Tối muộn, ngồi vừa ăn khuya vừa xem chương trình ti vi nói về quyền trẻ em. Nhiều ý kiến, nhiều lời dẫn chứng, nhiều suy nghĩ và nhiều câu chuyện mình càng nghe càng thấy hụt hẫng gì đâu! (Biết vậy không ngồi nghe rồi tiếc khi mình bỏ dở dự án về trẻ em của mình).
1 – TV nói về một đứa trẻ HIV bên Trung Quốc, đi học, và được học một lớp riêng biệt trong một trường học chỉ mình nhóc nhỏ ấy học.
Dẫn chương trình hỏi rằng: - Anh chị có ý kiến gì không?
Một vài người tham dự nói rằng: - Không được phân biệt đối xử!
Mình thấy chán ghét lối trả lời có vẻ cao thượng ấy. Thử xem cho con của anh chị học chung với trẻ HIV, anh chị có chịu không nào. Anh chị chỉ nói thế thôi, chứ anh chị chẳng dại gì mà cho con mình đi bên cạnh, chơi đùa bên cạnh trẻ HIV cả. Vì anh chị biết trẻ nhỏ lúc nào cũng đùa giỡn, vui đùa, xa hơn một chút nữa anh chị sẽ nghĩ rằng lỡ đâu vô tình chơi đùa con mình bị lây. Thôi thì phòng bệnh vẫn hơn vậy, đúng không?
Anh chị nói đối xử với trẻ bằng cách xây trường học riêng là ảnh hưởng đến quyền trẻ em. Anh chị chỉ nói theo anh chị thấy và nghĩ theo cái lối anh chị là người lớn và làm theo luật. Thế sao anh chị không thử hỏi trẻ xem, cháu nó muốn học chung với các bạn không?
Thử nếu anh chị hỏi, anh chị sẽ biết chắc cháu đang như thế nào, cháu có nhận thức được quyền của cháu không. Cháu nói ra ý muốn của mình cũng là một cái quyền mà anh chị vô tình không thèm để ý đến. Anh chị áp đặt quyền lợi qui cũ để mủi lòng trước một số phận mà không biết đặt câu hỏi cho số phận ấy tự trả lời, tự có quyền đòi hỏi riêng như cái quyền anh chị hằng nói.
Anh chị có nghĩ rằng sẽ đau lòng như thế nào nếu cháu nói cháu muốn học riêng biệt với các bạn, vì cháu không muốn lây bệnh cho các bạn (dù cháu cũng không biết mình sẽ lây bằng cách nào). Vì cháu không muốn hằng ngày sống trong sự xa lánh, cháu cũng chẳng muốn sống trong sự quan tâm giả tạo.
Là trẻ con mà, yêu ghét phân mình lắm anh chị ạ. Khi các anh chị ở nhà cấm cản các cháu của anh chị, thử hỏi có cháu nào có can đảm cãi lời anh chị để vui chơi cùng người bạn nhiễm HIV của mình không nào.
Còn đối với đứa trẻ bị nhiễm HIV, khi học một mình riêng biệt đó là phân biệt đối xử hay là cách duy nhất bảo vệ nhóc ấy khỏi sự dè bĩu xa lánh của bạn bè? Mà dẫu có học chung đa phần phụ huynh của các cháu không nhiễm bệnh cũng đổi trường đổi lớp. Nếp nghĩ của người lớn như thế thì làm sao con trẻ có thể hiểu hết thế nào mới chính xác là điều cần quan tâm, cần chia sẻ.
Chẳng hiểu sao – khi nghe những lời nói trên TV mà tôi lại thấy chán nản làm sao. Tôi thấy người ta toàn nói điều cao đẹp, hoặc tự cho mình quyền đánh giá hành động hoàn cảnh này nọ. Đang nói về trẻ em, sao không thử hỏi trẻ em lấy một câu xem ở hoàn cảnh ấy trẻ nghĩ gì, làm gì nếu trẻ là trẻ không nhiễm bệnh, hoặc trẻ là trẻ nhiễm bệnh.
