Chiếc xe hơi đưa tôi về được đến đầu làng, con đường đất từ ga Bình lục về cổng làng tôi nay đã được bồi cao hơn và rộng rãi hơn. May là tôi về vào mùa khô tạnh, nếu không, tôi phải lội bộ chứ xe không thể nào đi được.
Vậy mà đã đúng 45 năm, kể từ ngày tôi theo cha mẹ rời làng vào Nam. Ngày gia đình tôi ra đi, ông nội tôi đã muốn giữ tôi lại vì ông tin rằng khỏang vài năm gia đình tôi lại trở về làng xưa, đại gia đình tôi lại xum họp. Nhưng mẹ tôi đã nhất quyết mang tôi đi.
Như tất cả những làng mạc miền Bắc, làng tôi cũng có lũy tre xanh và đặc biệt có hào nước chảy quanh, hào nước đầy lục bình lẫn với súng mà tôi thỉnh thỏang ra câu trước đây. Những ngày hè đẹp nắng, sắc bông súng trắng, hồng chen lẫn với những cánh hoa lục bình mảnh dẻ phớt màu tim tím làm cho mặt hào trở thành một vuờn hoa đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Tôi được nghe kể lại: làng tôi là một làng Công giáo tòan tòng, do đó đã được các linh mục người Pháp lúc trước và Việt Nam sau này xây dựng để trở thành trung tâm sinh họat tôn giáo của cả vùng. Tôi không biết thêm chuyện về làng tôi từ sau ngày đất nước chia đôi.
Do có thông báo trước, chú tôi đã ra tận đầu làng đón tôi. Tuy vai chú, nhưng chú tôi chỉ hơn tôi một vài tuổi gì đó vì thuở nhỏ chúng tôi học chung lớp ở trường làng. Tôi nhận ra chú tôi ngay trong một đám đông có vài người lớn vì chú tôi không khác cha tôi chút nào. Ông nội tôi có năm người con, cha tôi có một người chị, hai người em gái kế tiếp và chú tôi là út. Cha tôi và chú tôi có tuổi cách biệt khá lớn, thêm vào đó cha tôi ít khi về nhà nên tình anh em không được đậm đà. Tuy nhiên, tôi và chú tôi hầu như chung sống và lớn lên với nhau nên lại coi nhau như anh em ruột.
Hồi tôi còn nhỏ, hễ làm cái gì cho tôi bao giờ ông nội tôi cũng làm hai cái và nếu có gì cho chú tôi, ông bà nội tôi cũng phải để cho tôi một phần y hệt. Tôi được nghe kể lại là khi chú tôi đến tuổi đi học, tôi cũng đòi đi theo nhưng không được vào lớp và vì thế ông nội tôi phải để chú tôi học trễ một vài năm.
Tôi mở cửa xe, chú tôi chạy đến trong lúc người tài xế vòng ra phía sau lấy đồ đạc trong xe mang ra. Tôi mang rất ít đồ vì chỉ ở lại qua đêm, chủ yếu là một ít quà cho hai bên nội ngọai vì thật sự tôi không biết phải mua gì. Một người đàn ông vào trạc tuổi chú tôi cũng đến, không nhận ra nhưng tôi đóan chắc người ấy là cậu tôi, người mà mẹ tôi thỉnh thỏang nói đến sau này là đã cùng chia với tôi bầu sữa của bà ngọai tôi, mẹ tôi không đủ sữa cho tôi bú trong khi bà ngọai tôi lại cần có trẻ bú để khỏi bị tức ngực.
Nhìn hai người thân, những hình ảnh xa xưa mà tôi còn nhớ được đã cùng một lúc xảy đến thật nhanh. Như trong một giấc mơ, người ta có thể làm được vô số chuyện mà lúc tỉnh dậy trời vẫn chưa sáng. Vì nhận ra chú ngay nên tôi ôm lấy và hỏi:
- Chú thím và các em mạnh khỏe cả chứ.
Quay sang người bên cạnh, tôi chưa kịp nói gì thì chú tôi đã nói:
- Anh còn nhớ cậu Hợi không?
