Hình như tôi chỉ biết sống bằng những giấc mơ viễn vông bắt đầu từ lúc tôi cất tiếng khóc đầu tiên trên thế gian. Mọi người ra sao thì tôi chưa biết. Tôi thích lãng quên hiện tại như quên đi cơn mưa buồn bã tháng Bảy. Hiện tại dù có sống động, nhiều màu sắc lòe loẹt nhưng trong tôi nó giống như là bức tường nham nhở của ngôi nhà thờ Tân Dân hay bầu không khí xám xịt của buổi hoàng hôn.
Nép mình bên góc phố, không biết tôi nhìn làm chi về phía bên kia đường. Nơi ấy, có lũ trẻ con co ro đi qua trong mùa lập đông.
Rồi tôi trở về căn nhà trọ tồi tàn nơi khu phố 2 để đợi chờ. Sự đợi chờ mòn mỏi và vô vọng càng lúc càng như dòng thủy triều đang dìm tôi vào nỗi đau đớn ngọt ngào.
Tôi chua xót khi nghĩ đến một điều: Nàng đã ra đi và có lẽ không bao giờ về bên tôi nữa. Một mối tình chớm nảy sinh trong cảnh nghèo giống như cơn gió thoảng qua bãi tha ma. Vừa mơ hồ, vừa tê tái, nó cứ ru tôi vào chốn đìu hiu, lạnh lẽo của kẻ độc hành. Vậy mà tôi thấy nó thiêng liêng quá đỗi y như lúc tôi nằm mơ thấy chính mình đã chinh phục được dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Hồi đó là vào những ngày cuối năm 1990 và trong túi tôi không còn một xu ngoài xấp bản thảo vừa bị nhà xuất bản từ chối. Sự từ chối lịch sự cố hữu đó không hề làm tôi ngạc nhiên mà trái lại tôi thấy thú vị lạ thường. Tôi mỉm cười một mình khi băng qua công viên. Tôi tò mò nhìn những đứa bé gái đang chơi nhảy lò cò trên vỉa hè. Buổi chiều lập đông phủ vàng vọt nơi các đường phố của tỉnh lỵ và để lại trong không trung từng đợt gió bấc se lạnh. Cơn đói cồn cào hoành hành thân xác tôi từ trưa đến giờ. Nó làm tôi không còn phân biệt được mọi âm thanh và màu sắc của cuộc đời đang thản nhiên trôi qua. Tôi đi như một kẻ mắc bệnh mộng du, lủi thủi qua các cửa hiệu và rạp hát. Gió thổi phần phật vào những ô cửa kính của các quán rượu sang trọng. Tôi chợt thèm một ly rượu nhỏ khi nghe vẳng từ phía xa tiếng chuông nhà thờ Tân Dân đổ hồi, gieo rắc niềm tin vô thức xuống vòm me tây đứng âu sầu ven hồ Trúc Giang.
Căn phòng trọ của tôi nằm tít tận lầu ba của một chúng cư tồi tàn ẩm thấp. Đó là một ngôi nhà được kiến trúc theo lối gô-tích của miền Bắc Âu. Hàng xóm với tôi là những thợ hớt tóc, sửa xe hoặc vài tay phó nhòm nửa mùa... Riêng ở tầng trệt thì trông có vẻ sáng sủa đôi chút nhờ người ta thuê để làm tiệm giặt ủi, tiệm cầm đồ... Cả một khối người sống chui rúc như thế mà không có ai để mắt sửa lại cây cầu thang. Ngày cũng như đêm, nó luôn tối đen và ướt sũng nước. Phảng phất trong quần thể sống ấy là mùi khai nồng của nước tiểu, mùi hăng hắc của tỏi chiên và mùi thúi của những con chuột chết. Nhưng dù sao, tổng hợp những thứ mùi đáng nhớ đó, nó vẫn hơn hẳn những gì đang có trên người tôi. Tôi tê tái khi nhìn lại mình. Tôi chẳng có gì ngoài một đôi giày mòn vẹt cả gót và chiếc áo khoác mà tôi nhớ rằng hình như đúng một năm rồi tôi chưa đem phơi nắng nó lần nào.
Tôi đi như một thằng quỷnh qua từng nấc thang hẹp. Có vài đầu tóc bù xù ló ra cửa nhìn chằm chằm vào tôi và sau đó nhanh chóng thụt vào. Đôi lúc, tôi tự hỏi rằng tôi đã ở trong trạng thái say lơ mơ như thế từ mấy kiếp rồi. Phải chi giờ này có vài xu trong túi, tôi sẽ mò đến một quán rượu nhỏ nào đó vùng ngoại ô. Sau đó, tôi sẽ đi bách bộ theo đường Hùng Vương để nhìn những con đò nằm trơ vơ ở phía bên kia bờ Mỹ Thạnh An.
Đứng trước cửa, tôi lục hết tất cả các túi nhưng chùm chìa khóa đã không cánh mà bay đâu mất. Trời đất, chẳng lẻ đêm nay tôi phải nằm co ro nơi xó hành lang này như người dân Xô-ma-li sắp chết đói sao? Tôi đang tự rủa thầm cho cái trí đểnh đoảng của mình thì bất chợt có một giọng nói trong trẻo cất lên:
"Chìa khóa của ông đây".
Trong cảnh tranh tối tranh sáng từ ngọn đèn đường hắt lên, tôi nhận ra vóc dáng của một cô gái có đôi vai gầy và bộ ngực lép kẹp.
"Chìa khóa của ông đây" - Nàng ta lặp lại - "Em đã mong ông trở về từ lúc năm giờ".
