Kathy Damask là một nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu kịch nghệ, nhà bảo vệ môi trường, vũ công flamenco. Trong một dòng trích ngang lý lịch người ta có thể thấy rất nhiều điều nơi người phụ nữ trung niên độc thân ăn chay trường. Không thích cái họ Damask lấp lánh, cô chọn Kat Dam làm nghệ danh. Không chịu nổi chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ, cô bỏ xứ đi lòng vòng các nước Châu Âu, một thời gian khá lâu trụ lại Tây Ban Nha để học vũ thiết hài, rồi cuối cùng định cư ở Đài Loan, nơi cô sống và làm việc đã hai mươi năm. Tại xứ này cô đã xuất bản các tác phẩm của mình bằng tiếng Anh gồm một quyển tiểu thuyết, hai tập truyện ngắn, một tập thơ. Hiện cô là giáo sư phụ trách môn văn chương và kịch nghệ Anh – Mỹ thuộc khoa Anh đại học Sow Chow. Thỉnh thoảng cô trình diễn thiết hài ở những dịp cô thấy thích hợp. Kat Dam sống đơn giản, cần kiệm, dành dụm tiền để đi du lịch hoặc để hàng năm trở về Mỹ thăm gia đình nơi cô còn một mẹ già và một em trai. Cô không có bạn đồng hương, chỉ thiết lập vài quan hệ xả giao với đồng nghiệp người bản xứ và giữ khoảng cách thầy trò trong chừng mực Đông – Tây. Cô tự nấu ăn lấy, kiên quyết không dùng bao nhựa và không ngần ngại bảo vệ lập trường này khi đi chợ hay siêu thị. Những hôm trời đẹp cô đạp xe quanh chân núi gần khu nhà trọ hoặc đi bộ hàng giờ trong công viên để rèn thể lực. Cô ghét hai cha con George Bush, cực đoan trong quan điểm chính trị, bảo thủ trong những suy nghĩ về văn hóa và sắc tộc. Trong một lần sang Việt Nam để tìm hiểu thêm về sân khấu Đông Nam Á, Kat Dam gặp cô La Noue.
Cô La Noue người Giao Chỉ có tên Việt là Thúc Tâm, trung niên độc thân ăn mặn, miễn nhiễm với chủ nghĩa tiêu dùng, thoải mái sử dụng bao nhựa các kích cỡ, không màng đến chính trị, quan tâm đặc biệt đến các nguồn văn hóa và sắc tộc, vẽ, viết văn, có một số tác phẩm viết bằng tiếng Việt xuất bản ở Pháp, Mỹ và Canada. Cô kiếm sống bằng nghề trình bày bìa sách, phiên dịch, phụ trách môn văn chương Anh – Mỹ ở đại học Tổng Hợp Sài Gòn, dạy thêm ngoại ngữ tư gia cho các nhóm nhỏ sĩ số giới hạn, đa phần là sinh viên đang chuẩn bị luận án tốt nghiệp hoặc những người đã đi làm có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ. Cô sống đơn giản, cần kiệm vừa phải, dành dụm tiền để đi du lịch hoặc mỗi hè sang Pháp thăm đứa con gái duy nhất đã có gia đình riêng hiện sống và làm việc tại Paris đã 15 năm. Có lẽ do định mệnh từ cái tên của mình, sau lần đổ vỡ hôn nhân, cô như có trái tim bị trói thúc ké, không cách chi đi xa trong mọi quan hệ tình cảm. Cô dễ kết bạn nhưng luôn giữ khoảng cách. Để rèn thể lực, cô ăn bất cứ thứ gì mình thấy ngon miệng và tập thể dục bằng cách mỗi ngày hơn 10 lần leo lên leo xuống 58 nấc thang trong cái nhà hộp 3 tầng mà cô đang ở. Tên La Noue do nhóm học viên tiếng Pháp đặt cho cô, nó cũng khá khớp với tên Thúc Tâm. Noue là động từ nouer đã được chia ở thì hiện tại ngôi thứ ba số ít, có nghĩa là cột hoặc thắt. Trong giảng dạy cô thường thắt gút mọi vấn đề rồi để cho học viên tự tháo gỡ theo tư duy của mỗi người. Nhờ cách làm việc này, cô cảm thấy gần gũi với họ và kết gắn được mối quan hệ thầy trò khá thú vị. Kết gắn cũng là một nghĩa nữa của động từ nouer. La được dùng như một mạo từ đệm thêm cho sang. Kiểu Comtesse de la Cuisine, Duchesse de la Fontaine. Nhóm học viên Anh văn thậm chí đã gửi tặng cô qua điện thư một bức ảnh tháo bom có định giờ rất ấn tượng. Đại khái khi dự lớp của cô, đa số sợ trúng miểng nhưng rất thích thú trong nỗ lực vô hiệu hóa kíp nổ.
Qua giới thiệu của một đạo diễn sân khấu, La Noue trở thành người phiên dịch của Kat Dam. Họ đi xem chung một số vở kịch ở sân khấu 5B Võ Văn Tần, sân khấu Hoàng Thái Thanh, sân khấu IDECAF. Để làm việc này Noue phải tìm hiểu trước để tóm lược nội dung của từng vở, do không thể dịch rào rào trong khi các nhân vật đang khóc cười ngả nghiêng trên sàn diễn và khán giả xung quanh đang chìm nổi theo nghịch cảnh của nhân vật. Trong giờ giải lao giữa vở kịch, cô sẽ thuyết minh thêm nếu thấy cần thiết. Kat là một khán giả chuyên nghiệp. Chẳng những cô có thể phát âm khá chuẩn những cái tên quen thuộc như Tuyết Thu, Thành Hội, Ái Như, Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thành Lộc, Việt Anh mà còn nhớ cả các vai họ đảm trách. Bằng cách quan sát người xem, Kat có thể biết được trình độ thưởng ngoạn của họ, đoán ra phần nào chủ đề của vở diễn và đánh giá được mức độ thành công của tác phẩm. Làm việc với Kat, Noue không phải vất vả với những khoản ấy, chỉ phải mất công tóm tắt câu chuyện và làm sáng tỏ mối quan hệ chằng chịt giữa các nhân vật. Kat nhận xét kịch Việt Nam xoáy sâu vào tình yêu và thảm cảnh gia đình, thường khi trục trặc éo le; những nỗi niềm được thể hiện ồn ào bằng cơ man động tác thặng dư với những giải thích không cần thiết, âm lượng quá liều, gây cười dễ dãi nhưng cũng không khó lấy nước mắt từ một đám đông sẵn sàng mũi lòng, không có sự lắng đọng hay biểu cảm tranh chấp nội tâm, thiếu sự bất ngờ. Cô cho rằng trình độ dân trí quyết định khuynh hướng sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật. Noue nghĩ ngược lại. Những cuộc tranh luận loại này cuối cùng thường tắc tị ở học thuyết lẩn quẩn: con gà hay cái trứng.
Trừ một vài khác biệt, đa phần họ có nhiều điểm chung, gần như trùng hợp thú vị nên dễ trở thành bạn. Sau nhiều năm biết nhau, đã đôi lần Kat về chơi Việt Nam và lưu lại căn phòng mà Noue dành cho. Ở xa, họ liên lạc bằng điện thư, theo dõi các sinh hoạt của nhau, đồng thời chia sẻ mọi chuyện lặt vặt trong cuộc sống.
Trích từ mail của La Noue và Kat Dam.
Ngày 1.3
Kat thân mến,
Tết này tôi chẳng có đi đâu, vì kỳ nghỉ không đủ lâu để du lịch, nếu muốn, chỉ có thể lòng vòng trong nước; với lại đi đâu thì chỗ nào cũng đông nghẹt người, chi bằng ở lại thành phố – thường khi yên tĩnh vào thời điểm này vì vắng dân nhập cư, bởi hầu hết họ đều về quê ăn Tết.
Nghề dạy học cao quý của tôi bấy lâu nay vẫn suôn sẻ và tốt đẹp.
Cây cối thì một mớ hừng hực sức sống, mớ khác qua đời trong đó có mấy cây bạn mua cho. Hai con rùa của bạn gửi, lớn như thổi, chúng khôn đến nỗi không thèm quanh quẩn trong cái hồ chật hẹp mà tìm đường tẩu thoát rồi. Chẳng biết có nhào đầu vô mấy quán nhậu chăng.
Mùa mưa Sài Gòn năm nay bắt đầu sớm, nhưng trời cứ nóng; nhiệt độ vẫn ở giữa 23 và 35.
Gửi cho tôi mấy bài thơ ca ngợi thiên nhiên của bạn đi, rồi tôi sẽ lại quả bằng mấy bức ảnh côn trùng và thực vật mà tôi đã chụp ở đảo hoa Mainau hè vừa rồi.
Noue
Ngày 2.3
Noue thân mến,
Tết tôi cũng chỉ ở nhà thưởng thức sự tĩnh lặng ngoại trừ thỉnh thoảng phải nghe pháo nổ đì đùng vì ở Đài Loan người ta chưa cấm đốt pháo như ở Việt Nam.
Chuyến đi Paris sắp tới của tôi đúng là còn mù mịt. Tôi không thực sự có kế hoạch chi cả trừ chuyện sẽ sắp xếp để gặp gỡ bạn bè. Sở dĩ trở lại Châu Âu vào tháng sáu hoặc tháng bảy này là vì tôi phải dự một hội nghị ở Bồ Đào Nha, nhưng có lẽ tôi chỉ quanh quẩn ở đấy và Tây Ban Nha thôi. Không đi Paris để hẹn hò với bạn mùa hè này được đâu.
Ở đây tôi thấy cơ man là rùa dưới sông và hồ nhưng không biết con nào là dân bản địa còn con nào thuộc tứ xứ mò đến nên cũng khó mà nhận ra hai con đã đào tẩu. Cây cối của tôi đang sung sức, do dạo này tôi ít đi đâu nên chúng được săn sóc đặc biệt. Mỗi khi đang viết mà bị kẹt, tôi thường bước ra ban-công nhìn chúng phơi phới lớn – với tất cả lòng ganh tị – mặc dù tôi chẳng biết thực sự chúng đã phải kinh qua hay trải nghiệm một chặng đường truân chuyên như thế nào để phát triển.
Tôi vẫn đi bộ và đạp xe, cũng có nhảy thiết hài với một tay ghi-ta mới, không phải trình diễn, chỉ tập dượt thôi. Sẽ gửi bạn vài bài thơ về môi trường trong thư tới.
Vui nhé.
Kat
Ngày 21.12
Noue,
Tin xấu là tôi không thể đi Việt Nam vào dịp Giáng sinh và Tết dương lịch năm nay, vì những ngày nghỉ của bạn rơi vào lịch hội thảo kịch nghệ của tôi ở Myanmar. Thời điểm khả thi nhất là cuối tháng sáu, trước khi bạn đi Châu Âu.
Tin vui là tôi đang viết trở lại. Tôi đã đổ mồ hôi sôi nước mắt cho một vở kịch trong đó có 3 màn rất ra gì. Giờ thì bí rồi. Tôi biết mình muốn kết ra sao nhưng không biết đường nào để đi đến đó từ cái chỗ tôi đang ngưng đây. Có lẽ tôi sẽ để cho tưởng tượng và vô thức dẫn dắt. Tôi đã dựng một vở ngắn cho hội nghị sắp tới ở Burma, rất nhộn, nhưng tôi để mở, làm như vậy khi sinh hoạt nhóm những người tham dự có thể ngẫu hứng thay đổi tùy nghi.
