Mặc dù mình vẫn là người tị nạn nghèo trong một đất nước giàu có nhất này, nhưng quả thật cuộc sống ở đây vẫn là cuộc sống mà hàng tỷ người trên trái đất này mơ ước. Nhưng nếu có ai hỏi tôi, đâu là quê hương đẹp nhất. Tôi không ngần ngại trả lời. Đó là quê hương thời thơ ấu đầu đời của tôi. Tôi muốn nói đến quê hương đầu đời, nơi mà tôi gạt nước mắt chia tay năm tôi 11 tuổi. Quê hương đầu đời như một chiếc nôi, dù xấu hay đẹp, dù mới hay cũ, chiếc nôi ấy cũng đã ru tôi từ khi mở mắt chào đời. Cũng từ chiếc nôi ấy, tôi cất tiếng khóc, tiếng cười vô ưu trong tình yêu thương của cha mẹ ông bà.
Tôi lớn dần trên một quê hương nghèo khổ và đầy thiên tai. Thời thơ ấu, dù chưa hiểu quê hương là gì, thì quê hương đã như máu như thịt, như nhà như cửa, như cha như mẹ, như ông như bà. Nghĩa là một vòng tay, một thân thiết không ai muốn rời khỏi. không ai muốn đi xa, đi đâu cũng muốn quay về.
Quê hương đôi khi thật chỉ chứa đựng những điều hết sức giản dị. Nơi có bờ tre xanh kẽo kẹt trưa hè, tiếng tàu chuối phất phơ, tiếng gió reo xào xạc trên hàng mít sau vườn, ngàn đời như tiếng thầm thì gọi réo nhớ nhung. Nơi những thằng bạn quê chân trần cùng mơ ước bắn rớt những con chim đậu ngất ngưỡng trên ngọn cây cao vút bằng cái ná thun thô sơ. Nơi, vòng miệng chiếc thúng hư cũng thành vòng bánh xe đánh lăn cùng khắp sân nhà. Hột trái xoài cũng tự chế được thành cái cối xay. Cỏ cú cỏ chỉ cũng thành trò chơi đá gà. Dây chuối quấn thành trái banh, bọn con nít cũng chạy đá vang rân trên sân trường tiểu học. Nơi tiếng ve râm ran trên cây vông trong những buổi trưa hè oi ả hay tiếng chim cu gáy gù gù u buồn. Âm thanh ấy sao cứ âm vang cả một đời người. Cũng nơi đó, những ngày mưa dầm lạnh lẽo kéo dài cả tháng, ngồi thu lu chịu trận trong nhà không thể chạy chơi. Bắp rang, khoai lang khô luột cũng ngon không kém một cao lương mỹ vị nào bây giờ được hưởng.
Chúng ta, đã từng đi đến những nơi thật đẹp, thật huy hoàng tráng lệ, những kinh thành xa hoa, những bãi biển thơ mộng. Rồi chúng ta đôi khi không nhớ ra cái tên nơi đó. Hay lẫn lộn với bao cái tên khác. Nhưng những địa danh quê hương không bao giờ mờ nhạt.
Những cái tên đã đi vào thơ ấu, có lẽ đến chết không thể nào nhoà đi trong trí nhớ. Đó là khi tôi đọc những câu thơ: Mẹ bỏ làng xa Thi Lai, Hà mật...Canh cửi một đời cũng nhắm mắt ra đi.*
Tôi bỗng nhớ Thi Lai. Tôi bỗng nhớ Hà Mật. An Trường, Thi Nhơn, Phú Bông, Đông Bàn, La Qua, Phuơng Trà... cũng hiện về mồn một. Và nữa, Xuyên Trà, Xuyên Trường, Trà Kiệu, Cầu chìm, Nam Phước, Câu Lâu, Bàn Thạch...
Thuở nhỏ tôi ở với ngoại bên Thi Nhơn Gò Nổi.Những năm lớp 4 lớp 5 tiểu học, tôi đã một mình từ nhà ngoại về nhà nội, băng qua gò Hùng qua bến đò Gặp. Nơi bến sông có bãi dâu xanh ngát. Bến Gặp quạnh vắng mà bên kia là Thi Lai, là quê nội. Bãi cạn nên đò không cặp bến, phải nhảy xuống lội vào bờ. Nước tới ống quyển lao xao dưới chân, giòng nước trong mát của nhánh sông Thu Bồn chảy về cửa Đợi. Giữa bến sông bao la, vắng người, biết bao lần tôi, chú bé con, trần truồng tung tăng bơi lội. Con đò vắng khách cũng đã thả trôi đâu đó. Tôi đùa giỡn với nước với cát. Một mình tôi. Một mình tôi.
