Cái ngày tháng Tư mà bố hắn leo lên chiếc trực thăng định mệnh để bay ra ngoài khơi Vũng Tàu là ngày mà ông ngỡ rằng sẽ không bao giờ quên được. Chiếc trực thăng định mệnh ư? Chà, nghe thiệt là lâm ly bi thiết! Vậy mà chỉ vài năm sống trên đất Mỹ, ông đã quên tuốt. Ba mươi mấy năm trôi đi cái vèo; từ một cậu trai trẻ 26 tuổi khi ra đi, giờ ông đã thành một ông già mấp mé ở nửa cuối cuộc đời.
Hắn ra đời trong cuộc hôn nhân lần thứ ba của ông. Thật ra thì không phải là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa, đúng thủ tục cần thiết, mà chỉ là ông ghé ngang qua cuộc đời của mẹ hắn, một cô gái da màu gốc Haiti lỡ thì, làm cho bà mang thai, bà sanh ra hắn rồi bỏ đi mất biệt, lâu lâu thảng hoặc bà mới gọi cho hắn một cú phôn. Hắn sống với ông từ đó cho tới năm mười tám tuổi thì cha đi đường cha, con đi đường con.
Năm hắn lên 8, ông đưa hắn về Việt Nam thăm cho biết quê nhà; đúng vậy, dù đang sống khá yên ấm và hài lòng với đời sống Mỹ nhưng không hiểu vì sao ông vẫn gọi Việt Nam là homeland hay motherland*. Chuyến đi ngắn ngày khi còn bé đã không để lại trong trí hắn một ấn tượng gì rõ nét ngoài những con vật có màu da người bò đuổi nhau thật nhanh trên trần khách sạn.
Hắn đi một lèo, không ngó lại, không về lại Việt Nam, dù chỉ một lần, cho mãi tới năm ngoái, sau cả 12 năm, hắn mới về lại lần thứ nhì. Việt Nam, về là ghiền! Việt Nam, đi dễ khó về! Có nhiều người Việt quen với cha con hắn nói vậy. Mất job, ăn thất nghiệp được 6 tháng, hắn chọn Việt Nam trong số những nơi muốn đi một cách ngẫu nhiên, rồi mua vé máy bay one-way đang khuyến mãi về Sài Gòn.
Sáng nay hắn bị/được một cô gái nói tận mặt một nhận định khá kỳ quặc về mình, mà hắn không thể hiểu một cách rõ ràng. Cái nhận định đó làm cho hắn ray rứt suốt cả buổi, thậm chí có thể suốt cả đời, nếu hắn không giải quyết được ý nghĩa của nó; nó cứ như một cây kim - quả vậy, là một cây kim đàng hoàng chứ không chỉ là hạt sạn như lâu nay người ta thường ví von - lọt vào giày, thỉnh thoảng lại chích hắn một cú đau nhói.
Sau cùng, khi không còn chịu đựng nổi tình trạng khó chịu đó nữa, hắn quyết định tra tìm xem ý nghĩa thật sự câu nói của cô gái ấy.
Uyên, tên nàng là Uyên, nhưng hắn phát âm thành Wein, đã gọi hắn là, “Đồ Việt kiều biến thái!”
***
Uyên đã bảo hắn như vậy khi hai đứa dừng xe lại ở một ngã tư. Chắc chắn đó không phải là một câu mắng ngẫu nhiên mà có, nó phải được hình thành một cách khẳng định sau nhiều cân nhắc.
Lúc đó đèn đỏ, hắn ngồi sau lưng Uyên trên chiếc xe gắn máy, đang sắp điên lên vì cái nóng chang chang của buổi trưa, lại phải chụp lên đầu cái mũ bảo hiểm kín mít, nặng nề; ngó mọi người cùng dừng xe chờ chung quanh đều là những đôi mắt mệt mỏi, cau có, những con mắt sắp lên cơn điên và sẵn sàng xung đột vì mọi lý do.
Tranh: BẢO HUÂN
Một con bé khoảng 10 tuổi, mà cũng có thể là 120 tuổi, đen đúa gần như hắn, gầy gò, nhớp nhúa, nhăn nhúm, bồng một đứa sơ sinh quặt quẹo, chừng như mới được sanh ra dăm ngày, tiến đến.