Tôi đang buộc mình phải vui thích với những gì đang làm. Dạy học chán quá. Còn quyển sách viết về sân khấu Đông Nam Á của tôi vẫn còn nằm chình ình trên bàn nhà xuất bản. Họ yêu cầu tôi cắt bớt, cắt bớt nữa, làm tôi oải muốn chết. Không biết tôi còn đủ can đảm để tiếp tục vụ này chăng.
Kat
Ngày 21.12
Kat,
Vào mùa hè, tôi luôn luôn rời Việt Nam sau ngày cuối cùng của niên khóa, có nghĩa là 15 tháng 6. Vậy không có cách chi mình hẹn hò nhau cuối tháng 6 được. Tại sao không gặp nhau ở Châu Âu khoảng tháng bảy, lúc bạn đi Đức đó ?
Rất vui biết bạn đang sáng tác. Từ cái chỗ bạn bí đến chỗ bạn kết, biết đâu lại là phần thú vị nhất của tác phẩm. Ở trường hợp này tôi cứ để mặc cho các nhân vật tự tung tự tác và thường khi thấy mình bị cuốn đi bởi một dòng cuồng lưu, cuối cùng trôi giạt vào bờ ở một điểm đến hết sức bất ngờ. Bơi ngược về chỗ kết đã được tính trước là một hành trình gian nan nhiều thách thức, nhưng chắc cũng không kém phần hào hứng.
Chúc bạn một Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới tốt lành,
Noue
Kat không thích kiểu trả lời như trên, vì nó có vẻ đẩy đưa ba phải. Cô đủ nhậy cảm để biết Noue giữ kẽ qua cái cách tránh đề cập đến bản thân hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân trong hầu hết các bức điện thư, ngoài ra tình bạn của họ vẫn bền bỉ tuy không đậm đà hơn nhưng có mòi tiến triển theo chiều hướng tích cực. Sau mấy tuần mail qua mail lại, cuối cùng họ cũng thống nhất ý kiến về kỳ nghỉ cuối khóa của Kat ở Sài Gòn. Thời điểm này không rơi vào lịch thảnh thơi của Noue nhưng cô sẽ thu xếp. Để đón bạn, cô chuẩn bị phòng ốc sạch sẽ, đi chợ mua rau quả đậu phụ trữ sẵn trong tủ lạnh để cùng ăn chay 10 ngày. Hi vọng với chế độ ăn uống kiêng khem theo bạn, tuy ngắn ngủi, cô có dịp triệt lòng tà trước các món khoái khẩu, căn nguyên của chứng cholesterol. Cô trải sẵn ra giường và tươm tất đặt trên gối một khăn mặt gấp khéo nằm trên một khăn tắm thơm phức. Chuyến bay từ Đài Loan hạ cánh lúc 5 giờ 45. Sáu giờ rưỡi chiều thứ sáu Kat xuất hiện trong khi Noue đang ba hoa với một nhóm trình độ trung cao về bom nguyên tử và Robert Oppenheimer. Cô phải cáo bận vài phút để đưa bạn lên phòng.
Có bạn đồng điệu ở cùng thật dễ chịu. Quen nết sống một mình, hai người đều không thích chia không gian với động vật, đặc biệt loài có vú; lại mắc phải thói chi li tủn mủn của người có tuổi, họ coi trọng sự riêng tư của nhau và dễ cảm thấy bị xúc phạm nếu bị cư xử thiếu tế nhị. Cũng nhờ vậy, họ biết những gì nên cùng làm và những gì không nên. Ban đêm họ tiết chế mọi tiếng động để khỏi làm phiền nhau. Phòng tắm và nhà vệ sinh, trên lầu hay tầng trệt, sau khi được sử dụng không bao giờ còn sót dấu vết của người này hoặc người kia. Sáng họ uống cà phê chung ở cái bàn ăn dưới bếp. Nếu Noue không có giờ dạy buổi sáng ở trường, hai người lên sân thượng tưới cây rồi đi bộ ra chợ nhỏ gần nhà cùng chọn rau quả. Noue đảm nhiệm việc nấu nướng, Kat rửa dọn. Noue giới thiệu Sinh Cafe nơi Kat có thể mua những tour ngắn ngày. Kat sẽ đi chơi xa chiều về hoặc mai về, nhẩn nha ra phố hoặc ở nhà đọc sách trong khi Noue lu bu với các tiết dạy. Họ thường tranh luận về nhiều đề tài trong các bữa ăn tối, nhiều trận nẩy lửa giữa người cấp tiến và kẻ bảo thủ, nhưng tất nhiên khách luôn luôn đúng. Cuối tuần họ đi xem kịch chung, và Noue lại làm công việc phiên dịch như thuở họ mới biết nhau, bây giờ trong tinh thần thiện nguyện không lương.
Làm thế nào để Kat không cảm thấy phải chò co trong phòng riêng, chịu trận những buổi tối Noue biến phòng khách thành lớp học, dạy thêm ở nhà đến 8 giờ rưỡi trước khi được gọi xuống ăn cơm chung? Noue kéo Kat tham gia những buổi thảo luận của các lớp; trước hết để Kat so sánh trình độ Anh ngữ giữa học viên Đài Loan và Việt Nam, cách họ phát âm cũng như khả năng tư duy và diễn đạt; sau nữa để tạo điều kiện cho học viên của mình có cơ hội giao tiếp thân mật với người Mỹ chính gốc. Ngoài ra, Noue cũng rất cần bạn cho ý kiến về phương pháp giảng dạy của mình. Việc mà cả ba phía đều có thể làm chung có lẽ là thảo luận một vài truyện ngắn trích trong tuyển tập Under The Palm Tree của Kat Dam xuất bản tại Đài Loan cách đây vài năm. Truyện được in ra để các học viên đọc trước ở nhà chuẩn bị sẵn cho buổi học.
Một tiếng rưỡi phân tích truyện ngắn On The Edge của Kat là một buổi học thất bại, ít ra qua cái nhìn của Noue. Trên Bờ Vực gồm 6 trang giấy khổ 18 X 25cm co chữ 10. Chuyện kể về mối quan hệ nghề nghiệp giữa một nữ vũ công thiết hài người Mỹ tên Amelia và một tay ghi-ta người Đài Loan tên Chu. Giữa họ có một sự giao cảm đặc biệt. Tiếng nhạc và nhịp đập chân bao giờ cũng hòa quyện ăn ý. Sự khắng khít của hai người khiến bà vợ cờ bạc của anh nổi ghen. Thật ra Chu cô độc trong đời sống hôn nhân với những nỗi niềm, đam mê và cảm xúc không thể chia sẻ cùng vợ, anh nương dựa vào sự đồng cảm của Amelia như một điểm tựa tinh thần không hơn không kém. Có lần trong một buổi diễn, một sợi dây đàn đứt; do rớt nhịp, cô vũ công cùng lúc đã bị vướng gót giày trong kẽ hỡ của sàn gỗ. Kat Dam gỡ cái nút thắt đó bằng cách để cho nhân vật đánh đàn kể lể trên đường anh lái xe đưa Amelia về nhà sau buổi diễn. Do những ưu tư riêng mà Chu đã sơ suất trong khi rải nốt và búng dây. Đúng ra anh đang bị ám bởi cơn ác mộng của đêm trước: môt người bạn đã chết hiện về trong giấc mơ, bàn tay bị chặt cụt, người đầm đìa máu, ai oán xin khất món nợ còn thiếu Chu. Người bạn này, trước đây bất đắc chí về khả năng đánh đàn của mình đã tự cắt lìa bàn tay phải, sau đó nợ nần rồi tự sát. Trùng hợp là vào cái ngày Chu lãng đãng bởi cơn ác mộng, vợ anh trúng một số tiền lớn tương đương với món nợ của người quá cố. Câu chuyện kể của Chu dẫn dắt họ đến một ngôi đền nơi Amelia ngồi chờ Chu vào cầu nguyện. Với một phụ nữ da trắng nhậy cảm nhưng chừng mực, đang ép mình thích nghi với dân bản địa và tâm tình kỳ ảo của một người đàn ông da vàng trong bối cảnh ngày càng đông phương sương mờ, độc giả chưa kịp đoán chi về đoạn kết thì, sau buổi cầu nguyện của Chu, tác giả để cho hai nhân vật nối tiếp đoạn đường về cho đến khi chiếc xe thắng gấp ở một lằn ranh sát bờ vực.
Không quen đọc sách văn học, lại là bản Anh ngữ, chưa có kinh nghiệm giao lưu trực tiếp với tác giả, lại là người Mỹ, các học viên của Noue có hơi lấn cấn trong việc phân tích tâm cảnh nhân vật, lờ mờ về bố cục và bút pháp, bí tịt về thông điệp. Cuộc thảo luận dần dần tách khỏi tác phẩm để đi sâu vào đời tư của tác giả. Có phải nhân vật nữ vũ công là Kat Dam không? Làm thế nào cô có thể ôm đồm nhiều việc cùng một lúc: viết, dạy học, vũ thiết hài, biên kịch và đạo diễn, và bảo vệ môi trường nữa? Trên Bờ Vực có phải là một hiện thực huyền ảo hay chỉ là một câu chuyện về dị đoan mê tín? Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện? Tại sao cô chọn Đài Loan để sống và làm việc mà không phải một nước Châu Á nào khác trong khu vực? Vì lý do gì cô đã không cho sách của mình được xuất bản ở Mỹ? Sống một mình hẳn cô phải rất cô đơn? Là một nghệ sĩ, trong đời sống tình cảm chắc cô đã trải qua vài cuộc tình đáng nhớ? À, đến đây thì quá lắm. Thiếu điều muốn hỏi năm nay cô bao nhiêu tuổi sao cô không lấy chồng và mỗi tháng kiếm được bao nhiêu tiền. Noue tất tả kết thúc buổi học bằng một tiết mục mang tính văn hóa đã được chuẩn bị trước, thay cho văn học. Cô nháy nhó với Kat.
Kat trở lên phòng riêng rồi xuất hiện lại trong áo váy đen và khăn choàng đỏ. Bàn học được dẹp trống, chừa một sàn gạch diện tích 40 mét vuông. Khán giả đứng ngồi lổn nhổn trên các nấc thang dẫn lên lầu một, thậm thụt qua khe hở của các thanh chắn cầu thang. Nút PLAY được bấm cái cạch, nhạc phát ra từ một máy nghe CD đặt ở góc phòng. Quá phân nửa dùng điện thoại di động đa chức năng để quay phim, số còn lại chụp ảnh bằng máy kỷ thuật số. Không chắc họ tập trung thưởng thức các bước nhảy hay lắng nghe nhịp đập của đế giày gõ trên sàn gạch trong tiếng nhạc flamenco rộn ràng. Khăn choàng đỏ lua tua lượn quanh các đường cong của một cơ thể thon thả nhờ đạp xe và ăn chay trường. Kat trông thật sự trẻ hơn tuổi trong màu vàng của ánh đèn 60 watts.
Trích mail của Minh Khánh , Thiên Vũ và Nhị Hồ.
Ngày 30.3
Thưa cô,
Tối qua em thấy buổi nói chuyện thoải mái dễ chịu. Nhưng em hơi bị đơ khi mọi người bàn về On The Edge; không hiểu sao em không biết nói gì dù lúc đọc truyện có rất nhiều cảm xúc. Đó là điều em thấy tiếc.
Lúc cô Kat biểu diễn thì em phải nói là intoxicated. Cái em cảm nhận nơi cô và cô Kat là một tình yêu mãnh liệt, một đam mê bất tận trong việc mình đang làm, điều làm người ta dễ thở hơn trong cuộc sống này. Cảm xúc của em là đầy cảm xúc, và có lẽ đã nhiễm được một phần đam mê. Em vẫn đang tìm kiếm một thứ gì đó để có thể theo đuổi.
