Hoài gọi phôn hí hửng khoe với tôi:
- Chị Bông ơi, có hàng “on sale” đây !
- Lại quần áo, túi xách, giày dép nữa hả? Chán rồi, rẻ thì rẻ nhưng mua về mấy đợt trước còn đây, thành lỗi thời dù chưa kịp dùng đến.
- Không phải, món này hạ giá là chị thích liền...
Tôi dứt khóat:
- Hột xoàn hả? Đừng có hòng, tôi đeo đồ giả quen rồi, cũng lấp lánh không thua hàng thật. Tha hồ đeo đầy tay, đầy cổ, ai dám hỏi, ai dám đến gần sờ mó vào mà biết thật giả chứ.?
- Chị đoán sai hết, kiên nhẫn nghe tôi nói nè, chị có thích sửa sắc đẹp không? Đang hạ giá đấy.
Tôi ngạc nhiên khựng lại:.
- Sửa sắc đẹp mà cũng hạ giá nữa hả?
- Chứ sao, làm ăn thì cái gì chẳng phải hạ giá chiều khách. Này nhé, cắt mí mắt giá 1,800 đồng chỉ còn 1,200, căng da mặt gần 4,000 nay chỉ còn 3,000 đồng. Họ hạ giá, thời cơ đã đến.
Tranh: Bảo Huân
Tôi chao lòng, hỏi tới:
- Sao mà rẻ thế? Nhưng thẩm mỹ viện nào? Có bảo đảm không?
- Thẩm mỹ viện “Xuân Xanh”, hài lòng chưa? Bỏ ra mấy ngàn đồng, mình trẻ lại 20 năm về trước mà không rẻ à?
- Nhưng thẩm mỹ viện có sửa được khóe mắt đã đầy vết chân chim...đại bàng không? Có căng được làn da lão hóa đã nhăn như tấm mền cũ không? Có bơm được đôi môi khô héo như chiếc lá khô của mùa Thu tàn, trở thành môi trái tim tươi mát không? Có...
Hoài phải ngắt lời tôi:
- Làm gì mà lo lắng bi quan thế? Thẩm mỹ viện làm được tất cả miễn là mình có tiền.
- Nếu tôi muốn có một nốt ruồi duyên trên môi như cô người mẫu Cindy Crwaford có được không?
- Giời ơi, người ta còn muốn cắt bỏ nốt ruồi, nhà chị lại muốn cấy nốt ruồi. Bộ không nghe tin cô người mẫu Cindy Crwaford đang lo lắng vì nốt ruồi duyên của cô đang đổi màu có nguy cơ bị ung thư hả?
- Hỏi đùa thôi, nhưng này, hiệu quả cắt mắt và căng da mặt kéo dài được bao lâu? Nghe nói chỉ vài năm thôi, đâu lại hoàn đấy?
Hoài gạt đi:
- Có gì bền vững mãi trên thế gian này đâu, ngay cả mạng sống của mình, sống ngày nào vui hưởng ngày ấy đi. Cho dù chỉ hiệu quả vài năm, thì chị cũng có vài năm sung sướng, tự hào và mãn nguyện vì sự trẻ trung của mình, cũng là liều thuốc bổ tinh thần vô cùng quý giá đấy. Với lại, có tiền để làm gì? Đây là lý do chính đáng nhất để xài tiền cho cá nhân mình, cả một đời người toàn là tần tiện, làm lụng chăm chỉ và lo cho gia đình con cái.
Tôi lại thêm chao lòng:
- Ừ, để tôi suy nghĩ rồi quyết định sau nhé.
Hoài và tôi qua Mỹ cùng thời gian, ở cùng thành phố, cùng tuổi, nên có nhiều suy nghĩ hợp nhau, và rất thân nhau. Hoài thường tâm sự với tôi, chị có hai người con đã ăn học xong, đã trưởng thành, coi như mình hết trách nhiệm, nhà cửa xe cộ thì trả off từ lâu, vốn liếng dành dụm được, thích gì thì làm, còn lại bao nhiêu để cho con cái cũng quý lắm rồi.
Càng về già người ta càng thấy chuyện sinh tử mong manh quá, càng muốn níu kéo tuổi thanh xuân và hưởng hạnh phúc ở đời.
Tôi và Hoài luôn than thở với nhau về tuổi già, hết tóc điểm bạc, tới da nhăn, khóe mắt chân chim...nhưng chưa ai một lần đi sửa sắc đẹp cả, mà chỉ ao ước thôi.