Nói về quyền trẻ em mà chỉ toàn người lớn mà chẳng thấy ý kiến của trẻ, cũng chẳng thấy một gương mặt trẻ nào cùng đồng hành và nói lên chính kiến của mình. Vậy ra đây đâu phải là chương trình quyền trẻ em, đây nên là chương trình người lớn đang bàn về quyền trẻ em. Người lớn đang xem xét quyền trẻ em (dù họ chứng thực mình đã lớn và có con rồi!). Còn trẻ em thì ở nhà vậy, quyền các em là nghe người lớn mạn đàm rồi nghe theo thế thôi. Chứ các em biết quái gì về quyền lợi của mình mà tham gia vào cái chủ đề với cái topic: quyền trẻ em.
2 – Thích cái câu chuyện của một người tham gia diễn đàn, ông ấy kể rằng: “Tôi dạy con tôi quyền trẻ em, rằng không ai có quyền đánh cháu cả. Thế rồi, cháu đi học một hôm cô giáo đòi đánh cháu, cháu bảo cô không được quyền đánh. Cô tức quá, phát cho 2 phát liên tiếp. Cháu khóc, về nhà méc lại rằng cô đánh. Tôi phàn nàn với nhà trường. Hôm sau, cháu đi học vẫn thực thi lời tôi dặn rằng không ai có quyền đánh cháu, về nhà cháu nói cháu bị cô phạt, vì cháu không ngoan. Vì rằng nếu cháu nói về quyền của cháu, tức là cô không thích cháu nữa, mà như vậy cháu thấy bị cô lập trong lớp mình. Tôi dở khóc dở cười với cái kiểu giáo dục như thế này…”
Cái này nghe ban đầu mình thích lắm, chắc vì có kể ra người ta mới phát hiện ra có rất nhiều cái xấu, nhiều những con sâu đang ăn mòn đi lòng tự trọng, tính tự tôn của trẻ, để trẻ cứ phải nhẫn nhịn trong suốt quãng đời đi học của mình. Nói ra chính kiến của mình là không được, vì còn cô, còn thầy, còn thi đua của trường của lớp. Phải im lặng, chịu đựng, cho qua riết rồi thành quen. Đi học phải biết sợ thầy này cô kia, sợ bị trừ điểm nếu không làm thế này thế kia, sự rập khuôn ù lì trong nhận thức tư duy để bao thế hệ học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường cứ nhớ về thầy cô bằng cái cười buồn buồn. Ít hay nhiều những giáo viên có lòng cũng không ai đếm được, chẳng ai chịu đếm và cứ để cho học sinh chúng tự lo lấy việc học ở trường của chúng. Rồi chúng sẽ lớn lên nhưng điều chúng học ở trường cũng chỉ liên tiếp là “Thầy hay cô nói là phải nghe, bạn làm thế sai rồi. Mau xin lỗi thầy (cô) mau!”… Thế là mọi chuyện lại êm đẹp!
3 - Mình đã bỏ đi cái dự án về trẻ em vì mình không đủ tự tin và sức mạnh để làm mọi việc một mình. Mình thấy mà không nói được, mình viết mà không làm được, mình suy nghĩ mà không hành động được… Chỉ là vì khi còn nhỏ, ngày nào đi học cũng bị một người cô nói rằng: - Sức em chỉ có thế thôi, cô không trông mong gì hơn.
Mình ghét câu này nhất, ghét cô giáo này nhất! Và mình bị chứng ù lì tâm lý vì câu nói nhói buốt này cứ ám ảnh mãi không thôi.
Sao không là một câu khuyến khích?
Một câu khuyến khích đâu có khó đâu đúng không nào… cái thời ngày xưa đi học…
Có nhiều sáng tạo, nhiều ý tưởng mà không thực thi được. Phỏng có ích gì không hả tôi?