Tôi cười chào cậu:
- Cháu không thể nhận ra cậu, chú Khảm giống bố cháu nên cháu có thể nhận ra ngay, còn cậu.. thì cháu không thể nhớ ra được. Cậu mợ và các em mạnh khoẻ cả chứ?
Tôi bảo người tài xế giờ đến đón tôi ngày hôm sau, anh trở ra văn phòng của công ty ở huyện để nghỉ qua đêm.
Chú tôi và cậu tôi lần lượt giới thiệu các em tôi, những người còn nhỏ, đang có mặt trong buổi đón tiếp này. Cả chú tôi và cậu tôi đều cho biết đã thành ông nội, ông ngọai hết rồi và khen tôi sao còn trẻ thế. Chúng tôi về nhà chú, chú tôi cho biết là có mời vài thân quyến đến dùng cơm trưa để đón tôi làm tôi rất ái ngại, vì không biết trước để chuẩn bị và sẽ không thể có đủ quà cho hết mọi người.
Tôi không thể tưởng tượng là thân nhân của tôi đông đến thế, họ hàng nội ngọai đến rất đông nhưng tất cả đều là ruột thịt với cha hoặc mẹ tôi. Gia đình tôi là gia đình duy nhất vào Nam sau ngày đất nước chia đôi, chúng tôi thực sự đã phải trốn mà đi, vì lúc đó thời hạn tự do đi lại hai miền đã hết, vĩ tuyến 17 đã thực sự chia Việt Nam thành hai quốc gia.
Trong bữa cơm, tôi nói lý do của tôi về quê:
- Thưa các cô chú và các cậu mợ, hôm nay cháu về quê trước là để thăm nơi chôn nhau cắt rốn, sau là để làm theo ước muốn của bố mẹ cháu là được đưa phần thân xác mình về quê. Cháu đã liên lạc thư từ với chú Khảm vài năm nay và hôm nay xin đưa tro của bố mẹ cháu về gửi nơi quê nhà. Cháu không ở nhà lâu được vì phải vào Nam và về nhà cháu cho kịp ngày.
Sau bữa ăn, thân nhân bên ngọai ra về ngay để chuẩn bị cơm tối đón tôi. Chú tôi hỏi tôi có mệt không, tôi thưa không và nhờ chú dẫn ra ngòai đi quanh làng một vài giờ. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là khu nhà thờ, ngôi nhà thờ có lẽ cũng gần 100 tuổi vẫn còn hiên ngang đứng vững, chú tôi nói:
- Cách nay khỏang 10 năm, tưởng nhà thờ xụp rồi nhưng có một người từ Pháp về thăm rồi ông ấy vận động làm sao mà rất nhiều người đồng hương từ ngọai quốc, từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc gửi tiền đóng góp về nên đã được sửa chữa lại rất nhiều. Khu nhà chung nay chỉ còn phần nhỏ để thỉnh thỏang có cha đến dâng lễ nghỉ qua đêm.
Nhà thờ làng tôi là nhà thờ chính xứ cho cả khu vực gồm sáu hay bảy làng chung quanh được mang tên là xứ Kẻ Sông. Tôi chỉ nhớ xứ Kẻ Sông bao gồm một khu vực khá lớn với Sông Ngọai (hay Hà Ngọai, làng tôi), Sông Nội (hay Hà Nội, cùng tên với đất Ngàn Năm Văn Vật), Cói, Mạnh Chư.. ngay cả Yên Đổ, tuy lớn hơn rất nhiều và là trung tâm hành chánh nhưng vẫn nằm trong xứ Kẻ Sông.
Như tất cả các nhà thờ được xây dựng thời đó, mái được lợp bằng một lọai đá đen, với tháp chuông cao vút và có cả dây thu lôi từ một cây sắt nằm giữa nóc nhà thờ chạy xuống đất. Phía đầu nhà thờ có một hang đá lớn với tượng Đức mẹ Lộ Đức còn mới, chú tôi nói đó là bức tượng do ông nọ mang từ Pháp về khi thăm quê hương lần thứ nhì. Phía cuối nhà thờ là ngôi trường làng, nơi tôi học hồi bé, nay có thay đổi chút ít. Đặc biệt là cái ao nhà chung rất lớn, nay trở thành nơi nuôi cá và nuôi bèo giống. Chính cái ao này tý nữa tôi bị chết đuối và có thể vì thế mà sau này tôi trở thành nhát nước, thậm chí đến môn thể thao bơi lội tôi cũng chẳng ưa.
