Lẽ ra không định viết những dòng này, nhưng vì ngồi "đàm đạo" với người bạn ở Trà quán (hậu quả là hơn 2 giờ khuya mắt mở thao láo do uống trà không quen, dù rất ngon), bị xúi giục (khích lệ thì đúng hơn nhỉ?) nên mình mới post lên để bà con coi chơi. Cũng từ những "ấm ức" dồn nén bấy lâu khi nghe những bậc tiền bối gương mẫu cao giọng đưa ra những nhận xét về giới trẻ.
Mình thuộc mẫu người khi tranh luận thường nay "lép vế" hơn đối thủ trong nhiều trường hợp, không thích nói nhiều mà chỉ muốn chứng minh bằng hành động. Chính vì thế nên đôi lúc khi nghe những lời trái tai hay không đồng quan điểm thì cũng chẳng phản kháng quyết liệt.Nhưng sau đó thì trong lòng bứt rứt và luôn nghĩ phải cố đấu tranh thay đổi. Có nhiều lúc bạn bè mình bảo đừng quá đặt nặng chuyện người khác nhận xét hay nghĩ gì về mình, cứ sống như mình-là- chính- mình. Nhưng điều đó không có nghĩa mình thờ ơ khi người khác có quyền nói bất cứ điều gì, kể cả những điều chưa thật đúng. Có người (dĩ nhiên là bậc tiền bối) không chần chừ nói rằng: "Giới trẻ bây giờ tiếng Anh, tiếng Tàu .... trang bị đầy mình làm gì khi tiếng Việt nói và viết còn chưa xong?, rằng "trình độ tiếng Việt của PV trẻ bây giờ cần xem lại"... rồi thêm một nhận xét: "Giới trẻ thời nay giỏi giang hơn ư? Chưa chắc. Anh/chị chỉ ra cho tôi xem có tên tuổi nào lớn đáng nhớ như hồi trước 75 không, nhất là mấy vị thạc sĩ, tiến sĩ ấy?" Và dĩ nhiên nhiều nhất vẫn là than phiền về chất lượng tấm bằng cử nhân, nhiều lúc khiến mình tự hỏi: "Chả lẽ tấm bằng đó như tờ giấy lộn à? Vậy biết bao nhiêu con người cố đeo bám để lấy nó làm chi?"
Không phủ nhận họ nói có phần đúng. Nhưng liệu đó có là nhận xét nóng vội và khái quát tất cả về chân dung người trẻ bây giờ. Tôi không biết các bạn nghĩ sao, còn riêng tôi thì:
- Tôi học nhiều ngoại ngữ, nhưng qua đó để hiểu và dùng tiếng Việt mình đúng hơn. Đôi lúc có thể vô tình tôi cũng lỡ chêm vào ít tiếng Anh hay tiếng Nhật, nhưng không có nghĩa tôi vọng ngoại hay dốt nát tiếng Việt.
- Tôi có bằng cử nhân sau 4 năm học vất vả - dĩ nhiên trong đó có nhiều điều đáng nói về cách đào tạo ở đại học nhưng với tôi tấm bằng này không hề vô dụng- nó vẫn là nền tảng để tôi bước vào đời. Nhất là những người thầy hết lòng với sinh viên và có cách dạy sát với thực tế. Nếu tấm bằng đó không giá trị - đó đâu phải là lỗi của người trẻ bởi nó thuộc ở cả hệ thống giáo dục cơ mà? Song, có một điều chắc chắn là tôi phải tự khắc phục bằng ý thức phải trau dồi và học từ thực tế nhiều hơn.
- Tôi không thể chỉ đích danh tên tuổi một người trẻ ngang ngửa với tên tuổi của GS Trần Văn Khê, BS Phạm Ngọc Thạch v.v... nhưng tôi có thể chắc là nếu cho họ thời gian, chắc chắc họ cũng sẽ khẳng định tên tuổi mình. Đâu đó bạn vẫn nhận những thông tin như anh chàng Duy Quốc đang học ở Nhật, Minh Việt ở Standford... với những thành tích đáng nể. Như thế chẳng lẽ không có ý nghĩa gì ư?
