Chiều nào ông Năm cũng chống gậy ra ngồi nơi quán nước nghèo sát bờ sông. Quán nghèo thiệt: mái lợp lá, giàn rường cột chống đỡ bằng những cây bần, cây so đũa phệu phạo. Trên nền đất gập ghềnh là những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, có vẻ như khép nép, ngượng nghịu trước những chiếc đẩu nhựa bao quanh. Trên cao, chỗ đặt những ly tách, chai nước ngọt, trái chanh, hũ đường... được bện bằng những cây sóng lá, gá đỡ lỏng chỏng như chực rụng xuống lúc nào không báo trước.
Mùa gió chướng nổi lên lâu rồi, nhưng hiu hiu. Bữa nay thì rộ hung. Cái loại gió giao mùa bắt người ta nao nao hoài nhớ. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mối tình đầu chẳng hạn. Ai cũng có mối tình đầu và luôn đẹp. Ông cũng vậy, cũng có mối tình đầu, nhưng thỉnh thoảng mới bay qua, chỉ đủ gợn rung rung dây đàn chùng rồi thôi. Ở cái tuổi tám mươi, chuyện tình ái thời trai trẻ như vết sượt trên da, không còn mặn mòi, chẳng bâng khuâng nhung nhớ chi nữa. Duy nhất ông có một nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ quê, nhất là khi ngọn gió chướng khi hiu hiu, lúc mãnh liệt như bàn tay vô hình bóp thắt tim ông từng cơn. Mươi ngày trước ông nhận ra ngay thứ gió dờn dợn nỗi cồn cào này trên bàn ăn, bắt ông phải buông đũa. Đứa cháu nội hỏi sao vậy ông? Nước mắt ông dân dấn như con nít. Thằng con trai hiểu cớ sự nói ba già rồi, làm sao ngồi xe đến gần sáu trăm cây số, ba cũng không thể đi máy bay được. Giọng nói chăm sóc của nó sao giống lưỡi dao bén cắt rột những bó cải xanh mướt làm vậy? Nước mắt chảy thành giọt, ông vội vã bỏ lên gác, nhìn tấm ảnh thờ của vợ mỉm cười sau khung kính như thầm nhắc: già thiệt rồi, không đi nổi đâu.
Trước mặt ông, đọt lá dừa vẫn chúc xuống dòng nước trôi lặng lờ một cách cần mẫn miệt mài, có lúc ve vẩy như cái ve vẩy tay của người thôn nữ quảy đôi thúng gạo trên vai. Ngoài quê không có loại dừa nước, nhưng có những thứ khác ven sông: cây cám, hàng tre hát ru kẽo kẹt với gió nồm nam mát rười rượi, không cần tốn kém những máy quạt, điều hòa... Trưa, ra bờ sông nằm gối đầu lên đụn cát nhỏ đánh một giấc dài theo tiếng sõng khua mái chèo lụp bụp, cái tiếng nghe như tiếng gõ tang trống lúc Điêu Thuyền ngước cao chiếc cổ trắng, ca khúc huê tình, lúng liếng mắt làm Lữ Bố bủn rủn chân tay đánh rơi đại đao xuống đất.
Cũng may, mấy tháng trước ông Bốn Thơ vào Saint Paul gắp mày lúa ghim vô võng mạc. Ông mừng như đào khoai nhằm hũ vàng, vội vã kêu xe ôm tới thăm. Băng kín bên mắt phải, chiếc miệng móm mém, Bốn Thơ mở to con mắt trái ra cười với ông. Cười đến chảy nước mắt. Vì bất ngờ, vì cảm động. Bốn Thơ bật dậy, hai người ôm nhau khóc. Đôi bạn già gần đất xa trời cứ ôm riết khiến cả phòng ngơ ngác. Đôi bạn cùng ê a Tam Tự Kinh, cùng chận trâu, cùng lén vào ruộng mía xiết những lóng dài ngọt lừ... Bữa nay gặp nhau nơi xứ người bảo sao không chảy nước mắt được?
