Suốt ngày ở nhà hiu quạnh một mình nên mẹ tôi rất thèm tiếng người, hễ nghe tiếng của ai ở phía trước là bà lọ mọ đi lên, dù quen hay lạ: một người hàng xóm, một bà lão bán vé số, một người đi đường dừng lại. Bà hỏi chuyện đủ thứ, chuyện đâu không, mà khi hỏi là hỏi cho tới cùng: từ gia đình, con cái, quê quán, nhà cửa, làm ăn… làm nhiều người lúng ta lúng túng. Nhưng không ai giận cả, rất vui vẻ trả lời bà già.
Chúng tôi đi làm, bà ở nhà, điện thoại reo bà nằm nghe, tôi về bà nói lại:
- Tao đếm chuông reo mười ba lần.
Tôi phì cười:
- Hơi đâu mà mẹ nghe cho mệt, chắc là bạn bè con.
Một bữa đi làm về, tôi lui cui dọn cơm bà kêu lại nói:
- Hồi sáng con vừa đi chuông reo hai mươi lần, chắc ai gọi có chuyện cần.
Tôi nói qua loa:
- Không có gì cả mẹ,đừng quan tâm mẹ cao huyết áp cứ nằm nghe rồi bệnh nặng.
Nói thế tôi lên phòng nằm nghỉ, bỗng chuông điện thoại reo lên, tôi xuống nghe, một người bạn hỏi chuyện cơ quan, tôi vừa định đi lên bà kêu lại.
- Gì thế mẹ? - Tôi hỏi.
- Ai gọi con thế?
- Người bạn gọi mẹ ơi!
- Gọi làm gì?
- Chuyện cơ quan ấy mà - Tôi bỗng cáu gắt - Mà mẹ hỏi vớ vẩn làm gì cho mệt.
Bà im lặng, tôi cảm thấy hối hận vì to tiếng với mẹ, một lúc bà lại nói trổng:
- Chuông reo có bốn lần chắc bạn con có chuyện không quan trọng.
Tôi cười khì:
- Mẹ ơi! Quan trọng hay không do cuộc gọi, mẹ đoán già đoán non làm sao mà trúng, tại vì không ai bắt nó reo hoài khi bắt thì nó im.
Nói là vậy nhưng bà vẫn nghĩ theo cách của bà.
Thường chúng tôi hay giấu những câu chuyện không vui,gây xúc động cho bà. Nhưng có một đêm, bà chợt nghe tiếng cầu kinh gõ mõ vọng lại bèn hỏi:
- Đám ma ở đâu vậy tụi bây?
Tôi ra dấu bọn trẻ im lặng và nói:
- Xa lắm, đầu xóm trên mẹ ơi!
Bà không chịu:
- Gần lắm, tao nghe như trước cửa nhà mình.
Chúng tôi im lặng tản hàng sợ bà hỏi thêm thì nguy thật, vì bà Tám láng giềng bạn của bà đã mất đêm qua, chúng tôi đều dặn nhau giấu kín bà. Thời gian sau bà nói:
- Sao lâu quá không thấy bà Tám sang chơi vậy tụi bây?
Tôi vội đỡ lời:
- Lúc này bà Tám bệnh thường xuyên ít đi đứng mẹ ạ!
Bà liền nói:
- Bịnh gì bất tử vậy? Bịnh cũng có người báo, đằng này biệt tăm chắc chết rồi.
- Sao mẹ biết? - Tự dưng tôi bị hớ lời.
- Vậy là bả chết thiệt rồi, mọi lần sáng nào không qua xin trầu tao, mấy tuần nay không qua là có chuyện rồi. Tao nghi bữa nghe tụng kinh là bả mất nhưng tụi bây giấu tao.
Đúng là khi chúng tôi đi làm, nhà vắng vẻ, bà Tám thường qua chơi xin trầu ăn, hai bà tâm sự như một cái lệ, bây giờ tự nhiên đột biến ắt là có chuyện phải rồi. Tôi ngồi lặng thinh, còn bà nằm thở dài thườn thượt… Người ta nói thật đúng: Người già có tánh linh, chuyện gì cũng biết.
Có bữa bà đếm hai ba cái điện thoại reo, tôi về bà báo lại:
- Tao đếm nhà mình tới mười lăm lần chắc là chuyện cần gấp lắm, còn nhà con Út (em gái phía sau nhà tôi) kêu lớn lắm, rất nhiều, tới hai mươi bốn lần, không biết có chuyện gì không mày qua hỏi thử xem sao?