Tôi hỏi vì sao cô ta biết chìa khóa phòng ấy là của tôi và nàng đáp rằng đã bắt gặp nó treo lủng lẳng nơi ổ vào buổi trưa. Tôi gật đầu cám ơn. Nàng dợm quay lưng để trở về phòng nhưng không hiểu sao trong giây phút ấy tôi buộc miệng thốt lên lời mời nàng ghé vào phòng tôi và cùng uống cà phê.
"Thật không?" - Nàng ta nheo mắt, tinh nghịch - "Em sẽ không làm mất thì giờ của ông chứ?".
"Ngược lại".
Vừa đáp tay tôi vừa lần mò tìm công tắc đèn. Bóng đèn 40W tỏa ánh sáng mù mờ. Tôi buồn rầu nhìn những con chuột nhắt đang gặm giẻ rách dưới gầm bàn.
"Xin lỗi cô bé" - Tôi nhún vai phân bua cho kiểu sống bừa bãi của mình - "ở một mình nên tôi không thiết chi dọn dẹp cho ngăn nắp nữa".
"Đừng gọi em là cô bé. Dù gì thì em cũng đã mười chín tuổi".
"Thế à? Tôi cứ tưởng cô bé chỉ độ mười hai".
Nàng phì cười và tự đồng ngồi xuống ghế đẩu. Nụ cười của nàng làm tôi thoáng chút rung động. Nó khiến tôi nhớ đến gương mặt người tình cũ cách đây hơn ba mươi năm. Tự nhiên, chân tay tôi trở nên ngượng nghịu trước cô bé con này. Tôi hỏi nàng có muốn xem báo và tạp chí không; nếu muốn thì cứ lựa chọn tùy ý. Nàng nói là nàng rất thích xem tạp chí Âm nhạc và Điện ảnh.
"Vào nhà của một lão già mà cô bé không sợ sao?" - Tôi mở lời khi đang bắc nước lên bếp điện.
"Đã bảo là ông đừng gọi em bằng cô bé!".
"Nhưng tôi đã năm mươi hai tuổi".
"Không có gì quan trọng".
"Tốt thôi. Vậy thì em. Em tên gì vậy ta?".
"Thu Tím. Họ Trần".
"Trần Thị Thu Tím?".
"Không có Thị" - Nàng bỏ tờ Điện ảnh sang một bên và nhún nhảy lúc đi về phía cửa sổ - "Thấy tiện thì ông cứ gọi em là T.3. Phòng của ông nhìn ra thấy cảnh thơ mộng ghê. Bên phòng của em thì khỏi nói, lúc nào cũng nghe tiếng "ình chéo" của trò chơi điện tử".
"Hay ta đổi" - Tôi nói đùa.
"Sang đây chắc em bị lao phổi vì tàn thuốc lá mất. Tự dưng ngay bây giờ em muốn dọn cho căn phòng ông được sạch sẽ".
"Cứ tự nhiên, còn tôi chắc phải nằm nghỉ một chút".
Nằm trên ghế bố, tôi im lặng, khoan khoái ngắm nhìn nàng trổ tài lau chùi lại căn phòng. Vừa làm nàng vừa hát nho nhỏ những bài dân ca miền Tây Nam Bộ. Cho đến giây phút tuyệt vời đó, tôi mới chợt nhận ra ở đâu đấy tận đáy lòng tôi đang đói. Cái đói vắng tình cảm của mái ấm gia đình và đôi bàn tay mềm mại của phụ nữ. Kể từ lúc nào nhỉ? Một buổi sớm mai tôi cất bước ra đi và buổi chiều khi trở về căn nhà cũ, tôi choáng váng nhận ra nó đã trở thành một hố bom sâu hoắm. Vợ và đứa con trai đầu lòng của tôi chỉ còn là những mảnh thịt vung vãi. Suốt mấy năm liền, tôi đi lang thang như một thằng điên qua khắp các nẻo đường.
Rồi thời cuộc đưa đẩy...
"Ta thù ghét chiến tranh" - Tôi lẩm bẩm.
"Ông nói gì vậy?" - Nàng ta ngước đôi mắt tròn xoe nhìn tôi - "Ông đang làm thơ đó à?".
"Sao em biết là tôi làm thơ?".
"Hồi mới đến thuê nhà ở đây, em có nghe mấy bà hàng xóm nói ông là một nhà thơ" - Bất giác tôi thấy nàng ửng hồng đôi má và giọng nói có vẻ thẹn thùng - "Em nhớ tên ông và có đọc vài bài thơ của ông trên báo. Thú thật, đó là bài gì thì em quên mất tiêu. Em chỉ thích những bài ông hay ngâm giữa đêm khuya cùng tiếng đàn ghi ta hơn. Em không biết thơ là gì nhưng sao nó làm em xúc động và nhớ nhà ghê. Thế là đêm ấy em không tài nào ngủ được. Mọi người xung quanh nói ông sống rất lập dị".
"Thơ là một cô gái đẹp, quyến rũ nhưng khó ưa. Thơ chính là em, T.3" - Tôi giở trò tán tỉnh và thấy nàng nhún vai nên tôi bèn nói tiếp - "Em có cho rằng tôi như vậy không?".
"Em đã để ý và em không tin. Đôi mắt ông thật hiền".
Nói xong, nàng cúi đầu, tay vân vê vạt áo bà ba. Trông nàng thật giống Hương, người yêu trước đây của tôi quá đỗi. Tôi cứ thừ người ra và chậm rãi đốt một điếu Địa Cầu.
"Xin lỗi vì em đã làm ông buồn!".
"Có gì đâu" - Tôi cười - "Thôi, mình uống cà phê nghe!".