Tuần sau cô Kat trở về Đài Loan, mình cho phân tích lại truyện Trên Bờ Vực đi cô. Có vài điều em còn lấn cấn phải suy nghĩ, rất nên mang ra mổ xẻ. Em chưa từng nghĩ em sẽ thích văn học, nhưng em đang dần thích. Dù hơi muộn nhưng xin cô giúp em xây dựng từ từ kiến thức trong lãnh vực này. Cô cứ cho em gạo, em sẽ cố gắng thổi cơm.
Khánh
Ngày 30.3
Em thật sự ngạc nhiên và thú vị trước câu trả lời của cô Kat khi được em hỏi về sự cô đơn. Cô ấy trả lại em bằng một câu hỏi: ai mà không cô đơn? Đó là điều em chưa bao giờ tự hỏi. Thật khó tìm một người không cô đơn phải không cô? Kẻ đó hẳn không có tâm hồn. Vậy có thể nào xem câu khẳng định bạn ơi tôi biết tỏng bạn cô đơn là một lời ngợi khen, vì chính nhờ sự cô đơn mà người ta có một tâm hồn ?
Nhân tiện cô cho em vắng mặt buổi học tới, vì em có chương trình đi chơi xa với gia đình ngày chủ nhật này.
Vũ
Ngày 30.3
Kính thưa cô,
Buổi học vừa rồi cho em nhiều ấn tượng đặc biệt.
-Thứ nhất : được đọc truyện, được gặp tác giả, thậm chí có chữ ký của chính tác giả trên bài đọc, dù chỉ là bản sao.
- Thứ hai : được tận mắt thưởng thức điệu nhảy flamenco mà trước giờ chỉ xem trong phim hoặc TV. Có thể nó đã không được trình diễn trên một sân khấu đúng nghĩa nhưng điệu nhảy có những cái tuyệt riêng mà không điệu nhảy nào có thể so sánh. Nơi cô Kat, em rõ ràng nhận thấy lửa, sự đam mê và tính chuyên nghiệp. Cô Kat đã rất tôn trọng khán giả, dù chỉ là thành phần lóc cóc leng keng. Có lẽ bản thân điệu nhảy flamenco tự nó đã cháy phừng phừng rồi.
- Thứ ba : qua truyện ngắn On The Edge, em nhận thấy cô Kat có một cái nhìn rất sâu sắc về thế giới tâm linh của người phương Đông, đặc biệt là người Trung Hoa. Một người tây phương thông thạo Hoa ngữ và am tường văn hóa đông phương, đủ để hiểu những góc tối của họ như cô Kat, thật là hiếm hoi. Em đề nghị hôm nào cô cho lớp phân tích lại truyện ngắn này, vì chỉ đọc lướt qua một lần khó có thể nhận ra những điều hay ho.
- Cuối cùng, qua kiểu sống của cô và cô Kat, em tin là ai cũng có thể làm được điều mình muốn, miễn sao có sự đam mê và lòng kiên trì. Không đi thẳng được thì mình đi đường vòng.
Em cám ơn cô, thật lòng đó cô ơi, vì đã mang đến cho em nói riêng và cho lớp nói chung những điều thú vị, bổ ích và mới mẻ mà tụi em ít khi hoặc không thể có cơ hội tiếp cận. Cô đã đưa những con ếch lên đến miệng giếng. Cám ơn cô và cô Kat Dam.
Nhị Hồ
Noue nghĩ, hóa ra bọn họ không đến nỗi hời hợt. Còn tù mù nhưng đầy thiện chí khai tâm. Trước khi đọc các thư này cô chủ quan cho rằng chỉ có những chuyện đời thường trong nhà ngoài phố hay loại sự kiện đầy tai tiếng của các ngôi sao trong thế giới show biz mới thu hút họ, chỉ có những phụ tùng thời trang mới mang lại cho họ sự tự tin. Trong một số điện thư sau ngày thảo luận Trên Bờ Vực, có bạn học viên còn đề nghị mang tác phẩm của Thúc Tâm ra phân tích.
Cô đã nghĩ đến Seretide, một loại thuốc suyễn, nhưng là tựa đề của một truyện ngắn có bối cảnh mênh mông của cảng Civitavecchia và màu sắc lung linh của cầu Vecchio trên sông Arno. Chuyện kể về một chuyến du lịch bằng tàu thủy vòng quanh Địa Trung Hải đã được giữ chỗ trước nhưng không thực hiện được khiến nhân vật chính trong truyện phải chuyển sang kế hoạch B, hậu quả là những cơn suyễn ngất ngư, dẫn đến thảm kịch cho bản thân và cho cả người bạn đồng hành.
Cô cũng nghĩ đến Valium 5, một loại thuốc an thần, nhưng là tựa của một câu chuyện kể về âm mưu đê hèn của một kẻ mất ngủ, bệnh hoạn tìm cách trả thù bà hàng xóm nhiễu sự. Bối cảnh là xóm nhỏ, phố hộp, đường ray và những chuyến xe lửa rầm rập 3 lần mỗi ngày vào những giờ im ắng nhất.
Sẽ có các câu hỏi đại loại như: vì lẽ gì cô không có truyện được xuất bản tại Việt Nam? Có phải tác phẩm của cô đi ngược lại đường lối chủ trương của chế độ? Trong khi đọc, do đã quen biết nhiều với người viết, làm sao độc giả có thể tách rời tác giả ra khỏi nhân vật? Còn lại gì trong mối quan hệ giữa hai người bạn đồng hành sau khi chuyến đi đã kết thúc? Sau vụ trói ké bà hàng xóm nhốt trong căn nhà cạnh đường ray xe lửa, tình cảm giữa cô và bà Phương ra sao? Hàng xóm của cô có đọc bài cô viết về bà ấy không? Sẽ không có những nhận định về văn phong, bố cục, tâm lý nhân vật hay thông điệp. Họ sẽ nhìn cô giáo như một người bệnh tâm thần, tệ hơn, một kẻ tỉnh táo nhưng độc địa với những toan tính nhỏ nhen ti tiện. Họ không quen với loại tự trào vì bấy lâu nay bị điều kiện hóa bằng sự tô hồng. Họ sẽ không có thái độ khái quát dễ dãi như đã đọc Kat Dam. Không đến nỗi gay gắt như kỳ thị, nhưng người ta thường độ lượng với những gì thuộc xã hội tây phương, bởi mọi cách hành xử của họ đều được cho là sản phẩm của văn minh. Noue tự nhủ phải cẩn thận, chớ vội mềm lòng hay lạc quan trước những tín hiệu nhấp nháy khích lệ từ phía học viên.
Trích mail của Kat Dam và La Noue.
Ngày 8.4
Noue thân mến,
Tôi đã về đến nhà an toàn và được chào đón bởi mùi hương thơm lừng từ đám hoa lài tím trồng ngoài ban-công. Buổi sáng được đánh thức bởi tiếng chim líu lo, dễ chịu gì đâu! Cả ngày hôm qua tôi lau chùi tắm giặt, tưới bón rồi đi đón con chim về; nó đã được gửi tạm nhà người bạn trong 10 ngày tôi đi vắng.
Không biết bạn và các học viên đã có bao giờ thảo luận về thói quen và tập quán? Tôi chưa sẵn sàng nghĩ đến giờ dạy ngày mai, thay vì thế, tôi cố đọc cho xong chương cuối của Bảng Hóa Trị – The Periodic Table của Primo Levi, một nhà văn Ý gốc Do Thái. Cuốn sách được viết thật tài tình. Tôi nghĩ chương cuối này sẽ giúp tôi nhiều trong năm tới, khi tôi khởi sự viết vài vở kịch mới về môi trường.
Hôm nay thật tĩnh lặng, vì là ngày chủ nhật Phục Sinh. Dù gì ngày mai rồi sẽ huyên náo trở lại với những thói quen bắt đầu lúc 8 giờ sáng với thời dụng biểu của học kỳ mới. Tôi có kể với vài bạn đồng nghiệp về điều kiện dạy học lý tưởng của bạn ở Sài Gòn. Chúng tôi vẫn thường rên rỉ với nhau về trình độ quá kém của các học viên ở đây.
Taipei đột nhiên trở trời với không khí mát rượi. Tôi sẽ lợi dụng thời tiết này để lại đạp xe trong tuần. Sẽ không chọn ngày chủ nhật vì chỗ nào cũng đông người.
Cám ơn Noue về những buổi tán gẫu rất vui, và về những sự việc mà giờ đây đã trở thành kỷ niệm đẹp. Tôi mong có thể lưu giữ đâu đó trong tâm trí nơi chúng không thể thất lạc được.
Hãy để cho các học viên thảo luận về tác phẩm của bạn đi.
Kat
Ngày 11.4
Kat thân mến,
Ồ, tôi cũng khoái Primo Levi, đặc biệt là Đám Cưới Kiến, chuyện kể về một góa phụ đẻ trứng!!!
Chiều chủ nhật vừa rồi, thay vì chọn một truyện ngắn của Thúc Tâm để phân tích, chúng tôi đã thảo luận đề tài sốc văn hóa. Tôi đã kể cho các học viên về phản ứng quyết liệt của bạn hôm nọ khi bị nhân viên bảo vệ nhà sách FAHASA Tân Định chận lại yêu cầu phải gửi giỏ xách ở quầy. Tôi cũng đề nghị họ thử nghĩ ra những tình uống khác nhau mà một người nước ngoài phải đối phó khi du lịch ở một nơi có văn khóa khác biệt với xứ họ. Buổi học khá ly kỳ và thú vị.
Noue
Ngày 11.4
Noue,
Thực ra sau cái vụ trục trặc ở tiệm sách, tôi đã định phân trần với bạn nhưng rồi cho qua. Thành thực mà nói, vụ này không dính líu gì đến khác biệt văn hóa. Có những nhà sách ở Mỹ yêu cầu bạn cho xét giỏ xách. Có những nơi ở Đài Loan cũng làm như thế, nói tóm lại, trên thế giới đâu đâu cũng có chuyện tương tự. Vậy thì ở Việt Nam làm như vậy có gì sai (sau đó tôi có ghé vô vài nhà sách khác ở trung tâm thành phố nhưng chẳng bị nhũng nhiễu chi cả).
Vấn đề nằm ở chỗ tính khí của tôi. Tôi đã từng không thèm bước vô các bảo tàng viện chỉ vì người ta đòi xét giỏ xách, dù chỉ là một cái bé tẹo chứ có phải loại ba-lô đeo trên lưng đâu! Có khi tôi sẵn lòng tuân thủ, lúc khác lại không. Có khi tôi lại cám ơn họ đã giữ lại giỏ xách của tôi sau một buổi mua sắm đứ đừ. Trong một hiệu sách cũ ở Berkeley tôi thậm chí nhờ họ giữ giùm giỏ xách vì phải đeo vai quá mệt, để có thể rảnh tay mà la đà lâu. Vậy tại sao tôi nhăn nhó ngày hôm đó chứ? Điều tôi ân hận là, lẽ ra tôi nên cân nhắc hơn và phải nghĩ đến sự hiện diện của người bạn đi cùng.
