Cuộc Tình Trên Đảo Bataan
Một mẫu chuyện nhỏ trong cuộc đời tị nạn.
Tôi đang ngồi tán gẫu với cô bạn gái người Hoa cùng trại thì tiếng loa phóng thanh gọi tên tôi lên phòng hành chánh có việc gấp. Lúc đó là khoảng 2 giờ chiều. Từ trại đến phòng hành chánh thì cũng mất mười lăm phút đi bộ. Đến nơi tôi đã thấy có hai chiếc xe bus đậu sẵn, chuẩn bị chuyển người qua trại khác. Đã có nhiều nhóm người tị nạn đứng bu quanh chờ cho lên xe. Tôi có linh cảm họ còn trống chổ nên muốn cho tôi đi chuyến xe nầy.
Bước vào phòng hành chánh, tôi đến báo cô thư ký tên họ và đã nghe tên tôi trên loa phóng thanh. Cô cho hay tôi vừa được có tên đi Bataan trám vào chổ một gia đình vừa “tách form”, có một người ở lại. Danh từ “tách form” nầy rất thông dụng ở trại tị nạn Phanat Nikhom. Nghỉa chính của nó là tách khỏi vì có một người nào vừa lập gia đình. Nhưng ở trại tị nạn cũng có nghỉa là có người muốn ở lại chờ người yêu mới gặp để đi chung một chuyến. Cô thư ký cho tôi 30 phút chuẩn bị để đi lên Bangkok chờ chuyến bay sang trại Bataan, Phillipine.
Tôi chạy từ văn phòng hành chánh về trại, chỉ kịp thu dọn vài món cần thiết. Vì là dân con bà phước nên chẵng có bao nhiêu để đem theo. những gì còn lại tôi cho người bạn láng giềng đã từng chia ngọt sẻ bùi với tôi trong suốt tám tháng từ trại NW9 đến trại Phanat Nikhom. Khi tôi trở lại chổ xe bus thì mọi người đã lên xe, chỉ còn lại tôi là người sau cùng. Cô thư ký điểm danh xong thì xe từ từ rời trại. Tôi nhìn lại trại Phanat Nikhom một lần cuối, nơi tôi đã nương náo mấy tháng trên đường tìm tự do. Xe đến Bangkok vào khoảng tám giờ đêm. Sau thủ tục nhập trại thì đã hết giờ cơm. Tôi phải đi ra khu phố dân bên ngoài trại chuyển tiếp tìm món gì ăn đở đói vì cả buổi chiều không có hột cơm trong bụng.
Sau một đêm vật lộn với đàn muỗi đói, năm giờ sáng thì họ đánh thức cả đám chuẩn bị ra phi trường Bangkok. Ngồi chờ từ tám giờ sáng đến 11 giờ trưa mới có xe chở ra phi trường, xong ngồi chờ thêm 5 tiếng nữa, đến 4 giờ chiều thì cả bọn được lùa lên chiếc máy bay quân sự của Mỹ để đi Subic Bay. Đói rã ruột, có nhiều em bé mặt mày xanh xao vì đói, tôi mạnh dạn hỏi chàng Mỹ phi công xin thức ăn. Với chút ít vốn tiếng Anh, tôi đã xin được cho mỗi người một phần C Ration ăn đở đói. Khi máy bay đến Subic Bay thì đã hừng sáng, lại thêm một màn chờ xe bus về trại Bataan. Khi chúng tôi về đến khu tạm trú thì trong trại Bataan trời đã nhá nhem tối.
Sau một tuần nghỉ xã hơi, lớp Anh Ngữ của tôi bắt đầu vào sáng thứ hai sau khi đến trại. Bước vào lớp học, tôi chẵng hiểu mình học được gì. Nhìn chung quanh chỉ có mấy anh người Miên không biết alphabet mà phải ngồi chung thì phí cả thời gian ở trại. May mắn thay, người phụ trách bắt đầu hỏi từng người để xếp lớp, tôi được vào advance vì tôi khai đã từng học lớp 8 Hội Việt Mỹ ngày xưa. Họ chỉ tôi đường đến lớp advanced.