Ông Năm chạy ra quầy điện thoại công cộng gọi về nhà, nói ở lại với Bốn Thơ. Thằng con trai trả lời rột rẹt trong máy: ô kê, được ba! Chút xíu con vô. Nó vô thiệt, ôm theo gói to những sữa, những bánh ấn vào tay Bốn Thơ, nói chú cũng như ba con mà. Lần này ông thấy nó ngoái nhìn lại cái cũ kỹ trong tình bạn già nua của ông với tấm lòng khiến ông vui. Lần đầu tiên ông hể hả với thằng con ra mặt.
Đêm ông ở lại, nằm ghé bên Bốn Thơ ngửi cái mùi chua chua của phèn đất, nồng nồng của rơm rạ thấy tâm thần phấn chấn lạ thường, thấy như tuồng hai người đang nằm trên chõng tre trước chái hiên kể chuyện đi dân công Tây Nguyên. Bao nhiêu năm ông mới được ngửi lại cái mùi đặc trưng ấy của quê nhà nên coi bộ rất hả hê, ở riệt với bạn trong bệnh viện, suốt ngày lẫn đêm nghe Bốn Thơ kể chuyện ngoài đó. Hai ông già thi nhau nói, chen nhau kể chuyện xưa chuyện nay về mảnh đất quê mùa, chơn chất, lắm tai ương, địch họa. Mọi người cứ như cây xương rồng, bàn chải trên dải cát cháy, cứ tồng ngồng lớn lên, bất chấp nắng lửa, mưa dầu... để trổ hoa. Hết lớp này tới lớp khác cứ tiếp tục vịn tay vào cái khốn khó mà lớn lên, mà thành người.
“Khu cồn mả Cây Keo đó, đâu còn nữa, anh. Những lùm bàn chải với mai rừng hóa kiếp thành nhà cao nhà thấp rồi. Khu trại lính sát mép biển cũng vậy, nhà cửa, phố xá kéo dài ra tận ngoài quốc lộ. Đường lớn, đường nhỏ, nhà máy... cứ như trong phim ảnh. Tụi nhỏ bây giờ giỏi hơn lớp già tụi mình. Anh mà về không chừng đi lạc...”. Bốn Thơ miên man kể, ông say sưa nghe như say sưa nghe bà nội ông thuở nhỏ kể chuyện cổ tích thần tiên. Giọng Bốn Thơ phều phào như chiếc xe đạp thồ gạo cũ kỹ, cọc cạch chở ông ngồi phía sau đi dạo hết phố này qua khu khác. Cho tới lúc thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ tênh, cho tới khi Bốn Thơ nắm tay ông, nước mắt trào bên khóe, bước lên xe. Ông Năm như từ trời cao mây trắng rớt cái đùng xuống đáy vực. Giấc mơ ông là lớp khói xịt sau xe, là cái vẫy tay của Bốn Thơ không lòi ra khỏi khung cửa kính kín bưng. Ông đứng ngó trân trân bóng chiếc xe hút nhỏ sau khúc quanh, trên đường phố đông nghìn nghịt. Còn lại quanh ông là vũng nắng trắng lóa.
- Mua vé số Tây Ninh, ông. Hôm qua nẫu trúng nhiều lắm – thằng bé đen đúa ốm tong teo chìa xấp vé số trước mặt, khiến ông giật nẩy người thiếu chút nữa là rơi tõm xuống sông. Giấc mơ chềnh chồng gãy gập, nát ngứu thành bọt sóng. Ông ngơ ngác ngó thằng bé xa lạ mà như đang nắm một thứ gì đó thiệt gần gũi, quý báu lỡ bỏ quên lâu ngày trong hóc bếp ám bồ hóng, đang thay thế chỗ Bốn Thơ. Ông ngó trân trân vào mặt thằng nhỏ, nuốt nghẹn vừa chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt:
- Me chay, cháu gốc... Cơ khổ, sao cháu lặn lội tận trong này?
- Dạ, nhà đông anh em, nghèo nghỉ hè cháu tranh thủ vào đây, phụ tiền sách vở cho mấy đứa em.
- Chớ nhà cháu ở chỗ nào?
- Xóm Lẫm.
- Nhiều xóm Lẫm lắm, làm sao ông nhớ hết?
- Xóm Lẫm, Tây Phú...