Nàng không uống được thứ nước cà phê. Tôi phải pha một ly chanh đường cho nàng và rất may là trong keo, đường chỉ còn một ít. Bên ly cà phê đen đậm đặc, chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm về thời tiết và xu hướng văn chương của thời hiện đại. Tôi lấy làm lạ lùng bởi trí thông minh và sắc sảo nơi nàng. Hình như đâu đó trong chính con người nàng là sự giằng co giữa hai điều: nghị lực để sống và sự yếu đuối mang đầy nữ tính.
Sau đó, nàng hỏi thêm về gia cảnh của tôi. Tôi buồn rầu kể lại tất cả, từ chuyện mất mát vợ con cho đến sự đổ vỡ trong sự nghiệp và viễn cảnh xách bị đi ăn mày nay mai. Nàng không nói gì. Qua làn khói thuốc bay ẻo lả, tôi đọc được trong mắt nàng sự xúc động của người đồng cảnh ngộ. Rồi nàng cũng kể cho tôi nghe về số phận của nàng. Nàng xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới của vùng ven biển Thạnh Phú, lớn lên trong sự bê tha rượu chè, cờ bạc của người cha, còn mẹ nàng thì chết vì bệnh lao phổi cách đó hai tháng. Không còn chỗ tình cảm nào nữa để bấu víu, nàng đành phải bỏ nhà ra đi kiếm sống. Nàng nói rằng có chỗ đã nhận nàng vào làm bắt đầu từ thứ Tư. Tôi hỏi nghề gì nhưng nàng cắn răng không nói.
"Tôi cũng chẳng hơn gì em đâu, T.3. Hiện tại trong túi tôi chỉ còn đúng hai trăm đồng" - Nói xong câu ấy, tôi nhận ra mình quá lố bịch.
Nàng sụt sịt khóc:
"Nhưng dù gì thì ông cũng còn có một cái tên để hãnh diện. Riêng em thì không".
"Cho đến chết tôi vẫn không quên tên của em đâu, Thu Tím".
"Thu Tím" - Nàng thầm thì như đang tự nói với chính mình - "Chứ chẳng phải là con bé nghèo hèn mang tên Đèo thuở nào. Cái tên Thu Tím trở thành xa lạ từ lúc em buộc phải rời trường phổ thông. Nơi này, em chôn đi cái tên Thu Tím để khoác cho mình cái vỏ hoàn toàn mới. Em van ông đừng hỏi hiện thời em mang tên gì và đi làm ở đâu!".
Từ dạo đó, theo qui định riêng giữa hai người, tôi và nàng sẽ dành trọn cho nhau ngày Chúa nhật. Những ngày thường, vào lúc năm giờ chiều là nàng phải đón xe lôi đạp để đi làm cái công việc kiếm tiền riêng tư của nàng. Đêm đêm, sau khi uống một ly cà phê nhỏ ở tiệm Huê Liên, tôi lủi thủi trở về căn gác trọ nằm nghe gió lùa cô quạnh trên mái ngói cổ. Khi có nàng, tôi mới thấy cần tiền ghê gớm. Dẹp cái sĩ diện sang một bên, tôi đành chấp nhận nghề bơm ga và sửa ống khóa nơi góc đường. Tôi đã viết biết bao vần thơ về nàng. Bạn bè bảo rằng thơi tôi bây giờ có khá hơn dạo trước.
Với số tiền ít ỏi mà tôi dè sẻn được suốt tuần, tôi để dành cho ngày Chúa nhật. Tôi đưa nàng đến quán kem Eskimo hoặc vào rạp Thắng Lợi để xem phim. Đi bên tôi, nàng không còn có cái vẻ ủ dột thường ngày. Tôi cảm thấy đời tôi vô cùng hạnh phúc từ lúc có nàng. Nàng như con chim chìa vôi hót ríu rít trong buổi sớm mai... Lúc không đủ tiền, tôi đưa nàng viếng thăm Nhà Bảo tàng, chùa Bạch Vân và vườn ổi Mỹ Thạnh An. Khi dư dả, tôi đưa nàng đến nghỉ ngơi cuối tuần nơi Cồn Phụng. Nhiều khi tôi tự hỏi rằng tôi đang lao đầu vào một thứ tình yêu quái quỷ gì đây hay là tôi đang tìm lại những niềm vui mà mình đã đánh mất? Tôi bỏ ngoài tai lời dị nghị của mấy bà chuyên ăn không ngồi rồi nơi chúng cư. Tuy vậy, tôi vẫn biết rằng chúng tôi là đôi tình nhân lập dị nhất trên đời. Duy chỉ có những phiến lá khô gầy rơi vãi ở vỉa hè là chứng nhân cho mối tình trái khoáy nhưng rất trong sáng ấy của chúng tôi. Hình như tôi chưa bao giờ xúc phạm đến thân thể nàng trừ những cái hôn thần tiên trong căn phòng trọ xập xệ, đầy rẫy những chú chuột nhắt chạy loạn xạ dưới chân. Thỉnh thoảng, khi thức giấc vào buổi sớm mai, nằm lắng nghe tiếng rao bán bánh mì buồn tênh vẳng dưới đường phố, tôi như thấy mình đang phạm vào một tội lỗi vô hình nào đó. Có phải là tôi đã quyến rũ nàng hay nàng đã cố tình quyến rũ tôi để đưa tôi sa chân vào cái bẫy u tối do chính nàng tạo ra? Rồi sau đó, luôn luôn câu mà tôi tự trả lời là chẳng qua, tất cả định mệnh con người đều do tạo hóa sắp đặt.
"Ông cứ suy nghĩ gì hoài vậy, Kim?" - Nàng hỏi khi chúng tôi đang đứng nơi hành lang Cồn Phụng - "Đi chơi với em mà ông không vui sao?".
"Vui" - Tôi đáp.