Ôi chao ơi! Con vẫn đang cố gắng đi trên con đường khó khăn nhất một mình đây! Đáng đời con chưa!
ST !
1 – TV nói về một đứa trẻ HIV bên Trung Quốc, đi học, và được học một lớp riêng biệt trong một trường học chỉ mình nhóc nhỏ ấy học.
Dẫn chương trình hỏi rằng: - Anh chị có ý kiến gì không?
Một vài người tham dự nói rằng: - Không được phân biệt đối xử!
Mình thấy chán ghét lối trả lời có vẻ cao thượng ấy. Thử xem cho con của anh chị học chung với trẻ HIV, anh chị có chịu không nào. Anh chị chỉ nói thế thôi, chứ anh chị chẳng dại gì mà cho con mình đi bên cạnh, chơi đùa bên cạnh trẻ HIV cả. Vì anh chị biết trẻ nhỏ lúc nào cũng đùa giỡn, vui đùa, xa hơn một chút nữa anh chị sẽ nghĩ rằng lỡ đâu vô tình chơi đùa con mình bị lây. Thôi thì phòng bệnh vẫn hơn vậy, đúng không?
Anh chị nói đối xử với trẻ bằng cách xây trường học riêng là ảnh hưởng đến quyền trẻ em. Anh chị chỉ nói theo anh chị thấy và nghĩ theo cái lối anh chị là người lớn và làm theo luật. Thế sao anh chị không thử hỏi trẻ xem, cháu nó muốn học chung với các bạn không?
Thử nếu anh chị hỏi, anh chị sẽ biết chắc cháu đang như thế nào, cháu có nhận thức được quyền của cháu không. Cháu nói ra ý muốn của mình cũng là một cái quyền mà anh chị vô tình không thèm để ý đến. Anh chị áp đặt quyền lợi qui cũ để mủi lòng trước một số phận mà không biết đặt câu hỏi cho số phận ấy tự trả lời, tự có quyền đòi hỏi riêng như cái quyền anh chị hằng nói.
Anh chị có nghĩ rằng sẽ đau lòng như thế nào nếu cháu nói cháu muốn học riêng biệt với các bạn, vì cháu không muốn lây bệnh cho các bạn (dù cháu cũng không biết mình sẽ lây bằng cách nào). Vì cháu không muốn hằng ngày sống trong sự xa lánh, cháu cũng chẳng muốn sống trong sự quan tâm giả tạo.
Là trẻ con mà, yêu ghét phân mình lắm anh chị ạ. Khi các anh chị ở nhà cấm cản các cháu của anh chị, thử hỏi có cháu nào có can đảm cãi lời anh chị để vui chơi cùng người bạn nhiễm HIV của mình không nào.
Còn đối với đứa trẻ bị nhiễm HIV, khi học một mình riêng biệt đó là phân biệt đối xử hay là cách duy nhất bảo vệ nhóc ấy khỏi sự dè bĩu xa lánh của bạn bè? Mà dẫu có học chung đa phần phụ huynh của các cháu không nhiễm bệnh cũng đổi trường đổi lớp. Nếp nghĩ của người lớn như thế thì làm sao con trẻ có thể hiểu hết thế nào mới chính xác là điều cần quan tâm, cần chia sẻ.
Chẳng hiểu sao – khi nghe những lời nói trên TV mà tôi lại thấy chán nản làm sao. Tôi thấy người ta toàn nói điều cao đẹp, hoặc tự cho mình quyền đánh giá hành động hoàn cảnh này nọ. Đang nói về trẻ em, sao không thử hỏi trẻ em lấy một câu xem ở hoàn cảnh ấy trẻ nghĩ gì, làm gì nếu trẻ là trẻ không nhiễm bệnh, hoặc trẻ là trẻ nhiễm bệnh.
