻ em nông thôn đọc từ 0, 2 – 0, 8/quyển/năm. Trẻ ở thành phố đọc tới 5 quyển/năm. Ở Mã-lai, năm 2000, dân chúng đọc 2 quyển/năm. Năm 2012, độc giả tăng lên 10 lần, từ 10 tới 20 quyển/năm. Số trẻ em đọc sách đông hơn người lớn.


    Ở Hải ngoại, người Vìệt nam đọc sách đông hơn? Sách tiếng Việt và sách ngoại ngữ. Chắc chưa có cuộc điều tra về vấn đề này. Nhưng nếu nhìn qua số sách xuất bản và nhà sách ở các nơi có đông người Việt nam sanh sống thì thực tế không biết có bi quan không?


    Riêng ở Paris, Pháp và vài nước Tây Âu, gần như không có sách, báo và cả tiệm sách báo cho đúng nghĩa!


    Có người nói “Phải chi ta không có hơn 4000 năm văn hiến chắc đã có nhiều người đọc sách báo hơn”! Câu nói thật quá ác!






    Nguyễn Thị Cỏ May







    (vietbao)






    Comment


    • #3
      Trùng bài viết. merged !
      "Life is like a river, let it flow.
      Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

      Comment

      Working...
      X