Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nhà Thanh

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nhà Thanh

    Trịnh Khắc Sảng




    Trịnh Khắc Sảng


    Trịnh Khắc Sảng (chữ Hán: 鄭克塽, bính âm: Zhèng Kèshuǎng) (18 tháng 3 năm 1670 - 22 tháng 9 năm 1717), húy là Tần (秦), tự Thực Hoằng (實弘), hiệu Hối Đường (晦堂) là con thứ của Trịnh Kinh, cháu nội Trịnh Thành Công, kế thừa tước vị của cha làm Diên Bình quận vương, Chiêu thảo đại tướng quân.


    Cuộc đời

    Năm 1681, sau khi Trịnh Kinh và Trần Vĩnh Hoa chết, Phùng Tích Phạm cùng các em của Trịnh Kinh phát động chính biến, giết chết con trưởng của Trịnh Kinh là Trịnh Khắc Tang, lập Trịnh Khắc Sảng lúc bấy giờ mới gần 12 tuổi làm Diên Bình quận vương.

    Năm 1683, thủy sư đề đốc nhà Thanh là Thi Lang tại trận hải chiến Bành Hồ đại phá hạm đội Đài Loan, đánh chiếm Bành Hồ, tướng Đài Loan là Lưu Quốc Hiên phải rút chạy về Đài Loan. Phùng Tích Phạm bèn khuyên Trịnh Khắc Sảng đầu hàng. Ngày 5 tháng 7, Trịnh Khắc Sảng lệnh cho Trịnh Đức Tiêu viết thư xin hàng, ngày 15 chuyển cho Thi Lang.

    Ngày 13 tháng 8, quân Thi Lang tiến vào Đài Loan, sau đó đưa Trịnh Khắc Sảng về Bắc Kinh, được phong làm Hải Trừng công thuộc Hán quân Chính Hồng kỳ, Lưu Quốc Hiên và Phùng Tích Phạm được phong bá tước. Năm Khang Hy thứ 47 (1717), Trịnh Khắc Sảng bị bệnh chết, không có người tập tước.

    Trịnh Khắc Sảng lấy con gái Phùng Tích Phạm, có con là Trịnh An Phúc, em là Trịnh Khắc Cử. Sau khi Trịnh Khắc Sảng chết, mẹ là Hoàng thị yêu cầu nhà Thanh trả lại gia sản của họ Trịnh nhưng không được chấp thuận.

    Hậu duệ

    Nhà thơ nổi tiếng Đài Loan Trịnh Sầu Dư là hậu duệ của Trịnh Khắc Sảng.

    Trong văn học

    Trịnh Khắc Sảng được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm Lộc Đỉnh ký của nhà văn Kim Dung.

    Trong Lộc Đỉnh ký Trịnh Khắc Sảng được miêu tả tăng thêm 10 tuổi, có tình yêu với con gái của Lý Tự Thành và Trần Viên Viên là A Kha và là kẻ thù không đội trời chung với nhân vật chính Vi Tiểu Bảo. Sau này A Kha có con với Vi Tiểu Bảo nên quyết định rời bỏ Trịnh Khắc Sảng, đi theo Vi Tiểu Bảo.



    Wikipedia Việt
    (Còn Tiếp)



    sigpic

    Comment


    • #17
      Nhà Thanh

      Ung Chính




      Ung Chính (雍正) tức Thanh Thế Tông (清世宗), tên húy là Dận Chân (胤禛, âm Mãn: In Jen) (13 tháng 12 năm 1678 – 8 tháng 10 năm 1735) là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1723 đến 1735.

      Là một vị vua siêng năng, cần kiệm và có tinh thần chống tham nhũng, Ung Chính tiếp tục được sự thịnh trị gần 150 năm còn lại của Đại Thanh. Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều. Sau khi băng hà, ông được tôn thụy hiệu là Kính Thiên Xương Vận Kiến Trung Biểu Chính Văn Vũ Anh Minh Khoan Nhân Tín Nghị Duệ Thánh Đại Hiếu Chí Thành Hiến hoàng đế (敬天昌運建中表正文武英明寬仁信毅睿聖大孝至誠憲皇帝).


      Tuổi trẻ


      Dận Chân là con trai thứ tư của Khang Hy hoàng đế, và là con trai cả của thứ phi Hiếu Cung (孝恭皇后 Hiếu Cung hoàng hậu), người bộ tộc Uya, thuộc Tương Hoàng kỳ Mãn Châu. Khang Hy cho rằng việc chỉ nuôi nấng các hoàng tử trong hoàng cung sẽ tạo sai lầm, do đó ông đã cho các hoàng tử, kể cả Dận Chân, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và ban ra một hệ thống giáo dục nghiêm khắc cho các hoàng tử.

      Dận Chân đã cùng hoàng đế Khang Hy vi hành nhiều lần ở các vùng, tỉnh xung quanh kinh thành Bắc Kinh, cũng như về phía Nam xa xôi. Khi trưởng thành, ông được vua cha cử làm chủ soái Chính Hồng kỳ (một trong Bát kỳ của Mãn Châu:

      Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Chính Lam kỳ, Tương Lam kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ) trong suốt cuộc chiến tranh lần thứ 2 giữa hoàng đế Khang Hy với Khả hãn Mông Cổ là Gordhun (Chuẩn Cát Nhĩ). Dận Chân được phong tước vị "Bối lặc" năm 1698 và sau đó là vị trí thứ 3 trong số các Đại Bối lặc năm 1699.

      Năm 1704, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà gây ra một trong những trận lũ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Kinh tế và đời sống của nhân dân xung quanh các vùng này bị đe dọa nghiêm trọng.

      Hoàng tử Dận Chân được Khang Hy cử đến với tư cách là khâm sai đại thần của hoàng đế cùng với hoàng tử thứ 13 là Dận Tường để giúp đỡ các nạn dân vùng phía Nam Trung Quốc. Quốc khố lúc này đang cạn kiệt do các khoản nợ không trả từ các quan lại và quí tộc, do đó triều đình không đủ tiền để đối phó với nạn lũ.

      Dận Chân đã phải thực hiện chính sách thu gom ngân quỹ từ các thương gia giàu có ở phương Nam. Những nỗ lực này của ông bảo đảm tiền cứu tế được phân bố và các nạn dân không bị đói. Ông được phong danh vị Ung Thân Vương (雍親王) năm 1709.


      Việc lên ngôi mờ ám


      Năm 1712, hoàng đế Khang Hy phế bỏ hoàng tử thứ hai, Dận Nhưng, sau vụ chính biến và quyết định không thiết lập ngôi thái tử kế vị nữa. Điều này đã dẫn đến sự phân chia trong triều đình nhằm tranh giành vị trí thái tử bị bỏ trống, sự chia rẽ giữa những người ủng hộ Dận Chỉ (hoàng tử thứ 3), Dận Chân (thứ 4), Dận Tự (thứ 8) và Dận Đề (thứ 14). Trong số các hoàng tử trên, Dận Tự được sự ủng hộ nhiều nhất từ các quan lại, cho dù ông này thường hay nghi kỵ và tính khí hẹp hòi.

      Vì lí do này, Dận Chân đã ủng hộ Thái tử Dận Nhưng. Khi Khang Hy mất vào tháng 11 năm 1722, việc phân chia quyền vị ngai vàng chỉ còn lại ba hoàng tử, sau khi Dận Tự chuyển sang ủng hộ hoàng tử thứ 14 Dận Đề (em ruột của Dận Chân), đó là Dận Chỉ, Dận Chân và Dận Đề.

      Vào thời điểm Khang Hy qua đời, hoàng tử thứ 14 là Dận Đề (nguyên tên ông là Dận Trinh, sau khi Ung Chính lên ngôi,đã bắt các anh em của mình sửa chữ Dận thành chữ Doãn để kiêng húy tên nhà vua, và vì chữ Trinh 祯 gần với chữ Chân cả về âm đọc và tự dạng nên Dận Trinh bị đổi hẳn thành Doãn Đề) lúc này là Phủ Viễn đại tướng quân (撫遠大將軍), đang phải chinh chiến ở chiến trường Tây Bắc.

      Một số nhà sử học cho rằng việc này là để huấn luyện khả năng cầm quân của hoàng đế tương lai; một số khác lại cho rằng việc này nhằm bảo đảm chuyện lên ngôi trong hòa bình của Dận Chân. Chính hoàng tử Dận Chân đã tiến cử Dận Đề vào vị trí này chứ không phải Dận Tự, người cùng phe với Dận Đề. Vị trí này được xem như là của người kế vị Khang Hy, cho vị trí thái tử đã bỏ trống suốt gần 7 năm.

      Sử sách ghi chép lại rằng vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, hoàng đế Khang Hy đã gọi lại bên giường của mình 7 vị hoàng tử và tổng đốc Bắc Kinh thành, Long Khoa Đa, người sẽ đọc di chiếu và tuyên bố Ung Chính là người kế vị ngai vàng.

      Một số chứng cứ chứng tỏ rằng Dận Chân đã có liên kết với Long Khoa Đa từ vài tháng trước khi di chiếu được tuyên bố bằng sự chuẩn bị lực lượng quân đội, vì trong dự định của họ, binh biến là không thể tránh khỏi. Các truyện dân gian cho rằng Ung Chính đã thay đổi di chiếu của vua cha bằng cách thêm dấu vào và sửa đổi k‎í tự.

      Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là việc Ung Chính đã thay đổi chữ “thập tứ” (十四) thành chữ “vu tứ” (于四, vu nghĩa là "cho"), một số khác cho rằng từ “thập tứ” thành “đệ tứ” (第四). Khi các câu chuyện này truyền trong dân gian, cũng có một số ít chứng cứ cho quan điểm này, đặc biệt là dựa trên việc chữ “vu” (于) không được dùng rộng rãi trong suốt thời đại nhà Thanh, vì người ta thường dùng chữ “於”.