Nói chung làng tôi có nhiều thay đổi, gần nửa thế kỷ chứ có ít gì đâu. Trên những con đường làng, thỉnh thỏang gặp người quen với gia đình chú tôi, chúng tôi dừng lại đôi chút để trao đổi vài câu xã giao.
Thời gian qua thật nhanh, đi quanh quẩn một lúc mà đã thấy chiều xuống. Trên đọan đường trở về nhà chú, tôi đã tranh thủ thưa chuyện:
- Cháu không biết hết họ hàng nên không chuẩn bị quà cáp, cháu gửi chú ít tiền để chú lo liệu cho cháu. Tối nay cháu cũng sẽ gửi bên cậu cháu một ít để làm quà. Việc quan trọng mà cháu về kỳ này là đưa tro của bố và mẹ cháu về đây theo như ước nguyện của bố mẹ cháu.
Chú tôi cho biết là đã xin phép cha mấy tháng trước và sẽ gửi vào khu vực riêng trong nhà thờ ngay ngày mai, không phải lo lắng gì hết.
Chúng tôi còn nói thêm những chuyện ngày xưa, chỗ nào tôi bị ngã khi đi học vào những ngày nước lớn tháng Tám, chỗ nào hai chú cháu sợ ma không giám đi đêm. Bao nhiêu chuyện, có những chuyện tôi đã quên hẳn và có những chuyện tôi không nhớ được hết chi tiết. Có lẽ từ ngày biết tin tôi về thăm quê, chú tôi đã chuẩn bị các câu chuyện, các chi tiết này để nhắc lại cho tôi.
Trước khi về nhà, chúng tôi đánh một vòng qua con đường bên ngòai lũy tre, qua một hồ sen lớn làm nơi chứa nước uống cho cả làng, mặc dù rất nhiều nhà không hề đến lấy nước từ đây do hồ nước nằm bên ngòai làng. Hồi xưa, mỗi tuần hai lần, mẹ tôi ra hồ nước này gánh nước về cho cả nhà dùng để uống và nấu nướng, mỗi lần như thế tôi thường hay theo mẹ để được chạy theo những giọt nước nhỏ giọt từ đôi thùng trên hai đầu đòn gánh.
Bữa cơm tối bên nhà cậu cũng đầy đủ những người của bữa cơm trưa, tuy nhiên câu chuyện xoay quanh về những kỷ niệm những ngày tôi về bên ngọai của những năm tháng xa xưa. Trong cùng một làng nhưng gia đình bên nội ở gần trung tâm hơn gia đình bên ngọai do ông ngọai tôi mới rời Hà Nội về quê tậu vườn tậu ruộng. Sau bữa cơm tôi đã xin phép nói riêng với cậu về chuyện quà cáp và đi về nhà chú để nghỉ đêm.
Trong đêm hai chú cháu tôi đã ôn lại những ngày còn nhỏ, có những chuyện đã được nói đến lúc chiều nay lại được nhắc lại, những chuyện về gia đình chú, những chuyện về gia đình tôi. Cả quãng thời gian ngót nửa thết kỷ đã được chúng tôi bao gộp lại trong một đêm.
Gà đã gáy sáng, chú tôi bảo tôi chợp ngủ một chút cho khỏi mệt. Phần lạ nhà, phần nhiều xúc động nên tôi chẳng ngủ được, thấy vậy chú tôi bảo để pha trà uống. Tôi còn nhớ rất rõ vườn chè bên hông nhà mà mẹ tôi hái lá mỗi ngày để nấu những ấm chè xanh, đôi khi cô tôi còn bỏ vào vài nhánh hương nhu làm cho ấm chè thêm hương vị. Tôi nhớ những cây hương nhu trồng lẫn với mớ rau thơm dưới hàng dâu, cạnh mấy cây nhót, một thứ cây cho trái chín căng mọng nhưng vẫn còn chua, không hiểu sao tôi không hề thấy nhót trong miền Nam. Những mùa chè không ra lá kịp, bà nội tôi dùng nụ vối để thay cho những lá chè xanh và chỉ họa hoằn lắm ông nội tôi mới pha chè mạn hay trà Tàu để uống.