- Trời ơi! Hơi đâu mà mẹ lo, người ta làm ăn buôn bán điện hoài, điện không được thì người ta điện qua di động của nó, dân làm ăn nhau mà, sợ gì.
Câu chuyện thường ngày như thế, tôi đã quá quen với kiểu nói của bà nên không cáu gắt, không bình luận gì cả chỉ đi nghỉ. Vậy mà một bữa tôi dọn cơm lên, bà vừa ăn vừa nói:
- Đứa nào mới điện bên nhà con Út hai ba lần rồi tắt chắc là chuyện thường, điện làm gì!
Tôi lại bực mình:
- Đã dặn rồi, bác sỹ không cho suy nghĩ, cứ nằm đó đếm đếm có ngày lên máu chết.
Tự dưng tôi bật cười nghĩ bà có thể là một điện thoại viên độc đáo nhất cả nước, nghe tiếng chuông mà biết được câu chuyện? Có lẽ tiếng chuông điện thoại mang cho bà một niềm vui nào đó, một cách thư giãn của bà chăng?
Tình hình kéo dài như thế vợ tôi bàn:
- Hay là mình bỏ điện thoại bàn cho mẹ đỡ lo, anh sắm một cái di động có tiện hơn không?
Nhưng tôi cứ lưỡng lự hoài, hình như tôi muốn để cái điện thoại bàn làm niềm vui cho mẹ, tôi nghĩ nếu bỏ đi bà buồn bệnh sẽ nặng hơn. Tôi chợt nhớ câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen Ry, một cô gái bệnh hoạn nhìn chiếc lá qua ô cửa sổ rơi rơi cứ phập phồng lo sợ chiếc lá cuối cùng rớt xuống, nàng sẽ chết mất… Câu chuyện thật cảm động. Còn âm vang tiếng điện thoại này, nếu mất đi chuyện gì sẽ xảy ra, ai biết được?
-Thôi cứ để vậy biết đâu mẹ sẽ vui! - Tôi nói đại với vợ.
Vả lại nhờ có điện thoại mà tôi gắn bó, có dịp trò chuyện với bà đủ thứ chuyện:
- Mày điện xem dì mày đã hết bịnh chưa?
- Mày điện coi mấy đứa nhỏ đi cúng ở Châu Đốc về chưa?
- Điện cho cậu Năm mày nói kì này tao đi Thủ Dầu Một ăn đám giỗ bà ngoại.
Cứ những câu hỏi như thế hằng ngày tôi phải nghe và phải trả lời cho vui lòng bà. Mỗi lần bắt máy tôi đưa tận tai cho bà nghe, tuy nói lắp bắp không ra lời nhưng bà rất vui, hình như những người thân, con cháu đã về tề tựu đông đủ cả.
- o O o -
Từ ngày Mẹ mất, gia đình càng thêm vắng vẻ buồn thiu. Ai đi làm về cũng lủi thủi vào phòng lặng thinh, ít ai trò chuyện với ai. Căn nhà dưới nơi chỗ mẹ nằm đã được dọn dẹp trống trải càng thêm cô quạnh. Tôi về nhà buổi trưa, theo thói quen nằm võng kế bên giường mẹ, bỗng dưng chợt thấy như thiếu thiếu một cái gì: thuốc lá chăng, cà phê, tờ báo như thường lệ? Suy nghĩ hoài không biết, thì ra thiếu tiếng nói của mẹ về chuông điện thoại, còn ai nói chuyện với tôi, còn ai nhắc chuông reo mấy hồi...
Một hôm đang nằm đọc báo, chuông điện thoại vang lên, tôi giật mình ngơ ngác lắng nghe, bỗng lên tiếng:
- Em ơi! Chuông reo mười lần rồi không ai bắt máy chắc bà con gọi đó.
Vợ tôi cằn nhằn:
- Sao anh biết, chuông reo không nghe mà ngồi đó đếm đếm, bộ nhiễm bệnh của mẹ rồi sao?
Tôi hết hồn, chợt nhận ra mình đã nhiễm thói quen của mẹ hồi nào không hay.
Sau này khi nghe chuông reo, tôi định lại cầm máy, nhưng cũng phải thần thừ ngồi nghe một lúc. Vợ tôi thấy nhiều lần như thế nên nhắc nhở:
- Anh như người bệnh thần kinh, chuông reo thì đến nghe, làm gì ngồi thừ ra mà đếm.
Hay tôi bị bệnh thần kinh từ hồi nào mà không biết nữa, tôi cố bỏ nhưng lâu lâu cũng vấp phải.