      Tiếp đó, phong tục của nhà Thanh là di chiếu sẽ được viết cả bằng tiếng Mãn Châu và tiếng Hán, mà tiếng Mãn Châu khó viết hơn, trong trường hợp này việc sửa di chiếu có lẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều nghi ngờ dấy lên khi mà di chiếu viết bằng tiếng Mãn bị thất lạc đâu đó và di chiếu bằng tiếng Hán, đang được lưu giữ trong viện Bảo tàng sử Trung Quốc, chỉ được ban bố 2 ngày sau cái chết của Khang Hy. Một số nhà sử đưa ra giả thuyết rằng Ung Chinh không thay đổi di chiếu nhưng đã viết một bản khác.

      Việc đầu tiên khi làm vua của Ung Chính là ông đã thả hoàng tử thứ 13, Dận Tường, người cùng ông chiến đấu bao năm khi còn là hoàng tử. Dận Tường bị vua cha giam cầm cùng lúc với thái tử Dận Nhưng. Một số nguồn tư liệu đã ghi lại rằng, Dận Tường, vị hoàng tử nắm giữ hầu hết quân đội, đã điều một đội quân trong Bắc Kinh từ Phong Đài đến bao vây và kiểm soát Tử Cấm Thành và một số vùng xung quanh, hành động này nhằm ngăn chặn mọi phản kháng từ phía hoàng tử Dận Tự.

      Ung Chính đã cảm thấy bất an và rất buồn khi cha qua đời, và biết rằng sẽ là một áp lực và trọng trách lớn khi ông thừa kế ngai vàng của cha. Hơn nữa, sau khi di chiếu được tuyên bố, Dận Chân đã ra lệnh cho các trọng thần (Trương Đình Ngọc, Long Khoa Đa và Dận Chỉ) và con trai là Hoằng Lịch dẫn các hoàng tử còn lại làm lễ Tam bái - Cửu chào đối với vị hoàng đế mới.

      Vào ngày hôm sau, Ung Chính đã ra một khẩu dụ điều Dận Đề trở về Giang Tô, đồng thời phong tặng thân mẫu danh phong Thiên hoàng thái hậu vào lúc Dận Đề đến dự lễ tang tiên hoàng.

      Trong bản tóm tắt tiểu sử toàn diện nhất về hoàng đế Ung Chính của học giả Phùng Nhĩ Khang, tác giả đã nhìn nhận việc kế ngôi của Ung Chính bằng một nhãn quan mới mẻ.

      Phùng Nhĩ Khang viết rằng vẫn còn một số nghi ngờ từ di chiếu bị thất lạc hay ngày được ban hành, song đa số các luận điểm chứng tỏ rằng Ung Chính đã thành công trong việc lên ngai vàng một cách hợp lẽ, dẫu cho ông cũng đã có sử dụng quân đội trong một số trường hợp cần thiết.

      Hoàng tử thứ 8 là Dận Tự đã bỏ cả đời để chiêu nạp các quan viên, thuộc hạ bằng con đường hối lộ, và những ảnh hưởng của Dận Tự đã liên quan đến chính bíến Phong Đài. Ngoài ra, Phùng Nhĩ Khang cũng cho rằng:

      Mặc dù chúng ta không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã xảy ra với sự kế vị, cũng như bên nào đúng bên nào sai, nhưng có lí do để nói rằng các thế lực chính trị chống lại Ung Chính đã làm nhiều điều mờ ám đằng sau ‎nhằm phủ lên vương triều Ung Chính một bức tranh đen tối;

      truyền thống hoàng gia Trung Hoa đã dẫn đến những suy nghĩ tin tưởng rằng toàn bộ công lao cai trị của Ung Chính có thể bị phủ định bởi vì sự kế vị của ông không do di mệnh của tiên hoàng, người nắm đặc quyền quyết định tối cao.

      Ngoài ra, học giả Phùng Nhĩ Khang cho rằng Khang Hy đã phạm một sai lầm to lớn khi để các con của mình lao vào trò chơi chính trị quá nhiều, và đặc biệt là trong hoàn cảnh chiếc ghế Thái tử bị bỏ trống, do đó một cuộc quyết chiến giành ngôi vua, bao gồm cả việc chiếm đoạt nếu có thể, là một kết quả không thể tránh khỏi trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

      Vì thế, thậm chí sẽ là một sai lầm to lớn hơn nữa khi đánh giá một nhà cai trị đơn giản thông qua cách mà ông ta đạt đến quyền lực. Có một điều chắc chắn là sau này hoàng đế Ung Chính đã bảo đảm rằng quá trình chuyển giao quyền lực cho người kế vị mình diễn ra thuận lợi, khong như trường hợp của chính ông.

      Tháng 11 năm 1722, sau khi lên ngôi hoàng đế, Dận Chân đặt niên hiệu là Ung Chính (雍正), bắt đầu từ năm 1723, xuất phát từ chữ Ung, nghĩa là “hòa thuận”; và chữ Chính, nghĩa là “ngay thẳng” hay “chính thống”.

      Ngay lập tức sau khi lên ngôi, Ung Chính đã chọn ra các quân cơ đại thần vào Quân Cơ Viện (bao gồm hoàng tử Dận Tự, hoàng tử Dận Tường, Trương Đình Ngọc, Mã Vệ và Long Khoa Đa). Dận Tự được phong làm Liêm Thân Vương, còn Dận Tường được phong làm Di Thân Vương, cả hai đều được giữ những vị trí cao trong triều.


      Củng cố quyền lực


      Tiêu diệt các hoàng tử khác



      Do sự lên ngôi của ông có nhiều điều nghi vấn, Ung Chính đã nhận thấy sự đố kỵ và tranh chấp từ các hoàng tử còn lại. Dận Thì, đại hoàng tử tiếp tục bị giam cầm tại gia. Dận Nhưng, thái tử bị phế truất mất 2 năm sau khi Ung Chính lên ngôi - dù họ bị giam cầm không phải do Ung Chính mà do vua cha Khang Hy.

      Việc khó khăn nhất chính là phải chia rẽ nhóm của hoàng tử Dận Tự (bao gồm Dận Tự; hoàng tử thứ 9 Dận Đường, thứ 10 Dận Ngã; và các thuộc hạ), và chia cắt Dận Đề nhằm cắt đứt liên minh này. Dận Tự, người nắm giữ chức Thượng thư Bộ Công, và tước Liêm Thân Vương, được theo dõi rất kỹ bởi Ung Chính.

      Dận Đường được cử tới Giang Tô để hỗ trợ quân đội, nhưng thực chất là chịu sự cai quản thuộc hạ của Ung Chính là tướng quân Niên Canh Nghiêu. Dận Ngã bị tước bỏ mọi quyền vị vào tháng 5 năm 1724, và bị đày đi phương bắc tới vùng Nội Mông. Hoàng tử thứ 14 là Dận Đề, em ruột của Ung Chính, thì bị đày đến canh giữ tẩm lăng của các tiên hoàng.

      Trong những năm đầu tiên dưới sự cai trị của Ung Chính, sự ủng hộ ông đã tăng lên rõ rệt. Dận Tự muốn dùng vị thế và chức vị của mình nhiều lần ép buộc nhà vua nhằm làm cho Ung Chính phải đưa ra những chính sách, quyết định sai lầm dù bề ngoài Dận Tự vẫn tỏ ra ủng hộ nhà vua. Dận Tự và Dận Đường, những người từng ủng hộ Dận Đề lên vị trí ngôi báu, đã bị tước hết mọi quyền vị và bị giam cầm trong ngục cho đến chết vào năm 1727.


      Vụ án Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa


      Niên Canh Nghiêu là tâm phúc của Ung Chính một thời gian dài trước khi ông bước lên ngai vàng. Vào năm 1723, khi Ung Chính gọi em trai của mình, Dận Đề, quay trở về từ đông bắc, ông đã chỉ định Niên đến thay thế vị trí này. Tình hình biên giới Tân Cương lúc này vẫn rất rối ren, do đó ở đây rất cần một viên tướng giỏi.

      Tuy nhiên, sau một vài cuộc chinh phục thành công, Niên đã bắt đầu tha hóa khi nhận hối lộ để thăng quan tiến chức. Niên nổi tiếng với lối sống vương giả ngang bằng với nhà vua.

      Nhìn thấy trước viễn cảnh không tốt từ Niên, Ung Chính đã ra một chỉ dụ giáng chức Niên xuống làm tướng quân của Hàng Châu phủ. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục những hành động ngông cuồng, Niên đã nhận được tối hậu thư từ Ung Chính, và sau đó đã phải tự sát bằng thuốc độc vào năm 1726.

      Long Khoa Đa (âm Mãn: Longkodo) là thống soái toàn bộ quân đội thành Bắc Kinh vào thời điểm Ung Chính lên ngôi. Sau đó, Longkodo bắt đầu bị ghét bỏ từ năm 1728 và chết khi bị giam cầm tại tư gia.


      Sự nghiệp


      Cấm đạo Thiên Chúa


      Khác với vua cha, Ung Chính tấn công mạnh mẽ vào đạo Thiên Chúa.Thấy các giáo sĩ đạo Thiên Chúa (thuộc dòng Tên và các dòng khác) âm mưu, khuynh loát nhau, ông cấm đạo cả nước, chỉ trừ Bắc Kinh. Thế là, 300 nhà thờ bị phá.

      Những cải cách


      Sau khi trở thành hoàng đế Đại Thanh, Ung Chính đã cho giám sát chặt chẽ hoạt động của các quan lại cấp dưới và đồng thời cho tịch thu các truyền đơn mà ông cho là gây ảnh hưởng xấu cho chế độ của mình, đặc biệt là những người phản Thanh phục Minh.