- Ờ há... Tây Phú – Nói và ông nhắm mắt mơ màng, bỏ mặc thằng bé lóng ngóng, loay hoay trên ghế với tập vé số dày cộp. Chất giọng đặc sền sệt ruộng đồng và biển sâu khiến ông hồi hộp, run run như lần đầu tiên nắm tay cô Ba Thẩm, không thốt lên được lời nào. Chẳng biết cô còn hay mất. Cũng nhờ thằng nhỏ này mà ông mới nhớ lại cái cầm tay đó, chớ lâu rồi ông đã quên?
Ông hỏi thăm gia sự, hỏi thăm xóm làng... Ông hỏi nhiều, dồn dập đến nỗi thằng nhỏ hụt hơi trả lời, chỗ nhớ, chỗ không, biết và không biết chồng chéo lên nhau, đan dệt tựa tấm lụa đào thơm tơ thơm tằm. Thằng nhỏ như thiên sứ kết nối sợi dây đàn lỡ đứt của Bốn Thơ, mang đến cho ông nụ hoa dủ dẻ thơm nức trong đáy mắt. Ông hả hê nuốt từng lời từ chiếc miệng tròn phát ra những âm lệch nghiêng.
Ông Năm chồm người cắt ngang:
- Hè, chớ cháu biết bến phà cũ chỗ cây da ở Đông Phước không?
Thằng nhỏ nhìn xấp vé số, miệng méo xệch:
- Dạ chỗ cầu Chùa.
- Không phải, ở cầu Chùa ngó chéo lên cỡ bốân - năm trăm thước. Chạy một hơi là tới liền đó mà.
- Dạ – thằng nhỏ trả lời vừa ngó ra con đường bắt đầu đông nghịt xe cộ.
- Còn nữa, ở Tây Phú chắc nghe tiếng giáo Hai ở đồng Bầu Sấu, ông giáo hồi đánh Tây đó mà, nghe nói ổng viết sách thuốc, trị bịnh, lập gia phả...
- Dạ, mà cháu đâu biết đồng Bầu Sấu, có nghe nói ông giáo Hai.
- Đúng. Bầu Sấu là Phú Ân. Ổng đó, nay ra sao cháu?
Thằng nhỏ gãi đầu, ấp úng không biết trả lời sao:
- Nghe nói mạnh khỏe. Nó đáp bừa, chớ thật bụng đâu biết ông giáo Hai là ai.
Ông xịch ghế lại gần, nắm tay thằng nhỏ, vuốt ve bàn tay gầy tong gầy teo của nó, miệng lẩm nhẩm: “Cơ khổ, ở ngoải chưa hết nghèo thiệt sao?”. Thằng nhỏ nghiêng đầu về phía ông nhưng nghe không rõ ràng.
- Dạ, nhà con nghèo thiệt mà. Nghèo nên mới theo anh em vô tận đây bán vé số. Nhưng khai trường là con về, đi học.
Ông già chồm tới định nói câu gì đó nhưng cuối cùng thì ông thả rơi vào tư thế cũ. Ngoài đường xe cộ mỗi lúc một đông thêm. Quán có thêm mấy người công nhân tan ca bước vô kêu ly xây chừng, trà đá... Thằng nhỏ lúng túng với tập vé số còn dày trong lòng tay gầy guộc. Nó ngoái nhìn những người mới đến. Mắt ông già chạm ngay vào cái ngoái nhìn đầy lo lắng rê theo chút hy vọng mỏng tang của thằng nhỏ đồng hương. Ông thả vội tay nó ra, lần vào túi áo. Ông lôi những tờ giấy bạc cong queo ấn hết vào tay thằng nhỏ, nói phều phào:
- Ông còn chừng đó, chẳng biết bao nhiêu, con giữ lấy hay chọn những tấm vé con thích, biết đâu chừng gặp hên. Ông già rồi. Vé với số mà làm gì. Chừng nào sắp về, con ghé lại quán này nhắn ông, có chút quà cho cháu mang về quê – miệng nói, bụng nghĩ ngay đến món tiền cất trong chiếc tráp gỗ chưa tiêu đến. Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng sẽ phụ thêm tấm áo, cuốn vở, cây bút chì cho tụi em nó. Tội. Biết đâu ông bà, thần hoàng bổn địa phù hộ cho chúng thành tiến sĩ, kỹ sư...