Mỗi khi về tới nhà nội, nghe thím tôi nói, nội đi Trà Kiệu, hay đi Câu Lâu, là tôi tức tốc cuốc bộ đến những nơi đó tìm gặp nội. Tôi băng qua một con suối nhỏ, rồi băng qua sân vận động Xuyên Trường, ra tới đường cái quẹo phải đi ngang nhà thờ Trà kiệu trước khi đến chợ Trà Kiệu. Trên ngọn đồi cao tượng đức Mẹ lúc nào cũng buồn bã nhìn tôi. Hay quẹo trái cuốc bộ một quãng đường rất xa để băng qua cầu Chìm, băng qua quận lỵ Duy Xuyên, tới trạm Nam Phước rồi quẹo trái tới cầu Câu Lâu. Tôi đi trên con đường đầy bụi bặm. Tôi đi với lưng áo đẫm mồ hôi, chân rã rời. Tôi đi với lòng hoang mang không biết có gặp nội hay không mà mắt thì ngơ ngát thèm thuồng nhìn những chiếc xe lam 3 bánh chở khách tuyến Nam Phước Trà kiệu. Gặp nội tôi: Mi đi mô rứa, đi xe hay đi bộ? Lòng tôi rưng rức: Con đi bộ, con kiếm bà nội. Nội ôm tôi vào lòng là bao nhiêu nắng gió nhanh chóng tan biến.
Nội, giờ đã yên nghỉ trên gò đất Chiêm Sơn.
Mấy mươi năm trên đời này, mơ ước triền miên của tôi là ngày nào đó, chỉ một lần thôi, tôi đi lại những con đường mà thuở nhỏ tôi đi thăm gặp nội để biết con đường thật sự bao xa. Cũng như để thấy rằng bãi dâu ngày xưa ở đâu, bến Gặp và bãi cát vàng ra sao. Con đường băng qua Cầu chìm, Nam Phước như thế nào.Tôi cũng hằng tin rằng, vật đã đổi sao đã dời. Sẽ thất vọng khi chứng kiến mọi cảnh vật đã đổi thay. Nhưng ước mơ đó vẫn không nguôi.
Thời buổi chiến tranh
Mẹ bỏ làng xa Thi Lai Hà Mật
Canh cửi một đời cũng nhắm mắt ra đi*
Quả thật một ngày mùa Xuân năm 1965 chiến tranh đã đến Hà Mật, Thi Nhơn, An trường...Chiến tranh đã thật sự đến Gò Nổi. Người Cộng Sản đã mang chiến tranh đến phá tan cảnh thanh bình yên ả của những thôn ấp trù phú hiền hoà bên bờ sông Thu bồn.
Từ đó quê hương ly tán. Tôi cũng rời bỏ Thi Lai Hà Mật trong những ngày mà tiếng đại bác từ Hồng Bằng hú trên những hầm trú đơn sơ. Ngoại tôi gửi tôi vào Sài gòn ở với ba mẹ tôi. Sau đó ngoại tôi cũng không bám nổi trên mảnh đất hoang tàn này. Gần như dân quê Gò Nổi tản cư ra Hội An, Vĩnh Điện hay Đà Nẵng hết, không còn một ai.
Chú bé 11 tuổi ra đi mang theo quê hương nặng trĩu trong lòng. Đến bây giờ, ở miền cùng trời cuối đất này và trải qua bao thăng trầm một đời người, những bãi dâu xanh, những mùa lúa thóc, những vụ đường miá...khi nhạt khi đậm vẫn luôn ẩn hiện trong trí nhớ mỗi ngày một hao hụt của tôi.
Nên chỉ cần bắt gặp lại cái tên làng tên thôn thân yêu xưa, là cả một trời kỷ niệm hiện về. Như những câu thơ trên của anh Xuyên Trà bất chợt gợi nhớ. Ngay cả bút hiệu của anh "Xuyên-Trà", cũng làm tôi nghe như anh là một người thân quen từ bao giờ; dù tôi chỉ gặp anh một lần, một lần rất ngắn ngủi, không đủ cho một câu chuyện làm quen. Tôi thích cái tên Xuyên Trà ở anh trước khi đọc thơ anh. Và khi đi vào thơ anh, tôi như trôi bềnh bồng trên dòng sông thơ ấu. Bút hiệu của anh là một địa danh xa xôi và đã mất tăm theo vật đổi sao dời, chỉ còn sót lại trong trí nhớ của người bao năm cũ, cũng đã tạo thành cái duyên văn nghệ giữa tôi với anh. Thơ anh cũng đáng yêu như cái tên của anh. Bởi thơ anh là tiếng quê hương tôi hằng khắc khoải.