      Nổi bật trong số đó là trường hợp của Tằng Tĩnh, một nho sinh thi hỏng mang ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của học giả Lữ Lưu Lương ở thế kỷ XVII. Vào tháng 10 năm 1728, Tằng đã kích động Nhạc Chung Kỳ, tướng quân của 2 tỉnh Thiểm Tây – Cam Túc, làm phản.

      Ông ta đưa ra một bản danh sách dài vạch tội của Ung Chính, bao gồm cả việc giết hoàng đế Khang Hy và hạ sát các anh em để giành ngôi. Giải quyết vụ án này, cuối cùng Ung Chính đã cho bắt Tằng Tĩnh về thành Bắc Kinh để xét xử.

      Ung Chính còn được biết đến như một nhà vua chuyên quyền, nghiêm khắc trong thời gian trị vì của mình. Ông căm ghét tham nhũng và trừng phạt nghiêm khắc các quan viên khi họ vi phạm các quy tắc trên.

      Năm 1729, ông ra một khẩu dụ nghiêm cấm việc hút madak, một thứ thuốc phiện do người phương Tây mang vào Trung Quốc.Trong suốt triều đại Ung Chính, Thanh triều đã trở thành một vương triều vững mạnh và thanh bình, ngoài ra ông cũng cho xây dựng lại Cung điện Mùa hè Càn Thành. Ông ban hành một di chiếu giả cho người kế vị nhằm tránh lặp lại bi kịch của cha ông.

      Ung Chính rất tin tưởng vào người Hán và sử dụng nhiều quan viên người Hán trong chính quyền của mình. Cả Lý Vệ và Đường Văn Kính đều giúp triều đình cai quản các vùng phía nam Trung Quốc. An Thái cũng phục vụ cho Ung Chính trong việc cai quản các vùng miền nam.

      Ông cũng nổi tiếng vì đã thu hết quyền lực của các vị hoàng tử của 5 kỳ còn lại và thống nhất toàn bộ bát kỳ dưới sự lãnh đạo duy nhất của ông, thông qua việc lập ra Bát vương nghị chính (八王依正).


      Qua đời


      Giống như vua cha, Ung Chính cũng dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế thiên triều trước những thế lực bên ngoài như Mông Cổ, và khi Tây Tạng bị chia cắt bởi cuộc nội chiến từ năm 1717-1728, ông đã rút toàn bộ quân đội, chỉ để lại một viên quan nhà Thanh và các đơn vị đồn trú để bảo vệ biên giới thiên triều.

      Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng Ung Chính đã cải cách lại chế độ thuế má vào thời điểm đó nên không có chính sách ưu đãi cho giai cấp thượng lưu và áp dụng chế độ thuế đất mới cho các chủ đất. Cuộc sống hậu cung của ông lại là một câu chuyện buồn: Ông có 14 người con trai nhưng có đến 9 người chết sớm.

      Hoàng đế Ung Chính cai trị Trung Quốc chỉ trong 13 năm. Ông đột ngột qua đời vào năm 1735 khi mới 58 tuổi. Các truyện dân gian kể rằng ông đã bị ám sát bởi Lã Tứ Nương, con gái của Lã Lưu Lang, người mà cả gia đình đã bị xử tử trong vụ án văn chương nổi tiếng chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

      Một giả thuyết khác có vẻ thực tế hơn đó là Ung Chính đã chết vì dùng thuốc quá liều vào thời điểm đó, vì ông cho rằng các loại dược liệu quí này sẽ giúp ông kéo dài tuổi thọ. Để tránh một cuộc tranh giành ngôi báu tương tự như thời của mình 13 năm trước, ông đã ra lệnh cho hoàng tử thứ ba, Hoằng Thời, người đã từng cùng phe với Dận Tự, phải tự sát. Đồng thời, ông cũng đã chỉ định hoàng tử thứ tư Bảo Thân Vương Hoằng Lịch, kế ngôi. Hoằng Lịch lên kế ngôi, tức là vua Càn Long (Thanh Cao Tông).

      Ông được đưa vào Lăng Tây Thanh (清西陵), 120 km về phía tây nam thành Bắc Kinh, trong bảo tàng Thái Lăng (泰陵) (tên dưới thời nhà Thanh là Elhe Munggan).


      Gia tộc


      Phụ mẫu


      Thân phụ: Khang Hy hoàng đế (Ung Chính là con thứ tư)

      Thân mẫu: Ô Nhã thị (1660-1723), được phong làm Nhân Thọ hoàng thái hậu (仁壽皇太后) khi Ung Chính lên ngôi và thường được biết đến với tên gọi Hiếu Cung Nhân hoàng hậu (Tên Hán: 孝恭仁皇后; Tên Mãn Châu: Hiyoošungga Gungnecuke Gosin Hūwanghu)

      Hậu phi


      Hiếu Kính Hiến hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị (1681–1731)

      Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị (1693–1777): mẹ của Hoằng Lịch

      Đôn Túc hoàng quý phi Niên thị (?-1725): em gái của Niên Canh Nghiêu, sinh ba hoàng nam và một hoàng nữ, đều mất sớm

      Thuần Khác hoàng quý phi Cảnh Giai thị (1689–1784): con của Cảnh Đức Kim, mẹ của Hoằng Trú

      Tề phi Lý thị (?-1737)

      Khiêm phi Lưu thị (1714–1767): con gái của Lưu Mãn, mẹ của con trai út của Ung Chính là Hoằng Chiêm

      Ninh phi Võ thị (?-1734): con gái của Võ Trụ Quốc. Sau khi mất được phong làm Ninh phi năm 1734

      Mậu tần Tống thị (?-1730): con gái của Kim Trụ. Sinh hai hoàng nữ, đều mất sớm

      Quách quý nhân (?-1786)

      Lý quý nhân (?-1760)

      An quý nhân (?-1750)

      Hải quý nhân (?-1761)

      Trương quý nhân (?-1735)

      Con cái


      Hoàng đế Ung Chính có 10 hoàng tử và 4 hoàng nữ, trong đó chỉ có 4 vị hoàng tử sống được đến thời Ung Chính tại vị. Trong 13 năm trên ngai vàng, Ung Chính chỉ có thêm hai hoàng tử: Phúc Phái và Hoằng Chiêm.

      Hoàng tử


      Hoằng Huy [弘暉] (1697 – 1704): con của Hiếu Kính Hiến hoàng hậu. Sau khi mất được Càn Long truy phong làm Đoan thân vương

      Hoằng Phán [弘昐] (1697 – 1699): con của Tề phi Lý thị

      Hoằng Quân [弘昀] (1700 – 1710): con của Tề phi Lý thị

      Hoằng Thời [弘時] (1704 – 1726): con của Tề phi Lý thị

      Hoằng Lịch [弘曆] (1711 – 1799): con của Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu, sau lên ngôi là Hoàng đế Càn Long

      Hoằng Trú [弘晝] (1712 – 1770): Hoà Cung thân vương, con của Thuần Khác hoàng quý phi

      Phúc Nghi [福宜] (1720 – 1721): con của Đôn Túc hoàng quý phi

      Phúc Huệ [福惠] (1721 – 1728): con của Đôn Túc hoàng quý phi. Được phong làm Hoài thân vương

      Phúc Phái [福沛] (1723): con của Đôn Túc hoàng quý phi

      Hoằng Chiêm [弘瞻] (1733 – 1765): con của Khiêm phi Lưu thị. Được phong làm Quả Cung quận vương

      Hoàng nữ


      Trưởng nữ (1694): con của Mậu tần Tống thị

      Hoài Khác Hoà Thạc công chúa [和硕怀恪公主] (1795 - 1717): con của Tề phi Lý thị

      Tam nữ (1706): con của Mậu tần Tống thị

      Tứ nữ (1715 – 1717): con của Đôn Túc hoàng quý phi

      Nghĩa nữ


      Thục Thận Hoà Thạc công chúa [和硕淑慎公主] (1708 – 1784): con gái thứ 6 của Lí thân vương Dận Nhưng và Trắc phúc tấn Đường thị

      Hoà Huệ Hoà Thạc công chúa [和硕和惠公主] (1714 – 1731): con gái thứ 4 của Di thân vương Dận Tường và Phúc tấn Triệu Giai thị

      Đoan Nhu Hoà Thạc công chúa [和硕端柔公主] (1714 – 1754): con gái trưởng của Trang thân vương Dận Lộc và Phúc tấn Quách Lạc La thị

      Vai trò lịch sử


      Được đánh giá là một vị vua nghiêm khắc và tận tụy, Ung Chính đã xây dựng một vương triều vững mạnh dựa trên việc chi tiêu một cách thấp nhất. Cũng giống như vua cha Khang Hy, hoàng đế Ung Chính dùng sức mạnh quân đội để bảo vệ vị thế của thiên triều.

      Bị các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đã cướp ngôi, sự cai trị của ông bị coi là chuyên quyền, nhưng hiệu quả và mạnh mẽ, mặc dầu triều đại ông ngắn và mờ nhạt hơn Khang Hy và Càn Long sau này, cái chết đột ngột của ông có lẽ một phần là do những công việc quá sức mà ông phải thực hiện.

      Ung Chính tiếp tục thời đại của sự thanh bình và thịnh vượng của Đại Thanh, vì ông đã hạn chế nạn tham nhũng, lãng phí và cải cách hành chính kinh tế một cách triệt để.

      Mặc dù nổi tiếng một người tiết kiệm, Ung Chính đã đóng góp một phần vào việc xây dựng Cung điện Mùa hè, tức Viên Minh Viên, một kiệt tác trong lịch sử triều đại nhà Thanh.

      Đài truyền hình Trung Quốc CCTV-1 đã trình chiếu một phim truyền hình về lịch sử Trung Quốc năm 1997 trong đó có đề cập đến hoàng đế Ung Chính, chủ yếu tập trung vào mặt tích cực của ông, và lập trường cứng rắn của ông về việc chống tham nhũng, một vấn đề không mới trong xã hội.




