Hồi nhỏ, từ Sài Gòn về nghỉ hè, những ngày nắng chói chang, tôi và các bạn thường đạp xe ra thung lũng để đá bóng, trên những bãi cỏ mượt êm, hoặc leo núi, cắm cờ, chơi trò trốn bắt. Rồi rủ nhau ra biển, bơi lội, sẩm tối mới về nhà. Những cánh đồng chung quanh biếc xanh một màu với thân lúa cao vút, cúi rạp, uốn khúc la đà, triền miên như sóng, mỗi lần có ngọn gió lùa qua. Thuở ấy, dân cư thưa thớt, rải rác vài xóm nhà tranh vách đất, đèn dầu leo lét. Nơi nào cũng gặp thiên nhiên tươi mát, chim chóc đua nhau hót vang, trái cây rừng phủ cành, như cam thảo, chùm bao, long nhãn, và sim tím, hái xuống ăn thỏa thê. Và hàng thùy dương trên bãi Hòn Chồng, gần nhà tôi, nghiêng bóng lung linh trong ánh chiều tím ngát. Khung cảnh hoang dã, đầy thơ, tịch mịch, dễ gây hồn mộng mơ, lãng mạn, và cô liêu.
Nhưng rồi chiến tranh ùa đến, mịt mờ khói lửa. Tôi khoác áo chiến binh, xa Nha Trang, biền biệt, lê gót phong sương trên các nẻo sa trường Cao Nguyên. Chợt trở về, từ trại Vĩnh Phú, cuối 1983, sau tám năm tù khổ sai cải tạo tiếp theo ngày đại nạn của dân tộc, để ngậm ngùi thấy tất cả đã biến đổi, thương hải tang điền! Người từ miền Bắc, miền Trung đến lập nghiệp tại quê tôi, tấp nập, xô bồ, cất nhà chi chít, dọc ngang đủ kiểu, trên cả những nghĩa địa cũ, chiếm đất của người chết, lấn sâu vào tận chân Núi Sạn, dọc hai bên đường rầy xe lửa, ra đến bãi Dương, Hòn Chồng. Cây cối trên núi và hàng phi lao ven biển bị đốn gục. Ruộng vườn biến mất. Núi Sạn chỉ còn trơ sườn đá đen loang lổ, có vẻ thấp xuống –như phẩm giá con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa– ngang bằng một ngọn đồi trọc. Thung lũng trở thành một nghĩa địa mới, nằm bên một trại cùi tân trang cùng mang tên Núi Sạn. Cỏ cây không mọc nổi nữa. Đạp xe đi tìm, không thấy đâu sân đá bóng và những trái rừng ngày trước. Đau biết mấy, như nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan trước một Thăng Long Thành hoang phế: Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trình diện phường khóm và đồn Công an khu vực xong, tôi được chỉ định về thung lũng Núi Sạn công tác tại một hợp tác xã dệt vải thô, thứ vải dùng để tẩm liệm, may áo tang, hoặc trải giường. Hợp tác xã là một căn nhà rộng, hai tầng, gần Tháp Bà, tịch thu của một thương gia chạy thoát năm 1975. Bên ngoài hợp tác xã là một cái chợ tên Chợ Bàu, sát quốc lộ, trước kia là một cái ao to ngập nước. Công việc của tôi khá đơn giản: buổi sáng quét sân xi măng, buổi chiều vào dọn phía trong, lau những khung dệt, sau khi hai mươi lăm cô thợ xong việc, sửa soạn ra về. Và mỗi cuối tháng, tôi và một nam công nhân, tên Võ Minh Thiện, đạp xe ba gác qua phố Nha Trang chở vải nộp cho các cơ quan, đại lý. Thiện phụ trách sửa chữa những khung dệt, tay nghề rất vững. Anh lịch sự với tôi, ưa giúp đỡ người khác, kín đáo, ít nói, lại càng ít nói về mình, dù đôi lần tôi đến bắt chuyện, như một bạn đồng nghiệp. Nhìn Thiện, tôi nhớ chắc anh là cựu SVSQ khóa 4 trường ĐH/CTCT/ĐL, nhưng khi được hỏi Thiện chỉ cười cười, không chối, cũng không nhận, và lảng sang chuyện khác. Biết thế, tôi chẳng hỏi han gì nữa. Sau này, Thiện lấy một cô rất hiền, dễ thương, lớn tuổi nhất trong đám thợ dệt “choai choai”, và đám cưới của hai đồng nghiệp tất cả nhân viên hợp tác xã dệt đều đi dự.