Năm ngoái tôi đi California họp mặt bạn bè thời trung học, thấy vài bạn gái cùng lớp ngày xưa sao mà vẫn trẻ đẹp thế, da mặt căng không một vết nhăn, hỏi thăm “bí quyết” thì một người bạn cười cười trả lời rất đơn giản là chỉ cần “mát sa” mặt mỗi buổi sáng khoảng 15 phút là xong.
Về nhà tôi hớn hở kể cho Hoài nghe điều kỳ diệu đó, chị ta mắng tôi:
- Sao nhà chị ở Mỹ bao năm rồi mà vẫn còn ngố ngáo như gái H’mong từ bản làng rừng núi mới ra thành phố vậy? Các chị ấy căng da mặt đấy, cứ bà nào tuổi đời 5-6 bó trở lên mà hiên ngang chải tóc vén lên, để khoe khuôn mặt với làn da căng mịn màng như thời con gái, là bảo đảm bà ấy căng da mặt, hoặc vừa mới chích botox nên mới đầy tự tin như thế. Vì ở tuổi này các tế bào đã hết đàn hồi, chảy xệ xuống rồi, “mát sa” nào cứu nguy cho được? Phải nhờ đến thẩm mỹ viện cắt xén, nâng cấp lên thôi.
Hoài nói thêm:
- Còn mấy bà già nào chuyên môn đeo kính mát dù trời nắng hay mưa cũng có ý đồ cả đấy, vừa ra vẻ thời trang ăn diện vừa để che giấu đôi mắt sụp mí hoặc những vết nhăn nơi khóe mắt mà họ không có hay chưa có điều kiện đi thẩm mỹ viện sửa sang.
Tôi thán phục:
- Chị suy bụng ta ra bụng người nên không sai tí nào! Chị thật là kinh nghiệm.
Thế là từ năm ngoái, giấc mơ sửa sắc đẹp đã ám ảnh tôi từng ngày. Nhưng nghĩ tới chuyện dao kéo tôi sợ lắm, dằng co mãi hết ngày này đến tháng nọ rồi lại nhìn mình trong gương và than trách ông trời sao làm tuổi già tàn tạ con người đến thế!
Nhớ thuở tôi mới lớn dáng gầy gầy xinh xắn, đôi mắt long lanh, nụ cười tươi tắn. Ngày tôi lấy chồng, theo chồng về thăm quê anh nơi miền đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất ngút ngàn, cò bay... gãy cánh, mới đi bộ trên bờ ruộng được nửa tiếng tôi đã mỏi chân, chỗ ấy vắng người, anh đã cõng tôi đi, và dỗ dành tôi mãi chỉ sợ tôi chán đòi về thành phố ngay.
Bây giờ tôi trở thành một bà sồn sồn mập mạp, thỉnh thoảng tôi mơ màng nũng nịu nhắc tới kỷ niệm xưa, chồng tôi cau có:
-Thôi đi, bây giờ nhắc lại tôi còn hú vía, bà nặng ký như thế này, tôi mà cõng bà thì tôi cụp xương sống chết liền tại chỗ. Tiếc rằng ruộng đất cha tôi không còn nữa, để bà về đi bộ hết những cánh đồng ấy chắc cũng xuống được mấy pound đó.
Ôi, lời nói không sai, mà làm tôi “đau” quá, có nghĩa là chồng tôi cũng chê tôi già, tôi xấu, anh ấy chẳng thiết tha gì đến kỷ niệm nên thơ thuở nào. Mập thì tôi tự giải quyết được, chịu khó ăn kiêng và đi bộ ngày mấy mile là xong, còn những vết nhăn trên gương mặt thì phải nhờ đến bàn tay bác sĩ thẩm mỹ thôi.
Tôi liền gọi phôn cho nhỏ bạn cùng trường mà tôi đã gặp ở California năm ngoái để hỏi cho ra lẽ:
- Nè, Vinh ơi, mày “mát sa” da mặt cách nào vậy? Nói thật đi, bộ mày căng da mặt hả? Chỉ tao kinh nghiệm với...
Vinh cười ngặt nghẽo trong phôn:
- Tội nghiệp bạn hiền của tôi, già rồi mà còn ngây thơ, thì tao căng da mặt đây, nói đùa là “mát sa” mày tưởng thật hả?