Tôi bước vào lớp thì một cô người Phi nhỏ con, nước da bánh mật, không sắc xảo nhưng có đôi mắt rất ướt át, rất tình tứ chào tôi và yêu cầu tôi tự giới thiệu tên họ cho cả lớp. Cô xếp tôi ngồi chiếc ghế trống bàn đầu, ngay giữa lớp. Có lẽ mọi người đến trước không dám ngồi giữa nên dư lại đến phiên tôi. Cô bắt đầu buổi học bằng cách yêu cầu mọi người tự giới thiệu về quá khứ của mình. Cô tự giới thiệu về cô trước: 20 tuổi, gia đình Thiên Chúa Giáo, học sinh trường dòng và đang học năm thứ hai đại học Manila, cô đi dạy thêm Anh Ngữ ba tháng Hè để kiếm tiền thêm phụ giúp gia đình. Cô ước mong tương lai sẽ được đi Mỹ như dân tị nạn Việt Nam.
Khi cô tự giới thiệu xong thì bảo đến phiên tôi với ngón tay nhỏ nhắn trỏ ngay vào tôi. Tôi cũng tự giới thiệu tên họ, 25 tuổi, và chọc cô với cách nói dởn chơi: từng là sĩ quan quân đội, độc thân, và đang tìm người yêu. Cô nhìn tôi với cặp mắt rất tình tứ rồi cười rất to và nói:
- Tôi tin rằng ông sẽ có rất nhiều cơ hội trong trại tị nạn nầy vì nhiều cô gái Phi trẻ đẹp làm việc ở đây cũng muốn tìm người yêu để được đi Mỹ.
Buổi học đầu tiên bắt đầu bằng những tiếng cười dòn, những câu đùa cợt rất tự nhiên. Một tuần qua nhanh, ngày thứ sáu đến, cô bước đến bàn học của tôi nói nhỏ là cô sẽ về Manila thăm gia đình, hỏi tôi có muốn gì không. Tôi đùa với cô:
- Phải chi tôi được đi để cô có dịp giới thiệu về quê hương cô.
- You (cô gọi tôi như thế) đừng lo, sẽ có ngày tôi sẽ đưa you về thăm ba mẹ tôi.
- Nhưng tôi không ra khỏi trại được.
- Tôi sẽ xin ban điều hành trại cho you đi chơi với tôi dịp cuối tuần nếu you muốn.
- Dĩ nhiên là tôi rất muốn đi thăm Manila trước khi đi Mỹ.
Thế mà hai tuần sau, tôi được giấy phép đi Manila cuối tuần do Thiếu Tướng Tobias ký. Tôi mang giấy phép đến hỏi có phải do cô làm không thì cười rất tươi hỏi lại tôi:
- Thế you có muốn đi Manila không?
- Dĩ nhiên rồi còn phải hỏi.
Trưa thứ sáu tan học, tôi đã chuẩn bị cái xách tay nhỏ nhắn cho chuyến đi chơi xa. Cô dặn ra khỏi cỗng hãy gặp cô vì cô sợ người trong trại thấy tôi đi chung với cô rồi họ phân bì. Cô chờ tôi sẵn ngoài cổng trại, hai người đến bến xe bus, chỉ còn lại chuyến xe cuối cùng về Manila. Hai chúng tôi ngồi gần nhau trên chuyến xe đông nghẹt người. Đường ổ dằn sóc, nghiêng qua, đỗ lại, có lúc cô nép vào người tôi để khỏi té ra khỏi ghế. Mùi hương con gái thơm nhẹ thoang thoảng bay làm tôi ngây ngất tuy trong xe có đũ mùi của mọi thành phần. Xe đến Manila khoảng 8 giờ tối, cô dẩn tôi đi bộ từ bến xe về đến nhà cô cũng hơn một tiếng. Cô bảo ban đêm đi taxi nguy hiểm hơn đi bộ. Có lẽ đã báo trước nên gia đình cô đã sẵn sàng cơm tối chỉ chờ chúng tôi đến là ăn. Mọi người vui vẻ nói chuyện tiếng Phi làm tôi đứng trơ trẻn, dư thừa, cô bèn xin lỗi và bật sang tiếng Anh, đa số anh em của cô đều nói tiếng Anh chỉ trừ ba mẹ cô. Đêm đó tôi được xếp chổ ngủ với người anh của cô. Anh ta cũng đã từng đi lính Phi, chuẩn bị sang Việt Nam thì chiến tranh chấm dứt. Anh rất thông cảm cho hoàn cảnh của tôi, người lính thất trận phải chạy tị nạn sang nước ngoài. Chúng tôi nói chuyện rất lâu, tôi cho anh biết là tôi đã có người yêu bên VN, tôi chỉ quen cô em của anh chỉ là bạn chứ không dám tiến xa hơn. Anh ngạc nhiên nhưng vẫn cho tôi biết đó là quyết định của cô em chứ không phải của anh.
