Theo phong tục nước ta ngày trước, trong dịp Tết đến nhà nào cũng có một câu đối đỏ dán hay treo cạnh bàn thờ tổ tiên.
Câu đối Tết hầu như ai cũng biết là:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Cùng với thi văn, câu đối là lối chơi chữ thanh tao của kẻ sĩ thời xưa, nhất là trong các dịp quan hôn tang tế.
Câu đối gồm hai phần hay hai vế: câu (để) đối và câu đáp .
Cái khó của câu đối đáp là phải chỉnh cả ý lẫn lời, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và ngay cả âm thanh, tượng hình như hai câu đối/đáp dưới đây:
Cuối thu ngày chín lên chơi núi
Giờ tí canh ba xuống nhảy đầm
"Cuối thu ngày chín/giờ tí canh ba," "lên chơi núi/xuống nhảy đầm" thật là quá chỉnh.
Nhưng còn chữ "núi" thì sao? "Đầm" còn có nghĩa là ao. "Ao" đối với "núi" thì tuyệt!
Các bậc nữ lưu thời trước còn ra câu đối để kén chồng:
Một mặt người bằng mười mặt của (đối)
Mảnh chồng quan hơn đàn chồng dân (đáp)
Một cô gái ra câu đối:
Cô Miên ngủ một mình
Cô có nghĩa một mình ; miên là ngủ. Cô Miên là tên người ra câu đối. Phải một thời gian rât lâu mới có người đối chỉnh:
Tổng Thịnh tóm nhiều đứa
Tổng là tóm; thịnh là nhiều, số đông. Tổng Thịnh cũng chính là tên người đáp.
Cảm phục tài trí, Cô Miên bằng lòng làm vợ ba ông Tổng Thịnh (Tổng Thịnh tức Cai Vàng, về sau nổi dậy chống Pháp bị giết).
Nữ sĩ Hồng Hà ra câu đối mà Cống quỳnh chịu thua không đáp được:
Da trắng vỗ bì bạch
Da là bì và trắng là bạch nhưng bì bạch còn là tiếng tượng thanh, tay đập vào đùi nghe tiếng kêu… bì bạch.
Cho tới nay câu:
Trời xanh màu thiên thanh
là câu đáp tương đối chỉnh nhất, trúng cách nhưng không hoàn toàn, vì "thiên thanh" không linh động, gợi âm thanh như "bì bạch."
Một câu đối khác hóc búa hơn:
Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?
Câu này ứng dụng cách nói lái của người miền Nam. Hiện có câu đáp dù gượng ép vẫn coi tàm tạm được:
Trai Hòn Chồng (Nha Trang) chồng hòn (đá) gọi Hòn Chồng.
Những câu đối Việt-Pháp
Nói đến câu đối, nhiều người nghĩ ngay đến chữ nho, chữ Hán, ít ai để ý tới ngôn ngữ khác. Nhưng trong cuốn văn học sử về Việt-Nam, nhà ngôn ngữ học Pháp Cordier đã làm hai câu đối Việt-Pháp như sau:
Hai cẳng nằm thẳng đơ (deux)
Tám giờ xe lửa huýt (huit)
• Bốn ả nằm trên Cát (quatre)
• Năm cây hãy còn Xanh (cinq)
• Sáu chú hăng bọ Xít (six)
• Chín thằng lo nơm Nớp (Neuf)
• Mười mạng chơi chổng Đít (Dix)
Những câu đối Việt-Mỹ
• Một bà xin giải Oan (One)
• Hai cháu đòi đi Tu (Two)
• Ba ông làm cử Tri (Three)
• Bốn sách thành một Pho (Four)
• Năm đời chẳng nhạt Phai (Five)
• Sáu mạng bấn xúc Xích (Six)
• Bẩy mạng đi Xe Ven (Seven)
• Tám nàng ôm eo Ết (Eight)
• Chín cậu nhậu thịt Nai (Nine)
• Mười khỉ đu toòng Teng (Ten)
Những câu đối tiếng Mỹ
Một thanh niên đi học xa nhà, kẹt tiền nên viết thư về "thăm" bố, chỉ vỏn vẹn có 8 chữ:
Dear Dad,
No mon (*). No fun.
Your Son
Tuần sau, anh nhận được thư của cha, hăm hở mở ra xem, nhưng cũng chỉ 8 chữ hồi âm:
Dear Son,
Too bad. So sad.