Nói về quyền trẻ em mà chỉ toàn người lớn mà chẳng thấy ý kiến của trẻ, cũng chẳng thấy một gương mặt trẻ nào cùng đồng hành và nói lên chính kiến của mình. Vậy ra đây đâu phải là chương trình quyền trẻ em, đây nên là chương trình người lớn đang bàn về quyền trẻ em. Người lớn đang xem xét quyền trẻ em (dù họ chứng thực mình đã lớn và có con rồi!). Còn trẻ em thì ở nhà vậy, quyền các em là nghe người lớn mạn đàm rồi nghe theo thế thôi. Chứ các em biết quái gì về quyền lợi của mình mà tham gia vào cái chủ đề với cái topic: quyền trẻ em.
2 – Thích cái câu chuyện của một người tham gia diễn đàn, ông ấy kể rằng: “Tôi dạy con tôi quyền trẻ em, rằng không ai có quyền đánh cháu cả. Thế rồi, cháu đi học một hôm cô giáo đòi đánh cháu, cháu bảo cô không được quyền đánh. Cô tức quá, phát cho 2 phát liên tiếp. Cháu khóc, về nhà méc lại rằng cô đánh. Tôi phàn nàn với nhà trường. Hôm sau, cháu đi học vẫn thực thi lời tôi dặn rằng không ai có quyền đánh cháu, về nhà cháu nói cháu bị cô phạt, vì cháu không ngoan. Vì rằng nếu cháu nói về quyền của cháu, tức là cô không thích cháu nữa, mà như vậy cháu thấy bị cô lập trong lớp mình. Tôi dở khóc dở cười với cái kiểu giáo dục như thế này…”
Cái này nghe ban đầu mình thích lắm, chắc vì có kể ra người ta mới phát hiện ra có rất nhiều cái xấu, nhiều những con sâu đang ăn mòn đi lòng tự trọng, tính tự tôn của trẻ, để trẻ cứ phải nhẫn nhịn trong suốt quãng đời đi học của mình. Nói ra chính kiến của mình là không được, vì còn cô, còn thầy, còn thi đua của trường của lớp. Phải im lặng, chịu đựng, cho qua riết rồi thành quen. Đi học phải biết sợ thầy này cô kia, sợ bị trừ điểm nếu không làm thế này thế kia, sự rập khuôn ù lì trong nhận thức tư duy để bao thế hệ học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường cứ nhớ về thầy cô bằng cái cười buồn buồn. Ít hay nhiều những giáo viên có lòng cũng không ai đếm được, chẳng ai chịu đếm và cứ để cho học sinh chúng tự lo lấy việc học ở trường của chúng. Rồi chúng sẽ lớn lên nhưng điều chúng học ở trường cũng chỉ liên tiếp là “Thầy hay cô nói là phải nghe, bạn làm thế sai rồi. Mau xin lỗi thầy (cô) mau!”… Thế là mọi chuyện lại êm đẹp!
3 - Mình đã bỏ đi cái dự án về trẻ em vì mình không đủ tự tin và sức mạnh để làm mọi việc một mình. Mình thấy mà không nói được, mình viết mà không làm được, mình suy nghĩ mà không hành động được… Chỉ là vì khi còn nhỏ, ngày nào đi học cũng bị một người cô nói rằng: - Sức em chỉ có thế thôi, cô không trông mong gì hơn.
Mình ghét câu này nhất, ghét cô giáo này nhất! Và mình bị chứng ù lì tâm lý vì câu nói nhói buốt này cứ ám ảnh mãi không thôi.
Sao không là một câu khuyến khích?
Một câu khuyến khích đâu có khó đâu đúng không nào… cái thời ngày xưa đi học…
Có nhiều sáng tạo, nhiều ý tưởng mà không thực thi được. Phỏng có ích gì không hả tôi?
Ôi chao ơi! Con vẫn đang cố gắng đi trên con đường khó khăn nhất một mình đây! Đáng đời con chưa!
ST !