Sáng hôm sau cô chuẩn bị đưa tôi đi chơi Manila, có lẽ đã nói chuyện với người anh nên khi vừa ra khỏi nhà cô đã nói:
- Em cám ơn you đã rất thành thật nói với anh tôi trước khi mọi việc xãy ra.
- Tôi hi vọng cô đừng phiền trách đã không nói cho cô biết trước khi nói với anh cô.
- Em không trách anh vì em hiểu những người lính như anh đi đâu cũng lãng mạng nhưng lúc nào cũng chung tình với người đã hứa hẹn.
- Tôi cảm ơn cô và hi vọng mình chỉ là bạn thôi. Chuyện gì đến thì cứ để nó đến tự nhiên chứ dừng ép buộc.
- You nói rất hay, hãy để nó đến tự nhiên you nhé.
- Vâng! Hãy để nó đến tự nhiên.
Cô đưa tôi đi xem rất nhiều nơi kỷ niệm của cô, từ trường tiểu học, đến trung học, đến trường đại học Manila. Trời mùa hè nóng oi làm má cô đỏ hây hây, tôi nhìn cô bổng thấy cô đẹp ra hẵn. Cô bất chợt ngoảnh đầu lại thấy tôi đang nhìn.
- You làm gì mà nhìn em dử vậy?
- Tôi thấy má cô đỏ hồng làm cô đẹp quá.
- Vậy chứ má em không hồng thì chẵng đẹp ư?
- Cô đã đẹp rồi, má đỏ hồng làm cô đẹp hơn.
Cô cười tũm tĩm quay chổ khác rồi tự nhiên bước nhẹ vào lòng tôi nói:
- Em ước gì you sẽ ở đây với em mãi.
- Trời! cô ước như vậy chết tôi sao, làm sao tôi đi Mỹ được?
- À hé! Thôi em ước gì sẽ đi với anh sang Mỹ.
Tôi làm thinh không dám tiến tới. Đó là cuộc đời và hi vọng của cô, tôi không dám đùa giỡn nên vội vã bước. Hai người yên lặng, mỗi người theo dõi một ý nghĩ riêng của mình. Tôi không biết cô nghĩ gì, chỉ thấy mắt cô nhìn rất xa như muốn thấy được tận chân trời bên kia bờ Thái Bình.
Sáng thứ hai vừa vào lớp, cô bảo hôm nay cô sẽ tập cả lớp hát. Cô vội viết lên bảng bài “Bridge Over Trouble Water” của Simon and Garfunkel. Cô bắt đầu hát trước cho cả lớp nghe, giọng cô rất ngọt, thanh và cao vút khi lên khúc …like a gridge over trouble water…cô nhìn tôi với cặp mắt long lanh, ướt át như mọi ngày cô nhìn tôi. Tôi đáp lại cô …I”ll lay me down… Khi cả lớp bắt đầu ca theo cô đến đoạn:
When you're down and out
When you're on the street
When evening falls so hard
I will comfort you
Tôi thấy cô nhìn tôi như một lời an ủi, một chút thương yêu người lính thất trận. Tôi đảo mắt sang chổ khác không dám nhìn lại cô. Sao trời quá trớ trêu, cho tôi người con gái xứ Phi dể mến nhưng ra điều kiện tôi không được có tình cảm với cô. Trên con đường phiêu bạc xứ người, có phải đây là lần thử thách đầu tiên của tôi? Tôi bâng khuâng, tôi nhúc nhác trốn chạy tình yêu cô mang đến cho tôi. Tôi không sợ súng đạn, không sợ chiến tranh nhưng tôi sợ phải đối đầu với tình yêu của cô gái Phi nhỏ nhắn. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra tôi không dám nghĩ đến. Rồi tôi chợt nhớ lời tôi nói với cô: hãy để nó đến tự nhiên. Cho dù tôi có muốn hay không, tôi tự biết nó đang đến và đến rất nhanh.