Có thể đây là hai mẹ con, đứa sơ sinh có thể là con của con bé này lắm chứ, hắn nghĩ vậy. Tuy nhiên, khi con bé chìa cái ca nhựa ra thì hắn moi túi tìm, không có tờ bạc nào nhỏ hơn, hắn lựa ra một tờ bạc mười ngàn ném vào đó. Con bé không buồn nói hay tỏ vẻ cám ơn, chỉ ngó lại hắn với cái nhìn vô cảm, rồi chìa cái ca ra với người khác.
Hắn nói, “Thật là tội nghiệp!”
Uyên nói, “Tội cái mẹ gì! Tụi nó cũng là kiều như anh đó. Không biết là Việt hay là Campuchia kiều. Kiều nào cũng là kiều, chẳng nước mẹ gì!”
“Sao em noi vai Wein? Co ấy cung là con ngừi mà.”
“Chẳng sao cả. Anh xuống xe ngay đi, tôi chán anh rồi. Tưởng là bảnh lắm hả? Đồ Việt kiều biến thái!”
Hắn tần ngần một thoáng để định lượng tình thế; khi Uyên gào lên lần nữa, “Xuống, cút ngay!” thì hắn bước xuống. Chiếc ba-lô khá nặng khoác sau lưng trật dây rơi trễ qua một bên.
Uyên bực bội rú ga cho xe vọt đi thật nhanh khi đèn chưa kịp đổi sang xanh.
***
Buổi chiều, khi hắn đi xe ôm về phòng trọ thì Uyên đã dọn sạch đồ của nàng rồi. Trên sàn chỉ còn một mớ bừa bộn áo quần bẩn và sách vở của hắn; vệt dấu giày bết sình đất của Uyên hằn trên chiếc áo khoác trên cùng. May mà những thứ quan trọng như passport, laptop thì hắn cất trong chiếc ba-lô luôn mang theo bên mình. Hắn bấm di động cho Uyên, chuông reo lên rồi tắt. Hắn bấm ba lần đều có một kết quả như nhau.
Trước hết, cần phải tìm được ý nghĩa của từng thành phần từ vựng trong cấu tạo của câu nói. Việc này khá khó khăn với hắn, tiếng Việt của hắn còn tệ lắm dù hắn cố sức trau dồi bằng mọi phương tiện, mọi phương pháp có thể.
“Cách tốt nhất là mày hãy tìm một con nhỏ nào đó rồi sống với nó, vừa học vừa vui chơi, tiện lợi đôi đường”, một thằng bạn Mỹ trắng, từng ở Chicago, mà hắn quen ở khu Tây ba-lô bảo vậy, “Ngoài ra thì phải chăm chỉ đọc sách báo và tra tự điển.” Hắn nghe lời, đi đâu cũng mang theo cuốn tự điển to đùng và ghi danh cả một lớp tiếng Việt thực hành ở một đại học, rồi siêng năng theo học được 8 tháng; sau 2 năm ở Sài Gòn, sống với Uyên, là cô bồ thứ ba, thì tiếng Việt của hắn quả có tiến bộ thật, nhưng hắn vẫn nói một giọng Việt lơ lớ và phải pha tiếng Anh trong những trường hợp không đủ từ để diễn đạt.
Hắn mở ba-lô lấy laptop ra. Hắn bắt đầu với hai chữ “Việt kiều”.
Google thật là tuyệt, cái gì trên đời này chưa có, hay Chúa chưa kịp tiết lộ cho con người biết, thì Google sẵn sàng giúp họ. Hắn gõ tìm chữ “Việt kiều” thì có được khoảng 5.360 kết quả trong 0,14 giây.
Trong số các kết quả đó có dẫn đến một clip hài kịch; hắn mất 10 phút để chăm chú xem clip nhưng không rặn ra được một nụ cười với vở kịch có tên “Việt kiều lựu đạn” của tay danh hài Hoài Linh, rồi kết luận rằng không hiểu do đâu mà người ta lại có thể cười với những thứ kém hài hước như vậy. Nothing funny at all!*
Rồi hắn tìm chữ “biến thái”, thì được khoảng 31.400.000 kết quả trong 0,16 giây.