Mỗi ngày, giữa hai công việc, để giết thời gian, tôi ra quán giải khát trước cổng, ngồi uống nước mía, hút thuốc, trầm ngâm ngắm nhìn người qua lại trong chợ. Điều này làm lão chủ nhiệm người Quảng Ngãi –trước 75 có thời làm công cho gia đình tôi– khó chịu, cằn nhằn hoài. Nhưng tôi bất cần, vì biết bọn công an bắt tôi đến hợp tác xã chỉ cốt nhờ người kiểm soát việc đi đứng của tôi thôi. Cũng như mỗi tuần một lần, bất thần sau nửa đêm bọn chúng nhảy tường, xông vào nhà, bắt mở cửa, lục lạo các phòng ngủ, kể cả phòng của hai em gái tôi, Bội Trân và Huyền Trân, xem tôi còn đó hay đã đi rồi. Chúng dư biết sớm muộn gì tôi cũng tìm đường vượt biên, nên ra sức canh, rất kỹ. Lão chủ nhiệm, một thứ anh hùng cách mạng 30 tháng 4, bảo hoàng hơn vua, không hiểu, nhất định bắt tôi “lao động tốt, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh trên”.
Còn các cô thợ, hầu hết lớn lên sau 1975 như Huyền Trân, khi nghe nói tôi là sĩ quan “ngụy” cải tạo về, mới để ý liếc dòm tôi từ đầu đến chân, một cách chăm chú, nửa như thương cảm, nửa như tò mò muốn biết một ông “đại úy ngụy” chánh hiệu ra sao, có giống con giáp nào không. Sau đó, các cô tự động quét dọn sạch sẽ khu vực dệt, lau chùi những khung cửi, trước khi về, bớt việc cho tôi. Khi thân nhau hơn, trong giờ giải lao, vài cô chọc tôi, hỏi “chú có vợ chưa, để em giới thiệu bà dì út của em cho”, hoặc “khi nào đại úy đi vượt biên cho em theo với”. Tôi cười dễ dãi, nhưng không nói gì. Một bữa, thấy tôi thơ thẩn trong sân, một cô đến gần, nói nhỏ vào tai: “Em là Thanh, bạn thân của Huyền Trân, đi nhiều lần bị bể hoài. Khi nào có mánh, anh cho em biết với nhé!”. Tôi hoảng hốt, sợ bị gài bẫy, lắc đầu quầy quậy, lên lớp: “Không, tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ ở lại với đất nước, đồng bào”.
Sáu tháng sau, một buổi trưa, tôi đang ngồi ở quán nước, lão chủ nhiệm sai người ra gọi vào. Lão yêu cầu tôi leo lên mái nhà, quét dọn rong rêu. Mái nhà cao chênh chếch, gần như thẳng đứng. Công việc khá nguy hiểm, rủi trợt chân té xuống, chết oan, dại gì! Dĩ nhiên, tôi kiếm cớ từ chối. Lão la lớn, sỉ vả tôi nào là “chây lười, chưa lao động cải tạo tốt”, nào là “phản động, cãi lệnh cấp trên”. Tôi cũng không vừa, to tiếng chửi lão là “đồ cách mạng dỏm”, “thứ ăn cháo đá bát”. Lão uất khí, gọi công an đến xin giải quyết. Tên công an phường họp tất cả lại, hỏi các nhân chứng. Đám đàn ông thanh niên không ai dám nói một lời bênh đỡ tôi. Võ Minh Thiện xanh mặt, nhìn tôi với vẻ ái ngại, lo lắng cho tôi. Còn các cô thì tranh nhau phát biểu, cho lão chủ nhiệm “phản ứng quá đáng”, “lạm dụng quyền hành”, “nhiệm vụ của người ta là quét sân mà bắt leo lên mái nhà, như vậy không đúng!” Nghe xong, tên công an không biết phân xử thế nào, chỉ bắt tôi làm tờ kiểm điểm, rồi bỏ đi. Tôi nhìn các cô, gật đầu, tỏ dấu biết ơn. Và nghiệm lại lời bàn của ông thầy tử vi trước kia: số tôi có sao Hồng Loan chiếu mệnh, nên thường gặp “nữ quới nhân phò hộ”.