Bây giờ, quê hương trong trí nhớ của anh và tôi, đã không còn nữa dù tôi hay anh một ngày nào đó có đang đứng trên mảnh đất kia, có đang nhìn về hướng xa xa Trường sơn xanh thẳm hay có tắm lại bến sông xưa. Con sông ngày nào nay đã lệch dòng bồi lở.
Tất cả đã không còn. Nơi tôi muốn một lần trở lại, đã từ lâu thật sự không còn như cũ vì tất cả "Biển Đã Xanh Dâu"
*Thơ Xuyên Trà trong thi phẩm Biển Đã Xanh Dâu.
Tôi lớn dần trên một quê hương nghèo khổ và đầy thiên tai. Thời thơ ấu, dù chưa hiểu quê hương là gì, thì quê hương đã như máu như thịt, như nhà như cửa, như cha như mẹ, như ông như bà. Nghĩa là một vòng tay, một thân thiết không ai muốn rời khỏi. không ai muốn đi xa, đi đâu cũng muốn quay về.
Quê hương đôi khi thật chỉ chứa đựng những điều hết sức giản dị. Nơi có bờ tre xanh kẽo kẹt trưa hè, tiếng tàu chuối phất phơ, tiếng gió reo xào xạc trên hàng mít sau vườn, ngàn đời như tiếng thầm thì gọi réo nhớ nhung. Nơi những thằng bạn quê chân trần cùng mơ ước bắn rớt những con chim đậu ngất ngưỡng trên ngọn cây cao vút bằng cái ná thun thô sơ. Nơi, vòng miệng chiếc thúng hư cũng thành vòng bánh xe đánh lăn cùng khắp sân nhà. Hột trái xoài cũng tự chế được thành cái cối xay. Cỏ cú cỏ chỉ cũng thành trò chơi đá gà. Dây chuối quấn thành trái banh, bọn con nít cũng chạy đá vang rân trên sân trường tiểu học. Nơi tiếng ve râm ran trên cây vông trong những buổi trưa hè oi ả hay tiếng chim cu gáy gù gù u buồn. Âm thanh ấy sao cứ âm vang cả một đời người. Cũng nơi đó, những ngày mưa dầm lạnh lẽo kéo dài cả tháng, ngồi thu lu chịu trận trong nhà không thể chạy chơi. Bắp rang, khoai lang khô luột cũng ngon không kém một cao lương mỹ vị nào bây giờ được hưởng.
Chúng ta, đã từng đi đến những nơi thật đẹp, thật huy hoàng tráng lệ, những kinh thành xa hoa, những bãi biển thơ mộng. Rồi chúng ta đôi khi không nhớ ra cái tên nơi đó. Hay lẫn lộn với bao cái tên khác. Nhưng những địa danh quê hương không bao giờ mờ nhạt.
Những cái tên đã đi vào thơ ấu, có lẽ đến chết không thể nào nhoà đi trong trí nhớ. Đó là khi tôi đọc những câu thơ: Mẹ bỏ làng xa Thi Lai, Hà mật...Canh cửi một đời cũng nhắm mắt ra đi.*
Tôi bỗng nhớ Thi Lai. Tôi bỗng nhớ Hà Mật. An Trường, Thi Nhơn, Phú Bông, Đông Bàn, La Qua, Phuơng Trà... cũng hiện về mồn một. Và nữa, Xuyên Trà, Xuyên Trường, Trà Kiệu, Cầu chìm, Nam Phước, Câu Lâu, Bàn Thạch...
Thuở nhỏ tôi ở với ngoại bên Thi Nhơn Gò Nổi.Những năm lớp 4 lớp 5 tiểu học, tôi đã một mình từ nhà ngoại về nhà nội, băng qua gò Hùng qua bến đò Gặp. Nơi bến sông có bãi dâu xanh ngát. Bến Gặp quạnh vắng mà bên kia là Thi Lai, là quê nội. Bãi cạn nên đò không cặp bến, phải nhảy xuống lội vào bờ. Nước tới ống quyển lao xao dưới chân, giòng nước trong mát của nhánh sông Thu Bồn chảy về cửa Đợi. Giữa bến sông bao la, vắng người, biết bao lần tôi, chú bé con, trần truồng tung tăng bơi lội. Con đò vắng khách cũng đã thả trôi đâu đó. Tôi đùa giỡn với nước với cát. Một mình tôi. Một mình tôi.