Hôm nay chú tôi đãi “khách” bằng những chén trà Tàu. Do tôi đã kể về gia đình tôi rất nhiều qua thư từ nên cũng không có gì nhiều để nói. Nhấp một tuần trà và sau hai điếu thuốc lào, chú tôi trầm tư nói:
- Ngày ấy ai cũng tưởng chỉ vài năm là đòan tụ, không ngờ nay hai bác về chỉ là nhúm tro tàn trong những chiếc bình xứ.
Tôi cũng bùi ngùi nói:
- Thưa chú, cháu trộm nghĩ bố mẹ cháu còn may hơn chúng cháu nhiều. Vài ba chục năm nữa chúng cháu chết đi, thân xác chúng cháu chắc sẽ không có cơ hội được trở về nơi quê cha đất tổ. Con cái chúng cháu sẽ không bao giờ nghĩ tới chuyện này và chúng cháu cũng chẳng mơ ước chuyện này, chúng cháu đã đi xa, xa quá, như những kẻ lưu vong. Chúng cháu ngày nay sống sung xướng dư giả nhiều về vật chất nhưng bị thiếu thốn rất nhiều về tinh thần.
Chú tôi vân vê tiếp một điếu thuốc lào, nói:
- Chú chẳng biết nói gì vì như hòan cảnh của chú đây, của dân làng ta, nhà nông vẫn là nhà nông, vẫn con trâu đi trước, cái cầy theo sau, vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa để được mùa. Không ai biết thế giới bên ngòai cho tới ngày có những người làng ở nước ngòai về thăm quê. Giờ đây có người thèm muốn cuộc sống ở nước ngòai, mê thích cái tiện nghi mà họ chưa hề trông thấy. Người ta thường đứng núi này, trông núi nọ nhưng các cháu không thể trông về cái núi mà dân làng ta đang sống. Theo chú nghĩ, hạnh phúc là do con người tạo ra, trong con người mà triển nở nhưng dù sao các cháu vẫn là những người may mắn hơn dân làng này, hạnh phúc hơn dân làng này.
Thím tôi chắc cả đêm cũng không ngủ được, thím đã dậy và đang nấu nồi cơm nếp để ăn sáng. Chú tôi lặng nhìn khói thuốc từ miệng thả ra, tôi nói:
- Ăn sáng xong, mình vào nhà thờ rồi cháu qua chào bên ngọai sau đó cháu về đây sửa xọan về lại Hà Nội vì sáng mai cháu phải vào Saigon sớm.
Người tài xế đã đến đón tôi, anh nhanh nhẹn mang dụng cụ cá nhân của tôi vào xe, cũng chẳng có gì vì cái “va li” tôi đã để lại, chỉ có một túi xách nhỏ. Tôi chào chú tôi và những người tiễn một lần nữa, lên xe. Chiếc xe lăn bánh, vài đứa trẻ tôi không biết chạy theo xe một đọan khá xa.
Tôi quay lại nhìn làng tôi thêm một lần nữa trước khi chiếc xe lên trên đường nhựa. Tôi được sinh ra trong làng này, cái nhau của tôi được chôn ở góc vườn đâu đây vậy mà giờ đây tôi trở nên như một con người xa lạ. Một hai nhúm tro tàn của cha tôi, của mẹ tôi sẽ vĩnh viễn ở lại với ngôi làng này. Nhưng còn tôi, mai đây, khi trở lại cuộc tranh đua xô bồ chắc gì còn nhớ lại lũy tre xanh, hào nước êm ả, nhớ những con cá rô dẫy đành đạch trong lúc gỡ câu. Liệu tôi còn thời giờ nghĩ đến chú, đến cậu là những người thân trong gia đình và là những người bạn học đầu tiên. Vài năm nữa và cũng có thể phải 45 năm nữa, nếu tôi còn sống biết đâu tôi mới có dịp về lại đây.
Chiếc xe quẹo trái vào quốc lộ trải nhựa, làng tôi đã khất, đã qua khỏi vùng không gian mà mắt tôi có thể nhìn thấy được.