Tôi có thái độ khá cực đoan trong vụ này phần vì sự buộc tội giả định cho một cái tội tôi chưa hề phạm, phần vì cái chất Mỹ nơi tôi – vốn thường cho rằng người ta được coi là vô tội cho đến khi nào được chứng minh có tội. Tôi chưa kịp chôm quyển sách nào mà! Có lẽ sự việc tôi đang ở Việt Nam có dự phần trong phản ứng này chăng? Tôi cảm thấy bị áp lực khi không thể giao tiếp bằng tiếng Việt và phải lệ thuộc nơi bạn quá nhiều. Cũng có thể kinh nghiệm của lần bị giật giỏ đến gẫy 4 ngón tay ngay trên bến Bạch Đằng năm nào vẫn còn là một ám ảnh. Tôi thích tin tưởng người khác thay vì ngờ vực họ hay bị họ ngờ vực. Vấn đề là bạn nên cảnh giác đến mức nào ở cái nơi mà bạn chưa biết rõ, và đến mức nào thì cẩn thận quá hóa thành hoảng sợ vô cớ?
Kết luận của tôi là không có gì kỳ quặc trong việc giữ lại giỏ xách của khách hàng, mà chính cái việc bạn là người nước ngoài và chính cái việc bạn không biết rõ các cấp độ của nội quy đã khiến bạn trở nên nhậy cảm hơn thường khi. Hoặc cũng có thể, vào cái lúc chúng ta đặt chân vào tiệm sách tôi đã không còn hứng thú muốn xem sách nữa!
Tôi tự hỏi không biết bạn sẽ phân giải những cái này như thế nào với các học viên?
Kat
PS. Hôm qua tôi trải qua một kinh nghiệm khủng khiếp trong giờ dạy Shakespeare. Một số sinh viên đến lớp trễ, đã không làm bài còn nói chuyện ồn ào suốt giờ học. Tôi bảo họ muốn nói chuyện thì ra ngoài mà nói tôi không phiền đâu, nhưng sẽ rất phiền nếu họ nói trong khi tôi nói. Chưa bao giờ tôi gặp phải một đám nhố nhăng như vậy, muốn đánh rớt khoảng 10 tên trong bọn chúng nhưng sẽ không thể làm như ý vì không muốn rắc rối. Tôi nghĩ tình hình này rồi sẽ càng ngày càng tệ. May mà hôm nay tôi đã đi bộ một trận ra gì rồi đạp xe tung tóe cho đến chiều, vừa kịp về đến nhà thì một cơn bão ập tới. Giờ tôi cảm thấy khá hơn nhiều. Sẽ tiết giảm thì giờ dành cho học sinh được chừng nào hay chừng nấy. Ôi, tôi ganh tị với tình thầy trò của bạn quá! Các học viên của bạn, một khi đã bước vào nhà bạn để dự lớp, coi như họ đã lấn vô một phần đời tư của bạn rồi. Tôi không có điều kiện địa lý, văn hóa và sắc tộc thích hợp để thiết lập một mối quan hệ đẹp đẽ như vậy. Nhưng mà, bạn có chắc rằng chừng đó là đã đủ?
Mail này xà quần làm Noue đau đầu. Cô giả lơ không hồi đáp, nghĩ đây chỉ là cách ngụy biện của một người tự biết mình quá quắt và bất nhất. Cô đã gút lại với lớp: khi đi du lịch bạn phải tập thích nghi, và thậm chí rất nên thưởng thức tất cả những điều phi lý không hiện hữu trong nền văn hóa của bạn, và đó là tất cả ý nghĩa của du lịch; bạn nào muốn tháo gút thì để dành hôm khác nhé! Sau giờ dạy, một học viên rủ cô đi ăn tối. Tô hủ tíu Liến Húi ngon đặc biệt sau những ngày chay tịnh. Với những món khoái khẩu, Noue thấy rõ mình còn nặng lòng trần. Nhớ đã đọc đâu đó Đại Đức Pindola Bhavaraja trong khi đi khất thực đã ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài khi người này cúng dường vật thực. Thật khập khiễng khi so sánh tô hủ tíu với ngón tay cùi, cô cũng biết vậy, nhưng không ngăn được dòng liên tưởng.
OOO
Ngày lễ 30 tháng 4 và Quốc Tế Lao Động năm nay rơi vào thứ hai và thứ ba, như vậy mọi người có đến 4 ngày nghỉ nếu gộp chung với thứ bảy và chủ nhật. Như thường lệ Noue không có chương trình gì đặc biệt vì ngại ra đường; vào những dịp nghỉ dài ngày cô lợi dụng thì giở rảnh rang để bắt đầu một truyện ngắn hay một bức sơn dầu. Những thứ này cần một thời lượng nhất định và sự liên tục một khi đã được khởi sự. Thường ngày buổi sáng hay bị mẻ vì các giờ dạy ở trường, buổi chiều và tối bị đứt khúc vì các nhóm học thêm. Cô cần một mảng trắng liền lạc. Nhưng để viết gì hay vẽ gì, cô phải thừ người cả buổi để moi ra những quả chín dú vốn được cất lâu ngày trong đầu rồi bị bỏ quên vì cái thời dụng biểu chật cứng. Đã 3 tuần nay cô cố gắng không trả lời cái mail lằng nhằng của Kat. Phía bên kia cũng im hơi. Chắc giận. Sáng nay lên sân thượng tưới cây, cô thấy nhớ bạn và đã tần ngần hồi lâu trước cây hồng lộc mà Kat mua cho. Tỉa tót quét dội một lúc, cô bất ngờ nhìn thấy một con chim nằm chết thẳng cẳng ngay bên dưới chậu cau kiểng. Nó to ra gì, lông đen thẫm như quạ, đầu lại có mào như két. Cô lấy một tờ giấy báo gói sơ sịa con vật tội nghiệp mang xuống phòng vẽ. Đỡ quá, thôi khỏi cần trái cây chín dú.
Trích mail của La Noue và Kat Dam.
Ngày 2.5
Kat,
Năm 1965 tôi đọc The Painted Bird của Jerzo Kosinski thấy sởn tóc gáy. Sau năm 1975 đọc lại nghe lạnh xương sống. Chuyện kể về một con chim bị bắt, bị sơn màu mè lên lông cánh rồi được thả cho bay trở lại bầy. Nó đâu có được chấp nhận bởi đồng loại, trái lại còn bị xua đuổi, tấn công và hủy hoại cho đến chết. Quyển sách ám ảnh tôi như ác mộng, rồi mới vài ngày trước đây thôi tôi đã nhặt được một con chim chết trên sân thượng trong lúc tưới cây buổi sáng. Mang nó xuống phòng vẽ, quẹt màu xanh ngọc lên cặp cánh đã cứng đờ, tôi kê nó lên một cái đôn gỗ để làm mẫu. Kèm theo mail này là attach ảnh chụp bức The Painted Bird mà tôi đặt tựa tiếng Việt là Bật Ngửa. Nó được gò bằng sơn dầu trên vải bố khổ 70cm X 90cm, liên tục trong 4 ngày rưỡi. Tôi đã phải gọi điện vô trường cáo bệnh để ở nhà thêm một buổi tỉa cho xong gốc cây mục. Drop Dead, nếu bạn muốn gọi như thế, để không vay mượn tựa truyện của Kosinski.
Noue
Ngày 2.5
Noue,
Dĩ nhiên là Drop Dead, hiểu theo nghĩa đen, nhưng rồi người ta đâu có biết gì về cái chết thê thảm của con chim sơn. Tôi đã từng làm một bài thơ có tựa là MAD để nguyền rủa cái thế giới khùng điên này – đâu có ai biết MAD cũng là chữ tắt của Mass Animal Deaths, những cái chết hàng loạt của động vật. Cụm từ này đã được sử dụng khi hàng trăm con chim lông đen cánh đỏ không biết vì sao rơi lộp độp xuống từ trên trời.
Tôi nghĩ đặt tựa cho bức tranh là Con Chim Sơn cũng được. Bức họa sẽ chẳng có nghĩa gì nếu không có quyển sách, đúng không ?
Thúc Tâm à,
Ba tuần qua tôi đã loay hoay với tập thơ môi trường và định xin phép bạn dùng bức tranh 4 con cá bị trái rạ của bạn để làm bìa. Tôi còn nhớ kiểu trị bệnh dân gian của người Việt mà bạn kể: đặt thau nước có mấy con cá trê bên dưới giường của người bị lên trái rạ rồi chờ cho các mụt lở lói trên da người bệnh truyền sang đám nạn ngư vốn trơn nhẫy và khỏe mạnh. Tôi thích bức tranh của bạn chẳng những vì câu chuyện nó kể với người xem mà còn vì những cái mụt sần sùi trên mình cá, nó làm tôi đau thốn trong ngực mỗi khi nhìn bức tranh.
Cũng trong 3 tuần qua, tôi cố gắng vật lộn với cái truyện viết bằng tiếng Pháp của bạn, và đã đọc nó với những cảm xúc bồng bềnh. Tôi cho là câu chuyện đầy tính siêu thực với nhân vật chính là một người đàn bà bị đãng trí đến mức khùng điên do tác dụng của thuốc an thần; khả năng tiếng Pháp giới hạn của tôi càng làm cho nó ghê rợn thêm. Ngoài ra vì thức quá khuya để đọc cho xong, nửa chừng tôi lịm đi, trong đầu nghe ong óng tiếng phát thanh của đài Radio France International mà trước giờ có khi nào tôi nghe đâu! Một giấc mơ Pháp, có lẽ! Tôi có thể hiểu bố cục cơ bản của câu chuyện nhưng không nắm bắt được giọng điệu và chủ đích của tác giả. Thực ra đây là một cơ hội tốt để tôi nỗ lực vận dụng cái vốn tiếng Pháp ít ỏi của tôi; nó nhắc nhở cho tôi những khó khăn mà các sinh viên Trung Hoa phải đối diện khi học văn chương Anh. Họ có thể hiểu được cốt chuyện nhưng không thể nào cảm nhận được sự tinh tế. Giờ tôi rất thông cảm với sự bế tắc đó. Tôi sẽ tra thêm một số từ vựng và đọc lại câu chuyện một lần nữa. Rõ ràng là với món tiếng Pháp, tôi có thể đọc khá hơn là nói.
Nói tóm lại trong 3 tuần qua, sau cái mail giải thích về sự cố ở nhà sách, không lúc nào tôi không nghĩ đến bạn và luôn quanh quẩn với những gì có liên quan đến bạn, thậm chí sờ mó chúng. Thật thiếu kín đáo khi thổ lộ rằng bên cạnh bạn tôi luôn luôn lúng túng nếu không nói là mất bình tĩnh. Giờ bạn hiểu vì sao tôi giải thích mãi vẫn không gỡ ra được cái mớ bòng bong về phản ứng của tôi ngày hôm đó. Thành thật mà nói, tôi đã rất xúc động vì những gì bạn làm cho tôi suốt thời gian mười mấy năm chúng ta biết nhau, suốt 10 ngày tôi ở chơi nhà bạn, đặc biệt ngày cuối bạn đã bỏ lớp để dành hẳn một buổi chiều cho tôi. Chúng ta đã đi bộ đến bến xe buýt ở đường Trần Huy Liệu để bắt chiếc số 3 đi ngoằn ngoèo ra Lê Văn Sỹ, quẹo Lý Chính Thắng, đổ ra Hai Bà Trưng cuối cùng xuống cái trạm ngay trước nhà sách FAHASA Tân Định. Thay vì ôm lấy vai bạn và nói cám ơn, tôi bỗng nhiên nghe nóng bừng mặt vì một tình cảm mơ hồ lúc ấy bị thôi thúc phải thể hiện bằng một cái hôn giữa chốn công cộng, ngay trên cái xứ sở nhiều thành kiến của bạn. Rồi với cảm giác phừng phừng kìm nén, tôi chợt nổi dóa với nhân viên bảo vệ nhà sách khi bị yêu cầu phải gửi lại giỏ xách.