Cũng có nhiều người bảo giới trẻ ngày nay quá thực dụng, chạy theo vật chất nhiều quá? - Ở điểm này tôi đồng ý một phần vì xã hội ngày nay đã thay đổi rất nhiều khi đất nước mở cửa hội nhập, nhiều luồng văn hoá tràn vào nên giới trẻ choáng ngợp - chạy theo văn hóa tiêu thụ cũng là điều tất yếu. Nhưng cũng có những người trẻ với họ vật chất đâu hẳn là tất cả, khi họ sẵn sàng thử thách mình trong môi trường khắc nghiệt vì cộng đồng - điều này lý giải sao đây nhỉ?
Rồi chuyện hoài nghi vào năng lực người trẻ, cho rằng trẻ thì thiếu kinh nghiệm, non nớt luôn là suy nghĩ thường trực trong đầu nhiều tiền bối - Không sai! Nhưng thử hỏi nếu cứ khư khư cho rằng "Bọn nó còn non, không thể tin khi giao việc lớn" thì liệu khi nào người trẻ mới "hết non, mới lớn" nổi đây? Chính vì thế tôi rất biết ơn một vị sếp nơi tôi làm khi đã mạnh dạn đặt niềm tin vào những người trẻ - "Ừ, thì còn non đấy, có va vấp đấy, nhưng cho nó cơ hội để va vấp thì nó mới có dịp đứng lên và lớn được chứ!" Như vậy thì lúc đó đâu còn lẩn quẩn chuyện thiếu kinh nghiệm nhỉ?
Có lẽ tôi đang ở giai đoạn "con nít già và người lớn trẻ" như lời một cô bạn đã đùa. Tôi cũng biết mình còn nhiều hạn chế trong suy nghĩ, cách đánh giá vấn đề v.v...; thậm chí hay hoài nghi về năng lực của mình. Song tôi không hiểu sao mình quá bức bối khi nghe những lời nhận xét ấy.
Liệu điều tôi nghĩ có gì đó không ổn?
ST !
Mình thuộc mẫu người khi tranh luận thường nay "lép vế" hơn đối thủ trong nhiều trường hợp, không thích nói nhiều mà chỉ muốn chứng minh bằng hành động. Chính vì thế nên đôi lúc khi nghe những lời trái tai hay không đồng quan điểm thì cũng chẳng phản kháng quyết liệt.Nhưng sau đó thì trong lòng bứt rứt và luôn nghĩ phải cố đấu tranh thay đổi. Có nhiều lúc bạn bè mình bảo đừng quá đặt nặng chuyện người khác nhận xét hay nghĩ gì về mình, cứ sống như mình-là- chính- mình. Nhưng điều đó không có nghĩa mình thờ ơ khi người khác có quyền nói bất cứ điều gì, kể cả những điều chưa thật đúng. Có người (dĩ nhiên là bậc tiền bối) không chần chừ nói rằng: "Giới trẻ bây giờ tiếng Anh, tiếng Tàu .... trang bị đầy mình làm gì khi tiếng Việt nói và viết còn chưa xong?, rằng "trình độ tiếng Việt của PV trẻ bây giờ cần xem lại"... rồi thêm một nhận xét: "Giới trẻ thời nay giỏi giang hơn ư? Chưa chắc. Anh/chị chỉ ra cho tôi xem có tên tuổi nào lớn đáng nhớ như hồi trước 75 không, nhất là mấy vị thạc sĩ, tiến sĩ ấy?" Và dĩ nhiên nhiều nhất vẫn là than phiền về chất lượng tấm bằng cử nhân, nhiều lúc khiến mình tự hỏi: "Chả lẽ tấm bằng đó như tờ giấy lộn à? Vậy biết bao nhiêu con người cố đeo bám để lấy nó làm chi?"