ST ! (Tác Giả: Bạn Hiền )
Vậy mà đã đúng 45 năm, kể từ ngày tôi theo cha mẹ rời làng vào Nam. Ngày gia đình tôi ra đi, ông nội tôi đã muốn giữ tôi lại vì ông tin rằng khỏang vài năm gia đình tôi lại trở về làng xưa, đại gia đình tôi lại xum họp. Nhưng mẹ tôi đã nhất quyết mang tôi đi.
Như tất cả những làng mạc miền Bắc, làng tôi cũng có lũy tre xanh và đặc biệt có hào nước chảy quanh, hào nước đầy lục bình lẫn với súng mà tôi thỉnh thỏang ra câu trước đây. Những ngày hè đẹp nắng, sắc bông súng trắng, hồng chen lẫn với những cánh hoa lục bình mảnh dẻ phớt màu tim tím làm cho mặt hào trở thành một vuờn hoa đơn sơ nhưng tuyệt đẹp. Tôi được nghe kể lại: làng tôi là một làng Công giáo tòan tòng, do đó đã được các linh mục người Pháp lúc trước và Việt Nam sau này xây dựng để trở thành trung tâm sinh họat tôn giáo của cả vùng. Tôi không biết thêm chuyện về làng tôi từ sau ngày đất nước chia đôi.
Do có thông báo trước, chú tôi đã ra tận đầu làng đón tôi. Tuy vai chú, nhưng chú tôi chỉ hơn tôi một vài tuổi gì đó vì thuở nhỏ chúng tôi học chung lớp ở trường làng. Tôi nhận ra chú tôi ngay trong một đám đông có vài người lớn vì chú tôi không khác cha tôi chút nào. Ông nội tôi có năm người con, cha tôi có một người chị, hai người em gái kế tiếp và chú tôi là út. Cha tôi và chú tôi có tuổi cách biệt khá lớn, thêm vào đó cha tôi ít khi về nhà nên tình anh em không được đậm đà. Tuy nhiên, tôi và chú tôi hầu như chung sống và lớn lên với nhau nên lại coi nhau như anh em ruột.
Hồi tôi còn nhỏ, hễ làm cái gì cho tôi bao giờ ông nội tôi cũng làm hai cái và nếu có gì cho chú tôi, ông bà nội tôi cũng phải để cho tôi một phần y hệt. Tôi được nghe kể lại là khi chú tôi đến tuổi đi học, tôi cũng đòi đi theo nhưng không được vào lớp và vì thế ông nội tôi phải để chú tôi học trễ một vài năm.
Tôi mở cửa xe, chú tôi chạy đến trong lúc người tài xế vòng ra phía sau lấy đồ đạc trong xe mang ra. Tôi mang rất ít đồ vì chỉ ở lại qua đêm, chủ yếu là một ít quà cho hai bên nội ngọai vì thật sự tôi không biết phải mua gì. Một người đàn ông vào trạc tuổi chú tôi cũng đến, không nhận ra nhưng tôi đóan chắc người ấy là cậu tôi, người mà mẹ tôi thỉnh thỏang nói đến sau này là đã cùng chia với tôi bầu sữa của bà ngọai tôi, mẹ tôi không đủ sữa cho tôi bú trong khi bà ngọai tôi lại cần có trẻ bú để khỏi bị tức ngực.
Nhìn hai người thân, những hình ảnh xa xưa mà tôi còn nhớ được đã cùng một lúc xảy đến thật nhanh. Như trong một giấc mơ, người ta có thể làm được vô số chuyện mà lúc tỉnh dậy trời vẫn chưa sáng. Vì nhận ra chú ngay nên tôi ôm lấy và hỏi:
- Chú thím và các em mạnh khỏe cả chứ.
Quay sang người bên cạnh, tôi chưa kịp nói gì thì chú tôi đã nói:
- Anh còn nhớ cậu Hợi không?
Tôi cười chào cậu:
- Cháu không thể nhận ra cậu, chú Khảm giống bố cháu nên cháu có thể nhận ra ngay, còn cậu.. thì cháu không thể nhớ ra được. Cậu mợ và các em mạnh khoẻ cả chứ?