Ông đẩy tay cầm tiền của thằng bé về phía bụng nó, dặn:
- Cứ vài ba bữa cháu tạt qua đây, nói chuyện với ông chút xíu cho vui.
Thằng nhỏ cầm những đồng bạc cong queo, miệng há hốc ngạc nhiên, nói lí nhí “Cảm ơn” trước khi bước qua các bàn khác rồi hòa vào dòng người ngược xuôi như dòng nước xoay vòng. Ông Năm thẫn thờ đứng lên ngó theo bóng nó hút xa với nỗi vui khấp khởi, hy vọng thế nào nó cũng sẽ quay lại nói chuyện với mình.
*******
* * ***
Cơn mưa cuối mùa thiệt dữ dội. Mưa ào ào xuống mặt đường vẽ thành những vòng tròn nối nhau trôi xuống các hố ga. Nước chảy ào ào. Chẳng mấy chốc, con đường trước mặt như mương nước. Xe cộ chạy ngang qua tát nước lên tận hàng hiên. Gành bật cười, nghĩ thầm: Mưa xứ này thiệt kỳ, ào ào như lũ. Đến mưa cũng hối hả huống chi con người. Tính cách của mưa, của nắng và của người ở đây sao giống nhau quá chừng chừng. Gành giật mình, mưa vầy làm sao qua chỗ ông già bữa hổm? Ngày kia về rồi. Sắp khai giảng. Thiệt tội ông già, chắc là nhớ quê hung, phải ghé thăm ông cụ và cảm ơn món tiền ông cho mình, chẳng nhiều nhỏi chi nhưng hiếm có người tốt bụng như vậy. Nó lại nghĩ, sao ổng cho mình băm sáu ngàn không tiếc mà mình lại tiếc ướt áo? Nghĩ vậy và nó đội mưa chạy băng qua mấy con đường đón xe buýt qua bên kia rạch Ông.
Mưa dứt thình lình. Đường láng lẩy như vừa rửa bột giặt. Mặt trời buổi xế chiều ló ra thật dịu dàng. Xe dừng gần giao lộ, Gành xuống xe lóc cóc chạy bộ một đoạn ngắn mà trong dạ chưa sắp xếp xuôi lọt những câu định nói với ông già.
Quán vắng hoe. Bàn ghế trống trơn. Gành mon men lại gần chiếc bàn vuông kê sát vách lá, ăn thông ra mé hông dùng làm chái bếp. Người đàn bà luống tuổi đang lượm thóc trong rổ gạo ngẩng lên, hỏi:
- Cháu kêu gì?
- Dạ không. Cháu hỏi thăm ông cụ hay ra ngồi ở góc bàn đằng kia, cô có biết nhà chỗ nào không?
- Quen?
- Dạ không.
- Không rõ chỗ nào, nhưng thấy ổng chống gậy từ hướng ngã tư qua. Cả tuần nay không thấy lại. Già cả, nay đau mai bệnh ai mà biết được.
Gành chưng hửng, xớ rớ một lúc, nói cảm ơn rồi bước ra khỏi quán. Giữa phố xá đông nghẹt người như vầy biết hỏi ai để tìm ra chỗ ở của ông? Gành bước xiêu xiêu trong màu nắng thiệt lạ sau cơn mưa.
Gành ngơ ngác hỏi thăm từng căn phố, cố mô tả ông già để gợi nhớ cho từng chủ nhà, nhưng ai cũng lắc đầu. Sao không giống như ngoài mình hẻ, Gành tự hỏi, chốn này hình như mỗi người chỉ biết đến da thịt của riêng mình thôi sao? Mọi hy vọng của nó bắt đầu xẹp lép, trương lên âm điệu buồn mênh mang, như tiếng nhạc đám ma đang chậm rãi ngược chéo với hướng đường nó đang bước tới phía ngã tư. Khung ảnh người người quá cố bị che khuất bởi đứa nhỏ mặc áo tang, trạc tuổi Gành, nên nó không thể nhìn thấy người chết là già hay trẻ. Đoàn xe tang quành sang con đường khác, nó chỉ còn thấy khúc đuôi của những người đưa tiễn, văng vẳng điệu nam ai buồn não nuộc.