-Hèn gì tao về kể lại bị một đứa bạn khác mắng là nhà quê chẳng biết gì, căng da mặt có đau không hả Vinh?
- Làm đẹp thì dù có đau cũng ráng chịu, chừng 2 tiếng là xong, một tuần sau cắt chỉ, soi gương thấy khuôn mặt trẻ trung tao còn không... nhận ra tao nữa đó.
Cũng giống như Hoài, người bạn cùng xóm của tôi, Vinh có 2 con đã lập gia đình ở riêng. Hai vợ chồng đều qua Mỹ từ năm 1975. Hồi mới đến Mỹ, chồng của Vinh đã làm đủ thứ nghề lao động vất vả, đi Alaska làm cua, lênh đênh theo tàu ra biển, chịu đựng những mùa Đông cắt da cắt thịt, còn Vinh thì đi làm ở shop may. Tiền kiếm từng đồng mà còn phải gởi về Việt Nam giúp gia đình đôi bên, hết người nọ tới người kia xin, vì sau 1975 cuộc sống ở Việt Nam quá nghèo khổ, cơ cực. Vài năm sau, khi cả hai đã khá khá tiếng Anh, họ học thi vào bưu điện, kiên nhẫn vài lần cả hai đều được nhận vào làm.
Kiên nhẫn là mẹ của thành công, thật đúng với vợ chồng Vinh. Bây giờ thì họ khá giả ngoài căn nhà đang ở, họ có một số vốn lớn trong tay nhờ mua bán nhà trong thời hoàng kim kinh tế nhà cửa lên giá vùn vụt tại California.
Nhưng Vinh nói chưa quyết định để tiền cho đứa con nào hết, cho con trai thì nhìn con dâu ăn diện, mua sắm hoang tàn mà ngứa mắt và xót xa cả ruột gan, chẳng lẽ công lao mình làm ăn và ky cóp mà để lại cho đứa con dâu kia, tức... Con gái nhà ai hưởng? Mà cho con gái cũng chẳng hay ho gì, thằng con rể người Mỹ ăn xài kiểu Mỹ chẳng mấy chốc tiêu tan cái gia tài của chị suốt bao nhiêu năm cật lực làm việc.
Hai vợ chồng năm nào cũng lấy vacation đi du lịch đó đây, đi tour tàu biển hay đi tour du lịch Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, hay về thăm Việt Nam. Và mỗi dịp lễ nghỉ cũng tận hưởng ngày vui, họ đi Casino, ở gần thì có sòng bài da đỏ “Cache Creek” hay lên máy bay tới Las Vegas xa hơn, có nhiều sòng bài hơn, tha hồ đi hết sòng này tới sòng kia kéo máy, vừa vui chơi và làm “nghĩa vụ” nộp tí tiền vặt cho Casino... thay bóng đèn. Chán thì đi coi show, đi ăn buffet trong khách sạn Bellagio, Wynn,... giá đắt đỏ nhưng nhiều món ăn ngon và cảnh trí sang trọng, lịch sự.
Khi ra về không quên ghé cửa hàng của Jean Philippe để mua mấy hộp kẹo ngon Chocolate.
Vinh kết luận:
- Khúc đầu mình làm việc thì khúc cuối cuộc đời mình phải hưởng chứ, bắt đồng tiền mình làm ra phục vụ lại mình, cất tiền vô nhà băng để nhìn con số thì hiệu quả gì? Câu “Có tiền mua tiên cũng được” thật là chí lý, mua sự sung sướng và mua cả tuổi thanh xuân. Đến California vùng Bolsa người Việt mình mà mày không để ý thấy có nhiều “chị em sinh đôi” sao? Họ cắt mắt, sửa mũi, nên trông ai cũng như ai.
Thấy tôi im lặng, Vinh thuyết phục :
- Tao có một người bạn cũng căn cơ như mày, từ ngày sang Mỹ chỉ biết làm việc và để dành tiền, thậm chí đi shopping không dám mua cái áo đắt tiền, con cái học hành xong có gia đình ra ở riêng hết. Đùng một cái nó bị bệnh ung thư, chết tốt. Người chồng đau khổ kia sau một thời gian đã nguôi ngoai, chợt nhận ra trong cái rủi có “cái may” của mình, ông ta bèn về Việt Nam cưới một cô vợ trẻ hơn 30 tuổi, bao nhiêu vốn liếng dành dụm của bà vợ trước, ông mang ra cung phụng cho cô vợ sau hưởng hết, mua nhà mới, xe đẹp để làm vui lòng cô vợ trẻ.