Tôi bảo người tài xế giờ đến đón tôi ngày hôm sau, anh trở ra văn phòng của công ty ở huyện để nghỉ qua đêm.
Chú tôi và cậu tôi lần lượt giới thiệu các em tôi, những người còn nhỏ, đang có mặt trong buổi đón tiếp này. Cả chú tôi và cậu tôi đều cho biết đã thành ông nội, ông ngọai hết rồi và khen tôi sao còn trẻ thế. Chúng tôi về nhà chú, chú tôi cho biết là có mời vài thân quyến đến dùng cơm trưa để đón tôi làm tôi rất ái ngại, vì không biết trước để chuẩn bị và sẽ không thể có đủ quà cho hết mọi người.
Tôi không thể tưởng tượng là thân nhân của tôi đông đến thế, họ hàng nội ngọai đến rất đông nhưng tất cả đều là ruột thịt với cha hoặc mẹ tôi. Gia đình tôi là gia đình duy nhất vào Nam sau ngày đất nước chia đôi, chúng tôi thực sự đã phải trốn mà đi, vì lúc đó thời hạn tự do đi lại hai miền đã hết, vĩ tuyến 17 đã thực sự chia Việt Nam thành hai quốc gia.
Trong bữa cơm, tôi nói lý do của tôi về quê:
- Thưa các cô chú và các cậu mợ, hôm nay cháu về quê trước là để thăm nơi chôn nhau cắt rốn, sau là để làm theo ước muốn của bố mẹ cháu là được đưa phần thân xác mình về quê. Cháu đã liên lạc thư từ với chú Khảm vài năm nay và hôm nay xin đưa tro của bố mẹ cháu về gửi nơi quê nhà. Cháu không ở nhà lâu được vì phải vào Nam và về nhà cháu cho kịp ngày.
Sau bữa ăn, thân nhân bên ngọai ra về ngay để chuẩn bị cơm tối đón tôi. Chú tôi hỏi tôi có mệt không, tôi thưa không và nhờ chú dẫn ra ngòai đi quanh làng một vài giờ. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là khu nhà thờ, ngôi nhà thờ có lẽ cũng gần 100 tuổi vẫn còn hiên ngang đứng vững, chú tôi nói:
- Cách nay khỏang 10 năm, tưởng nhà thờ xụp rồi nhưng có một người từ Pháp về thăm rồi ông ấy vận động làm sao mà rất nhiều người đồng hương từ ngọai quốc, từ Mỹ, từ Pháp, từ Úc gửi tiền đóng góp về nên đã được sửa chữa lại rất nhiều. Khu nhà chung nay chỉ còn phần nhỏ để thỉnh thỏang có cha đến dâng lễ nghỉ qua đêm.
Nhà thờ làng tôi là nhà thờ chính xứ cho cả khu vực gồm sáu hay bảy làng chung quanh được mang tên là xứ Kẻ Sông. Tôi chỉ nhớ xứ Kẻ Sông bao gồm một khu vực khá lớn với Sông Ngọai (hay Hà Ngọai, làng tôi), Sông Nội (hay Hà Nội, cùng tên với đất Ngàn Năm Văn Vật), Cói, Mạnh Chư.. ngay cả Yên Đổ, tuy lớn hơn rất nhiều và là trung tâm hành chánh nhưng vẫn nằm trong xứ Kẻ Sông.
Như tất cả các nhà thờ được xây dựng thời đó, mái được lợp bằng một lọai đá đen, với tháp chuông cao vút và có cả dây thu lôi từ một cây sắt nằm giữa nóc nhà thờ chạy xuống đất. Phía đầu nhà thờ có một hang đá lớn với tượng Đức mẹ Lộ Đức còn mới, chú tôi nói đó là bức tượng do ông nọ mang từ Pháp về khi thăm quê hương lần thứ nhì. Phía cuối nhà thờ là ngôi trường làng, nơi tôi học hồi bé, nay có thay đổi chút ít. Đặc biệt là cái ao nhà chung rất lớn, nay trở thành nơi nuôi cá và nuôi bèo giống. Chính cái ao này tý nữa tôi bị chết đuối và có thể vì thế mà sau này tôi trở thành nhát nước, thậm chí đến môn thể thao bơi lội tôi cũng chẳng ưa.