Ba tuần im lặng của bạn cho tôi thời gian để hiểu rằng suốt đời tôi chưa bao giờ có khả năng yêu một người đàn ông, nhưng cuối cùng lại có thể làm điều đó với một người đàn bà. Tuy bạn không hề có thiện chí tự cởi trói và kín bưng đến mức không sơ hở một lời ca cẩm, tôi biết bạn đơn độc trong bầy đàn của chính mình. Thằng nhóc trong The Painted Bird của Jerzy Kosinski bị đào thải vì nó là người Do Thái. Tôi cũng là một con chim sơn, bị hủy hoại ở cái nơi không thể thuộc về tôi. Vậy tại sao mình không đỡ cánh nhau mà bay? Birds of the same feathers flock together. Câu này bạn kể đã có lần đưa ra cho lớp thảo luận rồi mà!
Love,
Kat
Sceaux, 06.2012
nguồn: http://damau.org
Cô La Noue người Giao Chỉ có tên Việt là Thúc Tâm, trung niên độc thân ăn mặn, miễn nhiễm với chủ nghĩa tiêu dùng, thoải mái sử dụng bao nhựa các kích cỡ, không màng đến chính trị, quan tâm đặc biệt đến các nguồn văn hóa và sắc tộc, vẽ, viết văn, có một số tác phẩm viết bằng tiếng Việt xuất bản ở Pháp, Mỹ và Canada. Cô kiếm sống bằng nghề trình bày bìa sách, phiên dịch, phụ trách môn văn chương Anh – Mỹ ở đại học Tổng Hợp Sài Gòn, dạy thêm ngoại ngữ tư gia cho các nhóm nhỏ sĩ số giới hạn, đa phần là sinh viên đang chuẩn bị luận án tốt nghiệp hoặc những người đã đi làm có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ. Cô sống đơn giản, cần kiệm vừa phải, dành dụm tiền để đi du lịch hoặc mỗi hè sang Pháp thăm đứa con gái duy nhất đã có gia đình riêng hiện sống và làm việc tại Paris đã 15 năm. Có lẽ do định mệnh từ cái tên của mình, sau lần đổ vỡ hôn nhân, cô như có trái tim bị trói thúc ké, không cách chi đi xa trong mọi quan hệ tình cảm. Cô dễ kết bạn nhưng luôn giữ khoảng cách. Để rèn thể lực, cô ăn bất cứ thứ gì mình thấy ngon miệng và tập thể dục bằng cách mỗi ngày hơn 10 lần leo lên leo xuống 58 nấc thang trong cái nhà hộp 3 tầng mà cô đang ở. Tên La Noue do nhóm học viên tiếng Pháp đặt cho cô, nó cũng khá khớp với tên Thúc Tâm. Noue là động từ nouer đã được chia ở thì hiện tại ngôi thứ ba số ít, có nghĩa là cột hoặc thắt. Trong giảng dạy cô thường thắt gút mọi vấn đề rồi để cho học viên tự tháo gỡ theo tư duy của mỗi người. Nhờ cách làm việc này, cô cảm thấy gần gũi với họ và kết gắn được mối quan hệ thầy trò khá thú vị. Kết gắn cũng là một nghĩa nữa của động từ nouer. La được dùng như một mạo từ đệm thêm cho sang. Kiểu Comtesse de la Cuisine, Duchesse de la Fontaine. Nhóm học viên Anh văn thậm chí đã gửi tặng cô qua điện thư một bức ảnh tháo bom có định giờ rất ấn tượng. Đại khái khi dự lớp của cô, đa số sợ trúng miểng nhưng rất thích thú trong nỗ lực vô hiệu hóa kíp nổ.
Qua giới thiệu của một đạo diễn sân khấu, La Noue trở thành người phiên dịch của Kat Dam. Họ đi xem chung một số vở kịch ở sân khấu 5B Võ Văn Tần, sân khấu Hoàng Thái Thanh, sân khấu IDECAF. Để làm việc này Noue phải tìm hiểu trước để tóm lược nội dung của từng vở, do không thể dịch rào rào trong khi các nhân vật đang khóc cười ngả nghiêng trên sàn diễn và khán giả xung quanh đang chìm nổi theo nghịch cảnh của nhân vật. Trong giờ giải lao giữa vở kịch, cô sẽ thuyết minh thêm nếu thấy cần thiết. Kat là một khán giả chuyên nghiệp. Chẳng những cô có thể phát âm khá chuẩn những cái tên quen thuộc như Tuyết Thu, Thành Hội, Ái Như, Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thành Lộc, Việt Anh mà còn nhớ cả các vai họ đảm trách. Bằng cách quan sát người xem, Kat có thể biết được trình độ thưởng ngoạn của họ, đoán ra phần nào chủ đề của vở diễn và đánh giá được mức độ thành công của tác phẩm. Làm việc với Kat, Noue không phải vất vả với những khoản ấy, chỉ phải mất công tóm tắt câu chuyện và làm sáng tỏ mối quan hệ chằng chịt giữa các nhân vật. Kat nhận xét kịch Việt Nam xoáy sâu vào tình yêu và thảm cảnh gia đình, thường khi trục trặc éo le; những nỗi niềm được thể hiện ồn ào bằng cơ man động tác thặng dư với những giải thích không cần thiết, âm lượng quá liều, gây cười dễ dãi nhưng cũng không khó lấy nước mắt từ một đám đông sẵn sàng mũi lòng, không có sự lắng đọng hay biểu cảm tranh chấp nội tâm, thiếu sự bất ngờ. Cô cho rằng trình độ dân trí quyết định khuynh hướng sáng tạo trong các loại hình nghệ thuật. Noue nghĩ ngược lại. Những cuộc tranh luận loại này cuối cùng thường tắc tị ở học thuyết lẩn quẩn: con gà hay cái trứng.
Trừ một vài khác biệt, đa phần họ có nhiều điểm chung, gần như trùng hợp thú vị nên dễ trở thành bạn. Sau nhiều năm biết nhau, đã đôi lần Kat về chơi Việt Nam và lưu lại căn phòng mà Noue dành cho. Ở xa, họ liên lạc bằng điện thư, theo dõi các sinh hoạt của nhau, đồng thời chia sẻ mọi chuyện lặt vặt trong cuộc sống.
Trích từ mail của La Noue và Kat Dam.
Ngày 1.3
Kat thân mến,
Tết này tôi chẳng có đi đâu, vì kỳ nghỉ không đủ lâu để du lịch, nếu muốn, chỉ có thể lòng vòng trong nước; với lại đi đâu thì chỗ nào cũng đông nghẹt người, chi bằng ở lại thành phố – thường khi yên tĩnh vào thời điểm này vì vắng dân nhập cư, bởi hầu hết họ đều về quê ăn Tết.
Nghề dạy học cao quý của tôi bấy lâu nay vẫn suôn sẻ và tốt đẹp.
Cây cối thì một mớ hừng hực sức sống, mớ khác qua đời trong đó có mấy cây bạn mua cho. Hai con rùa của bạn gửi, lớn như thổi, chúng khôn đến nỗi không thèm quanh quẩn trong cái hồ chật hẹp mà tìm đường tẩu thoát rồi. Chẳng biết có nhào đầu vô mấy quán nhậu chăng.
Mùa mưa Sài Gòn năm nay bắt đầu sớm, nhưng trời cứ nóng; nhiệt độ vẫn ở giữa 23 và 35.
Gửi cho tôi mấy bài thơ ca ngợi thiên nhiên của bạn đi, rồi tôi sẽ lại quả bằng mấy bức ảnh côn trùng và thực vật mà tôi đã chụp ở đảo hoa Mainau hè vừa rồi.
Noue
Ngày 2.3
Noue thân mến,
Tết tôi cũng chỉ ở nhà thưởng thức sự tĩnh lặng ngoại trừ thỉnh thoảng phải nghe pháo nổ đì đùng vì ở Đài Loan người ta chưa cấm đốt pháo như ở Việt Nam.
Chuyến đi Paris sắp tới của tôi đúng là còn mù mịt. Tôi không thực sự có kế hoạch chi cả trừ chuyện sẽ sắp xếp để gặp gỡ bạn bè. Sở dĩ trở lại Châu Âu vào tháng sáu hoặc tháng bảy này là vì tôi phải dự một hội nghị ở Bồ Đào Nha, nhưng có lẽ tôi chỉ quanh quẩn ở đấy và Tây Ban Nha thôi. Không đi Paris để hẹn hò với bạn mùa hè này được đâu.
Ở đây tôi thấy cơ man là rùa dưới sông và hồ nhưng không biết con nào là dân bản địa còn con nào thuộc tứ xứ mò đến nên cũng khó mà nhận ra hai con đã đào tẩu. Cây cối của tôi đang sung sức, do dạo này tôi ít đi đâu nên chúng được săn sóc đặc biệt. Mỗi khi đang viết mà bị kẹt, tôi thường bước ra ban-công nhìn chúng phơi phới lớn – với tất cả lòng ganh tị – mặc dù tôi chẳng biết thực sự chúng đã phải kinh qua hay trải nghiệm một chặng đường truân chuyên như thế nào để phát triển.
Tôi vẫn đi bộ và đạp xe, cũng có nhảy thiết hài với một tay ghi-ta mới, không phải trình diễn, chỉ tập dượt thôi. Sẽ gửi bạn vài bài thơ về môi trường trong thư tới.
Vui nhé.
Kat
Ngày 21.12
Noue,
Tin xấu là tôi không thể đi Việt Nam vào dịp Giáng sinh và Tết dương lịch năm nay, vì những ngày nghỉ của bạn rơi vào lịch hội thảo kịch nghệ của tôi ở Myanmar. Thời điểm khả thi nhất là cuối tháng sáu, trước khi bạn đi Châu Âu.
Tin vui là tôi đang viết trở lại. Tôi đã đổ mồ hôi sôi nước mắt cho một vở kịch trong đó có 3 màn rất ra gì. Giờ thì bí rồi. Tôi biết mình muốn kết ra sao nhưng không biết đường nào để đi đến đó từ cái chỗ tôi đang ngưng đây. Có lẽ tôi sẽ để cho tưởng tượng và vô thức dẫn dắt. Tôi đã dựng một vở ngắn cho hội nghị sắp tới ở Burma, rất nhộn, nhưng tôi để mở, làm như vậy khi sinh hoạt nhóm những người tham dự có thể ngẫu hứng thay đổi tùy nghi.
Tôi đang buộc mình phải vui thích với những gì đang làm. Dạy học chán quá. Còn quyển sách viết về sân khấu Đông Nam Á của tôi vẫn còn nằm chình ình trên bàn nhà xuất bản. Họ yêu cầu tôi cắt bớt, cắt bớt nữa, làm tôi oải muốn chết. Không biết tôi còn đủ can đảm để tiếp tục vụ này chăng.
Kat
Ngày 21.12
Kat,
Vào mùa hè, tôi luôn luôn rời Việt Nam sau ngày cuối cùng của niên khóa, có nghĩa là 15 tháng 6. Vậy không có cách chi mình hẹn hò nhau cuối tháng 6 được. Tại sao không gặp nhau ở Châu Âu khoảng tháng bảy, lúc bạn đi Đức đó ?
Rất vui biết bạn đang sáng tác. Từ cái chỗ bạn bí đến chỗ bạn kết, biết đâu lại là phần thú vị nhất của tác phẩm. Ở trường hợp này tôi cứ để mặc cho các nhân vật tự tung tự tác và thường khi thấy mình bị cuốn đi bởi một dòng cuồng lưu, cuối cùng trôi giạt vào bờ ở một điểm đến hết sức bất ngờ. Bơi ngược về chỗ kết đã được tính trước là một hành trình gian nan nhiều thách thức, nhưng chắc cũng không kém phần hào hứng.