Nghe xong tôi sôi cả ruột gan lên:
- Thế thì mình phải hưởng đi chứ, cho chắc ăn, kẻo kẻ khác hưởng mất. Tao cũng sẽ đi sửa sắc đẹp đây.
*
Tôi và Hoài đã đến thẩm mỹ viện “Xuân Xanh”, trước hết là cắt mí mắt, sau đó mới căng da mặt, vì không thể làm cả hai thứ cùng lượt. Chuyện này kéo dài khoảng hai tháng, nhân thể trong thời gian đó, tôi ăn kiêng luôn và ráo riết tập thể dục, một công mà được đôi ba việc. Với lòng quyết tâm làm đẹp nên tôi đã xuống được nhiều cân, dáng người vừa vặn, cân đối.
Ồ, thật tuyệt vời, tôi trẻ đẹp hẳn ra, cứ tưởng như mình của thuở mấy chục năm về trước, tôi thấy chồng tôi... già khú đế.
Để tương xứng với dung nhan trẻ đẹp mới, tôi đi mua sắm lại hàng loạt quần áo, giày dép, và các món phụ tùng khác. Chồng tôi cũng ngẩn ngơ và... tán tỉnh tôi:
- Anh có cảm tưởng như vừa cưới vợ lần thứ hai, một cô vợ nhí xinh xinh.
- Còn em, đang hoang mang tại sao mình lại lấy một ông chồng già đến thế?
-Nhưng tâm hồn anh vẫn trẻ như mấy chục năm về trước, và anh chỉ muốn được cõng em đi trên bờ ruộng xưa.
Tôi chanh chua:
- Sao hôm trước anh rủa em mập, anh mà cõng thì gãy vai anh? Tình thế đã thay đổi rồi nhé, bây giờ anh không xứng để cõng em đâu.
- Chẳng qua em chỉ trẻ trung cái bề ngoài, nhờ sự tham gia của dao kéo, đừng có vội “chảnh” với anh, vài năm sau lại trở về như cũ.
- Thì em lại đi thẩm mỹ viện nữa.
- Thẩm mỹ viện không phải là cái đũa thần, cũng có lúc bó tay. Em hiểu chưa?
- Ôi, em chẳng lo, tới lúc đó dù là hoa hậu hay Lọ Lem cũng da nhăn, tóc bạc, lưng còng gối mỏi, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như nhau. Chưa biết ai xấu hơn ai?
Tôi yêu đời, tự tin hẳn lên đúng như Vinh đã nói. Từ ngày sửa sắc đẹp xong tôi luôn mong mỏi nhận được thiệp mời đi đám cưới, đám tân gia hay... đám ma cũng được, để có dịp ra chỗ đông người, còn hơn ngồi trong nhà, uổng phí cả dung nhan mới làm lại.
Chẳng có đám nào đoái hoài tới, thì may quá, một chị bạn ở xa bỗng dưng... nạp mạng, gọi điện thoại báo tin sẽ ghé đến thăm tôi, nhân dịp chị ta về thành phố này thăm viếng thân nhân bên chồng.
Tôi tha thiết chào mời:
- Bất cứ giá nào chị cũng phải ghé nhà tôi nhé, tôi đang đợi chị từng giây từng phút đấy.
Chị bạn chắc cảm động, nên giọng chị nghẹn lại bên kia đầu dây:
- Không ngờ chị tốt quá, còn nghĩ đến tôi. Vâng, tôi sẽ không phụ tấm lòng của chị đâu.
Xong cú phôn, chồng tôi ngạc nhiên:
- Anh nhớ là em đâu có thân thiết gì chị bạn này, mà sao bây giờ mời đến nhà nồng nhiệt thế?
- Ơ kìa, dù gì tụi em cũng là bạn học một thời. Càng về già mình càng thấy quý tình cảm bạn bè anh ạ.
Tôi thích thú chờ đợi được người bạn khen mình trẻ ra và tôi sẽ không che giấu, mà “xúi” chị hãy đi thẩm mỹ viện để “tu bổ” lại dung nhan cho đời thêm hương sắc, kẻo mai này cuộc đời và tiền bạc chỉ là phù du. Thế thôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
- Chị Bông ơi, có hàng “on sale” đây !