"Tóc ông có nhiều sợi bạc quá rồi. Ngồi xuống để em nhổ tóc ngứa cho. Hồi còn nhỏ em mơ ước được làm những chuyện như thế, vậy mà cha em chỉ đem lại cho em những đống ói tanh hôi".
Cảm nhận được đôi bàn tay nàng đang nhẹ nhàng lùa trong tóc, tôi lim dim mắt tận hưởng sự khoan khoái của tâm hồn vào buổi xế chiều. Tôi lắng nghe đâu đây mùi hương con gái của nàng hòa quyện trong gió. Trên mặt sông Tiền, chiếc phà BT.100 đang hờ hững trôi qua.
"Lỡ một mai em xa ông thì sao?" - Nàng hỏi - "Ông có còn nhớ gì đến em không?".
"Em không thấy tôi chỉ làm thơ về em đó ư?".
"Nhờ ông, em mới nhận ra cuộc sống của em còn có ý nghĩa".
Bất giác, tôi thốt ra một câu thật ngu ngốc hết chỗ nói:
"Sao em lại chịu làm bạn với gã thi sĩ nghèo và hết xí quách này, T.3?".
Nàng nói với vẻ không bằng lòng:
"Em nghèo nhưng em đã thích cái gì thì em cứ thích".
"Có lẽ tôi đã mơ thấy em từ lâu. Em như cô tiểu thư tuyệt trần và rất giống Jane March (*)".
"Ông ngâm thơ cho em nghe đi" - Nàng giả vờ lảng tránh lời khen của tôi.
Tôi bèn cất giọng ngâm cho nàng nghe những bài thơ tình yêu dành riêng cho chúng tôi. Tiếng thơ vọng lên khiến tôi thấy dường như cảnh vật trở nên xám xịt và u buồn. Tôi hình dung ra cảnh cô gái tên Đèo bé nhỏ đang thất thểu bước đi trên cồn cát ven biển. Vừa đi cô ta vừa khóc vì nhớ mẹ. Và rồi, cái con bé Đèo ấy như biến thành đám lục bình trôi dập dềnh nơi vàm sông rộng, chưa biết rằng đời mình sẽ trôi về nơi đâu.
Ba ngày qua tôi không gặp nàng. ấy là khi ngày Tết cổ truyền đã gần kề. Gió chướng mát mẻ ùa về tỉnh lỵ và ngoài đường, mọi người đổ xô đến chợ để sắm sửa đồ đạc.
Tôi có ý trông chờ nàng nhưng cửa phòng nàng vẫn im ỉm khóa. Buồn tình, tôi mò đến nhà họa sĩ Trần Diên và tôi rủ hắn ta đến quán rượu Cây Táo. ở đó, chúng tôi nói chuyện về thời cuộc ở Trung Đông. Một ngày trôi nhanh trong men rượu, tôi trở về căn gác trọ thì đã chín giờ đêm. Trong trạng thái say lơ mơ ấy, tôi cứ ngồi thừ người bên cửa sổ và mường tượng đến mái tóc dài mượt vắt qua đôi vai gầy cùng đôi mắt tròn xoe của nàng. Cảnh vật như nhòe đi trước mắt tôi. Lại một mùa Xuân cô độc nữa đến với tôi trong xó tối này.
Tôi thở dài và với lấy bao thuốc. Bao thuốc rỗng không. Tôi chán ngán khi nhớ lại cây cầu thang hẹp và ướt sũng nước.
"Buồn à, Kim?" - Nàng nói nhẹ như hơi thở bên tai tôi.
"Chắc vậy" - Tôi cố giấu niềm vui khi có nàng bên cạnh bằng cái vẻ lạnh lùng.
"Em có đem cho ông ổ bánh mì đây. Ông ăn đi kẻo đói!".
"Mấy ngày nay em bỏ tôi sao, T.3?".
"Em đi Sài Gòn" - Nàng ngập ngừng - "Bà chủ quán ở đây đã đuổi em. Theo lời giới thiệu của nhỏ bạn, một cái quán ở Sài Gòn sẽ nhận em".
"Chừng nào em đi?".
"Mai. Em đi trên chiếc xe ca tốc hành lúc ba giờ rưỡi sáng".
"Tôi sẽ đi cùng em".
"Xa ông em cũng buồn nhưng chuyện ông đi theo em thì không thể được. Em không còn xứng đáng với ông nữa đâu nên ông đừng khổ tâm vì em!".
Tôi nói mà không hiểu ý mình định nói gì:
"Cuộc sống như một cái chớp mắt. Em nói chi đến chuyện sướng khổ. Rồi tất cả chỉ là nấm mồ đầy cỏ dại".
Nàng xoay mặt tôi lại, âu yếm:
"Ông hãy hứa với em, ông đừng tìm em nữa!".
"Hứa. Nhưng mà em không yêu tôi sao, T.3? Tôi sợ sự cô đơn".
Tôi buồn bã vuốt tóc nàng. Nhưng không kìm được lòng mình, nàng áp mặt vào ngực tôi và òa khóc.
"Tôi sẽ ra bến xe tiễn em".
"Chẳng ích lợi gì" - Nàng nhìn tôi. Tôi đọc được trong mắt nàng chất chứa sự tủi hờn - "Em chỉ cầu xin ông một điều. Ông hãy tặng em những bài thơ ông viết về chuyện của chúng ta. Nó sẽ gợi cho em luôn nhớ tới ông trên bước đường lưu lạc".
Tôi gật đầu như kẻ mất hồn và đâu đó vọng lại tiếng chuông chùa khuya. Các ngón tay thon dài của nàng lần rời khỏi đôi bàn tay của tôi.
"ờ, thì chia tay" - Tôi lẩm bẩm một mình và tôi như chìm vào một cõi bềnh bồng nào đó để lắng nghe trong tâm tư tiếng guốc của nàng càng lúc càng xa dần.