Chiều thứ sáu đến, cô mời tôi đến barrack cô ở ăn cơm chiều thứ bảy. Những người dạy anh ngữ ở trại Bataan đều có khu ở riêng nằm biệt lặp không xa lắm trại của người tị nạn. Năm giờ chiều, trong bộ quần áo khá tươm tất mượn được của thằng bạn, tôi bước vào căn chung cư của cô ở chung với mấy người Phi khác. Mỗi căn có 4 phòng ngủ riêng với phòng ăn cũng là phòng khách. Hai người Phi đã về nhà chơi cuối tuần, cô cùng người bạn gái khác tiếp tôi rất thân mật. Thức ăn bày ra nào là gà cà ri, khoai tây chiên và cơm. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói chuyện tàm phàm, bá láp. Vừa xong thì người bạn của cô xin phép đi nghỉ sớm, còn lại tôi với cô ngồi ngoài phòng khách. Không có TV, chỉ có một cái radio nhỏ chỉ nghe được vài đài địa phương mà tôi chẵng hiểu họ nói gì. Tôi bảo cô đi dạo mát có vẻ vui hơn, cô hơi do dự rồi cũng đồng ý. Cô dẩn tôi đi ra xa, khỏi khu trại của dân tị nạn. Hai đứa ngồi trên tảng đá bên sườn đồi nhìn ra biển, cô nắm tay tôi hỏi sẽ làm gì khi đến Mỹ.
- Tôi hi vọng sẽ được đi học trở lại
- You học ngành gì?
- Hi vọng tôi sẽ lấy lại bằng kỹ sư điện mà tôi mong muốn
- Em tin you sẽ làm được vì tính you rất cứng rắn.
- Sao cô biết tính tôi cứng?
- Vì em dụ anh mấy lần mà không được.
- Thê cô nghĩ đến lúc nào tôi sẽ thua cô?
- Rồi anh sẽ thấy lúc anh thua cuộc.
Chúng tôi kết thúc buổi tối bằng một cái hôn trên má cô khi chia tay. Cuộc đời tị nạn của tôi cứ thế trôi qua cho đến tuần lễ cuối cùng khi tôi có danh sách đi Mỹ. Sau khi nghe tôi báo tin, mắt cô ướt hơn bình thường nhưng cô không khóc rồi xin cho cô một buổi tối ăn cơm riêng với cô tối thứ bảy trước khi tôi lên máy bay đi Mỹ. Có lẽ đã thu xếp trước, mọi người chung trại với cô đã về nhà nghĩ cuối tuần. Cô rất yên lặng trong bửa cơm, ít nói, và dĩ nhiên là cô rất buồn. Tôi lên tiếng trước:
- Hi vọng tôi không làm cô buồn vì đã bước vào đời cô rồi lại ra đi. Nếu tôi có làm cô buồn xin cô tha thứ
- Không! You không có lỗi gì cả. Có lẽ định mệnh đã an bày cho hai đứa mình là chỉ gặp nhau rồi phải xa nhau.
- Nếu cô cho phép, tôi xin làm bạn của cô, tôi sẽ liên lạc với cô thường xuyên và hi vọng tôi sẽ gặp lại cô trên nước Mỹ.
- Em sẽ là bạn của you mãi mãi.
- Vâng! Tôi sẽ là bạn của cô cho đến khi nào cô không muốn làm bạn với tôi thôi.
- You ở lại với em đêm nay nhé?
Không trả lời cô, tôi chỉ nhìn vào mắt cô và gật đầu đồng ý. Mắt cô sáng lên rồi nói:
- Em muốn một đêm hoàn hảo với you.
Chúng tôi trau nhau những giây phút mặn nồng của hai người khác phái, cho nhau những nụ hôn nồng nàn và tặng nhau những nóng bỏng tình dục tuổi đôi mươi. Sau những mặn nồng thân xác, trong bóng đêm dày đặc, cô nói nhỏ bên tai tôi: “Anh đã thua cuộc rồi đó!”
Tôi thì thầm: “Anh lúc nào cũng là kẻ thua cuộc, nhưng anh xin tình nguyện thua em mãi mãi cho đến ngàn đời sau”.
Chúng tôi thư cho nhau rất thường xuyên khoảng một năm sau thì tôi nhận được thiệp cưới của cô. Trong thiệp cưới, cô bảo đây là lần cuối cô viết cho tôi. Tôi hồi âm lại với những lời chúc tốt đẹp nhất cho cô. Từ đó tôi không nhận được bất cứ lá thư nào của cô, cô giáo Anh Ngữ người Phi rất dễ yêu nhưng bị thượng đế cấm không cho liên hệ dài lâu.