- Lại quần áo, túi xách, giày dép nữa hả? Chán rồi, rẻ thì rẻ nhưng mua về mấy đợt trước còn đây, thành lỗi thời dù chưa kịp dùng đến.
- Không phải, món này hạ giá là chị thích liền...
Tôi dứt khóat:
- Hột xoàn hả? Đừng có hòng, tôi đeo đồ giả quen rồi, cũng lấp lánh không thua hàng thật. Tha hồ đeo đầy tay, đầy cổ, ai dám hỏi, ai dám đến gần sờ mó vào mà biết thật giả chứ.?
- Chị đoán sai hết, kiên nhẫn nghe tôi nói nè, chị có thích sửa sắc đẹp không? Đang hạ giá đấy.
Tôi ngạc nhiên khựng lại:.
- Sửa sắc đẹp mà cũng hạ giá nữa hả?
- Chứ sao, làm ăn thì cái gì chẳng phải hạ giá chiều khách. Này nhé, cắt mí mắt giá 1,800 đồng chỉ còn 1,200, căng da mặt gần 4,000 nay chỉ còn 3,000 đồng. Họ hạ giá, thời cơ đã đến.
Tranh: Bảo Huân
Tôi chao lòng, hỏi tới:
- Sao mà rẻ thế? Nhưng thẩm mỹ viện nào? Có bảo đảm không?
- Thẩm mỹ viện “Xuân Xanh”, hài lòng chưa? Bỏ ra mấy ngàn đồng, mình trẻ lại 20 năm về trước mà không rẻ à?
- Nhưng thẩm mỹ viện có sửa được khóe mắt đã đầy vết chân chim...đại bàng không? Có căng được làn da lão hóa đã nhăn như tấm mền cũ không? Có bơm được đôi môi khô héo như chiếc lá khô của mùa Thu tàn, trở thành môi trái tim tươi mát không? Có...
Hoài phải ngắt lời tôi:
- Làm gì mà lo lắng bi quan thế? Thẩm mỹ viện làm được tất cả miễn là mình có tiền.
- Nếu tôi muốn có một nốt ruồi duyên trên môi như cô người mẫu Cindy Crwaford có được không?
- Giời ơi, người ta còn muốn cắt bỏ nốt ruồi, nhà chị lại muốn cấy nốt ruồi. Bộ không nghe tin cô người mẫu Cindy Crwaford đang lo lắng vì nốt ruồi duyên của cô đang đổi màu có nguy cơ bị ung thư hả?
- Hỏi đùa thôi, nhưng này, hiệu quả cắt mắt và căng da mặt kéo dài được bao lâu? Nghe nói chỉ vài năm thôi, đâu lại hoàn đấy?
Hoài gạt đi:
- Có gì bền vững mãi trên thế gian này đâu, ngay cả mạng sống của mình, sống ngày nào vui hưởng ngày ấy đi. Cho dù chỉ hiệu quả vài năm, thì chị cũng có vài năm sung sướng, tự hào và mãn nguyện vì sự trẻ trung của mình, cũng là liều thuốc bổ tinh thần vô cùng quý giá đấy. Với lại, có tiền để làm gì? Đây là lý do chính đáng nhất để xài tiền cho cá nhân mình, cả một đời người toàn là tần tiện, làm lụng chăm chỉ và lo cho gia đình con cái.
Tôi lại thêm chao lòng:
- Ừ, để tôi suy nghĩ rồi quyết định sau nhé.
Hoài và tôi qua Mỹ cùng thời gian, ở cùng thành phố, cùng tuổi, nên có nhiều suy nghĩ hợp nhau, và rất thân nhau. Hoài thường tâm sự với tôi, chị có hai người con đã ăn học xong, đã trưởng thành, coi như mình hết trách nhiệm, nhà cửa xe cộ thì trả off từ lâu, vốn liếng dành dụm được, thích gì thì làm, còn lại bao nhiêu để cho con cái cũng quý lắm rồi.
Càng về già người ta càng thấy chuyện sinh tử mong manh quá, càng muốn níu kéo tuổi thanh xuân và hưởng hạnh phúc ở đời.
Tôi và Hoài luôn than thở với nhau về tuổi già, hết tóc điểm bạc, tới da nhăn, khóe mắt chân chim...nhưng chưa ai một lần đi sửa sắc đẹp cả, mà chỉ ao ước thôi.