"Chiều chiều mây kéo về kinh
ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta" (**)
ST! ( Tác Giả: Vũ Hồng)
Nép mình bên góc phố, không biết tôi nhìn làm chi về phía bên kia đường. Nơi ấy, có lũ trẻ con co ro đi qua trong mùa lập đông.
Rồi tôi trở về căn nhà trọ tồi tàn nơi khu phố 2 để đợi chờ. Sự đợi chờ mòn mỏi và vô vọng càng lúc càng như dòng thủy triều đang dìm tôi vào nỗi đau đớn ngọt ngào.
Tôi chua xót khi nghĩ đến một điều: Nàng đã ra đi và có lẽ không bao giờ về bên tôi nữa. Một mối tình chớm nảy sinh trong cảnh nghèo giống như cơn gió thoảng qua bãi tha ma. Vừa mơ hồ, vừa tê tái, nó cứ ru tôi vào chốn đìu hiu, lạnh lẽo của kẻ độc hành. Vậy mà tôi thấy nó thiêng liêng quá đỗi y như lúc tôi nằm mơ thấy chính mình đã chinh phục được dãy Hy Mã Lạp Sơn.
Hồi đó là vào những ngày cuối năm 1990 và trong túi tôi không còn một xu ngoài xấp bản thảo vừa bị nhà xuất bản từ chối. Sự từ chối lịch sự cố hữu đó không hề làm tôi ngạc nhiên mà trái lại tôi thấy thú vị lạ thường. Tôi mỉm cười một mình khi băng qua công viên. Tôi tò mò nhìn những đứa bé gái đang chơi nhảy lò cò trên vỉa hè. Buổi chiều lập đông phủ vàng vọt nơi các đường phố của tỉnh lỵ và để lại trong không trung từng đợt gió bấc se lạnh. Cơn đói cồn cào hoành hành thân xác tôi từ trưa đến giờ. Nó làm tôi không còn phân biệt được mọi âm thanh và màu sắc của cuộc đời đang thản nhiên trôi qua. Tôi đi như một kẻ mắc bệnh mộng du, lủi thủi qua các cửa hiệu và rạp hát. Gió thổi phần phật vào những ô cửa kính của các quán rượu sang trọng. Tôi chợt thèm một ly rượu nhỏ khi nghe vẳng từ phía xa tiếng chuông nhà thờ Tân Dân đổ hồi, gieo rắc niềm tin vô thức xuống vòm me tây đứng âu sầu ven hồ Trúc Giang.
Căn phòng trọ của tôi nằm tít tận lầu ba của một chúng cư tồi tàn ẩm thấp. Đó là một ngôi nhà được kiến trúc theo lối gô-tích của miền Bắc Âu. Hàng xóm với tôi là những thợ hớt tóc, sửa xe hoặc vài tay phó nhòm nửa mùa... Riêng ở tầng trệt thì trông có vẻ sáng sủa đôi chút nhờ người ta thuê để làm tiệm giặt ủi, tiệm cầm đồ... Cả một khối người sống chui rúc như thế mà không có ai để mắt sửa lại cây cầu thang. Ngày cũng như đêm, nó luôn tối đen và ướt sũng nước. Phảng phất trong quần thể sống ấy là mùi khai nồng của nước tiểu, mùi hăng hắc của tỏi chiên và mùi thúi của những con chuột chết. Nhưng dù sao, tổng hợp những thứ mùi đáng nhớ đó, nó vẫn hơn hẳn những gì đang có trên người tôi. Tôi tê tái khi nhìn lại mình. Tôi chẳng có gì ngoài một đôi giày mòn vẹt cả gót và chiếc áo khoác mà tôi nhớ rằng hình như đúng một năm rồi tôi chưa đem phơi nắng nó lần nào.
Tôi đi như một thằng quỷnh qua từng nấc thang hẹp. Có vài đầu tóc bù xù ló ra cửa nhìn chằm chằm vào tôi và sau đó nhanh chóng thụt vào. Đôi lúc, tôi tự hỏi rằng tôi đã ở trong trạng thái say lơ mơ như thế từ mấy kiếp rồi. Phải chi giờ này có vài xu trong túi, tôi sẽ mò đến một quán rượu nhỏ nào đó vùng ngoại ô. Sau đó, tôi sẽ đi bách bộ theo đường Hùng Vương để nhìn những con đò nằm trơ vơ ở phía bên kia bờ Mỹ Thạnh An.
Đứng trước cửa, tôi lục hết tất cả các túi nhưng chùm chìa khóa đã không cánh mà bay đâu mất. Trời đất, chẳng lẻ đêm nay tôi phải nằm co ro nơi xó hành lang này như người dân Xô-ma-li sắp chết đói sao? Tôi đang tự rủa thầm cho cái trí đểnh đoảng của mình thì bất chợt có một giọng nói trong trẻo cất lên:
"Chìa khóa của ông đây".
Trong cảnh tranh tối tranh sáng từ ngọn đèn đường hắt lên, tôi nhận ra vóc dáng của một cô gái có đôi vai gầy và bộ ngực lép kẹp.
"Chìa khóa của ông đây" - Nàng ta lặp lại - "Em đã mong ông trở về từ lúc năm giờ".
Tôi hỏi vì sao cô ta biết chìa khóa phòng ấy là của tôi và nàng đáp rằng đã bắt gặp nó treo lủng lẳng nơi ổ vào buổi trưa. Tôi gật đầu cám ơn. Nàng dợm quay lưng để trở về phòng nhưng không hiểu sao trong giây phút ấy tôi buộc miệng thốt lên lời mời nàng ghé vào phòng tôi và cùng uống cà phê.