Cửu Long
Viết lại tại New York - 2012
Một mẫu chuyện nhỏ trong cuộc đời tị nạn.
Tôi đang ngồi tán gẫu với cô bạn gái người Hoa cùng trại thì tiếng loa phóng thanh gọi tên tôi lên phòng hành chánh có việc gấp. Lúc đó là khoảng 2 giờ chiều. Từ trại đến phòng hành chánh thì cũng mất mười lăm phút đi bộ. Đến nơi tôi đã thấy có hai chiếc xe bus đậu sẵn, chuẩn bị chuyển người qua trại khác. Đã có nhiều nhóm người tị nạn đứng bu quanh chờ cho lên xe. Tôi có linh cảm họ còn trống chổ nên muốn cho tôi đi chuyến xe nầy.
Bước vào phòng hành chánh, tôi đến báo cô thư ký tên họ và đã nghe tên tôi trên loa phóng thanh. Cô cho hay tôi vừa được có tên đi Bataan trám vào chổ một gia đình vừa “tách form”, có một người ở lại. Danh từ “tách form” nầy rất thông dụng ở trại tị nạn Phanat Nikhom. Nghỉa chính của nó là tách khỏi vì có một người nào vừa lập gia đình. Nhưng ở trại tị nạn cũng có nghỉa là có người muốn ở lại chờ người yêu mới gặp để đi chung một chuyến. Cô thư ký cho tôi 30 phút chuẩn bị để đi lên Bangkok chờ chuyến bay sang trại Bataan, Phillipine.
Tôi chạy từ văn phòng hành chánh về trại, chỉ kịp thu dọn vài món cần thiết. Vì là dân con bà phước nên chẵng có bao nhiêu để đem theo. những gì còn lại tôi cho người bạn láng giềng đã từng chia ngọt sẻ bùi với tôi trong suốt tám tháng từ trại NW9 đến trại Phanat Nikhom. Khi tôi trở lại chổ xe bus thì mọi người đã lên xe, chỉ còn lại tôi là người sau cùng. Cô thư ký điểm danh xong thì xe từ từ rời trại. Tôi nhìn lại trại Phanat Nikhom một lần cuối, nơi tôi đã nương náo mấy tháng trên đường tìm tự do. Xe đến Bangkok vào khoảng tám giờ đêm. Sau thủ tục nhập trại thì đã hết giờ cơm. Tôi phải đi ra khu phố dân bên ngoài trại chuyển tiếp tìm món gì ăn đở đói vì cả buổi chiều không có hột cơm trong bụng.
Sau một đêm vật lộn với đàn muỗi đói, năm giờ sáng thì họ đánh thức cả đám chuẩn bị ra phi trường Bangkok. Ngồi chờ từ tám giờ sáng đến 11 giờ trưa mới có xe chở ra phi trường, xong ngồi chờ thêm 5 tiếng nữa, đến 4 giờ chiều thì cả bọn được lùa lên chiếc máy bay quân sự của Mỹ để đi Subic Bay. Đói rã ruột, có nhiều em bé mặt mày xanh xao vì đói, tôi mạnh dạn hỏi chàng Mỹ phi công xin thức ăn. Với chút ít vốn tiếng Anh, tôi đã xin được cho mỗi người một phần C Ration ăn đở đói. Khi máy bay đến Subic Bay thì đã hừng sáng, lại thêm một màn chờ xe bus về trại Bataan. Khi chúng tôi về đến khu tạm trú thì trong trại Bataan trời đã nhá nhem tối.
Sau một tuần nghỉ xã hơi, lớp Anh Ngữ của tôi bắt đầu vào sáng thứ hai sau khi đến trại. Bước vào lớp học, tôi chẵng hiểu mình học được gì. Nhìn chung quanh chỉ có mấy anh người Miên không biết alphabet mà phải ngồi chung thì phí cả thời gian ở trại. May mắn thay, người phụ trách bắt đầu hỏi từng người để xếp lớp, tôi được vào advance vì tôi khai đã từng học lớp 8 Hội Việt Mỹ ngày xưa. Họ chỉ tôi đường đến lớp advanced.