      Wikipedia Việt
      (Còn Tiếp)



      sigpic

      Comment


      • #18
        Nhà Thanh

        Càn Long




        Vua Nhà Thanh


        Càn Long 乾隆 hay Thanh Cao Tông (清高宗) (25 tháng 9, 1711 tức năm Khang Hi thứ 50—7 tháng 2, 1799 tức năm Gia Khánh thứ 4), họ Ái Tân Giác La, húy Hoàng Lịch, là người con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, đồng thời ông là hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

        Thời kỳ trị vì của ông kéo dài 60 năm từ 11 tháng 10, 1736 đến 1 tháng 9, 1795, và là thời cực thịnh về kinh tế và quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Ili và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² hiện tại. Ông bắt chước cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy, người mà ông rất ngưỡng mộ.

        Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hy ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ là xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính.

        Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh và đã thất bại, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ô là Hòa Thân...

        Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Năm 1799 ông mất, hưởng thọ 87 tuổi. Thụy hiệu đầy đủ của ông là Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế (法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝.


        Truyền thuyết


        Một số truyền thuyết trong dân gian, và được tiểu thuyết hoá trong "Thanh cung mười ba triều" của Hứa Tiếu Thiên và "Thư kiếm ân cừu lục" của Kim Dung cho rằng ông không phải con của Ung Chính mà là con người Hán.

        Truyền thuyết kể rằng vợ Ung Chính kết thân với vợ của Trần Các Lão (Trần Thế Quan), hai người cùng có mang cùng lúc. Khi sinh ra thì con của Ung Chính là con gái, còn con Trần Các Lão là con trai. Vợ Ung Chính vì sợ thất sủng nên đã ép buộc tráo đổi, người con trai sau này là Càn Long. Còn Trần Các Lão và vợ im lặng đến chết.

        Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết, thể hiện mong ước của người Hán khi bị người Mãn đô hộ, tự ru ngủ mình rằng vua trên ngai vàng vẫn là người Hán.


        Gia đình


        Thân phụ: Hoàng đế Ung Chính (là con thứ 4)

        Thân mẫu: Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu (1692–1777) thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc (Chinese: 孝聖憲皇后; Manchu: Hiyoošungga Enduringge Temgetulehe Hūwanghu).


        Phi tần

        Hoàng hậu


        Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị

        Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị

        Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Nguỵ Giai thị


        Hoàng quý phi


        Tuệ Hiền Hoàng Quý phi Cao Giai thị

        Thuần Huệ Hoàng Quý phi Tô thị

        Thục Gia Hoàng Quý phi Kim Giai thị (?-1755) người gốc Triều Tiên. Bà đã sinh cho Càn Long 4 Hoàng nam.

        Khánh Cung Hoàng Quý phi Lục thị

        Triết Mẫn Hoàng Quý phi Phú Sát thị (?-20 tháng 5, 1735), thuộc tộc Phú Sát của Mãn Châu, qua đời ngay trước khi Càn Long lên ngôi nên chưa bao giờ được làm quý phi khi còn sống.


        Quý phi


        Uyển Quý phi Trần thị

        Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị

        Hãn Quý phi Đái Giai thị

        Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị

        Du Quý phi Kha Lí Diệp Đặc thị (1714–1792) thuộc tộc Kha Lí Diệp Đặc (Keliyete) của Mãn Châu.


        Phi


        Tấn phi Phú Sát thị (?-1822) thuộc tộc Phú Sát của Mãn Châu. Bà được cháu của Càn Long là Hoàng đế Đạo Quang phong làm phi năm 1820 do là phi tử cuối cùng của Càn Long còn sống.

        Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị

        Dung phi/Hương phi Hoà Trác thị (?) có lẽ chỉ là sản phẩm của sự pha trộn giữa truyền thuyết và sự thật.

        Đôn phi Uông thị


        Tần


        Nghi tần Hoàng thị

        Tuân tần Hoắc Thạc Đặc thị

        Cung tần Lâm thị

        Di tần Bách thị

        Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị

        Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị


        Hoàng tử


        Định An thân vương Vĩnh Hoàng [永璜] (5 tháng 7, 1728 – 21 tháng 4, 1750), con trai của Triết Mẫn Hoàng Quý phi

        Đoan Tuệ thái tử Vĩnh Liễn [永璉] (9 tháng 8, 1730 – 23 tháng 11, 1738), Thái tử thứ nhất, con trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

        Tuần quận vương Vĩnh Chương [永璋] (15 tháng 7, 1735 – 26 tháng 8, 1760), con trai của Thuần Huệ Hoàng Quý phi

        Lí Đoan Thân vương Vĩnh Thành [永珹] (21 tháng 2, 1739 – 5 tháng 4, 1777), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi

        Vinh Thuần thân vương Vĩnh Kì [永琪] (23 tháng 3, 1741 – 16 tháng 4, 1766), con trai của Du Quý phi

        Chất Trang thân vương Vĩnh Dung [永瑢] (28 tháng 1, 1744 – 13 tháng 6, 1790), con trai của Thuần Huệ Hoàng Quý phi

        Triết thân vương Vĩnh Tông [永琮] (27 tháng 5, 1746 – 29 tháng 1, 1748), Thái tử thứ hai, con trai của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

        Nghi Thận Thân vương Vĩnh Tuyền [永璇] (31 tháng 8, 1746 – 1 tháng 9, 1832), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi

        Hoàng cửu tử (2 tháng 8, 1748 – 11 tháng 6, 1749), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi
        Hoàng thập tử (12 tháng 6, 1751 – 7 tháng 7, 1753), con trai của Thư phi

        Thành Triết thân vương Vĩnh Tinh [永瑆] (22 tháng 3, 1752 – 10 tháng 5, 1823), con trai của Thục Gia Hoàng Quý phi

        Bối lặc Vĩnh Cơ [永璂] (7 tháng 6, 1752 – 17 tháng 3, 1776), con trai của Kế Hoàng hậu

        Vĩnh Cảnh [永璟] (2 tháng 1, 1756 – 7 tháng 9, 1757), con trai của Kế Hoàng hậu

        Vĩnh Lộ [永璐] (31 tháng 8, 1757 – 3 tháng 5, 1760), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu

        Gia Khánh đế Vĩnh Diễm [永琰] (13 tháng 11, 1760 – 2 tháng 9, 1820), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Được phong Gia Thân vương (嘉親王) năm 1789, lên ngôi ngày 9 tháng 2, 1796

        Hoàng thập lục tử (13 tháng 1, 1763 – 6 tháng 5, 1765), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu

        Khánh Hi thân vương Vĩnh Lân [永璘] (17 tháng 6, 1766 – 25 tháng 4, 1820), con trai của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, được phong bối lặc năm 1789, được phong Khánh Quận vương (慶郡王) năm 1799, được phong Khánh Thân vương (慶親王) năm 1820 nhưng mất cùng vào năm đó. Cháu nội là Khánh Thân vương Dịch Khuông.

        Tướng quân Phúc Khang An (福康安) được đồn đại là con không hợp pháp của Càn Long, nhưng chưa ai chứng minh được điều này. Tuy thế, Phúc Khang An vẫn là vị tướng quân được sủng ái nhất dưới thời Càn Long.


        Hoàng nữ


        Hoàng trưởng nữ (1728 – 1729), con gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

        Hoàng nhị nữ (1731), con gái của Triết Mẫn Hoàng Quý phi

        Cố Luân Hoà Kính Công chúa [固倫和敬公主] (28 tháng 6, 1731 – 15 tháng 8, 1792), con gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu

        Hoà Thạc Hoà Gia Công chúa [和硕和嘉公主] (24 tháng 12, 1745 – 29 tháng 10, 1767), con gái của Thuần Huệ Hoàng Quý phi

        Hoàng ngũ nữ (1753 – 1755), con gái của Kế Hoàng hậu

        Hoàng lục nữ (24 tháng 8, 1755 – 27 tháng 9, 1758), con gái của Hãn Quý phi

        Cố Luân Hoà Tĩnh Công chúa [固伦和静公主] (10 tháng 8, 1756 – 9 tháng 2, 1975), con gái của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu

        Hoàng bát nữ (1758 – 1767), con gái của Hãn Quý phi

        Hoà Thạc Hoà Khác Công chúa [和硕和恪公主] (17 tháng 8, 1758 – 14 tháng 4, 1780), con gái của Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu

        Cố Luân Hoà Hiếu Công chúa [固伦和孝公主] (2 tháng 2, 1775 – 13 tháng 10, 1823), con gái của Đôn phi và là công chúa được Càn Long sủng ái nhất.


        Nghĩa nữ


        Hoà Thạc Hoà Uyển Công chúa [和硕和婉公主] (24 tháng 7, 1734 – 2 tháng 5, 1760), vốn là con gái trưởng của Hoà Thân vương Hoằng Trú, con trai thứ năm của Hoàng đế Ung Chính và là cháu gái của Càn Long. Mẹ đẻ là Phúc tấn Ô Trát Khố thị (乌札库氏, Ujaku), Đại Phúc tấn của Hoằng Trú.



        Wikepedia Việt
        (Còn Tiếp)



        sigpic

        Comment


        • #19
          Nhà Thanh

          Hòa Thân




          Hòa Thân


          Hòa Thân (tiếng Trung: 和珅, bính âm: Héshēn; tiếng Mãn: Hešen) còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799, là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.

          Hòa Thân, tự Trí Trai (致齋), nguyên tên là Thiện Bảo (善保), người của Chính Hồng kì, Mãn Châu. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học.

          Thuở nhỏ, do quan hê bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình.


          Giai đoạn tiến thân


          Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Vẻ ngoài ấy hao hao giống với một người tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ.