"Thật không?" - Nàng ta nheo mắt, tinh nghịch - "Em sẽ không làm mất thì giờ của ông chứ?".
"Ngược lại".
Vừa đáp tay tôi vừa lần mò tìm công tắc đèn. Bóng đèn 40W tỏa ánh sáng mù mờ. Tôi buồn rầu nhìn những con chuột nhắt đang gặm giẻ rách dưới gầm bàn.
"Xin lỗi cô bé" - Tôi nhún vai phân bua cho kiểu sống bừa bãi của mình - "ở một mình nên tôi không thiết chi dọn dẹp cho ngăn nắp nữa".
"Đừng gọi em là cô bé. Dù gì thì em cũng đã mười chín tuổi".
"Thế à? Tôi cứ tưởng cô bé chỉ độ mười hai".
Nàng phì cười và tự đồng ngồi xuống ghế đẩu. Nụ cười của nàng làm tôi thoáng chút rung động. Nó khiến tôi nhớ đến gương mặt người tình cũ cách đây hơn ba mươi năm. Tự nhiên, chân tay tôi trở nên ngượng nghịu trước cô bé con này. Tôi hỏi nàng có muốn xem báo và tạp chí không; nếu muốn thì cứ lựa chọn tùy ý. Nàng nói là nàng rất thích xem tạp chí Âm nhạc và Điện ảnh.
"Vào nhà của một lão già mà cô bé không sợ sao?" - Tôi mở lời khi đang bắc nước lên bếp điện.
"Đã bảo là ông đừng gọi em bằng cô bé!".
"Nhưng tôi đã năm mươi hai tuổi".
"Không có gì quan trọng".
"Tốt thôi. Vậy thì em. Em tên gì vậy ta?".
"Thu Tím. Họ Trần".
"Trần Thị Thu Tím?".
"Không có Thị" - Nàng bỏ tờ Điện ảnh sang một bên và nhún nhảy lúc đi về phía cửa sổ - "Thấy tiện thì ông cứ gọi em là T.3. Phòng của ông nhìn ra thấy cảnh thơ mộng ghê. Bên phòng của em thì khỏi nói, lúc nào cũng nghe tiếng "ình chéo" của trò chơi điện tử".
"Hay ta đổi" - Tôi nói đùa.
"Sang đây chắc em bị lao phổi vì tàn thuốc lá mất. Tự dưng ngay bây giờ em muốn dọn cho căn phòng ông được sạch sẽ".
"Cứ tự nhiên, còn tôi chắc phải nằm nghỉ một chút".
Nằm trên ghế bố, tôi im lặng, khoan khoái ngắm nhìn nàng trổ tài lau chùi lại căn phòng. Vừa làm nàng vừa hát nho nhỏ những bài dân ca miền Tây Nam Bộ. Cho đến giây phút tuyệt vời đó, tôi mới chợt nhận ra ở đâu đấy tận đáy lòng tôi đang đói. Cái đói vắng tình cảm của mái ấm gia đình và đôi bàn tay mềm mại của phụ nữ. Kể từ lúc nào nhỉ? Một buổi sớm mai tôi cất bước ra đi và buổi chiều khi trở về căn nhà cũ, tôi choáng váng nhận ra nó đã trở thành một hố bom sâu hoắm. Vợ và đứa con trai đầu lòng của tôi chỉ còn là những mảnh thịt vung vãi. Suốt mấy năm liền, tôi đi lang thang như một thằng điên qua khắp các nẻo đường.
Rồi thời cuộc đưa đẩy...
"Ta thù ghét chiến tranh" - Tôi lẩm bẩm.
"Ông nói gì vậy?" - Nàng ta ngước đôi mắt tròn xoe nhìn tôi - "Ông đang làm thơ đó à?".
"Sao em biết là tôi làm thơ?".
"Hồi mới đến thuê nhà ở đây, em có nghe mấy bà hàng xóm nói ông là một nhà thơ" - Bất giác tôi thấy nàng ửng hồng đôi má và giọng nói có vẻ thẹn thùng - "Em nhớ tên ông và có đọc vài bài thơ của ông trên báo. Thú thật, đó là bài gì thì em quên mất tiêu. Em chỉ thích những bài ông hay ngâm giữa đêm khuya cùng tiếng đàn ghi ta hơn. Em không biết thơ là gì nhưng sao nó làm em xúc động và nhớ nhà ghê. Thế là đêm ấy em không tài nào ngủ được. Mọi người xung quanh nói ông sống rất lập dị".
"Thơ là một cô gái đẹp, quyến rũ nhưng khó ưa. Thơ chính là em, T.3" - Tôi giở trò tán tỉnh và thấy nàng nhún vai nên tôi bèn nói tiếp - "Em có cho rằng tôi như vậy không?".
"Em đã để ý và em không tin. Đôi mắt ông thật hiền".
Nói xong, nàng cúi đầu, tay vân vê vạt áo bà ba. Trông nàng thật giống Hương, người yêu trước đây của tôi quá đỗi. Tôi cứ thừ người ra và chậm rãi đốt một điếu Địa Cầu.
"Xin lỗi vì em đã làm ông buồn!".
"Có gì đâu" - Tôi cười - "Thôi, mình uống cà phê nghe!".
Nàng không uống được thứ nước cà phê. Tôi phải pha một ly chanh đường cho nàng và rất may là trong keo, đường chỉ còn một ít. Bên ly cà phê đen đậm đặc, chúng tôi ngồi nói chuyện phiếm về thời tiết và xu hướng văn chương của thời hiện đại. Tôi lấy làm lạ lùng bởi trí thông minh và sắc sảo nơi nàng. Hình như đâu đó trong chính con người nàng là sự giằng co giữa hai điều: nghị lực để sống và sự yếu đuối mang đầy nữ tính.