Lạ nhỉ, sao người ta lại quan tâm đến từ “biến thái” này hơn là từ “Việt kiều”? Hắn băn khoăn.
Cũng ở Google, hắn gõ tiếp nguyên cả cụm từ “Việt kiều biến thái” thì có khoảng 33 kết quả trong 0,05 giây.
Quá nhiều mục để chọn lựa ra một định nghĩa đúng đắn! Google coi vậy mà cũng không giúp được gì nhiều, hắn tự nhủ. Thôi, chơi kiểu khác vậy.
Hắn vào trang web “Tự điển Tiếng Việt”, tìm ở mục chữ “Việt kiều” ở link này: http://.............. thì có được định nghĩa sau đây:
dt (H. kiều: ở nước ngoài) Người Việt Nam sống ở nước ngoài: Các cháu thanh niên Việt kiều ở nước ngoài luôn luôn hướng về Tổ quốc (HCM).
Okie, hiểu chút chút, nhưng What the hell is (HCM)? Shit, I don’t care!*
Sau hai năm sống ở Việt Nam với nghề dạy tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ, tiếp xúc với khá nhiều hạng người trong xã hội, thì hắn rút ra kết luận về cách nhận định giá trị nhân chủng của người Việt, thông thường như sau:
- Da trắng là oách nhất, được xem là văn minh và tinh hoa nhất của nhân loại, cho dù ở đây có vô số những đứa white trash* sống cầu bơ cầu bất qua ngày. Chúng vẫn được trọng vọng và trả lương cao hơn các sắc dân có màu da khác tuy cùng làm một công việc. Trong các trường sinh ngữ hắn dạy, bao giờ các thầy da trắng vẫn được nhận lương cao hơn hắn và các đồng nghiệp bản xứ, cho dù có khi vốn liếng tiếng Anh của mấy tên da trắng này dở như hạch.
- Rồi tới da vàng, nhưng phải là người Nhật, hay Hàn quốc, những kẻ mang túi bao tử ở hông và lủng lẳng máy chụp hình trước ngực. Hắn thường bật cười khi thấy cảnh các cô gái trẻ xúng xính trong chiếc áo kimono, sắp hai hàng, cúi đầu kính cẩn chào khách ở cửa các nhà hàng. Cũng là dân Châu Á nhưng hai sắc dân này luôn được cho rằng họ xứng đáng ngự ở một vị trí cao hơn hẳn nếu so với các sắc dân khác ở cùng Châu.
- Rồi tới các Việt kiều. Những kẻ dễ dàng chia sẻ từ những thứ cụ thể như túi tiền đến những thứ trừu tượng như văn hóa, lịch sử... Những kẻ may mắn. Những kẻ - nó cũng không ngon gì hơn mình, chẳng qua hên thôi; những kẻ có trách nhiệm chia sẻ sự may mắn của mình với phần lớn đồng chủng, đồng bào kém may mắn hơn bằng những hành động cụ thể.
- Sau cùng là người da đen. Ở xứ này, chưa hay ít ai đặt vấn đề với việc xem sự phân biệt chủng tộc là một điều xấu xa hay vi phạm đạo đức hay vi phạm nhân quyền, khái niệm phân biệt chủng tộc vẫn còn rất xa lạ với hầu như tất cả mọi người. Mày đen ư? Mày là mọi!
Nhưng tất cả đều là thằng. Da trắng được gọi chung là thằng Tây. Da vàng là các thằng Nhật, thằng Hàn, thằng Tàu, thằng Sing... Da đen cũng là Tây, nhưng được gọi thêm một tính từ chỉ định màu sắc thành thằng Tây đen để phân biệt với thằng Tây trống trơn, đương nhiên được hiểu ngầm là thằng Tây trắng.
Hắn nhớ, trong truyện ngắn “Thư lạ” của nhà văn Đinh Linh do dịch giả Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác “A strange letter”, cuốn truyện hắn mua được ở California, ở trang 125, cha nội này viết:
“Việt kiều là giống người đặc biệt ở Việt Nam. Không giống người Mỹ rặt, hắn không phải là kẻ hoàn toàn xa lạ. Hắn mang tin tức từ miền đất hứa, và đôi khi, có thể biến thành chiếc cầu dẫn đến miền đất ấy.”