          Vì vậy ông luôn có một sự ưu ái đặc biệt với Hòa Thân, thường bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ đó cộng với năng lực bản thân, Hòa Thân sau đó đã được thăng các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.

          Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, tham nhũng của cải của nhà nước.

          Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Ông ta đặt ra luật "Nghị tội ngân" - lấy bạc để chuộc tội, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp.

          Thế lực của Hòa Thân ngày càng mạnh khi con trai ông ta là Phong Thân Ân Đức kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long là công chúa Cố Luân Hòa Hiếu.


          Cuối cuộc đời


          Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1 năm 1796, và thiệt hại do nó gây ra giờ đã được lộ rõ. Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái thượng hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 1799, hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân.

          Ngày 12 tháng 2, Hòa Thân bị bắt cùng với Phúc Trường An. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ, ngày 22 tháng 2, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu.

          Trong 24 năm từ khi Hòa Thân bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:

          Những dinh thự, đất đai có tổng cộng 3.000 phòng, 8.000 mẫu (32 km²) đất; 42 ngân hàng; 75 hiệu cầm đồ; 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1.000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi),

          58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu, 600 cân nhân sâm Cát Lâm thượng hạng, 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào lớn), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả mơ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn, 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 40 bàn đựng bộ đồ ăn bằng

          vàng (10 bộ mỗi bàn), 11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1 m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu và da gia súc độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 bình bằng đồng và

          thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 giường bằng vàng ròng có trang trí tinh xảo (mỗi giường có cẩn 8 loại đá quý khác nhau), 460 đồng hồ tốt của châu Âu, 606 gia nhân, 600 tì thiếp trong phủ.

          Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

          Trong nhà Lưu Quân, tổng quản phủ Hòa Thân, một số lượng lớn châu báu nữa bao gồm 240.000 lạng bạc cũng bị tịch thu. Hoàng đế Gia Khánh đã gán cho Hòa Thân 20 tội danh, như "coi thường vương pháp", hay "cậy quyền cậy thế" ....

          Ảnh hưởng của Hòa Thân không chỉ chấm dứt sau khi ông ta chết, nạn tham nhũng tiếp tục ngày càng lan tràn cả trong và ngoài kinh đô, trong cả quan văn và võ. Bát kì trở thành một đội quân ngày càng vô dụng. Quân Chính Lam kì ngày càng hỗn loạn và mất đi nhiều trụ cột từ đầu thời nhà Thanh.

          Thói quen xa hoa, tiêu xài lãng phí làm lu mờ đạo đức dẫn đến sự suy tàn dần của triều đại này. Mười chiến dịch lớn của Càn Long đã tốn hết 120 triệu lạng bạc, trong khi thu nhập quốc khố hàng năm không hơn 40 triệu lạng bạc. Kết quả của những khoản chi khổng lồ đó đã làm gia tăng thâm hụt ngân quỹ trong giai đoạn sau của nhà Thanh.


          Dinh thự của Hòa Thân




          Cung Vương Phủ



          Cung Vương Phủ hiện là Vương Phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất! Chủ nhân của Phủ lần lượt là 2 vị quyền uy nhất thời, đứng "dưới 1 người, trên vạn người" , 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân ( vào ở từ 1776 đến 1799) , 1 vị là em thứ 6 của vua Hàm

          Phong - Cung Thân Vương Dịch Hân ( vào ở từ 1852-1898). Trong phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2. Năm 1982 được liệt vào danh sách bảo hộ trọng điểm của toàn quốc.

          Phủ được bố trí theo kiểu "Tam Lộ Ngũ Tiến" (三路五进), kiến trúc tinh xảo mà rộng lớn. Kiến trúc ở trục chính dùng ngói lưu ly xanh, mô phạm kiến trúc dành cho Phủ Đệ của Thân Vương. Thêm nữa lại từng là phủ đệ của Hòa Thân, người giàu thứ nhì thiên hạ lúc bấy giờ, nổi tiếng với câu nói: " thứ gì mà Hoàng Thượng có, ta cũng có, thứ gì Hoàng Thượng không có, ta cũng phải có" .

          Chính vì lối sống xa hoa, nên Hòa Thân cũng dồn rất nhiều công sức tôn tạo phủ. Hoa viên còn được gọi là Tụy Cẩm Viên - 萃锦园. Bố cục tổng thể 3 mặt giáp giả sơn, với hơn 50 Cảnh Điểm (景点) phân bố 3 trục Đông, Tây, Trung. Vương Phủ, theo vòng quay của thời gian, hàm chứa hết những tinh túy, cao quý của văn hóa Vương phủ đời Thanh. Có câu " 1 tòa Cung Vương Phủ, nửa bộ sử Thanh triều" cũng đủ nói lên giá trị văn hóa của phủ.




          Wikipedia Việt
          (Còn Tiếp)



          sigpic

          Comment


          • #20
            Nhà Thanh

            Hồng Tú Toàn




            Ảnh vẽ Hồng Tú Toàn vào khoảng năm 1860


            Hồng Tú Toàn (chữ Hán: 洪秀全, bính âm: Hong Xiuquan), tự là Hỏa Tú (火秀), xuất thân từ một gia đình người Khách Gia là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh.

            Ông tự xưng là Thiên Vương, thành lập Thái Bình Thiên Quốc và từng chiếm lĩnh nhiều vùng đất rộng lớn ở miền nam Trung Quốc. Ông tự xưng là em trai của chúa Giê-xu.


            Tiểu sử


            Hồng Tú Toàn sinh năm 1812 (cũng có tài liệu ghi 1813) trong một gia đình trung nông có 3 trai 1 gái ở thôn Phúc Nguyên Thuỷ (福源水村), huyện Hoa (花縣) (ngày nay là huyện Hoa Đô, tỉnh Quảng Đông), Quảng Đông, Trung Quốc. Cha ông là Hồng Cạnh Dương (洪競揚) và mẹ ông là Vương thị (王氏). Ông học hành thông minh nhưng đi thi nhiều lần không đỗ. Ông sau đó chuyển đến sống tại thôn Quan Lộc (官祿㘵村). Sau đó ông đã kết hôn với Lại Tích Anh (賴惜英).

            Hồng Tú Toàn bắt đầu học tại Thư Phòng các (书房阁) lúc bảy tuổi. Sau sáu năm ông đã có thể đọc thuộc Tứ Thư Ngũ kinh. Vào lúc 15 tuổi, cha mẹ của ông không còn đủ khả năng để cho ông tiếp tục, do đó, ông trở thành một thầy giáo cho trẻ em trong làng của mình và tiếp tục học một mình.

            Năm 22 tuổi, vào năm 1836, ông đi thi Tú tài tại trường thi Quảng Châu, nhưng bị trượt. Ông thi lại bốn lần, nhưng không lần nào thành công. Điều này một phần là do không có tiền hối lộ cho các quan.

            Hồng Tú Toàn sau đó trở thành một thục sư (塾师) tại Thư Phòng các và một số trường học ở Liên Hoa Đường (莲花塘) và vài làng khác.


            Sự nghiệp


            Năm 1837. sau khi thi trượt lần thứ hai, Hồng Tú Toàn bị bệnh nặng và mơ thấy một ông vua đưa mình một thanh kiếm, đi diệt trừ Nhà Thanh đang khinh rẻ nông dân. Hồng Tứ Toàn kể rằng trong giấc mơ ông cũng thấy một người trẻ tuối hơn, ông gọi bằng anh.

            Bảy năm sau, vào năm 1843, tình cờ đọc cuốn Lời lành răn đời của Hội Truyền bá đạo Thiên Chúa xuất bản ở Quảng Châu, ông nhận ra trong giấc mơ của mình ông gặp được Thượng Đế, cùng với Chúa Giê-xu, người mà ông gọi bằng anh.

            Sẵn có tâm lý không bằng lòng với chế độ khoa cử và những quy định bất công của triều đình nhà Thanh, ông đã lấy chủ nghĩa bình đẳng của đạo Thiên Chúa làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền.

            Năm 1844, Hồng Tú Toàn đi truyền đạo. Đến năm 1850, ông phát động cuộc khởi nghĩa vùng núi tỉnh Quảng Tây. Sau khi giành được một số thắng lợi, ông tuyến bố thành lập chính quyền mới gọi là Thái Bình Thiên Quốc, tự xưng là Thiên vương và phân phong cho các tướng lĩnh.

            Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn, làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.

            Nhưng Thái Bình Thiên Quốc đã không xây dựng những căn cứ vững chắc trong những vùng mình chiếm đóng. Bộ phận lãnh đạo phạm vào nhiều sai lầm về chính trị và quân sự. Năm 1856, Hồng Tú Toàn thủ tiêu một số tướng tá có thế lực của Thái Bình Thiên Quốc (trong đó có Dương Tú Thanh, một viên tướng tài giỏi, thành phần cố nông) không ăn cánh với mình, làm cho lực lượng khởi nghĩa giảm sút đi nhiều.

            Các nước tư bản phương Tây là Anh, Pháp, Mỹ lợi dụng sự rối ren hiện nay tại Trung Quốc, trước hết dùng vũ lực buộc triều đình Mãn Thanh khuất phục, khiến cuộc chiến tranh Nha phiến lần thứ 2 (1857-1860) xảy ra, sau đó tích cực giúp đỡ triều đình Mãn Thanh và bọn địa chủ quan liêu vũ trang tấn công Thái Bình Thiên Quốc.

            Năm 1864, Thiên Kinh bị quân đội nhà Thanh và đội vũ trang của bọn địa chủ quan liêu bao vây chặt. Quân đội và tàu chiến của Anh, Pháp, Mỹ cũng tham gia tấn công. Nghĩa quân và nhân dân trong thành chiến đấu dũng cảm. Ngày 1 tháng 6 năm 1864, khi thành Thiên Kinh sắp thất thủ, Hồng Tú Toàn đã tự vẫn.