Năm ngoái tôi đi California họp mặt bạn bè thời trung học, thấy vài bạn gái cùng lớp ngày xưa sao mà vẫn trẻ đẹp thế, da mặt căng không một vết nhăn, hỏi thăm “bí quyết” thì một người bạn cười cười trả lời rất đơn giản là chỉ cần “mát sa” mặt mỗi buổi sáng khoảng 15 phút là xong.
Về nhà tôi hớn hở kể cho Hoài nghe điều kỳ diệu đó, chị ta mắng tôi:
- Sao nhà chị ở Mỹ bao năm rồi mà vẫn còn ngố ngáo như gái H’mong từ bản làng rừng núi mới ra thành phố vậy? Các chị ấy căng da mặt đấy, cứ bà nào tuổi đời 5-6 bó trở lên mà hiên ngang chải tóc vén lên, để khoe khuôn mặt với làn da căng mịn màng như thời con gái, là bảo đảm bà ấy căng da mặt, hoặc vừa mới chích botox nên mới đầy tự tin như thế. Vì ở tuổi này các tế bào đã hết đàn hồi, chảy xệ xuống rồi, “mát sa” nào cứu nguy cho được? Phải nhờ đến thẩm mỹ viện cắt xén, nâng cấp lên thôi.
Hoài nói thêm:
- Còn mấy bà già nào chuyên môn đeo kính mát dù trời nắng hay mưa cũng có ý đồ cả đấy, vừa ra vẻ thời trang ăn diện vừa để che giấu đôi mắt sụp mí hoặc những vết nhăn nơi khóe mắt mà họ không có hay chưa có điều kiện đi thẩm mỹ viện sửa sang.
Tôi thán phục:
- Chị suy bụng ta ra bụng người nên không sai tí nào! Chị thật là kinh nghiệm.
Thế là từ năm ngoái, giấc mơ sửa sắc đẹp đã ám ảnh tôi từng ngày. Nhưng nghĩ tới chuyện dao kéo tôi sợ lắm, dằng co mãi hết ngày này đến tháng nọ rồi lại nhìn mình trong gương và than trách ông trời sao làm tuổi già tàn tạ con người đến thế!
Nhớ thuở tôi mới lớn dáng gầy gầy xinh xắn, đôi mắt long lanh, nụ cười tươi tắn. Ngày tôi lấy chồng, theo chồng về thăm quê anh nơi miền đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất ngút ngàn, cò bay... gãy cánh, mới đi bộ trên bờ ruộng được nửa tiếng tôi đã mỏi chân, chỗ ấy vắng người, anh đã cõng tôi đi, và dỗ dành tôi mãi chỉ sợ tôi chán đòi về thành phố ngay.
Bây giờ tôi trở thành một bà sồn sồn mập mạp, thỉnh thoảng tôi mơ màng nũng nịu nhắc tới kỷ niệm xưa, chồng tôi cau có:
-Thôi đi, bây giờ nhắc lại tôi còn hú vía, bà nặng ký như thế này, tôi mà cõng bà thì tôi cụp xương sống chết liền tại chỗ. Tiếc rằng ruộng đất cha tôi không còn nữa, để bà về đi bộ hết những cánh đồng ấy chắc cũng xuống được mấy pound đó.
Ôi, lời nói không sai, mà làm tôi “đau” quá, có nghĩa là chồng tôi cũng chê tôi già, tôi xấu, anh ấy chẳng thiết tha gì đến kỷ niệm nên thơ thuở nào. Mập thì tôi tự giải quyết được, chịu khó ăn kiêng và đi bộ ngày mấy mile là xong, còn những vết nhăn trên gương mặt thì phải nhờ đến bàn tay bác sĩ thẩm mỹ thôi.
Tôi liền gọi phôn cho nhỏ bạn cùng trường mà tôi đã gặp ở California năm ngoái để hỏi cho ra lẽ:
- Nè, Vinh ơi, mày “mát sa” da mặt cách nào vậy? Nói thật đi, bộ mày căng da mặt hả? Chỉ tao kinh nghiệm với...
Vinh cười ngặt nghẽo trong phôn:
- Tội nghiệp bạn hiền của tôi, già rồi mà còn ngây thơ, thì tao căng da mặt đây, nói đùa là “mát sa” mày tưởng thật hả?