ST! (Tác Giả: Đoàn Việt Hùng )
Mùa gió chướng nổi lên lâu rồi, nhưng hiu hiu. Bữa nay thì rộ hung. Cái loại gió giao mùa bắt người ta nao nao hoài nhớ. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mối tình đầu chẳng hạn. Ai cũng có mối tình đầu và luôn đẹp. Ông cũng vậy, cũng có mối tình đầu, nhưng thỉnh thoảng mới bay qua, chỉ đủ gợn rung rung dây đàn chùng rồi thôi. Ở cái tuổi tám mươi, chuyện tình ái thời trai trẻ như vết sượt trên da, không còn mặn mòi, chẳng bâng khuâng nhung nhớ chi nữa. Duy nhất ông có một nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ quê, nhất là khi ngọn gió chướng khi hiu hiu, lúc mãnh liệt như bàn tay vô hình bóp thắt tim ông từng cơn. Mươi ngày trước ông nhận ra ngay thứ gió dờn dợn nỗi cồn cào này trên bàn ăn, bắt ông phải buông đũa. Đứa cháu nội hỏi sao vậy ông? Nước mắt ông dân dấn như con nít. Thằng con trai hiểu cớ sự nói ba già rồi, làm sao ngồi xe đến gần sáu trăm cây số, ba cũng không thể đi máy bay được. Giọng nói chăm sóc của nó sao giống lưỡi dao bén cắt rột những bó cải xanh mướt làm vậy? Nước mắt chảy thành giọt, ông vội vã bỏ lên gác, nhìn tấm ảnh thờ của vợ mỉm cười sau khung kính như thầm nhắc: già thiệt rồi, không đi nổi đâu.
Trước mặt ông, đọt lá dừa vẫn chúc xuống dòng nước trôi lặng lờ một cách cần mẫn miệt mài, có lúc ve vẩy như cái ve vẩy tay của người thôn nữ quảy đôi thúng gạo trên vai. Ngoài quê không có loại dừa nước, nhưng có những thứ khác ven sông: cây cám, hàng tre hát ru kẽo kẹt với gió nồm nam mát rười rượi, không cần tốn kém những máy quạt, điều hòa... Trưa, ra bờ sông nằm gối đầu lên đụn cát nhỏ đánh một giấc dài theo tiếng sõng khua mái chèo lụp bụp, cái tiếng nghe như tiếng gõ tang trống lúc Điêu Thuyền ngước cao chiếc cổ trắng, ca khúc huê tình, lúng liếng mắt làm Lữ Bố bủn rủn chân tay đánh rơi đại đao xuống đất.
Cũng may, mấy tháng trước ông Bốn Thơ vào Saint Paul gắp mày lúa ghim vô võng mạc. Ông mừng như đào khoai nhằm hũ vàng, vội vã kêu xe ôm tới thăm. Băng kín bên mắt phải, chiếc miệng móm mém, Bốn Thơ mở to con mắt trái ra cười với ông. Cười đến chảy nước mắt. Vì bất ngờ, vì cảm động. Bốn Thơ bật dậy, hai người ôm nhau khóc. Đôi bạn già gần đất xa trời cứ ôm riết khiến cả phòng ngơ ngác. Đôi bạn cùng ê a Tam Tự Kinh, cùng chận trâu, cùng lén vào ruộng mía xiết những lóng dài ngọt lừ... Bữa nay gặp nhau nơi xứ người bảo sao không chảy nước mắt được?
Ông Năm chạy ra quầy điện thoại công cộng gọi về nhà, nói ở lại với Bốn Thơ. Thằng con trai trả lời rột rẹt trong máy: ô kê, được ba! Chút xíu con vô. Nó vô thiệt, ôm theo gói to những sữa, những bánh ấn vào tay Bốn Thơ, nói chú cũng như ba con mà. Lần này ông thấy nó ngoái nhìn lại cái cũ kỹ trong tình bạn già nua của ông với tấm lòng khiến ông vui. Lần đầu tiên ông hể hả với thằng con ra mặt.