Your Dad
Đúng là con nào, cha nấy. Xem quả biết cây!
Câu đối Tết hầu như ai cũng biết là:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Cùng với thi văn, câu đối là lối chơi chữ thanh tao của kẻ sĩ thời xưa, nhất là trong các dịp quan hôn tang tế.
Câu đối gồm hai phần hay hai vế: câu (để) đối và câu đáp .
Cái khó của câu đối đáp là phải chỉnh cả ý lẫn lời, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, và ngay cả âm thanh, tượng hình như hai câu đối/đáp dưới đây:
Cuối thu ngày chín lên chơi núi
Giờ tí canh ba xuống nhảy đầm
"Cuối thu ngày chín/giờ tí canh ba," "lên chơi núi/xuống nhảy đầm" thật là quá chỉnh.
Nhưng còn chữ "núi" thì sao? "Đầm" còn có nghĩa là ao. "Ao" đối với "núi" thì tuyệt!
Các bậc nữ lưu thời trước còn ra câu đối để kén chồng:
Một mặt người bằng mười mặt của (đối)
Mảnh chồng quan hơn đàn chồng dân (đáp)
Một cô gái ra câu đối:
Cô Miên ngủ một mình
Cô có nghĩa một mình ; miên là ngủ. Cô Miên là tên người ra câu đối. Phải một thời gian rât lâu mới có người đối chỉnh:
Tổng Thịnh tóm nhiều đứa
Tổng là tóm; thịnh là nhiều, số đông. Tổng Thịnh cũng chính là tên người đáp.
Cảm phục tài trí, Cô Miên bằng lòng làm vợ ba ông Tổng Thịnh (Tổng Thịnh tức Cai Vàng, về sau nổi dậy chống Pháp bị giết).
Nữ sĩ Hồng Hà ra câu đối mà Cống quỳnh chịu thua không đáp được:
Da trắng vỗ bì bạch
Da là bì và trắng là bạch nhưng bì bạch còn là tiếng tượng thanh, tay đập vào đùi nghe tiếng kêu… bì bạch.
Cho tới nay câu:
Trời xanh màu thiên thanh
là câu đáp tương đối chỉnh nhất, trúng cách nhưng không hoàn toàn, vì "thiên thanh" không linh động, gợi âm thanh như "bì bạch."
Một câu đối khác hóc búa hơn:
Gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi?
Câu này ứng dụng cách nói lái của người miền Nam. Hiện có câu đáp dù gượng ép vẫn coi tàm tạm được:
Trai Hòn Chồng (Nha Trang) chồng hòn (đá) gọi Hòn Chồng.
Những câu đối Việt-Pháp
Nói đến câu đối, nhiều người nghĩ ngay đến chữ nho, chữ Hán, ít ai để ý tới ngôn ngữ khác. Nhưng trong cuốn văn học sử về Việt-Nam, nhà ngôn ngữ học Pháp Cordier đã làm hai câu đối Việt-Pháp như sau:
Hai cẳng nằm thẳng đơ (deux)
Tám giờ xe lửa huýt (huit)
• Bốn ả nằm trên Cát (quatre)
• Năm cây hãy còn Xanh (cinq)
• Sáu chú hăng bọ Xít (six)
• Chín thằng lo nơm Nớp (Neuf)
• Mười mạng chơi chổng Đít (Dix)
Những câu đối Việt-Mỹ
• Một bà xin giải Oan (One)
• Hai cháu đòi đi Tu (Two)
• Ba ông làm cử Tri (Three)
• Bốn sách thành một Pho (Four)
• Năm đời chẳng nhạt Phai (Five)
• Sáu mạng bấn xúc Xích (Six)
• Bẩy mạng đi Xe Ven (Seven)
• Tám nàng ôm eo Ết (Eight)
• Chín cậu nhậu thịt Nai (Nine)
• Mười khỉ đu toòng Teng (Ten)
Những câu đối tiếng Mỹ
Một thanh niên đi học xa nhà, kẹt tiền nên viết thư về "thăm" bố, chỉ vỏn vẹn có 8 chữ:
Dear Dad,
No mon (*). No fun.
Your Son
Tuần sau, anh nhận được thư của cha, hăm hở mở ra xem, nhưng cũng chỉ 8 chữ hồi âm:
Dear Son,
Too bad. So sad.
Your Dad
Đúng là con nào, cha nấy. Xem quả biết cây!