-Hèn gì tao về kể lại bị một đứa bạn khác mắng là nhà quê chẳng biết gì, căng da mặt có đau không hả Vinh?
- Làm đẹp thì dù có đau cũng ráng chịu, chừng 2 tiếng là xong, một tuần sau cắt chỉ, soi gương thấy khuôn mặt trẻ trung tao còn không... nhận ra tao nữa đó.
Cũng giống như Hoài, người bạn cùng xóm của tôi, Vinh có 2 con đã lập gia đình ở riêng. Hai vợ chồng đều qua Mỹ từ năm 1975. Hồi mới đến Mỹ, chồng của Vinh đã làm đủ thứ nghề lao động vất vả, đi Alaska làm cua, lênh đênh theo tàu ra biển, chịu đựng những mùa Đông cắt da cắt thịt, còn Vinh thì đi làm ở shop may. Tiền kiếm từng đồng mà còn phải gởi về Việt Nam giúp gia đình đôi bên, hết người nọ tới người kia xin, vì sau 1975 cuộc sống ở Việt Nam quá nghèo khổ, cơ cực. Vài năm sau, khi cả hai đã khá khá tiếng Anh, họ học thi vào bưu điện, kiên nhẫn vài lần cả hai đều được nhận vào làm.
Kiên nhẫn là mẹ của thành công, thật đúng với vợ chồng Vinh. Bây giờ thì họ khá giả ngoài căn nhà đang ở, họ có một số vốn lớn trong tay nhờ mua bán nhà trong thời hoàng kim kinh tế nhà cửa lên giá vùn vụt tại California.
Nhưng Vinh nói chưa quyết định để tiền cho đứa con nào hết, cho con trai thì nhìn con dâu ăn diện, mua sắm hoang tàn mà ngứa mắt và xót xa cả ruột gan, chẳng lẽ công lao mình làm ăn và ky cóp mà để lại cho đứa con dâu kia, tức... Con gái nhà ai hưởng? Mà cho con gái cũng chẳng hay ho gì, thằng con rể người Mỹ ăn xài kiểu Mỹ chẳng mấy chốc tiêu tan cái gia tài của chị suốt bao nhiêu năm cật lực làm việc.
Hai vợ chồng năm nào cũng lấy vacation đi du lịch đó đây, đi tour tàu biển hay đi tour du lịch Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, hay về thăm Việt Nam. Và mỗi dịp lễ nghỉ cũng tận hưởng ngày vui, họ đi Casino, ở gần thì có sòng bài da đỏ “Cache Creek” hay lên máy bay tới Las Vegas xa hơn, có nhiều sòng bài hơn, tha hồ đi hết sòng này tới sòng kia kéo máy, vừa vui chơi và làm “nghĩa vụ” nộp tí tiền vặt cho Casino... thay bóng đèn. Chán thì đi coi show, đi ăn buffet trong khách sạn Bellagio, Wynn,... giá đắt đỏ nhưng nhiều món ăn ngon và cảnh trí sang trọng, lịch sự.
Khi ra về không quên ghé cửa hàng của Jean Philippe để mua mấy hộp kẹo ngon Chocolate.
Vinh kết luận:
- Khúc đầu mình làm việc thì khúc cuối cuộc đời mình phải hưởng chứ, bắt đồng tiền mình làm ra phục vụ lại mình, cất tiền vô nhà băng để nhìn con số thì hiệu quả gì? Câu “Có tiền mua tiên cũng được” thật là chí lý, mua sự sung sướng và mua cả tuổi thanh xuân. Đến California vùng Bolsa người Việt mình mà mày không để ý thấy có nhiều “chị em sinh đôi” sao? Họ cắt mắt, sửa mũi, nên trông ai cũng như ai.
Thấy tôi im lặng, Vinh thuyết phục :
- Tao có một người bạn cũng căn cơ như mày, từ ngày sang Mỹ chỉ biết làm việc và để dành tiền, thậm chí đi shopping không dám mua cái áo đắt tiền, con cái học hành xong có gia đình ra ở riêng hết. Đùng một cái nó bị bệnh ung thư, chết tốt. Người chồng đau khổ kia sau một thời gian đã nguôi ngoai, chợt nhận ra trong cái rủi có “cái may” của mình, ông ta bèn về Việt Nam cưới một cô vợ trẻ hơn 30 tuổi, bao nhiêu vốn liếng dành dụm của bà vợ trước, ông mang ra cung phụng cho cô vợ sau hưởng hết, mua nhà mới, xe đẹp để làm vui lòng cô vợ trẻ.