Những lúc nhà vắng lặng, tôi nằm nghe tiếng chuông điện thoại reo, reo mãi… Chừng như âm vang của nó có linh hồn, có tiếng nói, có hình bóng của mẹ hiện về…
ST! (Tác Giả: Ngữ Yên)
Chúng tôi đi làm, bà ở nhà, điện thoại reo bà nằm nghe, tôi về bà nói lại:
- Tao đếm chuông reo mười ba lần.
Tôi phì cười:
- Hơi đâu mà mẹ nghe cho mệt, chắc là bạn bè con.
Một bữa đi làm về, tôi lui cui dọn cơm bà kêu lại nói:
- Hồi sáng con vừa đi chuông reo hai mươi lần, chắc ai gọi có chuyện cần.
Tôi nói qua loa:
- Không có gì cả mẹ,đừng quan tâm mẹ cao huyết áp cứ nằm nghe rồi bệnh nặng.
Nói thế tôi lên phòng nằm nghỉ, bỗng chuông điện thoại reo lên, tôi xuống nghe, một người bạn hỏi chuyện cơ quan, tôi vừa định đi lên bà kêu lại.
- Gì thế mẹ? - Tôi hỏi.
- Ai gọi con thế?
- Người bạn gọi mẹ ơi!
- Gọi làm gì?
- Chuyện cơ quan ấy mà - Tôi bỗng cáu gắt - Mà mẹ hỏi vớ vẩn làm gì cho mệt.
Bà im lặng, tôi cảm thấy hối hận vì to tiếng với mẹ, một lúc bà lại nói trổng:
- Chuông reo có bốn lần chắc bạn con có chuyện không quan trọng.
Tôi cười khì:
- Mẹ ơi! Quan trọng hay không do cuộc gọi, mẹ đoán già đoán non làm sao mà trúng, tại vì không ai bắt nó reo hoài khi bắt thì nó im.
Nói là vậy nhưng bà vẫn nghĩ theo cách của bà.
Thường chúng tôi hay giấu những câu chuyện không vui,gây xúc động cho bà. Nhưng có một đêm, bà chợt nghe tiếng cầu kinh gõ mõ vọng lại bèn hỏi:
- Đám ma ở đâu vậy tụi bây?
Tôi ra dấu bọn trẻ im lặng và nói:
- Xa lắm, đầu xóm trên mẹ ơi!
Bà không chịu:
- Gần lắm, tao nghe như trước cửa nhà mình.
Chúng tôi im lặng tản hàng sợ bà hỏi thêm thì nguy thật, vì bà Tám láng giềng bạn của bà đã mất đêm qua, chúng tôi đều dặn nhau giấu kín bà. Thời gian sau bà nói:
- Sao lâu quá không thấy bà Tám sang chơi vậy tụi bây?
Tôi vội đỡ lời:
- Lúc này bà Tám bệnh thường xuyên ít đi đứng mẹ ạ!
Bà liền nói:
- Bịnh gì bất tử vậy? Bịnh cũng có người báo, đằng này biệt tăm chắc chết rồi.
- Sao mẹ biết? - Tự dưng tôi bị hớ lời.
- Vậy là bả chết thiệt rồi, mọi lần sáng nào không qua xin trầu tao, mấy tuần nay không qua là có chuyện rồi. Tao nghi bữa nghe tụng kinh là bả mất nhưng tụi bây giấu tao.
Đúng là khi chúng tôi đi làm, nhà vắng vẻ, bà Tám thường qua chơi xin trầu ăn, hai bà tâm sự như một cái lệ, bây giờ tự nhiên đột biến ắt là có chuyện phải rồi. Tôi ngồi lặng thinh, còn bà nằm thở dài thườn thượt… Người ta nói thật đúng: Người già có tánh linh, chuyện gì cũng biết.
Có bữa bà đếm hai ba cái điện thoại reo, tôi về bà báo lại:
- Tao đếm nhà mình tới mười lăm lần chắc là chuyện cần gấp lắm, còn nhà con Út (em gái phía sau nhà tôi) kêu lớn lắm, rất nhiều, tới hai mươi bốn lần, không biết có chuyện gì không mày qua hỏi thử xem sao?
- Trời ơi! Hơi đâu mà mẹ lo, người ta làm ăn buôn bán điện hoài, điện không được thì người ta điện qua di động của nó, dân làm ăn nhau mà, sợ gì.