Nhưng rồi chiến tranh ùa đến, mịt mờ khói lửa. Tôi khoác áo chiến binh, xa Nha Trang, biền biệt, lê gót phong sương trên các nẻo sa trường Cao Nguyên. Chợt trở về, từ trại Vĩnh Phú, cuối 1983, sau tám năm tù khổ sai cải tạo tiếp theo ngày đại nạn của dân tộc, để ngậm ngùi thấy tất cả đã biến đổi, thương hải tang điền! Người từ miền Bắc, miền Trung đến lập nghiệp tại quê tôi, tấp nập, xô bồ, cất nhà chi chít, dọc ngang đủ kiểu, trên cả những nghĩa địa cũ, chiếm đất của người chết, lấn sâu vào tận chân Núi Sạn, dọc hai bên đường rầy xe lửa, ra đến bãi Dương, Hòn Chồng. Cây cối trên núi và hàng phi lao ven biển bị đốn gục. Ruộng vườn biến mất. Núi Sạn chỉ còn trơ sườn đá đen loang lổ, có vẻ thấp xuống –như phẩm giá con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa– ngang bằng một ngọn đồi trọc. Thung lũng trở thành một nghĩa địa mới, nằm bên một trại cùi tân trang cùng mang tên Núi Sạn. Cỏ cây không mọc nổi nữa. Đạp xe đi tìm, không thấy đâu sân đá bóng và những trái rừng ngày trước. Đau biết mấy, như nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan trước một Thăng Long Thành hoang phế: Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
Trình diện phường khóm và đồn Công an khu vực xong, tôi được chỉ định về thung lũng Núi Sạn công tác tại một hợp tác xã dệt vải thô, thứ vải dùng để tẩm liệm, may áo tang, hoặc trải giường. Hợp tác xã là một căn nhà rộng, hai tầng, gần Tháp Bà, tịch thu của một thương gia chạy thoát năm 1975. Bên ngoài hợp tác xã là một cái chợ tên Chợ Bàu, sát quốc lộ, trước kia là một cái ao to ngập nước. Công việc của tôi khá đơn giản: buổi sáng quét sân xi măng, buổi chiều vào dọn phía trong, lau những khung dệt, sau khi hai mươi lăm cô thợ xong việc, sửa soạn ra về. Và mỗi cuối tháng, tôi và một nam công nhân, tên Võ Minh Thiện, đạp xe ba gác qua phố Nha Trang chở vải nộp cho các cơ quan, đại lý. Thiện phụ trách sửa chữa những khung dệt, tay nghề rất vững. Anh lịch sự với tôi, ưa giúp đỡ người khác, kín đáo, ít nói, lại càng ít nói về mình, dù đôi lần tôi đến bắt chuyện, như một bạn đồng nghiệp. Nhìn Thiện, tôi nhớ chắc anh là cựu SVSQ khóa 4 trường ĐH/CTCT/ĐL, nhưng khi được hỏi Thiện chỉ cười cười, không chối, cũng không nhận, và lảng sang chuyện khác. Biết thế, tôi chẳng hỏi han gì nữa. Sau này, Thiện lấy một cô rất hiền, dễ thương, lớn tuổi nhất trong đám thợ dệt “choai choai”, và đám cưới của hai đồng nghiệp tất cả nhân viên hợp tác xã dệt đều đi dự.