Chúc bạn một Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới tốt lành,
Noue
Kat không thích kiểu trả lời như trên, vì nó có vẻ đẩy đưa ba phải. Cô đủ nhậy cảm để biết Noue giữ kẽ qua cái cách tránh đề cập đến bản thân hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân trong hầu hết các bức điện thư, ngoài ra tình bạn của họ vẫn bền bỉ tuy không đậm đà hơn nhưng có mòi tiến triển theo chiều hướng tích cực. Sau mấy tuần mail qua mail lại, cuối cùng họ cũng thống nhất ý kiến về kỳ nghỉ cuối khóa của Kat ở Sài Gòn. Thời điểm này không rơi vào lịch thảnh thơi của Noue nhưng cô sẽ thu xếp. Để đón bạn, cô chuẩn bị phòng ốc sạch sẽ, đi chợ mua rau quả đậu phụ trữ sẵn trong tủ lạnh để cùng ăn chay 10 ngày. Hi vọng với chế độ ăn uống kiêng khem theo bạn, tuy ngắn ngủi, cô có dịp triệt lòng tà trước các món khoái khẩu, căn nguyên của chứng cholesterol. Cô trải sẵn ra giường và tươm tất đặt trên gối một khăn mặt gấp khéo nằm trên một khăn tắm thơm phức. Chuyến bay từ Đài Loan hạ cánh lúc 5 giờ 45. Sáu giờ rưỡi chiều thứ sáu Kat xuất hiện trong khi Noue đang ba hoa với một nhóm trình độ trung cao về bom nguyên tử và Robert Oppenheimer. Cô phải cáo bận vài phút để đưa bạn lên phòng.
Có bạn đồng điệu ở cùng thật dễ chịu. Quen nết sống một mình, hai người đều không thích chia không gian với động vật, đặc biệt loài có vú; lại mắc phải thói chi li tủn mủn của người có tuổi, họ coi trọng sự riêng tư của nhau và dễ cảm thấy bị xúc phạm nếu bị cư xử thiếu tế nhị. Cũng nhờ vậy, họ biết những gì nên cùng làm và những gì không nên. Ban đêm họ tiết chế mọi tiếng động để khỏi làm phiền nhau. Phòng tắm và nhà vệ sinh, trên lầu hay tầng trệt, sau khi được sử dụng không bao giờ còn sót dấu vết của người này hoặc người kia. Sáng họ uống cà phê chung ở cái bàn ăn dưới bếp. Nếu Noue không có giờ dạy buổi sáng ở trường, hai người lên sân thượng tưới cây rồi đi bộ ra chợ nhỏ gần nhà cùng chọn rau quả. Noue đảm nhiệm việc nấu nướng, Kat rửa dọn. Noue giới thiệu Sinh Cafe nơi Kat có thể mua những tour ngắn ngày. Kat sẽ đi chơi xa chiều về hoặc mai về, nhẩn nha ra phố hoặc ở nhà đọc sách trong khi Noue lu bu với các tiết dạy. Họ thường tranh luận về nhiều đề tài trong các bữa ăn tối, nhiều trận nẩy lửa giữa người cấp tiến và kẻ bảo thủ, nhưng tất nhiên khách luôn luôn đúng. Cuối tuần họ đi xem kịch chung, và Noue lại làm công việc phiên dịch như thuở họ mới biết nhau, bây giờ trong tinh thần thiện nguyện không lương.
Làm thế nào để Kat không cảm thấy phải chò co trong phòng riêng, chịu trận những buổi tối Noue biến phòng khách thành lớp học, dạy thêm ở nhà đến 8 giờ rưỡi trước khi được gọi xuống ăn cơm chung? Noue kéo Kat tham gia những buổi thảo luận của các lớp; trước hết để Kat so sánh trình độ Anh ngữ giữa học viên Đài Loan và Việt Nam, cách họ phát âm cũng như khả năng tư duy và diễn đạt; sau nữa để tạo điều kiện cho học viên của mình có cơ hội giao tiếp thân mật với người Mỹ chính gốc. Ngoài ra, Noue cũng rất cần bạn cho ý kiến về phương pháp giảng dạy của mình. Việc mà cả ba phía đều có thể làm chung có lẽ là thảo luận một vài truyện ngắn trích trong tuyển tập Under The Palm Tree của Kat Dam xuất bản tại Đài Loan cách đây vài năm. Truyện được in ra để các học viên đọc trước ở nhà chuẩn bị sẵn cho buổi học.
Một tiếng rưỡi phân tích truyện ngắn On The Edge của Kat là một buổi học thất bại, ít ra qua cái nhìn của Noue. Trên Bờ Vực gồm 6 trang giấy khổ 18 X 25cm co chữ 10. Chuyện kể về mối quan hệ nghề nghiệp giữa một nữ vũ công thiết hài người Mỹ tên Amelia và một tay ghi-ta người Đài Loan tên Chu. Giữa họ có một sự giao cảm đặc biệt. Tiếng nhạc và nhịp đập chân bao giờ cũng hòa quyện ăn ý. Sự khắng khít của hai người khiến bà vợ cờ bạc của anh nổi ghen. Thật ra Chu cô độc trong đời sống hôn nhân với những nỗi niềm, đam mê và cảm xúc không thể chia sẻ cùng vợ, anh nương dựa vào sự đồng cảm của Amelia như một điểm tựa tinh thần không hơn không kém. Có lần trong một buổi diễn, một sợi dây đàn đứt; do rớt nhịp, cô vũ công cùng lúc đã bị vướng gót giày trong kẽ hỡ của sàn gỗ. Kat Dam gỡ cái nút thắt đó bằng cách để cho nhân vật đánh đàn kể lể trên đường anh lái xe đưa Amelia về nhà sau buổi diễn. Do những ưu tư riêng mà Chu đã sơ suất trong khi rải nốt và búng dây. Đúng ra anh đang bị ám bởi cơn ác mộng của đêm trước: môt người bạn đã chết hiện về trong giấc mơ, bàn tay bị chặt cụt, người đầm đìa máu, ai oán xin khất món nợ còn thiếu Chu. Người bạn này, trước đây bất đắc chí về khả năng đánh đàn của mình đã tự cắt lìa bàn tay phải, sau đó nợ nần rồi tự sát. Trùng hợp là vào cái ngày Chu lãng đãng bởi cơn ác mộng, vợ anh trúng một số tiền lớn tương đương với món nợ của người quá cố. Câu chuyện kể của Chu dẫn dắt họ đến một ngôi đền nơi Amelia ngồi chờ Chu vào cầu nguyện. Với một phụ nữ da trắng nhậy cảm nhưng chừng mực, đang ép mình thích nghi với dân bản địa và tâm tình kỳ ảo của một người đàn ông da vàng trong bối cảnh ngày càng đông phương sương mờ, độc giả chưa kịp đoán chi về đoạn kết thì, sau buổi cầu nguyện của Chu, tác giả để cho hai nhân vật nối tiếp đoạn đường về cho đến khi chiếc xe thắng gấp ở một lằn ranh sát bờ vực.
Không quen đọc sách văn học, lại là bản Anh ngữ, chưa có kinh nghiệm giao lưu trực tiếp với tác giả, lại là người Mỹ, các học viên của Noue có hơi lấn cấn trong việc phân tích tâm cảnh nhân vật, lờ mờ về bố cục và bút pháp, bí tịt về thông điệp. Cuộc thảo luận dần dần tách khỏi tác phẩm để đi sâu vào đời tư của tác giả. Có phải nhân vật nữ vũ công là Kat Dam không? Làm thế nào cô có thể ôm đồm nhiều việc cùng một lúc: viết, dạy học, vũ thiết hài, biên kịch và đạo diễn, và bảo vệ môi trường nữa? Trên Bờ Vực có phải là một hiện thực huyền ảo hay chỉ là một câu chuyện về dị đoan mê tín? Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong câu chuyện? Tại sao cô chọn Đài Loan để sống và làm việc mà không phải một nước Châu Á nào khác trong khu vực? Vì lý do gì cô đã không cho sách của mình được xuất bản ở Mỹ? Sống một mình hẳn cô phải rất cô đơn? Là một nghệ sĩ, trong đời sống tình cảm chắc cô đã trải qua vài cuộc tình đáng nhớ? À, đến đây thì quá lắm. Thiếu điều muốn hỏi năm nay cô bao nhiêu tuổi sao cô không lấy chồng và mỗi tháng kiếm được bao nhiêu tiền. Noue tất tả kết thúc buổi học bằng một tiết mục mang tính văn hóa đã được chuẩn bị trước, thay cho văn học. Cô nháy nhó với Kat.
Kat trở lên phòng riêng rồi xuất hiện lại trong áo váy đen và khăn choàng đỏ. Bàn học được dẹp trống, chừa một sàn gạch diện tích 40 mét vuông. Khán giả đứng ngồi lổn nhổn trên các nấc thang dẫn lên lầu một, thậm thụt qua khe hở của các thanh chắn cầu thang. Nút PLAY được bấm cái cạch, nhạc phát ra từ một máy nghe CD đặt ở góc phòng. Quá phân nửa dùng điện thoại di động đa chức năng để quay phim, số còn lại chụp ảnh bằng máy kỷ thuật số. Không chắc họ tập trung thưởng thức các bước nhảy hay lắng nghe nhịp đập của đế giày gõ trên sàn gạch trong tiếng nhạc flamenco rộn ràng. Khăn choàng đỏ lua tua lượn quanh các đường cong của một cơ thể thon thả nhờ đạp xe và ăn chay trường. Kat trông thật sự trẻ hơn tuổi trong màu vàng của ánh đèn 60 watts.
ảnh minh họa
Chỉ ngay hôm sau Noue nhận được điện thư của vài học viên.Trích mail của Minh Khánh , Thiên Vũ và Nhị Hồ.
Ngày 30.3
Thưa cô,
Tối qua em thấy buổi nói chuyện thoải mái dễ chịu. Nhưng em hơi bị đơ khi mọi người bàn về On The Edge; không hiểu sao em không biết nói gì dù lúc đọc truyện có rất nhiều cảm xúc. Đó là điều em thấy tiếc.
Lúc cô Kat biểu diễn thì em phải nói là intoxicated. Cái em cảm nhận nơi cô và cô Kat là một tình yêu mãnh liệt, một đam mê bất tận trong việc mình đang làm, điều làm người ta dễ thở hơn trong cuộc sống này. Cảm xúc của em là đầy cảm xúc, và có lẽ đã nhiễm được một phần đam mê. Em vẫn đang tìm kiếm một thứ gì đó để có thể theo đuổi.
Tuần sau cô Kat trở về Đài Loan, mình cho phân tích lại truyện Trên Bờ Vực đi cô. Có vài điều em còn lấn cấn phải suy nghĩ, rất nên mang ra mổ xẻ. Em chưa từng nghĩ em sẽ thích văn học, nhưng em đang dần thích. Dù hơi muộn nhưng xin cô giúp em xây dựng từ từ kiến thức trong lãnh vực này. Cô cứ cho em gạo, em sẽ cố gắng thổi cơm.
Khánh
Ngày 30.3
Em thật sự ngạc nhiên và thú vị trước câu trả lời của cô Kat khi được em hỏi về sự cô đơn. Cô ấy trả lại em bằng một câu hỏi: ai mà không cô đơn? Đó là điều em chưa bao giờ tự hỏi. Thật khó tìm một người không cô đơn phải không cô? Kẻ đó hẳn không có tâm hồn. Vậy có thể nào xem câu khẳng định bạn ơi tôi biết tỏng bạn cô đơn là một lời ngợi khen, vì chính nhờ sự cô đơn mà người ta có một tâm hồn ?