Đêm ông ở lại, nằm ghé bên Bốn Thơ ngửi cái mùi chua chua của phèn đất, nồng nồng của rơm rạ thấy tâm thần phấn chấn lạ thường, thấy như tuồng hai người đang nằm trên chõng tre trước chái hiên kể chuyện đi dân công Tây Nguyên. Bao nhiêu năm ông mới được ngửi lại cái mùi đặc trưng ấy của quê nhà nên coi bộ rất hả hê, ở riệt với bạn trong bệnh viện, suốt ngày lẫn đêm nghe Bốn Thơ kể chuyện ngoài đó. Hai ông già thi nhau nói, chen nhau kể chuyện xưa chuyện nay về mảnh đất quê mùa, chơn chất, lắm tai ương, địch họa. Mọi người cứ như cây xương rồng, bàn chải trên dải cát cháy, cứ tồng ngồng lớn lên, bất chấp nắng lửa, mưa dầu... để trổ hoa. Hết lớp này tới lớp khác cứ tiếp tục vịn tay vào cái khốn khó mà lớn lên, mà thành người.
“Khu cồn mả Cây Keo đó, đâu còn nữa, anh. Những lùm bàn chải với mai rừng hóa kiếp thành nhà cao nhà thấp rồi. Khu trại lính sát mép biển cũng vậy, nhà cửa, phố xá kéo dài ra tận ngoài quốc lộ. Đường lớn, đường nhỏ, nhà máy... cứ như trong phim ảnh. Tụi nhỏ bây giờ giỏi hơn lớp già tụi mình. Anh mà về không chừng đi lạc...”. Bốn Thơ miên man kể, ông say sưa nghe như say sưa nghe bà nội ông thuở nhỏ kể chuyện cổ tích thần tiên. Giọng Bốn Thơ phều phào như chiếc xe đạp thồ gạo cũ kỹ, cọc cạch chở ông ngồi phía sau đi dạo hết phố này qua khu khác. Cho tới lúc thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ tênh, cho tới khi Bốn Thơ nắm tay ông, nước mắt trào bên khóe, bước lên xe. Ông Năm như từ trời cao mây trắng rớt cái đùng xuống đáy vực. Giấc mơ ông là lớp khói xịt sau xe, là cái vẫy tay của Bốn Thơ không lòi ra khỏi khung cửa kính kín bưng. Ông đứng ngó trân trân bóng chiếc xe hút nhỏ sau khúc quanh, trên đường phố đông nghìn nghịt. Còn lại quanh ông là vũng nắng trắng lóa.
- Mua vé số Tây Ninh, ông. Hôm qua nẫu trúng nhiều lắm – thằng bé đen đúa ốm tong teo chìa xấp vé số trước mặt, khiến ông giật nẩy người thiếu chút nữa là rơi tõm xuống sông. Giấc mơ chềnh chồng gãy gập, nát ngứu thành bọt sóng. Ông ngơ ngác ngó thằng bé xa lạ mà như đang nắm một thứ gì đó thiệt gần gũi, quý báu lỡ bỏ quên lâu ngày trong hóc bếp ám bồ hóng, đang thay thế chỗ Bốn Thơ. Ông ngó trân trân vào mặt thằng nhỏ, nuốt nghẹn vừa chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt:
- Me chay, cháu gốc... Cơ khổ, sao cháu lặn lội tận trong này?
- Dạ, nhà đông anh em, nghèo nghỉ hè cháu tranh thủ vào đây, phụ tiền sách vở cho mấy đứa em.
- Chớ nhà cháu ở chỗ nào?
- Xóm Lẫm.
- Nhiều xóm Lẫm lắm, làm sao ông nhớ hết?
- Xóm Lẫm, Tây Phú...
- Ờ há... Tây Phú – Nói và ông nhắm mắt mơ màng, bỏ mặc thằng bé lóng ngóng, loay hoay trên ghế với tập vé số dày cộp. Chất giọng đặc sền sệt ruộng đồng và biển sâu khiến ông hồi hộp, run run như lần đầu tiên nắm tay cô Ba Thẩm, không thốt lên được lời nào. Chẳng biết cô còn hay mất. Cũng nhờ thằng nhỏ này mà ông mới nhớ lại cái cầm tay đó, chớ lâu rồi ông đã quên?