Mỗi ngày, giữa hai công việc, để giết thời gian, tôi ra quán giải khát trước cổng, ngồi uống nước mía, hút thuốc, trầm ngâm ngắm nhìn người qua lại trong chợ. Điều này làm lão chủ nhiệm người Quảng Ngãi –trước 75 có thời làm công cho gia đình tôi– khó chịu, cằn nhằn hoài. Nhưng tôi bất cần, vì biết bọn công an bắt tôi đến hợp tác xã chỉ cốt nhờ người kiểm soát việc đi đứng của tôi thôi. Cũng như mỗi tuần một lần, bất thần sau nửa đêm bọn chúng nhảy tường, xông vào nhà, bắt mở cửa, lục lạo các phòng ngủ, kể cả phòng của hai em gái tôi, Bội Trân và Huyền Trân, xem tôi còn đó hay đã đi rồi. Chúng dư biết sớm muộn gì tôi cũng tìm đường vượt biên, nên ra sức canh, rất kỹ. Lão chủ nhiệm, một thứ anh hùng cách mạng 30 tháng 4, bảo hoàng hơn vua, không hiểu, nhất định bắt tôi “lao động tốt, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh trên”.
Còn các cô thợ, hầu hết lớn lên sau 1975 như Huyền Trân, khi nghe nói tôi là sĩ quan “ngụy” cải tạo về, mới để ý liếc dòm tôi từ đầu đến chân, một cách chăm chú, nửa như thương cảm, nửa như tò mò muốn biết một ông “đại úy ngụy” chánh hiệu ra sao, có giống con giáp nào không. Sau đó, các cô tự động quét dọn sạch sẽ khu vực dệt, lau chùi những khung cửi, trước khi về, bớt việc cho tôi. Khi thân nhau hơn, trong giờ giải lao, vài cô chọc tôi, hỏi “chú có vợ chưa, để em giới thiệu bà dì út của em cho”, hoặc “khi nào đại úy đi vượt biên cho em theo với”. Tôi cười dễ dãi, nhưng không nói gì. Một bữa, thấy tôi thơ thẩn trong sân, một cô đến gần, nói nhỏ vào tai: “Em là Thanh, bạn thân của Huyền Trân, đi nhiều lần bị bể hoài. Khi nào có mánh, anh cho em biết với nhé!”. Tôi hoảng hốt, sợ bị gài bẫy, lắc đầu quầy quậy, lên lớp: “Không, tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ ở lại với đất nước, đồng bào”.
Sáu tháng sau, một buổi trưa, tôi đang ngồi ở quán nước, lão chủ nhiệm sai người ra gọi vào. Lão yêu cầu tôi leo lên mái nhà, quét dọn rong rêu. Mái nhà cao chênh chếch, gần như thẳng đứng. Công việc khá nguy hiểm, rủi trợt chân té xuống, chết oan, dại gì! Dĩ nhiên, tôi kiếm cớ từ chối. Lão la lớn, sỉ vả tôi nào là “chây lười, chưa lao động cải tạo tốt”, nào là “phản động, cãi lệnh cấp trên”. Tôi cũng không vừa, to tiếng chửi lão là “đồ cách mạng dỏm”, “thứ ăn cháo đá bát”. Lão uất khí, gọi công an đến xin giải quyết. Tên công an phường họp tất cả lại, hỏi các nhân chứng. Đám đàn ông thanh niên không ai dám nói một lời bênh đỡ tôi. Võ Minh Thiện xanh mặt, nhìn tôi với vẻ ái ngại, lo lắng cho tôi. Còn các cô thì tranh nhau phát biểu, cho lão chủ nhiệm “phản ứng quá đáng”, “lạm dụng quyền hành”, “nhiệm vụ của người ta là quét sân mà bắt leo lên mái nhà, như vậy không đúng!” Nghe xong, tên công an không biết phân xử thế nào, chỉ bắt tôi làm tờ kiểm điểm, rồi bỏ đi. Tôi nhìn các cô, gật đầu, tỏ dấu biết ơn. Và nghiệm lại lời bàn của ông thầy tử vi trước kia: số tôi có sao Hồng Loan chiếu mệnh, nên thường gặp “nữ quới nhân phò hộ”.
Comment