Mỗi khi về tới nhà nội, nghe thím tôi nói, nội đi Trà Kiệu, hay đi Câu Lâu, là tôi tức tốc cuốc bộ đến những nơi đó tìm gặp nội. Tôi băng qua một con suối nhỏ, rồi băng qua sân vận động Xuyên Trường, ra tới đường cái quẹo phải đi ngang nhà thờ Trà kiệu trước khi đến chợ Trà Kiệu. Trên ngọn đồi cao tượng đức Mẹ lúc nào cũng buồn bã nhìn tôi. Hay quẹo trái cuốc bộ một quãng đường rất xa để băng qua cầu Chìm, băng qua quận lỵ Duy Xuyên, tới trạm Nam Phước rồi quẹo trái tới cầu Câu Lâu. Tôi đi trên con đường đầy bụi bặm. Tôi đi với lưng áo đẫm mồ hôi, chân rã rời. Tôi đi với lòng hoang mang không biết có gặp nội hay không mà mắt thì ngơ ngát thèm thuồng nhìn những chiếc xe lam 3 bánh chở khách tuyến Nam Phước Trà kiệu. Gặp nội tôi: Mi đi mô rứa, đi xe hay đi bộ? Lòng tôi rưng rức: Con đi bộ, con kiếm bà nội. Nội ôm tôi vào lòng là bao nhiêu nắng gió nhanh chóng tan biến.
Nội, giờ đã yên nghỉ trên gò đất Chiêm Sơn.
Mấy mươi năm trên đời này, mơ ước triền miên của tôi là ngày nào đó, chỉ một lần thôi, tôi đi lại những con đường mà thuở nhỏ tôi đi thăm gặp nội để biết con đường thật sự bao xa. Cũng như để thấy rằng bãi dâu ngày xưa ở đâu, bến Gặp và bãi cát vàng ra sao. Con đường băng qua Cầu chìm, Nam Phước như thế nào.Tôi cũng hằng tin rằng, vật đã đổi sao đã dời. Sẽ thất vọng khi chứng kiến mọi cảnh vật đã đổi thay. Nhưng ước mơ đó vẫn không nguôi.
Thời buổi chiến tranh
Mẹ bỏ làng xa Thi Lai Hà Mật
Canh cửi một đời cũng nhắm mắt ra đi*
Quả thật một ngày mùa Xuân năm 1965 chiến tranh đã đến Hà Mật, Thi Nhơn, An trường...Chiến tranh đã thật sự đến Gò Nổi. Người Cộng Sản đã mang chiến tranh đến phá tan cảnh thanh bình yên ả của những thôn ấp trù phú hiền hoà bên bờ sông Thu bồn.
Từ đó quê hương ly tán. Tôi cũng rời bỏ Thi Lai Hà Mật trong những ngày mà tiếng đại bác từ Hồng Bằng hú trên những hầm trú đơn sơ. Ngoại tôi gửi tôi vào Sài gòn ở với ba mẹ tôi. Sau đó ngoại tôi cũng không bám nổi trên mảnh đất hoang tàn này. Gần như dân quê Gò Nổi tản cư ra Hội An, Vĩnh Điện hay Đà Nẵng hết, không còn một ai.
Chú bé 11 tuổi ra đi mang theo quê hương nặng trĩu trong lòng. Đến bây giờ, ở miền cùng trời cuối đất này và trải qua bao thăng trầm một đời người, những bãi dâu xanh, những mùa lúa thóc, những vụ đường miá...khi nhạt khi đậm vẫn luôn ẩn hiện trong trí nhớ mỗi ngày một hao hụt của tôi.
Nên chỉ cần bắt gặp lại cái tên làng tên thôn thân yêu xưa, là cả một trời kỷ niệm hiện về. Như những câu thơ trên của anh Xuyên Trà bất chợt gợi nhớ. Ngay cả bút hiệu của anh "Xuyên-Trà", cũng làm tôi nghe như anh là một người thân quen từ bao giờ; dù tôi chỉ gặp anh một lần, một lần rất ngắn ngủi, không đủ cho một câu chuyện làm quen. Tôi thích cái tên Xuyên Trà ở anh trước khi đọc thơ anh. Và khi đi vào thơ anh, tôi như trôi bềnh bồng trên dòng sông thơ ấu. Bút hiệu của anh là một địa danh xa xôi và đã mất tăm theo vật đổi sao dời, chỉ còn sót lại trong trí nhớ của người bao năm cũ, cũng đã tạo thành cái duyên văn nghệ giữa tôi với anh. Thơ anh cũng đáng yêu như cái tên của anh. Bởi thơ anh là tiếng quê hương tôi hằng khắc khoải.
Bây giờ, quê hương trong trí nhớ của anh và tôi, đã không còn nữa dù tôi hay anh một ngày nào đó có đang đứng trên mảnh đất kia, có đang nhìn về hướng xa xa Trường sơn xanh thẳm hay có tắm lại bến sông xưa. Con sông ngày nào nay đã lệch dòng bồi lở.
Tất cả đã không còn. Nơi tôi muốn một lần trở lại, đã từ lâu thật sự không còn như cũ vì tất cả "Biển Đã Xanh Dâu"
Hoàng Định Nam