Tôi bước vào lớp thì một cô người Phi nhỏ con, nước da bánh mật, không sắc xảo nhưng có đôi mắt rất ướt át, rất tình tứ chào tôi và yêu cầu tôi tự giới thiệu tên họ cho cả lớp. Cô xếp tôi ngồi chiếc ghế trống bàn đầu, ngay giữa lớp. Có lẽ mọi người đến trước không dám ngồi giữa nên dư lại đến phiên tôi. Cô bắt đầu buổi học bằng cách yêu cầu mọi người tự giới thiệu về quá khứ của mình. Cô tự giới thiệu về cô trước: 20 tuổi, gia đình Thiên Chúa Giáo, học sinh trường dòng và đang học năm thứ hai đại học Manila, cô đi dạy thêm Anh Ngữ ba tháng Hè để kiếm tiền thêm phụ giúp gia đình. Cô ước mong tương lai sẽ được đi Mỹ như dân tị nạn Việt Nam.
Khi cô tự giới thiệu xong thì bảo đến phiên tôi với ngón tay nhỏ nhắn trỏ ngay vào tôi. Tôi cũng tự giới thiệu tên họ, 25 tuổi, và chọc cô với cách nói dởn chơi: từng là sĩ quan quân đội, độc thân, và đang tìm người yêu. Cô nhìn tôi với cặp mắt rất tình tứ rồi cười rất to và nói:
- Tôi tin rằng ông sẽ có rất nhiều cơ hội trong trại tị nạn nầy vì nhiều cô gái Phi trẻ đẹp làm việc ở đây cũng muốn tìm người yêu để được đi Mỹ.
Buổi học đầu tiên bắt đầu bằng những tiếng cười dòn, những câu đùa cợt rất tự nhiên. Một tuần qua nhanh, ngày thứ sáu đến, cô bước đến bàn học của tôi nói nhỏ là cô sẽ về Manila thăm gia đình, hỏi tôi có muốn gì không. Tôi đùa với cô:
- Phải chi tôi được đi để cô có dịp giới thiệu về quê hương cô.
- You (cô gọi tôi như thế) đừng lo, sẽ có ngày tôi sẽ đưa you về thăm ba mẹ tôi.
- Nhưng tôi không ra khỏi trại được.
- Tôi sẽ xin ban điều hành trại cho you đi chơi với tôi dịp cuối tuần nếu you muốn.
- Dĩ nhiên là tôi rất muốn đi thăm Manila trước khi đi Mỹ.
Thế mà hai tuần sau, tôi được giấy phép đi Manila cuối tuần do Thiếu Tướng Tobias ký. Tôi mang giấy phép đến hỏi có phải do cô làm không thì cười rất tươi hỏi lại tôi:
- Thế you có muốn đi Manila không?
- Dĩ nhiên rồi còn phải hỏi.
Trưa thứ sáu tan học, tôi đã chuẩn bị cái xách tay nhỏ nhắn cho chuyến đi chơi xa. Cô dặn ra khỏi cỗng hãy gặp cô vì cô sợ người trong trại thấy tôi đi chung với cô rồi họ phân bì. Cô chờ tôi sẵn ngoài cổng trại, hai người đến bến xe bus, chỉ còn lại chuyến xe cuối cùng về Manila. Hai chúng tôi ngồi gần nhau trên chuyến xe đông nghẹt người. Đường ổ dằn sóc, nghiêng qua, đỗ lại, có lúc cô nép vào người tôi để khỏi té ra khỏi ghế. Mùi hương con gái thơm nhẹ thoang thoảng bay làm tôi ngây ngất tuy trong xe có đũ mùi của mọi thành phần. Xe đến Manila khoảng 8 giờ tối, cô dẩn tôi đi bộ từ bến xe về đến nhà cô cũng hơn một tiếng. Cô bảo ban đêm đi taxi nguy hiểm hơn đi bộ. Có lẽ đã báo trước nên gia đình cô đã sẵn sàng cơm tối chỉ chờ chúng tôi đến là ăn. Mọi người vui vẻ nói chuyện tiếng Phi làm tôi đứng trơ trẻn, dư thừa, cô bèn xin lỗi và bật sang tiếng Anh, đa số anh em của cô đều nói tiếng Anh chỉ trừ ba mẹ cô. Đêm đó tôi được xếp chổ ngủ với người anh của cô. Anh ta cũng đã từng đi lính Phi, chuẩn bị sang Việt Nam thì chiến tranh chấm dứt. Anh rất thông cảm cho hoàn cảnh của tôi, người lính thất trận phải chạy tị nạn sang nước ngoài. Chúng tôi nói chuyện rất lâu, tôi cho anh biết là tôi đã có người yêu bên VN, tôi chỉ quen cô em của anh chỉ là bạn chứ không dám tiến xa hơn. Anh ngạc nhiên nhưng vẫn cho tôi biết đó là quyết định của cô em chứ không phải của anh.