Nghe xong tôi sôi cả ruột gan lên:
- Thế thì mình phải hưởng đi chứ, cho chắc ăn, kẻo kẻ khác hưởng mất. Tao cũng sẽ đi sửa sắc đẹp đây.
*
Tôi và Hoài đã đến thẩm mỹ viện “Xuân Xanh”, trước hết là cắt mí mắt, sau đó mới căng da mặt, vì không thể làm cả hai thứ cùng lượt. Chuyện này kéo dài khoảng hai tháng, nhân thể trong thời gian đó, tôi ăn kiêng luôn và ráo riết tập thể dục, một công mà được đôi ba việc. Với lòng quyết tâm làm đẹp nên tôi đã xuống được nhiều cân, dáng người vừa vặn, cân đối.
Ồ, thật tuyệt vời, tôi trẻ đẹp hẳn ra, cứ tưởng như mình của thuở mấy chục năm về trước, tôi thấy chồng tôi... già khú đế.
Để tương xứng với dung nhan trẻ đẹp mới, tôi đi mua sắm lại hàng loạt quần áo, giày dép, và các món phụ tùng khác. Chồng tôi cũng ngẩn ngơ và... tán tỉnh tôi:
- Anh có cảm tưởng như vừa cưới vợ lần thứ hai, một cô vợ nhí xinh xinh.
- Còn em, đang hoang mang tại sao mình lại lấy một ông chồng già đến thế?
-Nhưng tâm hồn anh vẫn trẻ như mấy chục năm về trước, và anh chỉ muốn được cõng em đi trên bờ ruộng xưa.
Tôi chanh chua:
- Sao hôm trước anh rủa em mập, anh mà cõng thì gãy vai anh? Tình thế đã thay đổi rồi nhé, bây giờ anh không xứng để cõng em đâu.
- Chẳng qua em chỉ trẻ trung cái bề ngoài, nhờ sự tham gia của dao kéo, đừng có vội “chảnh” với anh, vài năm sau lại trở về như cũ.
- Thì em lại đi thẩm mỹ viện nữa.
- Thẩm mỹ viện không phải là cái đũa thần, cũng có lúc bó tay. Em hiểu chưa?
- Ôi, em chẳng lo, tới lúc đó dù là hoa hậu hay Lọ Lem cũng da nhăn, tóc bạc, lưng còng gối mỏi, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như nhau. Chưa biết ai xấu hơn ai?
Tôi yêu đời, tự tin hẳn lên đúng như Vinh đã nói. Từ ngày sửa sắc đẹp xong tôi luôn mong mỏi nhận được thiệp mời đi đám cưới, đám tân gia hay... đám ma cũng được, để có dịp ra chỗ đông người, còn hơn ngồi trong nhà, uổng phí cả dung nhan mới làm lại.
Chẳng có đám nào đoái hoài tới, thì may quá, một chị bạn ở xa bỗng dưng... nạp mạng, gọi điện thoại báo tin sẽ ghé đến thăm tôi, nhân dịp chị ta về thành phố này thăm viếng thân nhân bên chồng.
Tôi tha thiết chào mời:
- Bất cứ giá nào chị cũng phải ghé nhà tôi nhé, tôi đang đợi chị từng giây từng phút đấy.
Chị bạn chắc cảm động, nên giọng chị nghẹn lại bên kia đầu dây:
- Không ngờ chị tốt quá, còn nghĩ đến tôi. Vâng, tôi sẽ không phụ tấm lòng của chị đâu.
Xong cú phôn, chồng tôi ngạc nhiên:
- Anh nhớ là em đâu có thân thiết gì chị bạn này, mà sao bây giờ mời đến nhà nồng nhiệt thế?
- Ơ kìa, dù gì tụi em cũng là bạn học một thời. Càng về già mình càng thấy quý tình cảm bạn bè anh ạ.
Tôi thích thú chờ đợi được người bạn khen mình trẻ ra và tôi sẽ không che giấu, mà “xúi” chị hãy đi thẩm mỹ viện để “tu bổ” lại dung nhan cho đời thêm hương sắc, kẻo mai này cuộc đời và tiền bạc chỉ là phù du. Thế thôi.
Nguyễn Thị Thanh Dương