Sau đó, nàng hỏi thêm về gia cảnh của tôi. Tôi buồn rầu kể lại tất cả, từ chuyện mất mát vợ con cho đến sự đổ vỡ trong sự nghiệp và viễn cảnh xách bị đi ăn mày nay mai. Nàng không nói gì. Qua làn khói thuốc bay ẻo lả, tôi đọc được trong mắt nàng sự xúc động của người đồng cảnh ngộ. Rồi nàng cũng kể cho tôi nghe về số phận của nàng. Nàng xuất thân trong một gia đình làm nghề chài lưới của vùng ven biển Thạnh Phú, lớn lên trong sự bê tha rượu chè, cờ bạc của người cha, còn mẹ nàng thì chết vì bệnh lao phổi cách đó hai tháng. Không còn chỗ tình cảm nào nữa để bấu víu, nàng đành phải bỏ nhà ra đi kiếm sống. Nàng nói rằng có chỗ đã nhận nàng vào làm bắt đầu từ thứ Tư. Tôi hỏi nghề gì nhưng nàng cắn răng không nói.
"Tôi cũng chẳng hơn gì em đâu, T.3. Hiện tại trong túi tôi chỉ còn đúng hai trăm đồng" - Nói xong câu ấy, tôi nhận ra mình quá lố bịch.
Nàng sụt sịt khóc:
"Nhưng dù gì thì ông cũng còn có một cái tên để hãnh diện. Riêng em thì không".
"Cho đến chết tôi vẫn không quên tên của em đâu, Thu Tím".
"Thu Tím" - Nàng thầm thì như đang tự nói với chính mình - "Chứ chẳng phải là con bé nghèo hèn mang tên Đèo thuở nào. Cái tên Thu Tím trở thành xa lạ từ lúc em buộc phải rời trường phổ thông. Nơi này, em chôn đi cái tên Thu Tím để khoác cho mình cái vỏ hoàn toàn mới. Em van ông đừng hỏi hiện thời em mang tên gì và đi làm ở đâu!".
Từ dạo đó, theo qui định riêng giữa hai người, tôi và nàng sẽ dành trọn cho nhau ngày Chúa nhật. Những ngày thường, vào lúc năm giờ chiều là nàng phải đón xe lôi đạp để đi làm cái công việc kiếm tiền riêng tư của nàng. Đêm đêm, sau khi uống một ly cà phê nhỏ ở tiệm Huê Liên, tôi lủi thủi trở về căn gác trọ nằm nghe gió lùa cô quạnh trên mái ngói cổ. Khi có nàng, tôi mới thấy cần tiền ghê gớm. Dẹp cái sĩ diện sang một bên, tôi đành chấp nhận nghề bơm ga và sửa ống khóa nơi góc đường. Tôi đã viết biết bao vần thơ về nàng. Bạn bè bảo rằng thơi tôi bây giờ có khá hơn dạo trước.
Với số tiền ít ỏi mà tôi dè sẻn được suốt tuần, tôi để dành cho ngày Chúa nhật. Tôi đưa nàng đến quán kem Eskimo hoặc vào rạp Thắng Lợi để xem phim. Đi bên tôi, nàng không còn có cái vẻ ủ dột thường ngày. Tôi cảm thấy đời tôi vô cùng hạnh phúc từ lúc có nàng. Nàng như con chim chìa vôi hót ríu rít trong buổi sớm mai... Lúc không đủ tiền, tôi đưa nàng viếng thăm Nhà Bảo tàng, chùa Bạch Vân và vườn ổi Mỹ Thạnh An. Khi dư dả, tôi đưa nàng đến nghỉ ngơi cuối tuần nơi Cồn Phụng. Nhiều khi tôi tự hỏi rằng tôi đang lao đầu vào một thứ tình yêu quái quỷ gì đây hay là tôi đang tìm lại những niềm vui mà mình đã đánh mất? Tôi bỏ ngoài tai lời dị nghị của mấy bà chuyên ăn không ngồi rồi nơi chúng cư. Tuy vậy, tôi vẫn biết rằng chúng tôi là đôi tình nhân lập dị nhất trên đời. Duy chỉ có những phiến lá khô gầy rơi vãi ở vỉa hè là chứng nhân cho mối tình trái khoáy nhưng rất trong sáng ấy của chúng tôi. Hình như tôi chưa bao giờ xúc phạm đến thân thể nàng trừ những cái hôn thần tiên trong căn phòng trọ xập xệ, đầy rẫy những chú chuột nhắt chạy loạn xạ dưới chân. Thỉnh thoảng, khi thức giấc vào buổi sớm mai, nằm lắng nghe tiếng rao bán bánh mì buồn tênh vẳng dưới đường phố, tôi như thấy mình đang phạm vào một tội lỗi vô hình nào đó. Có phải là tôi đã quyến rũ nàng hay nàng đã cố tình quyến rũ tôi để đưa tôi sa chân vào cái bẫy u tối do chính nàng tạo ra? Rồi sau đó, luôn luôn câu mà tôi tự trả lời là chẳng qua, tất cả định mệnh con người đều do tạo hóa sắp đặt.
"Ông cứ suy nghĩ gì hoài vậy, Kim?" - Nàng hỏi khi chúng tôi đang đứng nơi hành lang Cồn Phụng - "Đi chơi với em mà ông không vui sao?".
"Vui" - Tôi đáp.
"Tóc ông có nhiều sợi bạc quá rồi. Ngồi xuống để em nhổ tóc ngứa cho. Hồi còn nhỏ em mơ ước được làm những chuyện như thế, vậy mà cha em chỉ đem lại cho em những đống ói tanh hôi".