Nói chung làng tôi có nhiều thay đổi, gần nửa thế kỷ chứ có ít gì đâu. Trên những con đường làng, thỉnh thỏang gặp người quen với gia đình chú tôi, chúng tôi dừng lại đôi chút để trao đổi vài câu xã giao.
Thời gian qua thật nhanh, đi quanh quẩn một lúc mà đã thấy chiều xuống. Trên đọan đường trở về nhà chú, tôi đã tranh thủ thưa chuyện:
- Cháu không biết hết họ hàng nên không chuẩn bị quà cáp, cháu gửi chú ít tiền để chú lo liệu cho cháu. Tối nay cháu cũng sẽ gửi bên cậu cháu một ít để làm quà. Việc quan trọng mà cháu về kỳ này là đưa tro của bố và mẹ cháu về đây theo như ước nguyện của bố mẹ cháu.
Chú tôi cho biết là đã xin phép cha mấy tháng trước và sẽ gửi vào khu vực riêng trong nhà thờ ngay ngày mai, không phải lo lắng gì hết.
Chúng tôi còn nói thêm những chuyện ngày xưa, chỗ nào tôi bị ngã khi đi học vào những ngày nước lớn tháng Tám, chỗ nào hai chú cháu sợ ma không giám đi đêm. Bao nhiêu chuyện, có những chuyện tôi đã quên hẳn và có những chuyện tôi không nhớ được hết chi tiết. Có lẽ từ ngày biết tin tôi về thăm quê, chú tôi đã chuẩn bị các câu chuyện, các chi tiết này để nhắc lại cho tôi.
Trước khi về nhà, chúng tôi đánh một vòng qua con đường bên ngòai lũy tre, qua một hồ sen lớn làm nơi chứa nước uống cho cả làng, mặc dù rất nhiều nhà không hề đến lấy nước từ đây do hồ nước nằm bên ngòai làng. Hồi xưa, mỗi tuần hai lần, mẹ tôi ra hồ nước này gánh nước về cho cả nhà dùng để uống và nấu nướng, mỗi lần như thế tôi thường hay theo mẹ để được chạy theo những giọt nước nhỏ giọt từ đôi thùng trên hai đầu đòn gánh.
Bữa cơm tối bên nhà cậu cũng đầy đủ những người của bữa cơm trưa, tuy nhiên câu chuyện xoay quanh về những kỷ niệm những ngày tôi về bên ngọai của những năm tháng xa xưa. Trong cùng một làng nhưng gia đình bên nội ở gần trung tâm hơn gia đình bên ngọai do ông ngọai tôi mới rời Hà Nội về quê tậu vườn tậu ruộng. Sau bữa cơm tôi đã xin phép nói riêng với cậu về chuyện quà cáp và đi về nhà chú để nghỉ đêm.
Trong đêm hai chú cháu tôi đã ôn lại những ngày còn nhỏ, có những chuyện đã được nói đến lúc chiều nay lại được nhắc lại, những chuyện về gia đình chú, những chuyện về gia đình tôi. Cả quãng thời gian ngót nửa thết kỷ đã được chúng tôi bao gộp lại trong một đêm.
Gà đã gáy sáng, chú tôi bảo tôi chợp ngủ một chút cho khỏi mệt. Phần lạ nhà, phần nhiều xúc động nên tôi chẳng ngủ được, thấy vậy chú tôi bảo để pha trà uống. Tôi còn nhớ rất rõ vườn chè bên hông nhà mà mẹ tôi hái lá mỗi ngày để nấu những ấm chè xanh, đôi khi cô tôi còn bỏ vào vài nhánh hương nhu làm cho ấm chè thêm hương vị. Tôi nhớ những cây hương nhu trồng lẫn với mớ rau thơm dưới hàng dâu, cạnh mấy cây nhót, một thứ cây cho trái chín căng mọng nhưng vẫn còn chua, không hiểu sao tôi không hề thấy nhót trong miền Nam. Những mùa chè không ra lá kịp, bà nội tôi dùng nụ vối để thay cho những lá chè xanh và chỉ họa hoằn lắm ông nội tôi mới pha chè mạn hay trà Tàu để uống.