Sáng hôm sau cô chuẩn bị đưa tôi đi chơi Manila, có lẽ đã nói chuyện với người anh nên khi vừa ra khỏi nhà cô đã nói:
- Em cám ơn you đã rất thành thật nói với anh tôi trước khi mọi việc xãy ra.
- Tôi hi vọng cô đừng phiền trách đã không nói cho cô biết trước khi nói với anh cô.
- Em không trách anh vì em hiểu những người lính như anh đi đâu cũng lãng mạng nhưng lúc nào cũng chung tình với người đã hứa hẹn.
- Tôi cảm ơn cô và hi vọng mình chỉ là bạn thôi. Chuyện gì đến thì cứ để nó đến tự nhiên chứ dừng ép buộc.
- You nói rất hay, hãy để nó đến tự nhiên you nhé.
- Vâng! Hãy để nó đến tự nhiên.
Cô đưa tôi đi xem rất nhiều nơi kỷ niệm của cô, từ trường tiểu học, đến trung học, đến trường đại học Manila. Trời mùa hè nóng oi làm má cô đỏ hây hây, tôi nhìn cô bổng thấy cô đẹp ra hẵn. Cô bất chợt ngoảnh đầu lại thấy tôi đang nhìn.
- You làm gì mà nhìn em dử vậy?
- Tôi thấy má cô đỏ hồng làm cô đẹp quá.
- Vậy chứ má em không hồng thì chẵng đẹp ư?
- Cô đã đẹp rồi, má đỏ hồng làm cô đẹp hơn.
Cô cười tũm tĩm quay chổ khác rồi tự nhiên bước nhẹ vào lòng tôi nói:
- Em ước gì you sẽ ở đây với em mãi.
- Trời! cô ước như vậy chết tôi sao, làm sao tôi đi Mỹ được?
- À hé! Thôi em ước gì sẽ đi với anh sang Mỹ.
Tôi làm thinh không dám tiến tới. Đó là cuộc đời và hi vọng của cô, tôi không dám đùa giỡn nên vội vã bước. Hai người yên lặng, mỗi người theo dõi một ý nghĩ riêng của mình. Tôi không biết cô nghĩ gì, chỉ thấy mắt cô nhìn rất xa như muốn thấy được tận chân trời bên kia bờ Thái Bình.
Sáng thứ hai vừa vào lớp, cô bảo hôm nay cô sẽ tập cả lớp hát. Cô vội viết lên bảng bài “Bridge Over Trouble Water” của Simon and Garfunkel. Cô bắt đầu hát trước cho cả lớp nghe, giọng cô rất ngọt, thanh và cao vút khi lên khúc …like a gridge over trouble water…cô nhìn tôi với cặp mắt long lanh, ướt át như mọi ngày cô nhìn tôi. Tôi đáp lại cô …I”ll lay me down… Khi cả lớp bắt đầu ca theo cô đến đoạn:
When you're down and out
When you're on the street
When evening falls so hard
I will comfort you
Tôi thấy cô nhìn tôi như một lời an ủi, một chút thương yêu người lính thất trận. Tôi đảo mắt sang chổ khác không dám nhìn lại cô. Sao trời quá trớ trêu, cho tôi người con gái xứ Phi dể mến nhưng ra điều kiện tôi không được có tình cảm với cô. Trên con đường phiêu bạc xứ người, có phải đây là lần thử thách đầu tiên của tôi? Tôi bâng khuâng, tôi nhúc nhác trốn chạy tình yêu cô mang đến cho tôi. Tôi không sợ súng đạn, không sợ chiến tranh nhưng tôi sợ phải đối đầu với tình yêu của cô gái Phi nhỏ nhắn. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra tôi không dám nghĩ đến. Rồi tôi chợt nhớ lời tôi nói với cô: hãy để nó đến tự nhiên. Cho dù tôi có muốn hay không, tôi tự biết nó đang đến và đến rất nhanh.