Ông hỏi thăm gia sự, hỏi thăm xóm làng... Ông hỏi nhiều, dồn dập đến nỗi thằng nhỏ hụt hơi trả lời, chỗ nhớ, chỗ không, biết và không biết chồng chéo lên nhau, đan dệt tựa tấm lụa đào thơm tơ thơm tằm. Thằng nhỏ như thiên sứ kết nối sợi dây đàn lỡ đứt của Bốn Thơ, mang đến cho ông nụ hoa dủ dẻ thơm nức trong đáy mắt. Ông hả hê nuốt từng lời từ chiếc miệng tròn phát ra những âm lệch nghiêng.
Ông Năm chồm người cắt ngang:
- Hè, chớ cháu biết bến phà cũ chỗ cây da ở Đông Phước không?
Thằng nhỏ nhìn xấp vé số, miệng méo xệch:
- Dạ chỗ cầu Chùa.
- Không phải, ở cầu Chùa ngó chéo lên cỡ bốân - năm trăm thước. Chạy một hơi là tới liền đó mà.
- Dạ – thằng nhỏ trả lời vừa ngó ra con đường bắt đầu đông nghịt xe cộ.
- Còn nữa, ở Tây Phú chắc nghe tiếng giáo Hai ở đồng Bầu Sấu, ông giáo hồi đánh Tây đó mà, nghe nói ổng viết sách thuốc, trị bịnh, lập gia phả...
- Dạ, mà cháu đâu biết đồng Bầu Sấu, có nghe nói ông giáo Hai.
- Đúng. Bầu Sấu là Phú Ân. Ổng đó, nay ra sao cháu?
Thằng nhỏ gãi đầu, ấp úng không biết trả lời sao:
- Nghe nói mạnh khỏe. Nó đáp bừa, chớ thật bụng đâu biết ông giáo Hai là ai.
Ông xịch ghế lại gần, nắm tay thằng nhỏ, vuốt ve bàn tay gầy tong gầy teo của nó, miệng lẩm nhẩm: “Cơ khổ, ở ngoải chưa hết nghèo thiệt sao?”. Thằng nhỏ nghiêng đầu về phía ông nhưng nghe không rõ ràng.
- Dạ, nhà con nghèo thiệt mà. Nghèo nên mới theo anh em vô tận đây bán vé số. Nhưng khai trường là con về, đi học.
Ông già chồm tới định nói câu gì đó nhưng cuối cùng thì ông thả rơi vào tư thế cũ. Ngoài đường xe cộ mỗi lúc một đông thêm. Quán có thêm mấy người công nhân tan ca bước vô kêu ly xây chừng, trà đá... Thằng nhỏ lúng túng với tập vé số còn dày trong lòng tay gầy guộc. Nó ngoái nhìn những người mới đến. Mắt ông già chạm ngay vào cái ngoái nhìn đầy lo lắng rê theo chút hy vọng mỏng tang của thằng nhỏ đồng hương. Ông thả vội tay nó ra, lần vào túi áo. Ông lôi những tờ giấy bạc cong queo ấn hết vào tay thằng nhỏ, nói phều phào:
- Ông còn chừng đó, chẳng biết bao nhiêu, con giữ lấy hay chọn những tấm vé con thích, biết đâu chừng gặp hên. Ông già rồi. Vé với số mà làm gì. Chừng nào sắp về, con ghé lại quán này nhắn ông, có chút quà cho cháu mang về quê – miệng nói, bụng nghĩ ngay đến món tiền cất trong chiếc tráp gỗ chưa tiêu đến. Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng sẽ phụ thêm tấm áo, cuốn vở, cây bút chì cho tụi em nó. Tội. Biết đâu ông bà, thần hoàng bổn địa phù hộ cho chúng thành tiến sĩ, kỹ sư...
Ông đẩy tay cầm tiền của thằng bé về phía bụng nó, dặn:
- Cứ vài ba bữa cháu tạt qua đây, nói chuyện với ông chút xíu cho vui.