            Tác phẩm văn chương


            Bài thơ sau đây, bài thơ có tiêu đề là Trảm tà lưu chinh thi (斩邪留正诗), được viết vào năm 1837 bởi Hồng Tú Tài, minh họa suy nghĩ tôn giáo của mình và mục đích mà sau này dẫn đến việc thành lập Thái Bình Thiên Quốc.

            Nguyên văn chữ Hán


            《斬邪留正詩》

            手握乾坤殺伐權,
            斬邪留正解民懸。
            眼通西北江山外,
            聲振東南日月邊。
            璽劍光榮存帝賜,
            詩章憑據誦爺前,
            太平一統光世界,
            威風快樂萬千年。

            Dịch Hán Việt


            Trảm tà lưu chinh thi

            Thủ ác Càn khôn sát phạt quyền,
            Trảm tà lưu chính giải dân huyền.
            Nhãn thông tây bắc giang sơn ngoại,
            Thanh chấn đông nam nhật nguyệt biên.
            Tỉ kiếm quang vinh tồn Đế tứ,
            Thi chương bằng cứ tụng Da tiền.
            Thái Bình nhất thống quang thế giới,
            Uy phong khoái lạc vạn thiên niên.



            Wikipedia Việt
            (Còn Tiếp)


            sigpic

            Comment


            • #21
              Nhà Thanh

              Từ Hi Thái hậu

              Nhiếp chính 11 tháng 11, 1861 – 15 tháng 11, 1908
              (47 năm, 4 ngày) , cùng với Từ An Thái hậu (1861–81).

              Tiền nhiệm Túc Thuận, Di Thân vương Tái Viên, Trịnh Thân vương Đoan Hoa và 5 vị đại thần khác làm nhiếp chính cho Hoàng đế Đồng Trị.

              Nhiếp chính Hoàng đế Đồng Trị , Hoàng đế Quang Tự.

              Kế nhiệm Long Dụ Thái hậu và Thuần Thân vương Tái Phong làm nhiếp chính cho Phổ Nghi.

              Hôn phối Hoàng đế Hàm Phong.

              Hậu duệ Hoàng đế Đồng Trị.


              Thụy hiệu Ngắn: Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu 孝欽顯皇后.

              Đầy đủ: Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu 孝欽慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇后.

              Hoàng tộc Gia tộc Ái Tân Giác La (nhờ hôn phối).

              Thân phụ Diệp Hách Na Lạp Huệ Trưng.

              Thân mẫu Phú Sát thị.

              Sinh 29 tháng 11, 1835.

              Mất 15 tháng 11, 1908 (72 tuổi), Điện Nghi Loan, Trung Nam Hải, Bắc Kinh, Đế quốc Đại Thanh.

              An táng Bồ Đà Dục Định Đông Lăng, Thanh Đông Lăng.




              Nhiếp chính của nhà Thanh



              Từ Hi Thái hậu


              (1835–1908) là người nắm quyền lực thực tế của triều đình Thanh trong hơn 40 năm. Bà cùng với Võ Tắc Thiên được xem như là hai người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa, vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề (trọng nam khinh nữ), trong một thời gian dài.

              Thụy hiệu của bà là Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển hoàng hậu (孝钦慈禧端佑康颐昭豫莊诚寿恭钦献崇熙配天兴圣显皇后).





              Thái hậu Từ Hy (1835–1908)



              Xuất thân


              Bà xuất thân từ bộ tộc Mãn Châu Yehenara (Diệp Hách Na Lạp), mới đầu chỉ là một cung tần, nhờ hát hay, khéo nịnh được Hàm Phong yêu, được phong đến chức Ý Quý nhân. Năm 1856, bà sinh một trai, về sau là Hoàng đế Đồng Trị (trị vì 1861-1875), từ đó càng được sủng ái.

              Nhờ trí thông minh, lại có tính cách mạnh mẽ, bà dần can thiệp vào chuyện triều chính, từ đó sinh ra hách dịch, độc tài.

              Tương truyền vua Hàm Phong biết trước rằng sau này bà sẽ là một tai họa cho nhà Thanh nên trước khi chết đã để lại di chúc bảo phải giết đi, nhưng viên thái giám Lý Liên Anh cho bà hay rồi hủy di chúc này, giúp đỡ bà đưa Đồng Trị lên ngôi. Lý Liên Anh từ đó thành sủng thần của Từ Hi, tham ô, làm loạn trong cung.



              Làm Phụ chính lần thứ nhất


              Sau khi Hoàng đế Hàm Phong qua đời, Hoàng hậu Từ An và Ý Quý nhân được triều đình tôn xưng là Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu, và quyết định để cho hai bà làm "thùy liêm thính chính" (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng Phụ chính cho Hoàng đế Đồng Trị còn nhỏ tuổi. Hai đại thần Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người có năng lực, giúp ý kiến hai bà.

              Thái hậu Từ An ít học nhưng đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hi học khá hơn, đọc viết được chữ Hán, thông minh, lanh lợi, rất có bản lĩnh, nhưng cũng có nhiều tật: ham quyền thế, dâm dật, xa xỉ, muốn đạt mục đích đến cùng.

              Bà cũng có tính tình bất thường, lúc thì hiền, rộng lượng, lúc thì tàn nhẫn vô cùng. Do đó dần dần Từ Hi lấn Từ An, quyết định mọi việc. Từ An hiền hậu, nhượng bộ nhiều lần. Năm 1872, Đồng Trị 18 tuổi, hai Thái hậu dự định cưới vợ cho Đồng Trị rồi sẽ thôi thính chính nữa.

              Từ An là vợ chính thức của Hàm Phong, vốn không có con, nhưng theo phong tục Trung Hoa, Đồng Trị vẫn đối đãi với bà như là mẹ cả. Đồng Trị lại không ưa mẹ đẻ mà quý Thái hậu Từ An. Do đó mà Từ Hy ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An.

              Tính cách bà lại ham quyền lực, vì vậy tự ý quyết định mọi việc, lũng đoạn cả triều đình. Đồng Trị sinh chán nản, bỏ bê triều chính, thường cùng với một vài hoạn quan ban đêm trốn ra khỏi cấm thành, đi chơi phố phường, có lần về trễ, không kịp buổi triều. Hai năm sau ông chết, sử chép là do bệnh đậu, nhưng dân gian đều cho là do bệnh hoa liễu.

              Do Đồng Trị không có con, Từ Hi tìm một đứa cháu trong hoàng tộc, mới bốn tuổi, em con chú của Đồng Trị, đưa lên ngôi, lấy hiệu là Quang Tự.

              Cũng trong thời gian này, Thái hậu Từ An đã chết một cách bí ẩn, không một người nào hay.

              Tương truyền bà đã bị Từ Hi đầu độc chỉ vì bắt gặp một nhà sư trong phòng ngủ của Từ Hy.

              Có thuyết cho rằng, vì Từ Hi biết rằng Thái Hậu Từ An có trong tay một Di Chiếu của Hàm Phong Hoàng Đế là có thể truất phế Từ Hy bất cứ lúc nào nên Từ Hy đã ra lệnh giết Từ An.

              Từ Hy đã bỏ thuốc độc vào thức ăn của Từ An để bà trúng độc mà chết. Cái Di Chiếu đó chỉ có Từ An và Cung Thân Vương biết.

              Quang Tự còn nhỏ tuổi bị Từ Hi quản thúc chặt chẽ quá, hóa ra khiếp nhược. Kể từ khi lên ngôi vua lúc 5 tuổi, không một người nào – ngay cả mẹ nữa – được phép lại gần, trừ mỗi một người là Từ Hi.

              Từ Hi "luyện vua" cho tới mức sợ bà như sợ cọp, bảo gì cũng phải nghe. Lớn lên vua Quang Tự mỗi ngày phải vào vấn an bà một lần, mà vấn an thì phải quỳ, cho phép đứng dậy mới đứng.

              Thái giám Lý Liên Anh, sủng thần của Từ Hi, cũng ăn hiếp Quang Tự, đối xử vô cùng tàn nhẫn. Xuất thân là kép hát, rất đẹp trai, hát rất hay, được Từ Hy sủng ái, tới mức ông nói gì, bà ta cũng nghe, ông ta tự phụ, tự coi là ngang với bà. Đình thần sợ ông như sợ bà vậy.

              Hoàng đế Quang Tự cũng phải nhẫn nhịn Lý nhiều lần. Sau vụ Mậu Tuất chính biến, Quang Tự bị giam trong một phòng bẩn thỉu, ăn không được no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhã tới khi chết, một phần cũng là do ý của Lý.






              Cuộc vận động tự cường (1862-1882)


              Trước chiến tranh nha phiến, Mãn Thanh tự hào là Thiên triều, xem thường các nước Tây phương là ngoại di. Sau khi liên quân Anh–Pháp tới Bắc Kinh, buộc phải ký điều ước nhục nhã với họ, nhà Thanh mới chịu nhận rằng bọn ngoại di đó mạnh hơn mình nhiều, và muốn chống cự với họ thì phải có tàu bè như họ, súng ống như họ, quân đội phải luyện tập theo lối của họ.

              Vài người Mãn như Cung Thân Vương, Quế Lương nghĩ đến việc tự cường, bàn với Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Tả Tông Đường. Họ đồng ý với nhau rằng "muốn tự cường thì việc luyện binh là quan trọng nhất, mà muốn luyện binh thì trước hết phải chế tạo vũ khí giới". Năm 1862, họ giao cho Lý Hồng Chương thi hành.

              Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp xúc với Ung Wing, một sinh viên nghèo ở Ma Cao và là du học sinh đầu tiên ở Mỹ, do một hội truyền giáo trợ cấp, năm 1854 đậu bằng cấp Đại học Yale. Tăng Quốc Phiên phái Ung Wing qua Mỹ mua máy. Ông này thuyết phục Tăng Quốc Phiên gởi 120 thanh niên đi du học. Một số lớn qua Mỹ, ba chục người sang Anh, ba chục qua Pháp, một số nhỏ qua Đức.

              Phong trào tự cường tiến chậm, chủ yếu là nhắm vào quốc phòng mà thôi, chưa phải là một cuộc cải cách lớn. Nhưng nhóm thủ cựu nổi lên phản đối, cho Lý Hồng Chương là Hán gian, theo Tây phương, làm cho Trung Quốc hóa ra di địch. Họ họp thành một phe không bao giờ bàn tới học thuật Tây phương, tự cho mình là thanh cao.

              Dân chúng thì đại đa số vẫn cày cấy để kiếm cơm ăn, việc nước không hề biết tới. Có một người sáng suốt là Wong Tao học giỏi chữ Hán, ngoài hai chục tuổi, trong khoảng từ 1840 đến 1860 giúp việc cho nhà in của một hội truyền giáo Anh ở Thượng Hải. Bị nghi ngờ là tiếp xúc với Thái Bình Thiên quốc, ông phải trốn qua cử nhân, giúp dịch Tứ Thư và Ngũ Kinh rồi qua ở Scotland hai năm.

              Khi trở về Hồng Kông, Wong Tao xuất bản một nhật báo riêng, sau hợp tác với một tờ báo của người Anh ở Thượng Hải nữa (1872). Ông cảnh báo nhà cầm quyền rằng công cuộc tự cường không có kết quả được vì chỉ trị ngọn chứ không trị gốc. Phải thay đổi cả chế độ mới được. Nhưng triều đình Thanh thì vẫn không chấp nhận.


              Chính biến Mậu Tuất (1898)


              Sau vụ Trung Nhật chiến tranh, thấy một nước lớn như Trung Quốc mà bị một nước nhỏ xưa nay mình vẫn khinh khi là Nhật Bản đánh thua, người Trung Hoa nhận ra rằng công cuộc tự cường hơn hai chục năm không có kết quả gì cả, vũ khí không đủ để cứu nước, phải cải cách từ gốc, thay đổi chế độ, như Wang Tao đã cảnh cáo thì mới được.

              Họ cổ vũ canh tân chính trị, tổ chức lại điều đình, giảm phung phí trong xã hội, bỏ hệ thống khoa cử cũ, tuyển nhân tài theo cách mới... Do đó mà có cuộc vận động duy tân (đổi mới) khắp trong nước.

              Hai người đề xướng là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, đưa ra khẩu hiệu là "toàn biến, tốc biến" (thay đổi triệt để và mau). Lương Khải Siêu làm đại biểu cho một nhóm 190 cử nhân Quảng Đông lên kinh thi, dâng thư lên triều đình bàn về thời cuộc. Khang Hữu Vi cùng nhóm 3.000 cử nhân khác dâng thư xin biến pháp.

              Rồi hai nhóm họp làm một. Kể từ thế kỷ 12 đời Nam Tống (trên bảy thế kỷ), bây giờ mới lại thấy một phong trào học sinh dâng thỉnh nguyện lên vua. Lần này, thỉnh nguyện của nhóm Khang, Lương không được chấp nhận.

              Năm 1896, Khang Hữu Vi lần nữa dâng thư xin biến pháp. Lần này ông đạt được đến Quang Tự nhờ một vị đại thần, thầy học cũ của Quang Tự.

              Quang Tự lúc này đã thực sự cầm quyền (từ năm 1889); Thái hậu Từ Hi lui về nghỉ ở Di Hòa viên, dĩ nhiên vẫn theo dõi hành động của ông. Ông tuy e sợ "Phật bà" – Từ Hi – nhưng sáng suốt, nhiệt tâm muốn cứu Trung Quốc, cho mời Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lên kinh bàn việc nước. Ông tiếp Khang, Lương suốt một buổi, phong cho họ chức tước để cùng mưu việc biến pháp.

              Đề nghị nào họ đưa ra Quang Tự cũng chấp nhận hết: cải cách việc triều đình cho mới mẻ, bỏ lối văn bát cổ trong các khoa thi mà lấy môn luận về thời vụ thay vào, lập học hiệu, khuyến khích kẻ viết sách mới và kẻ chế khí cụ mới, bỏ những nha thự ít việc, luyện tập quân đội theo

              lối mới, trù lập ngân hàng, làm đường xe lửa, khai mỏ, mở nông và công nghiệp, lập hội buôn, mỏ rộng đường ngôn luận, cầu nhân tài... Trong khoảng chưa đầy ba tháng, hơn một trăm đạo chiếu được ban ra, làm cho cả trong triều lẫn ngoài tỉnh xôn xao. Đúng là "toàn biến" và "tốc biến".

              Khang Hữu Vi biết rằng nhóm cựu thần tất phản đối, nên khuyên vua đừng vội bỏ hết các nha môn, mà giữ họ lại, phong đất cho họ để không mất lộc. Nhưng vị "Phật bà" ở Di Hòa Viên hay biết, có ác cảm với biến pháp.

              Bà bổ nhiệm một người cùng phe bà là Vinh Lộc, tổng đốc Trực Lệ, chỉ huy quân đội ở thủ đô để củng cố thế lực của bà. Vua Quang Tự cương quyết, bảo: "Không cho ra biến pháp thì giết ta còn hơn".

              Đàm Tự Đồng thấy Từ Hi cản trở công cuộc đổi mới, khuyên Quang Tự đoạt lại chính quyền. Quang Tự nghe lời, triệu Viên Thế Khải, (học trò của Lý Hồng Chương trong việc đào tạo quân đội) lúc đó đang thống lĩnh 7.000 quân tâm phúc, về Bắc Kinh bàn việc, có ý dùng quân của Viên để bao vây Di Hòa Viên.

              Chẳng may việc đó bị tiết lộ (chính Viên phản vua, vì thấy Từ Hi còn mạnh). Từ Hy hay được, vội vàng từ Di Hòa Viên trở về Bắc Kinh, họp Quang Tự và các đại thần lại, bắt Quang Tự quỳ một bên, các đại thần quỳ một bên, trừng mắt, lớn tiếng mắng Quang Tự một cách tàn nhẫn:

              "Thiên hạ này là thiên hạ của tổ tiên, mày sao dám tự ý làm bậy? Các quan đây đều do tao tuyển dụng trong nhiều năm để họ giúp mày, mày sao dám tự ý không dùng người ta?..." Rồi bà quay sang phía các đại thần mắng là bất lực, không tận tâm với quốc sự..






              Làm Phụ chính lần thứ hai


              Sau cùng, năm 1898, Từ Hy tuyên bố rằng Quang Tự bệnh, bà phải thính chính trở lại, và đem giam Quang Tự ở Doanh Đài, trong hồ Tây Uyển. Vậy là cuộc biến pháp thành cuộc chính biến.

              Bà ban lệnh cấm dân dâng thư, phế bỏ cục Quan Báo, đình chỉ việc lập học hiệu trung, tiểu ở các tỉnh, các huyện; dùng lại lối văn tám vế để lựa kẻ sĩ, bỏ khoa thi đặc biệt về kinh tế; bỏ

              các tổng cục nông công, thương, cấm báo quản, truy nã chủ bút, cấm hội họp, dùng lại các vũ khí cung đao...; tóm lại là chỉ trong một hai tuần toàn hủy, tốc hủy các canh tân của Quang Tự. Sử gọi vụ đó là "Chính biến Mậu Tuất" (1898); cũng gọi là vụ "Duy tân 100 ngày".

              Khang Hữu Vi hay tin trước, bỏ trốn. Lương Khải Siêu, sau khi việc xảy ra, mới trốn qua Nhật.

              Đàm Tự Đồng không chịu trốn, muốn lấy máu mình nuôi cách mạng, nên bị giết với năm người nữa: Khang Quảng Nhân, (em Khang Hữu Vi) Lưu Quang Đệ, Lâm Húc, Dương Nhuệ, Dương Thâm Tú.

              Khang Hữu Vi ở Nhật lập đảng Bảo hoàng mong lật đổ Từ Hy, phò trợ Quang Tự lên cầm quyền; Lương Khai Siêu xuất bản tờ báo Thanh Nghị mạt sát Từ Hi.

              Từ Hy xin Anh, Nhật giao Khang Hữu Vi và Lương Khai Siêu cho bà, nhưng họ không nghe, còn bảo vệ cho hai người mà họ coi là phạm nhân chính trị. Từ Hi còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để đưa một người khác lên, sai người cho dò ý công sứ các nước, họ đều phản đối.

              Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ Quang Tự, Từ Hi càng ghét ngoại nhân đã mớm cho Trung Hoa những ý tưởng phản động: hiến pháp, dân chủ...

              Thái giám Liên Anh rất ghét nhóm Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu mà Quang Tự trông cậy để đổi mới Trung Quốc. Cũng chính Lý Liên Anh khuyên Từ Hi dùng quyền phỉ để diệt người da trắng, do đó mà liên quân tám nước (Bát Quốc Liên Quân) vào phá Bắc Kinh. Chính vì sự tấn công này mà triều đình nhà Thanh phải ký hòa ước Tân Sửu nhục nhã với liệt cường năm 1901.


              Dự bị lập hiến (1902-1908)


              Sau hòa ước nhục nhã Tân Sửu (1901), Từ Hy bị dân chúng vạch tội, muốn mua chuộc lại lòng dân, mới chỉnh sửa đổi chính sách, bao nhiêu sắc lệnh biến pháp của Quang Tự mà năm 1898, bà hủy bỏ thì bây giờ thực hiện hết, lại lập nhiều cơ quan mới như hội nghị chính vụ xứ, thượng bộ, học bộ, luyện tân quân, chấn hưng công, thương.