Chiều thứ sáu đến, cô mời tôi đến barrack cô ở ăn cơm chiều thứ bảy. Những người dạy anh ngữ ở trại Bataan đều có khu ở riêng nằm biệt lặp không xa lắm trại của người tị nạn. Năm giờ chiều, trong bộ quần áo khá tươm tất mượn được của thằng bạn, tôi bước vào căn chung cư của cô ở chung với mấy người Phi khác. Mỗi căn có 4 phòng ngủ riêng với phòng ăn cũng là phòng khách. Hai người Phi đã về nhà chơi cuối tuần, cô cùng người bạn gái khác tiếp tôi rất thân mật. Thức ăn bày ra nào là gà cà ri, khoai tây chiên và cơm. Chúng tôi vừa ăn, vừa nói chuyện tàm phàm, bá láp. Vừa xong thì người bạn của cô xin phép đi nghỉ sớm, còn lại tôi với cô ngồi ngoài phòng khách. Không có TV, chỉ có một cái radio nhỏ chỉ nghe được vài đài địa phương mà tôi chẵng hiểu họ nói gì. Tôi bảo cô đi dạo mát có vẻ vui hơn, cô hơi do dự rồi cũng đồng ý. Cô dẩn tôi đi ra xa, khỏi khu trại của dân tị nạn. Hai đứa ngồi trên tảng đá bên sườn đồi nhìn ra biển, cô nắm tay tôi hỏi sẽ làm gì khi đến Mỹ.
- Tôi hi vọng sẽ được đi học trở lại
- You học ngành gì?
- Hi vọng tôi sẽ lấy lại bằng kỹ sư điện mà tôi mong muốn
- Em tin you sẽ làm được vì tính you rất cứng rắn.
- Sao cô biết tính tôi cứng?
- Vì em dụ anh mấy lần mà không được.
- Thê cô nghĩ đến lúc nào tôi sẽ thua cô?
- Rồi anh sẽ thấy lúc anh thua cuộc.
Chúng tôi kết thúc buổi tối bằng một cái hôn trên má cô khi chia tay. Cuộc đời tị nạn của tôi cứ thế trôi qua cho đến tuần lễ cuối cùng khi tôi có danh sách đi Mỹ. Sau khi nghe tôi báo tin, mắt cô ướt hơn bình thường nhưng cô không khóc rồi xin cho cô một buổi tối ăn cơm riêng với cô tối thứ bảy trước khi tôi lên máy bay đi Mỹ. Có lẽ đã thu xếp trước, mọi người chung trại với cô đã về nhà nghĩ cuối tuần. Cô rất yên lặng trong bửa cơm, ít nói, và dĩ nhiên là cô rất buồn. Tôi lên tiếng trước:
- Hi vọng tôi không làm cô buồn vì đã bước vào đời cô rồi lại ra đi. Nếu tôi có làm cô buồn xin cô tha thứ
- Không! You không có lỗi gì cả. Có lẽ định mệnh đã an bày cho hai đứa mình là chỉ gặp nhau rồi phải xa nhau.
- Nếu cô cho phép, tôi xin làm bạn của cô, tôi sẽ liên lạc với cô thường xuyên và hi vọng tôi sẽ gặp lại cô trên nước Mỹ.
- Em sẽ là bạn của you mãi mãi.
- Vâng! Tôi sẽ là bạn của cô cho đến khi nào cô không muốn làm bạn với tôi thôi.
- You ở lại với em đêm nay nhé?
Không trả lời cô, tôi chỉ nhìn vào mắt cô và gật đầu đồng ý. Mắt cô sáng lên rồi nói:
- Em muốn một đêm hoàn hảo với you.
Chúng tôi trau nhau những giây phút mặn nồng của hai người khác phái, cho nhau những nụ hôn nồng nàn và tặng nhau những nóng bỏng tình dục tuổi đôi mươi. Sau những mặn nồng thân xác, trong bóng đêm dày đặc, cô nói nhỏ bên tai tôi: “Anh đã thua cuộc rồi đó!”
Tôi thì thầm: “Anh lúc nào cũng là kẻ thua cuộc, nhưng anh xin tình nguyện thua em mãi mãi cho đến ngàn đời sau”.
Chúng tôi thư cho nhau rất thường xuyên khoảng một năm sau thì tôi nhận được thiệp cưới của cô. Trong thiệp cưới, cô bảo đây là lần cuối cô viết cho tôi. Tôi hồi âm lại với những lời chúc tốt đẹp nhất cho cô. Từ đó tôi không nhận được bất cứ lá thư nào của cô, cô giáo Anh Ngữ người Phi rất dễ yêu nhưng bị thượng đế cấm không cho liên hệ dài lâu.
Cửu Long
Viết lại tại New York - 2012
Comment