Cảm nhận được đôi bàn tay nàng đang nhẹ nhàng lùa trong tóc, tôi lim dim mắt tận hưởng sự khoan khoái của tâm hồn vào buổi xế chiều. Tôi lắng nghe đâu đây mùi hương con gái của nàng hòa quyện trong gió. Trên mặt sông Tiền, chiếc phà BT.100 đang hờ hững trôi qua.
"Lỡ một mai em xa ông thì sao?" - Nàng hỏi - "Ông có còn nhớ gì đến em không?".
"Em không thấy tôi chỉ làm thơ về em đó ư?".
"Nhờ ông, em mới nhận ra cuộc sống của em còn có ý nghĩa".
Bất giác, tôi thốt ra một câu thật ngu ngốc hết chỗ nói:
"Sao em lại chịu làm bạn với gã thi sĩ nghèo và hết xí quách này, T.3?".
Nàng nói với vẻ không bằng lòng:
"Em nghèo nhưng em đã thích cái gì thì em cứ thích".
"Có lẽ tôi đã mơ thấy em từ lâu. Em như cô tiểu thư tuyệt trần và rất giống Jane March (*)".
"Ông ngâm thơ cho em nghe đi" - Nàng giả vờ lảng tránh lời khen của tôi.
Tôi bèn cất giọng ngâm cho nàng nghe những bài thơ tình yêu dành riêng cho chúng tôi. Tiếng thơ vọng lên khiến tôi thấy dường như cảnh vật trở nên xám xịt và u buồn. Tôi hình dung ra cảnh cô gái tên Đèo bé nhỏ đang thất thểu bước đi trên cồn cát ven biển. Vừa đi cô ta vừa khóc vì nhớ mẹ. Và rồi, cái con bé Đèo ấy như biến thành đám lục bình trôi dập dềnh nơi vàm sông rộng, chưa biết rằng đời mình sẽ trôi về nơi đâu.
Ba ngày qua tôi không gặp nàng. ấy là khi ngày Tết cổ truyền đã gần kề. Gió chướng mát mẻ ùa về tỉnh lỵ và ngoài đường, mọi người đổ xô đến chợ để sắm sửa đồ đạc.
Tôi có ý trông chờ nàng nhưng cửa phòng nàng vẫn im ỉm khóa. Buồn tình, tôi mò đến nhà họa sĩ Trần Diên và tôi rủ hắn ta đến quán rượu Cây Táo. ở đó, chúng tôi nói chuyện về thời cuộc ở Trung Đông. Một ngày trôi nhanh trong men rượu, tôi trở về căn gác trọ thì đã chín giờ đêm. Trong trạng thái say lơ mơ ấy, tôi cứ ngồi thừ người bên cửa sổ và mường tượng đến mái tóc dài mượt vắt qua đôi vai gầy cùng đôi mắt tròn xoe của nàng. Cảnh vật như nhòe đi trước mắt tôi. Lại một mùa Xuân cô độc nữa đến với tôi trong xó tối này.
Tôi thở dài và với lấy bao thuốc. Bao thuốc rỗng không. Tôi chán ngán khi nhớ lại cây cầu thang hẹp và ướt sũng nước.
"Buồn à, Kim?" - Nàng nói nhẹ như hơi thở bên tai tôi.
"Chắc vậy" - Tôi cố giấu niềm vui khi có nàng bên cạnh bằng cái vẻ lạnh lùng.
"Em có đem cho ông ổ bánh mì đây. Ông ăn đi kẻo đói!".
"Mấy ngày nay em bỏ tôi sao, T.3?".
"Em đi Sài Gòn" - Nàng ngập ngừng - "Bà chủ quán ở đây đã đuổi em. Theo lời giới thiệu của nhỏ bạn, một cái quán ở Sài Gòn sẽ nhận em".
"Chừng nào em đi?".
"Mai. Em đi trên chiếc xe ca tốc hành lúc ba giờ rưỡi sáng".
"Tôi sẽ đi cùng em".
"Xa ông em cũng buồn nhưng chuyện ông đi theo em thì không thể được. Em không còn xứng đáng với ông nữa đâu nên ông đừng khổ tâm vì em!".
Tôi nói mà không hiểu ý mình định nói gì:
"Cuộc sống như một cái chớp mắt. Em nói chi đến chuyện sướng khổ. Rồi tất cả chỉ là nấm mồ đầy cỏ dại".
Nàng xoay mặt tôi lại, âu yếm:
"Ông hãy hứa với em, ông đừng tìm em nữa!".
"Hứa. Nhưng mà em không yêu tôi sao, T.3? Tôi sợ sự cô đơn".
Tôi buồn bã vuốt tóc nàng. Nhưng không kìm được lòng mình, nàng áp mặt vào ngực tôi và òa khóc.
"Tôi sẽ ra bến xe tiễn em".
"Chẳng ích lợi gì" - Nàng nhìn tôi. Tôi đọc được trong mắt nàng chất chứa sự tủi hờn - "Em chỉ cầu xin ông một điều. Ông hãy tặng em những bài thơ ông viết về chuyện của chúng ta. Nó sẽ gợi cho em luôn nhớ tới ông trên bước đường lưu lạc".
Tôi gật đầu như kẻ mất hồn và đâu đó vọng lại tiếng chuông chùa khuya. Các ngón tay thon dài của nàng lần rời khỏi đôi bàn tay của tôi.
"ờ, thì chia tay" - Tôi lẩm bẩm một mình và tôi như chìm vào một cõi bềnh bồng nào đó để lắng nghe trong tâm tư tiếng guốc của nàng càng lúc càng xa dần.
"Chiều chiều mây kéo về kinh
ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta" (**)
ST! ( Tác Giả: Vũ Hồng)