Thằng nhỏ cầm những đồng bạc cong queo, miệng há hốc ngạc nhiên, nói lí nhí “Cảm ơn” trước khi bước qua các bàn khác rồi hòa vào dòng người ngược xuôi như dòng nước xoay vòng. Ông Năm thẫn thờ đứng lên ngó theo bóng nó hút xa với nỗi vui khấp khởi, hy vọng thế nào nó cũng sẽ quay lại nói chuyện với mình.
*******
* * ***
Cơn mưa cuối mùa thiệt dữ dội. Mưa ào ào xuống mặt đường vẽ thành những vòng tròn nối nhau trôi xuống các hố ga. Nước chảy ào ào. Chẳng mấy chốc, con đường trước mặt như mương nước. Xe cộ chạy ngang qua tát nước lên tận hàng hiên. Gành bật cười, nghĩ thầm: Mưa xứ này thiệt kỳ, ào ào như lũ. Đến mưa cũng hối hả huống chi con người. Tính cách của mưa, của nắng và của người ở đây sao giống nhau quá chừng chừng. Gành giật mình, mưa vầy làm sao qua chỗ ông già bữa hổm? Ngày kia về rồi. Sắp khai giảng. Thiệt tội ông già, chắc là nhớ quê hung, phải ghé thăm ông cụ và cảm ơn món tiền ông cho mình, chẳng nhiều nhỏi chi nhưng hiếm có người tốt bụng như vậy. Nó lại nghĩ, sao ổng cho mình băm sáu ngàn không tiếc mà mình lại tiếc ướt áo? Nghĩ vậy và nó đội mưa chạy băng qua mấy con đường đón xe buýt qua bên kia rạch Ông.
Mưa dứt thình lình. Đường láng lẩy như vừa rửa bột giặt. Mặt trời buổi xế chiều ló ra thật dịu dàng. Xe dừng gần giao lộ, Gành xuống xe lóc cóc chạy bộ một đoạn ngắn mà trong dạ chưa sắp xếp xuôi lọt những câu định nói với ông già.
Quán vắng hoe. Bàn ghế trống trơn. Gành mon men lại gần chiếc bàn vuông kê sát vách lá, ăn thông ra mé hông dùng làm chái bếp. Người đàn bà luống tuổi đang lượm thóc trong rổ gạo ngẩng lên, hỏi:
- Cháu kêu gì?
- Dạ không. Cháu hỏi thăm ông cụ hay ra ngồi ở góc bàn đằng kia, cô có biết nhà chỗ nào không?
- Quen?
- Dạ không.
- Không rõ chỗ nào, nhưng thấy ổng chống gậy từ hướng ngã tư qua. Cả tuần nay không thấy lại. Già cả, nay đau mai bệnh ai mà biết được.
Gành chưng hửng, xớ rớ một lúc, nói cảm ơn rồi bước ra khỏi quán. Giữa phố xá đông nghẹt người như vầy biết hỏi ai để tìm ra chỗ ở của ông? Gành bước xiêu xiêu trong màu nắng thiệt lạ sau cơn mưa.
Gành ngơ ngác hỏi thăm từng căn phố, cố mô tả ông già để gợi nhớ cho từng chủ nhà, nhưng ai cũng lắc đầu. Sao không giống như ngoài mình hẻ, Gành tự hỏi, chốn này hình như mỗi người chỉ biết đến da thịt của riêng mình thôi sao? Mọi hy vọng của nó bắt đầu xẹp lép, trương lên âm điệu buồn mênh mang, như tiếng nhạc đám ma đang chậm rãi ngược chéo với hướng đường nó đang bước tới phía ngã tư. Khung ảnh người người quá cố bị che khuất bởi đứa nhỏ mặc áo tang, trạc tuổi Gành, nên nó không thể nhìn thấy người chết là già hay trẻ. Đoàn xe tang quành sang con đường khác, nó chỉ còn thấy khúc đuôi của những người đưa tiễn, văng vẳng điệu nam ai buồn não nuộc.
ST! (Tác Giả: Đoàn Việt Hùng )
Comment