Câu chuyện thường ngày như thế, tôi đã quá quen với kiểu nói của bà nên không cáu gắt, không bình luận gì cả chỉ đi nghỉ. Vậy mà một bữa tôi dọn cơm lên, bà vừa ăn vừa nói:
- Đứa nào mới điện bên nhà con Út hai ba lần rồi tắt chắc là chuyện thường, điện làm gì!
Tôi lại bực mình:
- Đã dặn rồi, bác sỹ không cho suy nghĩ, cứ nằm đó đếm đếm có ngày lên máu chết.
Tự dưng tôi bật cười nghĩ bà có thể là một điện thoại viên độc đáo nhất cả nước, nghe tiếng chuông mà biết được câu chuyện? Có lẽ tiếng chuông điện thoại mang cho bà một niềm vui nào đó, một cách thư giãn của bà chăng?
Tình hình kéo dài như thế vợ tôi bàn:
- Hay là mình bỏ điện thoại bàn cho mẹ đỡ lo, anh sắm một cái di động có tiện hơn không?
Nhưng tôi cứ lưỡng lự hoài, hình như tôi muốn để cái điện thoại bàn làm niềm vui cho mẹ, tôi nghĩ nếu bỏ đi bà buồn bệnh sẽ nặng hơn. Tôi chợt nhớ câu chuyện "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen Ry, một cô gái bệnh hoạn nhìn chiếc lá qua ô cửa sổ rơi rơi cứ phập phồng lo sợ chiếc lá cuối cùng rớt xuống, nàng sẽ chết mất… Câu chuyện thật cảm động. Còn âm vang tiếng điện thoại này, nếu mất đi chuyện gì sẽ xảy ra, ai biết được?
-Thôi cứ để vậy biết đâu mẹ sẽ vui! - Tôi nói đại với vợ.
Vả lại nhờ có điện thoại mà tôi gắn bó, có dịp trò chuyện với bà đủ thứ chuyện:
- Mày điện xem dì mày đã hết bịnh chưa?
- Mày điện coi mấy đứa nhỏ đi cúng ở Châu Đốc về chưa?
- Điện cho cậu Năm mày nói kì này tao đi Thủ Dầu Một ăn đám giỗ bà ngoại.
Cứ những câu hỏi như thế hằng ngày tôi phải nghe và phải trả lời cho vui lòng bà. Mỗi lần bắt máy tôi đưa tận tai cho bà nghe, tuy nói lắp bắp không ra lời nhưng bà rất vui, hình như những người thân, con cháu đã về tề tựu đông đủ cả.
- o O o -
Từ ngày Mẹ mất, gia đình càng thêm vắng vẻ buồn thiu. Ai đi làm về cũng lủi thủi vào phòng lặng thinh, ít ai trò chuyện với ai. Căn nhà dưới nơi chỗ mẹ nằm đã được dọn dẹp trống trải càng thêm cô quạnh. Tôi về nhà buổi trưa, theo thói quen nằm võng kế bên giường mẹ, bỗng dưng chợt thấy như thiếu thiếu một cái gì: thuốc lá chăng, cà phê, tờ báo như thường lệ? Suy nghĩ hoài không biết, thì ra thiếu tiếng nói của mẹ về chuông điện thoại, còn ai nói chuyện với tôi, còn ai nhắc chuông reo mấy hồi...
Một hôm đang nằm đọc báo, chuông điện thoại vang lên, tôi giật mình ngơ ngác lắng nghe, bỗng lên tiếng:
- Em ơi! Chuông reo mười lần rồi không ai bắt máy chắc bà con gọi đó.
Vợ tôi cằn nhằn:
- Sao anh biết, chuông reo không nghe mà ngồi đó đếm đếm, bộ nhiễm bệnh của mẹ rồi sao?
Tôi hết hồn, chợt nhận ra mình đã nhiễm thói quen của mẹ hồi nào không hay.
Sau này khi nghe chuông reo, tôi định lại cầm máy, nhưng cũng phải thần thừ ngồi nghe một lúc. Vợ tôi thấy nhiều lần như thế nên nhắc nhở:
- Anh như người bệnh thần kinh, chuông reo thì đến nghe, làm gì ngồi thừ ra mà đếm.
Hay tôi bị bệnh thần kinh từ hồi nào mà không biết nữa, tôi cố bỏ nhưng lâu lâu cũng vấp phải.
Những lúc nhà vắng lặng, tôi nằm nghe tiếng chuông điện thoại reo, reo mãi… Chừng như âm vang của nó có linh hồn, có tiếng nói, có hình bóng của mẹ hiện về…
ST! (Tác Giả: Ngữ Yên)