              Khanh Hữu Vi ghét Từ Hy nhưng vẫn chưa oán người Thanh, lập Đảng Bảo hoàng, hy vọng nơi Quang Tự, nhưng tư tưởng ông hơi thay đổi, đòi quân chủ lập hiến; Lương Khải Siêu cũng hậu thuẫn ông.

              Năm 1905, dân Trung Hoa thấy Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến mà mạnh, thắng được Nga theo chế độ quân chủ chuyên chế, nên càng tin ở chế độ lập hiến, và đòi Thanh đình phải lập hiến, chứ chỉ sửa đổi chính sách (Thanh đình gọi là Tân Chính: Chính sách mới) chỉ duy tân thì không đủ. Ngay một số đại thần Hán trung với Thanh như Trương Chi Động, Viên Thế Khải cũng chủ trương lập hiến. Phong trào lập hiến sôi nổi trong nước.

              Từ Hy bất đắc dĩ phải phái năm đại thần đi Nhật, Anh, Đức để khảo sát chế độ lập hiến của ba quốc gia đó.

              Năm sau, họ trở về đều chủ trương lập hiến. Từ Hy xuống dụ: "Trước hết cải cách quan chế rồi đến chính trị, khiến sĩ dân hiểu rõ quốc chính để dự bị cơ sở cho việc lập hiến, vài năm sau, xét lại tình hình, xem tiến bộ mau chóng mà định kỳ hạn xa gần."

              Rồi triều đình sửa đổi quan chế: đặt ra Tư chính viện ở kinh sư, Tư nghị cuộc ở các tỉnh để làm cơ sở cho Quốc hội và Tỉnh nghị hội, lập thẩm kê viện, thẩm phán sảnh, ban bố Hình luật mới..., nhưng một số biện pháp không thực hành được, có danh mà không thực.

              Triều đình lại hạ chiếu lập một nội các mới bề ngoài có vẻ tiến bộ mà sự thực chỉ là để phá nguyên tắc Mãn và Hán ngang nhau, vì trong số 12 thượng thư chỉ có 4 người Hán, 1 người Mãn, 2 thị lang Mãn, 2 thị lang Hán), còn 8 người kia là Mãn, mà 5 người là hoàng tộc; vì vậy người Trung Hoa gọi nội các đó là nội các hoàng tộc.

              Sau cùng, năm 1908, triều đình ban bố Hiến pháp đại cương gồm 15 điều mà điều số 1 là: Hoàng đế Đại Thanh thống trị Đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau tới vạn đời, và điều số 2 là:

              Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm. Nội dung là quyền vua rất lớn, quyền dân rất ít, nghị viện chỉ là một cơ quan tư vấn. Họ dự bị 9 năm sau mới hoàn thành hiến pháp. Có ý kiến nghi ngờ thực tâm muốn lập hiến theo đường lối dân chủ.

              Trong năm đó, sau khi ban bố Hiến pháp đại cương thì Quang Tự chết trước rồi Từ Hy chết sau, chỉ cách nhau có mấy giờ. Dân chúng ngờ rằng Từ Hy biết mình sắp chết, không muốn cho Quang Tự sống nên đầu độc Quang Tự.


              Nhận định

              Có nhiều nhận định khác nhau về Thái hậu Từ Hy.



              Nói chung, Thái hậu Từ Hy là con người có nhiều tham vọng, quyết đoán và độc tài, không biết dùng cận thần có năng lực để tham mưu cho bà. Bà cũng chẳng biết tin dùng người Hán,chỉ vì ít học nên không tiến kịp thời đại.

              So với Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản và Pyotr I của Nga, Từ Hy thái hậu ích kỷ hơn vì nghĩ đến quyền lợi riêng nhiều hơn, chẳng hạn lấy số tiền dự tính đóng chiến hạm theo kiểu châu Âu để sửa sang Di Hòa viên làm nơi tĩnh dưỡng cho bà lúc về già.

              So với những thái hậu từng nắm thực quyền ở Trung Hoa như Lã hậu và Võ Tắc Thiên, Từ Hy có điểm giống ở chỗ thao túng các hoàng đế, có cách cư xử tàn nhẫn. Nhưng thời đại của Từ Hy so với trước bất lợi hơn. Võ Tắc Thiên ở vào thời Trung Hoa hưng thịnh, bên ngoài mở

              mang bờ cõi. Trong khi đó hoàn cảnh đối ngoại của Từ Hy có điểm giống Lã Hậu. Lã Hậu bên ngoài bị Hung Nô uy hiếp, cũng như Trung Hoa của Từ Hy bị các đế quốc phương Tây xâu xé.

              Bởi thế có tài liệu của Trung Quốc buộc tội bà "Cắt đất cầu hoà, thờ giặc như cha". Chuyện phòng the của bà cũng như của Lã Hậu và Võ Tắc Thiên,rất đáng lên án vì bà ta quá dâm loạn

              Có ý kiến từ châu Âu liệt Từ Hy vào hạng Đại Nữ Hoàng đế Ekaterina II của Nga, có tài cai trị. Ý kiến phản bác cho rằng lời khen đó quá mức. Vì bà tin bọn Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương thật, nhưng chỉ cho họ nắm quân đội, tài chính và việc cai trị ở các tỉnh thôi, mà triều

              đình vẫn hủ bại, hậu quả là "ngoài nặng trong nhẹ", quyền cai trị ở ngoài các tỉnh lần lần qua tay người Hán, họ mạnh lên; còn quyền thống trị của người Mãn ở trong triều đình nhẹ lần, khiến cho Mãn Thanh dễ bị diệt vong.


              Thụy hiệu


              Bà thường được biết đến dưới cái tên "Từ Hi", nhưng đây không phải là tên thật của bà mà là tên hiệu được phong khi con trai bà lên ngôi năm 1861. Tên khai sinh của Từ Hi Thái hậu là Na Lạp Lan Nhi, nhưng trong một cuốn sách gần đây do hậu duệ của em trai bà xuất bản có nhắc đến cái tên Hạnh Trinh (杏貞).

              Tên bà được ghi lại lần đầu tiên khi bà nhập cung vào tháng 9, năm 1851, là "Diệp Hách Na Lạp thị, con gái của Huệ Trưng" (Trung: 惠徵). Bà được gọi bằng họ của mình, như các cô gái Mãn Châu khác. Khi nhập cung, bà là tú nữ (Trung: 秀女).

              Sau khi được Hoàng đế Hàm Phong sủng hạnh, bà được phong làm Từ Quý nhân. Vào cuối tháng 12 năm 1854, bà được nâng lên làm Từ tần. Vào ngày 27 tháng 4, 1856, bà sinh hạ con trai duy nhất của Hàm Phong và được phong làm "Từ Quý Phi".

              Tháng 2 năm 1857, bà được sắc phong làm Từ Hoàng Quý phi ngang hàng với Hoàng hậu Từ An nhưng không được nắm quyền ở Hậu Cung.

              Vào cuối tháng 8, năm 1861, Hoàng đế Hàm Phong qua đời, con trai bà lên nối ngôi, lấy hiệu là Đồng Trị, bà được phong là Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (Trung: 聖母皇太后) với tên hiệu là Từ Hi (Trung: 慈禧).

              Hoàng hậu của Hoàng đế Hàm Phong được phong làm Mẫu Hậu Hoàng Thái hậu (Trung: 母后皇太后) - danh hiệu để chỉ rằng địa vị của bà cao hơn Từ Hi - với tên hiệu là Từ An (Trung: 慈安).

              Kể từ năm 1861, Từ Hi Thái hậu được thêm tên hiệu 7 lần (mỗi lần 2 chữ) theo điển lệ (Thái Hậu được thêm tên hiệu 9 lần, nâng tổng số chữ đầy đủ có thể lên đến 20 chữ). Đến cuối đời, tên hiệu của bà dài đến 16 chữ, bắt đầu bằng Từ Hi.

              Tên hiệu chính thức của bà khi còn sống là: Đại Thanh quốc Đương Kim Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (Trung: 大清國當今慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙聖母皇太后).

              Gọi ngắn gọn lại là Đại Thanh quốc Đương Kim Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu (Trung: 大清國當今聖母皇太后).

              Khi đó, Từ Hi Thái hậu còn được gọi là "Lão Phật gia" (Trung: 老佛爺) - một danh hiệu được dùng cho tất cả các hoàng đế nhà Thanh, và được tung hô là Đại Thanh quốc Đương Kim Thánh Mẫu Hoàng Thái hậu Vạn tuế Vạn tuế Vạn vạn tuế (Trung: 大清國當今聖母皇太后萬歲萬歲萬萬歲). "Vạn tuế", theo điển lệ trước nay, chỉ có Hoàng đế được dùng, còn Thái hậu chỉ được dùng danh xưng "Thiên tuế".

              Lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu được mang thuỵ hiệu gồm các tên hiệu bà có lúc còn sống cùng với một số tên hiệu mới. Đây là tên thường được dùng trong các văn bản chính thức khi nói về hoàng hậu, và đó là: Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu (Trung: 孝欽慈禧端佑康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇太后).



              Wikipedia Việt
              (Còn Tiếp)



              sigpic

              Comment


              • #22
                Bà này khác gì Võ Tắc Thiên đâu ,mang danh nhiếp chính nhưng nắm trọn quyền lực như vua rồi còn gì??
                sigpic Có lúc cần từ bỏ cô gái này để có 1 cô khác

                Bỗng một ngày em bất chợt nhận ra
                Trái tim em đã trở nên chật chội
                Con đường yêu em không còn mở lối
                Để dành riêng cho duy nhất một người.

                TN

                """This is the miracle that happens every time to those who really love: the more they give, the more they possess."""

                Comment

                Working...
                X