Hôm nay chú tôi đãi “khách” bằng những chén trà Tàu. Do tôi đã kể về gia đình tôi rất nhiều qua thư từ nên cũng không có gì nhiều để nói. Nhấp một tuần trà và sau hai điếu thuốc lào, chú tôi trầm tư nói:
- Ngày ấy ai cũng tưởng chỉ vài năm là đòan tụ, không ngờ nay hai bác về chỉ là nhúm tro tàn trong những chiếc bình xứ.
Tôi cũng bùi ngùi nói:
- Thưa chú, cháu trộm nghĩ bố mẹ cháu còn may hơn chúng cháu nhiều. Vài ba chục năm nữa chúng cháu chết đi, thân xác chúng cháu chắc sẽ không có cơ hội được trở về nơi quê cha đất tổ. Con cái chúng cháu sẽ không bao giờ nghĩ tới chuyện này và chúng cháu cũng chẳng mơ ước chuyện này, chúng cháu đã đi xa, xa quá, như những kẻ lưu vong. Chúng cháu ngày nay sống sung xướng dư giả nhiều về vật chất nhưng bị thiếu thốn rất nhiều về tinh thần.
Chú tôi vân vê tiếp một điếu thuốc lào, nói:
- Chú chẳng biết nói gì vì như hòan cảnh của chú đây, của dân làng ta, nhà nông vẫn là nhà nông, vẫn con trâu đi trước, cái cầy theo sau, vẫn cầu mong mưa thuận gió hòa để được mùa. Không ai biết thế giới bên ngòai cho tới ngày có những người làng ở nước ngòai về thăm quê. Giờ đây có người thèm muốn cuộc sống ở nước ngòai, mê thích cái tiện nghi mà họ chưa hề trông thấy. Người ta thường đứng núi này, trông núi nọ nhưng các cháu không thể trông về cái núi mà dân làng ta đang sống. Theo chú nghĩ, hạnh phúc là do con người tạo ra, trong con người mà triển nở nhưng dù sao các cháu vẫn là những người may mắn hơn dân làng này, hạnh phúc hơn dân làng này.
Thím tôi chắc cả đêm cũng không ngủ được, thím đã dậy và đang nấu nồi cơm nếp để ăn sáng. Chú tôi lặng nhìn khói thuốc từ miệng thả ra, tôi nói:
- Ăn sáng xong, mình vào nhà thờ rồi cháu qua chào bên ngọai sau đó cháu về đây sửa xọan về lại Hà Nội vì sáng mai cháu phải vào Saigon sớm.
Người tài xế đã đến đón tôi, anh nhanh nhẹn mang dụng cụ cá nhân của tôi vào xe, cũng chẳng có gì vì cái “va li” tôi đã để lại, chỉ có một túi xách nhỏ. Tôi chào chú tôi và những người tiễn một lần nữa, lên xe. Chiếc xe lăn bánh, vài đứa trẻ tôi không biết chạy theo xe một đọan khá xa.
Tôi quay lại nhìn làng tôi thêm một lần nữa trước khi chiếc xe lên trên đường nhựa. Tôi được sinh ra trong làng này, cái nhau của tôi được chôn ở góc vườn đâu đây vậy mà giờ đây tôi trở nên như một con người xa lạ. Một hai nhúm tro tàn của cha tôi, của mẹ tôi sẽ vĩnh viễn ở lại với ngôi làng này. Nhưng còn tôi, mai đây, khi trở lại cuộc tranh đua xô bồ chắc gì còn nhớ lại lũy tre xanh, hào nước êm ả, nhớ những con cá rô dẫy đành đạch trong lúc gỡ câu. Liệu tôi còn thời giờ nghĩ đến chú, đến cậu là những người thân trong gia đình và là những người bạn học đầu tiên. Vài năm nữa và cũng có thể phải 45 năm nữa, nếu tôi còn sống biết đâu tôi mới có dịp về lại đây.
Chiếc xe quẹo trái vào quốc lộ trải nhựa, làng tôi đã khất, đã qua khỏi vùng không gian mà mắt tôi có thể nhìn thấy được.
ST ! (Tác Giả: Bạn Hiền )