Nhân tiện cô cho em vắng mặt buổi học tới, vì em có chương trình đi chơi xa với gia đình ngày chủ nhật này.
Vũ
Ngày 30.3
Kính thưa cô,
Buổi học vừa rồi cho em nhiều ấn tượng đặc biệt.
-Thứ nhất : được đọc truyện, được gặp tác giả, thậm chí có chữ ký của chính tác giả trên bài đọc, dù chỉ là bản sao.
- Thứ hai : được tận mắt thưởng thức điệu nhảy flamenco mà trước giờ chỉ xem trong phim hoặc TV. Có thể nó đã không được trình diễn trên một sân khấu đúng nghĩa nhưng điệu nhảy có những cái tuyệt riêng mà không điệu nhảy nào có thể so sánh. Nơi cô Kat, em rõ ràng nhận thấy lửa, sự đam mê và tính chuyên nghiệp. Cô Kat đã rất tôn trọng khán giả, dù chỉ là thành phần lóc cóc leng keng. Có lẽ bản thân điệu nhảy flamenco tự nó đã cháy phừng phừng rồi.
- Thứ ba : qua truyện ngắn On The Edge, em nhận thấy cô Kat có một cái nhìn rất sâu sắc về thế giới tâm linh của người phương Đông, đặc biệt là người Trung Hoa. Một người tây phương thông thạo Hoa ngữ và am tường văn hóa đông phương, đủ để hiểu những góc tối của họ như cô Kat, thật là hiếm hoi. Em đề nghị hôm nào cô cho lớp phân tích lại truyện ngắn này, vì chỉ đọc lướt qua một lần khó có thể nhận ra những điều hay ho.
- Cuối cùng, qua kiểu sống của cô và cô Kat, em tin là ai cũng có thể làm được điều mình muốn, miễn sao có sự đam mê và lòng kiên trì. Không đi thẳng được thì mình đi đường vòng.
Em cám ơn cô, thật lòng đó cô ơi, vì đã mang đến cho em nói riêng và cho lớp nói chung những điều thú vị, bổ ích và mới mẻ mà tụi em ít khi hoặc không thể có cơ hội tiếp cận. Cô đã đưa những con ếch lên đến miệng giếng. Cám ơn cô và cô Kat Dam.
Nhị Hồ
Noue nghĩ, hóa ra bọn họ không đến nỗi hời hợt. Còn tù mù nhưng đầy thiện chí khai tâm. Trước khi đọc các thư này cô chủ quan cho rằng chỉ có những chuyện đời thường trong nhà ngoài phố hay loại sự kiện đầy tai tiếng của các ngôi sao trong thế giới show biz mới thu hút họ, chỉ có những phụ tùng thời trang mới mang lại cho họ sự tự tin. Trong một số điện thư sau ngày thảo luận Trên Bờ Vực, có bạn học viên còn đề nghị mang tác phẩm của Thúc Tâm ra phân tích.
Cô đã nghĩ đến Seretide, một loại thuốc suyễn, nhưng là tựa đề của một truyện ngắn có bối cảnh mênh mông của cảng Civitavecchia và màu sắc lung linh của cầu Vecchio trên sông Arno. Chuyện kể về một chuyến du lịch bằng tàu thủy vòng quanh Địa Trung Hải đã được giữ chỗ trước nhưng không thực hiện được khiến nhân vật chính trong truyện phải chuyển sang kế hoạch B, hậu quả là những cơn suyễn ngất ngư, dẫn đến thảm kịch cho bản thân và cho cả người bạn đồng hành.
Cô cũng nghĩ đến Valium 5, một loại thuốc an thần, nhưng là tựa của một câu chuyện kể về âm mưu đê hèn của một kẻ mất ngủ, bệnh hoạn tìm cách trả thù bà hàng xóm nhiễu sự. Bối cảnh là xóm nhỏ, phố hộp, đường ray và những chuyến xe lửa rầm rập 3 lần mỗi ngày vào những giờ im ắng nhất.
Sẽ có các câu hỏi đại loại như: vì lẽ gì cô không có truyện được xuất bản tại Việt Nam? Có phải tác phẩm của cô đi ngược lại đường lối chủ trương của chế độ? Trong khi đọc, do đã quen biết nhiều với người viết, làm sao độc giả có thể tách rời tác giả ra khỏi nhân vật? Còn lại gì trong mối quan hệ giữa hai người bạn đồng hành sau khi chuyến đi đã kết thúc? Sau vụ trói ké bà hàng xóm nhốt trong căn nhà cạnh đường ray xe lửa, tình cảm giữa cô và bà Phương ra sao? Hàng xóm của cô có đọc bài cô viết về bà ấy không? Sẽ không có những nhận định về văn phong, bố cục, tâm lý nhân vật hay thông điệp. Họ sẽ nhìn cô giáo như một người bệnh tâm thần, tệ hơn, một kẻ tỉnh táo nhưng độc địa với những toan tính nhỏ nhen ti tiện. Họ không quen với loại tự trào vì bấy lâu nay bị điều kiện hóa bằng sự tô hồng. Họ sẽ không có thái độ khái quát dễ dãi như đã đọc Kat Dam. Không đến nỗi gay gắt như kỳ thị, nhưng người ta thường độ lượng với những gì thuộc xã hội tây phương, bởi mọi cách hành xử của họ đều được cho là sản phẩm của văn minh. Noue tự nhủ phải cẩn thận, chớ vội mềm lòng hay lạc quan trước những tín hiệu nhấp nháy khích lệ từ phía học viên.
Trích mail của Kat Dam và La Noue.
Ngày 8.4
Noue thân mến,
Tôi đã về đến nhà an toàn và được chào đón bởi mùi hương thơm lừng từ đám hoa lài tím trồng ngoài ban-công. Buổi sáng được đánh thức bởi tiếng chim líu lo, dễ chịu gì đâu! Cả ngày hôm qua tôi lau chùi tắm giặt, tưới bón rồi đi đón con chim về; nó đã được gửi tạm nhà người bạn trong 10 ngày tôi đi vắng.
Không biết bạn và các học viên đã có bao giờ thảo luận về thói quen và tập quán? Tôi chưa sẵn sàng nghĩ đến giờ dạy ngày mai, thay vì thế, tôi cố đọc cho xong chương cuối của Bảng Hóa Trị – The Periodic Table của Primo Levi, một nhà văn Ý gốc Do Thái. Cuốn sách được viết thật tài tình. Tôi nghĩ chương cuối này sẽ giúp tôi nhiều trong năm tới, khi tôi khởi sự viết vài vở kịch mới về môi trường.
Hôm nay thật tĩnh lặng, vì là ngày chủ nhật Phục Sinh. Dù gì ngày mai rồi sẽ huyên náo trở lại với những thói quen bắt đầu lúc 8 giờ sáng với thời dụng biểu của học kỳ mới. Tôi có kể với vài bạn đồng nghiệp về điều kiện dạy học lý tưởng của bạn ở Sài Gòn. Chúng tôi vẫn thường rên rỉ với nhau về trình độ quá kém của các học viên ở đây.
Taipei đột nhiên trở trời với không khí mát rượi. Tôi sẽ lợi dụng thời tiết này để lại đạp xe trong tuần. Sẽ không chọn ngày chủ nhật vì chỗ nào cũng đông người.
Cám ơn Noue về những buổi tán gẫu rất vui, và về những sự việc mà giờ đây đã trở thành kỷ niệm đẹp. Tôi mong có thể lưu giữ đâu đó trong tâm trí nơi chúng không thể thất lạc được.
Hãy để cho các học viên thảo luận về tác phẩm của bạn đi.
Kat
Ngày 11.4
Kat thân mến,
Ồ, tôi cũng khoái Primo Levi, đặc biệt là Đám Cưới Kiến, chuyện kể về một góa phụ đẻ trứng!!!
Chiều chủ nhật vừa rồi, thay vì chọn một truyện ngắn của Thúc Tâm để phân tích, chúng tôi đã thảo luận đề tài sốc văn hóa. Tôi đã kể cho các học viên về phản ứng quyết liệt của bạn hôm nọ khi bị nhân viên bảo vệ nhà sách FAHASA Tân Định chận lại yêu cầu phải gửi giỏ xách ở quầy. Tôi cũng đề nghị họ thử nghĩ ra những tình uống khác nhau mà một người nước ngoài phải đối phó khi du lịch ở một nơi có văn khóa khác biệt với xứ họ. Buổi học khá ly kỳ và thú vị.
Noue
Ngày 11.4
Noue,
Thực ra sau cái vụ trục trặc ở tiệm sách, tôi đã định phân trần với bạn nhưng rồi cho qua. Thành thực mà nói, vụ này không dính líu gì đến khác biệt văn hóa. Có những nhà sách ở Mỹ yêu cầu bạn cho xét giỏ xách. Có những nơi ở Đài Loan cũng làm như thế, nói tóm lại, trên thế giới đâu đâu cũng có chuyện tương tự. Vậy thì ở Việt Nam làm như vậy có gì sai (sau đó tôi có ghé vô vài nhà sách khác ở trung tâm thành phố nhưng chẳng bị nhũng nhiễu chi cả).
Vấn đề nằm ở chỗ tính khí của tôi. Tôi đã từng không thèm bước vô các bảo tàng viện chỉ vì người ta đòi xét giỏ xách, dù chỉ là một cái bé tẹo chứ có phải loại ba-lô đeo trên lưng đâu! Có khi tôi sẵn lòng tuân thủ, lúc khác lại không. Có khi tôi lại cám ơn họ đã giữ lại giỏ xách của tôi sau một buổi mua sắm đứ đừ. Trong một hiệu sách cũ ở Berkeley tôi thậm chí nhờ họ giữ giùm giỏ xách vì phải đeo vai quá mệt, để có thể rảnh tay mà la đà lâu. Vậy tại sao tôi nhăn nhó ngày hôm đó chứ? Điều tôi ân hận là, lẽ ra tôi nên cân nhắc hơn và phải nghĩ đến sự hiện diện của người bạn đi cùng.
Tôi có thái độ khá cực đoan trong vụ này phần vì sự buộc tội giả định cho một cái tội tôi chưa hề phạm, phần vì cái chất Mỹ nơi tôi – vốn thường cho rằng người ta được coi là vô tội cho đến khi nào được chứng minh có tội. Tôi chưa kịp chôm quyển sách nào mà! Có lẽ sự việc tôi đang ở Việt Nam có dự phần trong phản ứng này chăng? Tôi cảm thấy bị áp lực khi không thể giao tiếp bằng tiếng Việt và phải lệ thuộc nơi bạn quá nhiều. Cũng có thể kinh nghiệm của lần bị giật giỏ đến gẫy 4 ngón tay ngay trên bến Bạch Đằng năm nào vẫn còn là một ám ảnh. Tôi thích tin tưởng người khác thay vì ngờ vực họ hay bị họ ngờ vực. Vấn đề là bạn nên cảnh giác đến mức nào ở cái nơi mà bạn chưa biết rõ, và đến mức nào thì cẩn thận quá hóa thành hoảng sợ vô cớ?
Kết luận của tôi là không có gì kỳ quặc trong việc giữ lại giỏ xách của khách hàng, mà chính cái việc bạn là người nước ngoài và chính cái việc bạn không biết rõ các cấp độ của nội quy đã khiến bạn trở nên nhậy cảm hơn thường khi. Hoặc cũng có thể, vào cái lúc chúng ta đặt chân vào tiệm sách tôi đã không còn hứng thú muốn xem sách nữa!