Không phủ nhận họ nói có phần đúng. Nhưng liệu đó có là nhận xét nóng vội và khái quát tất cả về chân dung người trẻ bây giờ. Tôi không biết các bạn nghĩ sao, còn riêng tôi thì:
- Tôi học nhiều ngoại ngữ, nhưng qua đó để hiểu và dùng tiếng Việt mình đúng hơn. Đôi lúc có thể vô tình tôi cũng lỡ chêm vào ít tiếng Anh hay tiếng Nhật, nhưng không có nghĩa tôi vọng ngoại hay dốt nát tiếng Việt.
- Tôi có bằng cử nhân sau 4 năm học vất vả - dĩ nhiên trong đó có nhiều điều đáng nói về cách đào tạo ở đại học nhưng với tôi tấm bằng này không hề vô dụng- nó vẫn là nền tảng để tôi bước vào đời. Nhất là những người thầy hết lòng với sinh viên và có cách dạy sát với thực tế. Nếu tấm bằng đó không giá trị - đó đâu phải là lỗi của người trẻ bởi nó thuộc ở cả hệ thống giáo dục cơ mà? Song, có một điều chắc chắn là tôi phải tự khắc phục bằng ý thức phải trau dồi và học từ thực tế nhiều hơn.
- Tôi không thể chỉ đích danh tên tuổi một người trẻ ngang ngửa với tên tuổi của GS Trần Văn Khê, BS Phạm Ngọc Thạch v.v... nhưng tôi có thể chắc là nếu cho họ thời gian, chắc chắc họ cũng sẽ khẳng định tên tuổi mình. Đâu đó bạn vẫn nhận những thông tin như anh chàng Duy Quốc đang học ở Nhật, Minh Việt ở Standford... với những thành tích đáng nể. Như thế chẳng lẽ không có ý nghĩa gì ư?
Cũng có nhiều người bảo giới trẻ ngày nay quá thực dụng, chạy theo vật chất nhiều quá? - Ở điểm này tôi đồng ý một phần vì xã hội ngày nay đã thay đổi rất nhiều khi đất nước mở cửa hội nhập, nhiều luồng văn hoá tràn vào nên giới trẻ choáng ngợp - chạy theo văn hóa tiêu thụ cũng là điều tất yếu. Nhưng cũng có những người trẻ với họ vật chất đâu hẳn là tất cả, khi họ sẵn sàng thử thách mình trong môi trường khắc nghiệt vì cộng đồng - điều này lý giải sao đây nhỉ?
Rồi chuyện hoài nghi vào năng lực người trẻ, cho rằng trẻ thì thiếu kinh nghiệm, non nớt luôn là suy nghĩ thường trực trong đầu nhiều tiền bối - Không sai! Nhưng thử hỏi nếu cứ khư khư cho rằng "Bọn nó còn non, không thể tin khi giao việc lớn" thì liệu khi nào người trẻ mới "hết non, mới lớn" nổi đây? Chính vì thế tôi rất biết ơn một vị sếp nơi tôi làm khi đã mạnh dạn đặt niềm tin vào những người trẻ - "Ừ, thì còn non đấy, có va vấp đấy, nhưng cho nó cơ hội để va vấp thì nó mới có dịp đứng lên và lớn được chứ!" Như vậy thì lúc đó đâu còn lẩn quẩn chuyện thiếu kinh nghiệm nhỉ?
Có lẽ tôi đang ở giai đoạn "con nít già và người lớn trẻ" như lời một cô bạn đã đùa. Tôi cũng biết mình còn nhiều hạn chế trong suy nghĩ, cách đánh giá vấn đề v.v...; thậm chí hay hoài nghi về năng lực của mình. Song tôi không hiểu sao mình quá bức bối khi nghe những lời nhận xét ấy.
Liệu điều tôi nghĩ có gì đó không ổn?
ST !
Comment