Tôi tự hỏi không biết bạn sẽ phân giải những cái này như thế nào với các học viên?
Kat
PS. Hôm qua tôi trải qua một kinh nghiệm khủng khiếp trong giờ dạy Shakespeare. Một số sinh viên đến lớp trễ, đã không làm bài còn nói chuyện ồn ào suốt giờ học. Tôi bảo họ muốn nói chuyện thì ra ngoài mà nói tôi không phiền đâu, nhưng sẽ rất phiền nếu họ nói trong khi tôi nói. Chưa bao giờ tôi gặp phải một đám nhố nhăng như vậy, muốn đánh rớt khoảng 10 tên trong bọn chúng nhưng sẽ không thể làm như ý vì không muốn rắc rối. Tôi nghĩ tình hình này rồi sẽ càng ngày càng tệ. May mà hôm nay tôi đã đi bộ một trận ra gì rồi đạp xe tung tóe cho đến chiều, vừa kịp về đến nhà thì một cơn bão ập tới. Giờ tôi cảm thấy khá hơn nhiều. Sẽ tiết giảm thì giờ dành cho học sinh được chừng nào hay chừng nấy. Ôi, tôi ganh tị với tình thầy trò của bạn quá! Các học viên của bạn, một khi đã bước vào nhà bạn để dự lớp, coi như họ đã lấn vô một phần đời tư của bạn rồi. Tôi không có điều kiện địa lý, văn hóa và sắc tộc thích hợp để thiết lập một mối quan hệ đẹp đẽ như vậy. Nhưng mà, bạn có chắc rằng chừng đó là đã đủ?
Mail này xà quần làm Noue đau đầu. Cô giả lơ không hồi đáp, nghĩ đây chỉ là cách ngụy biện của một người tự biết mình quá quắt và bất nhất. Cô đã gút lại với lớp: khi đi du lịch bạn phải tập thích nghi, và thậm chí rất nên thưởng thức tất cả những điều phi lý không hiện hữu trong nền văn hóa của bạn, và đó là tất cả ý nghĩa của du lịch; bạn nào muốn tháo gút thì để dành hôm khác nhé! Sau giờ dạy, một học viên rủ cô đi ăn tối. Tô hủ tíu Liến Húi ngon đặc biệt sau những ngày chay tịnh. Với những món khoái khẩu, Noue thấy rõ mình còn nặng lòng trần. Nhớ đã đọc đâu đó Đại Đức Pindola Bhavaraja trong khi đi khất thực đã ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài khi người này cúng dường vật thực. Thật khập khiễng khi so sánh tô hủ tíu với ngón tay cùi, cô cũng biết vậy, nhưng không ngăn được dòng liên tưởng.
OOO
Ngày lễ 30 tháng 4 và Quốc Tế Lao Động năm nay rơi vào thứ hai và thứ ba, như vậy mọi người có đến 4 ngày nghỉ nếu gộp chung với thứ bảy và chủ nhật. Như thường lệ Noue không có chương trình gì đặc biệt vì ngại ra đường; vào những dịp nghỉ dài ngày cô lợi dụng thì giở rảnh rang để bắt đầu một truyện ngắn hay một bức sơn dầu. Những thứ này cần một thời lượng nhất định và sự liên tục một khi đã được khởi sự. Thường ngày buổi sáng hay bị mẻ vì các giờ dạy ở trường, buổi chiều và tối bị đứt khúc vì các nhóm học thêm. Cô cần một mảng trắng liền lạc. Nhưng để viết gì hay vẽ gì, cô phải thừ người cả buổi để moi ra những quả chín dú vốn được cất lâu ngày trong đầu rồi bị bỏ quên vì cái thời dụng biểu chật cứng. Đã 3 tuần nay cô cố gắng không trả lời cái mail lằng nhằng của Kat. Phía bên kia cũng im hơi. Chắc giận. Sáng nay lên sân thượng tưới cây, cô thấy nhớ bạn và đã tần ngần hồi lâu trước cây hồng lộc mà Kat mua cho. Tỉa tót quét dội một lúc, cô bất ngờ nhìn thấy một con chim nằm chết thẳng cẳng ngay bên dưới chậu cau kiểng. Nó to ra gì, lông đen thẫm như quạ, đầu lại có mào như két. Cô lấy một tờ giấy báo gói sơ sịa con vật tội nghiệp mang xuống phòng vẽ. Đỡ quá, thôi khỏi cần trái cây chín dú.
Trích mail của La Noue và Kat Dam.
Ngày 2.5
Kat,
Năm 1965 tôi đọc The Painted Bird của Jerzo Kosinski thấy sởn tóc gáy. Sau năm 1975 đọc lại nghe lạnh xương sống. Chuyện kể về một con chim bị bắt, bị sơn màu mè lên lông cánh rồi được thả cho bay trở lại bầy. Nó đâu có được chấp nhận bởi đồng loại, trái lại còn bị xua đuổi, tấn công và hủy hoại cho đến chết. Quyển sách ám ảnh tôi như ác mộng, rồi mới vài ngày trước đây thôi tôi đã nhặt được một con chim chết trên sân thượng trong lúc tưới cây buổi sáng. Mang nó xuống phòng vẽ, quẹt màu xanh ngọc lên cặp cánh đã cứng đờ, tôi kê nó lên một cái đôn gỗ để làm mẫu. Kèm theo mail này là attach ảnh chụp bức The Painted Bird mà tôi đặt tựa tiếng Việt là Bật Ngửa. Nó được gò bằng sơn dầu trên vải bố khổ 70cm X 90cm, liên tục trong 4 ngày rưỡi. Tôi đã phải gọi điện vô trường cáo bệnh để ở nhà thêm một buổi tỉa cho xong gốc cây mục. Drop Dead, nếu bạn muốn gọi như thế, để không vay mượn tựa truyện của Kosinski.
Noue
Ngày 2.5
Noue,
Dĩ nhiên là Drop Dead, hiểu theo nghĩa đen, nhưng rồi người ta đâu có biết gì về cái chết thê thảm của con chim sơn. Tôi đã từng làm một bài thơ có tựa là MAD để nguyền rủa cái thế giới khùng điên này – đâu có ai biết MAD cũng là chữ tắt của Mass Animal Deaths, những cái chết hàng loạt của động vật. Cụm từ này đã được sử dụng khi hàng trăm con chim lông đen cánh đỏ không biết vì sao rơi lộp độp xuống từ trên trời.
Tôi nghĩ đặt tựa cho bức tranh là Con Chim Sơn cũng được. Bức họa sẽ chẳng có nghĩa gì nếu không có quyển sách, đúng không ?
Thúc Tâm à,
Ba tuần qua tôi đã loay hoay với tập thơ môi trường và định xin phép bạn dùng bức tranh 4 con cá bị trái rạ của bạn để làm bìa. Tôi còn nhớ kiểu trị bệnh dân gian của người Việt mà bạn kể: đặt thau nước có mấy con cá trê bên dưới giường của người bị lên trái rạ rồi chờ cho các mụt lở lói trên da người bệnh truyền sang đám nạn ngư vốn trơn nhẫy và khỏe mạnh. Tôi thích bức tranh của bạn chẳng những vì câu chuyện nó kể với người xem mà còn vì những cái mụt sần sùi trên mình cá, nó làm tôi đau thốn trong ngực mỗi khi nhìn bức tranh.
Cũng trong 3 tuần qua, tôi cố gắng vật lộn với cái truyện viết bằng tiếng Pháp của bạn, và đã đọc nó với những cảm xúc bồng bềnh. Tôi cho là câu chuyện đầy tính siêu thực với nhân vật chính là một người đàn bà bị đãng trí đến mức khùng điên do tác dụng của thuốc an thần; khả năng tiếng Pháp giới hạn của tôi càng làm cho nó ghê rợn thêm. Ngoài ra vì thức quá khuya để đọc cho xong, nửa chừng tôi lịm đi, trong đầu nghe ong óng tiếng phát thanh của đài Radio France International mà trước giờ có khi nào tôi nghe đâu! Một giấc mơ Pháp, có lẽ! Tôi có thể hiểu bố cục cơ bản của câu chuyện nhưng không nắm bắt được giọng điệu và chủ đích của tác giả. Thực ra đây là một cơ hội tốt để tôi nỗ lực vận dụng cái vốn tiếng Pháp ít ỏi của tôi; nó nhắc nhở cho tôi những khó khăn mà các sinh viên Trung Hoa phải đối diện khi học văn chương Anh. Họ có thể hiểu được cốt chuyện nhưng không thể nào cảm nhận được sự tinh tế. Giờ tôi rất thông cảm với sự bế tắc đó. Tôi sẽ tra thêm một số từ vựng và đọc lại câu chuyện một lần nữa. Rõ ràng là với món tiếng Pháp, tôi có thể đọc khá hơn là nói.
Nói tóm lại trong 3 tuần qua, sau cái mail giải thích về sự cố ở nhà sách, không lúc nào tôi không nghĩ đến bạn và luôn quanh quẩn với những gì có liên quan đến bạn, thậm chí sờ mó chúng. Thật thiếu kín đáo khi thổ lộ rằng bên cạnh bạn tôi luôn luôn lúng túng nếu không nói là mất bình tĩnh. Giờ bạn hiểu vì sao tôi giải thích mãi vẫn không gỡ ra được cái mớ bòng bong về phản ứng của tôi ngày hôm đó. Thành thật mà nói, tôi đã rất xúc động vì những gì bạn làm cho tôi suốt thời gian mười mấy năm chúng ta biết nhau, suốt 10 ngày tôi ở chơi nhà bạn, đặc biệt ngày cuối bạn đã bỏ lớp để dành hẳn một buổi chiều cho tôi. Chúng ta đã đi bộ đến bến xe buýt ở đường Trần Huy Liệu để bắt chiếc số 3 đi ngoằn ngoèo ra Lê Văn Sỹ, quẹo Lý Chính Thắng, đổ ra Hai Bà Trưng cuối cùng xuống cái trạm ngay trước nhà sách FAHASA Tân Định. Thay vì ôm lấy vai bạn và nói cám ơn, tôi bỗng nhiên nghe nóng bừng mặt vì một tình cảm mơ hồ lúc ấy bị thôi thúc phải thể hiện bằng một cái hôn giữa chốn công cộng, ngay trên cái xứ sở nhiều thành kiến của bạn. Rồi với cảm giác phừng phừng kìm nén, tôi chợt nổi dóa với nhân viên bảo vệ nhà sách khi bị yêu cầu phải gửi lại giỏ xách.
Ba tuần im lặng của bạn cho tôi thời gian để hiểu rằng suốt đời tôi chưa bao giờ có khả năng yêu một người đàn ông, nhưng cuối cùng lại có thể làm điều đó với một người đàn bà. Tuy bạn không hề có thiện chí tự cởi trói và kín bưng đến mức không sơ hở một lời ca cẩm, tôi biết bạn đơn độc trong bầy đàn của chính mình. Thằng nhóc trong The Painted Bird của Jerzy Kosinski bị đào thải vì nó là người Do Thái. Tôi cũng là một con chim sơn, bị hủy hoại ở cái nơi không thể thuộc về tôi. Vậy tại sao mình không đỡ cánh nhau mà bay? Birds of the same feathers flock together. Câu này bạn kể đã có lần đưa ra cho lớp thảo luận rồi mà!
Love,
Kat
Sceaux, 06.2012
nguồn: http://damau.org