Quả là một định nghĩa thú vị, nhưng hắn vẫn chưa hài lòng vì e rằng nó chưa chính xác lắm ở hoàn cảnh của riêng mình lúc này, và hắn cho rằng nó thú vị nhưng thiếu tính hàn lâm.
Nhưng rất nhiều lần hắn tự hỏi, trong mắt người Việt bản xứ thì mình có phải là Việt kiều không? Bố thì hẳn là một ông Việt kiều chính gốc rồi, còn mình? Nửa phần Việt, nửa phần Haiti; màu da hẳn nhiên không trắng, cũng không vàng, cũng không đen bóng như dân Châu Phi, mà lại sậm nâu. Cái tên Andrei của hắn cũng không có chút âm hưởng Việt. Thật là khó để xếp hắn vào loại người gì trong bảng xếp hạng các thành phần dân tộc. Hắn không là Việt, không là ngoại quốc, cũng không là Việt kiều từ hình thể, ngôn ngữ, văn hóa..., ngoài một phần huyết thống mà cha hắn luôn nhắc cho hắn nhớ vì lý do gì chẳng rõ; hắn là một thứ công dân ngoại hạng, thứ con hoang không được phân loại, thứ thằng người không phả hệ; dính cái này một chút, cái kia một chút.
Hắn lại vào mục chữ “biến” ở link này: http://..................., thì thấy mục chữ “biến” có được 7 chữ, bắt đầu từ chữ “biến” cho tới chữ “biến thiên”, nhưng hoàn toàn không có chữ “biến thái” mà hắn đang cần.
Hắn lật tra cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, ở trang 64, thì may quá có chữ “biến thái”, với định nghĩa như sau:
biến thái d. 1 (id). Hình thái đã biến đổi ít nhiều so với hình thái gốc. 2 (chm.). Sự biến đổi rõ rệt về hình dạng và cấu tạo của một số động vật qua từng giai đoạn, từ ấu trùng tới lúc trưởng thành. Biến thái của sâu bọ.
Hắn tra ngược tra xuôi, tiếng Việt ra tiếng Anh rồi ngược lại, rị mọ lắp ráp hai cái định nghĩa lại với nhau, cho chúng vào trong cái ngữ cảnh và tình huống của mình, sau cùng yên tâm rằng điều Uyên muốn nói là như sau:
“Đồ người Việt Nam sống ở nước ngoài; Các cháu thanh niên Việt kiều ở nước ngoài (là mi đó) luôn luôn hướng về Tổ quốc (HCM). (HCM là cái khỉ gì mà bí ẩn vậy? đếch hiểu nổi!) Hình thái (lại là cái khỉ gì nữa vậy?) đã biến đổi ít nhiều so với hình thái gốc, biến đổi rõ rệt về hình dạng và cấu tạo qua từng giai đoạn, từ ấu trùng tới lúc trưởng thành”
Shit, đếch hiểu, nói như giọng của Uyên: hiểu chết liền!
À, mà sao Uyên lại giận dữ với mình vậy ta?
Bất giác hắn rên lên khe khẽ, “Hey Wein ơi Wein à, Why do you leave me again?* Em iu dáu oi, em đau roi? I miss you so much, bitch!*”
Thận Nhiên
Hắn ra đời trong cuộc hôn nhân lần thứ ba của ông. Thật ra thì không phải là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa, đúng thủ tục cần thiết, mà chỉ là ông ghé ngang qua cuộc đời của mẹ hắn, một cô gái da màu gốc Haiti lỡ thì, làm cho bà mang thai, bà sanh ra hắn rồi bỏ đi mất biệt, lâu lâu thảng hoặc bà mới gọi cho hắn một cú phôn. Hắn sống với ông từ đó cho tới năm mười tám tuổi thì cha đi đường cha, con đi đường con.
Năm hắn lên 8, ông đưa hắn về Việt Nam thăm cho biết quê nhà; đúng vậy, dù đang sống khá yên ấm và hài lòng với đời sống Mỹ nhưng không hiểu vì sao ông vẫn gọi Việt Nam là homeland hay motherland*. Chuyến đi ngắn ngày khi còn bé đã không để lại trong trí hắn một ấn tượng gì rõ nét ngoài những con vật có màu da người bò đuổi nhau thật nhanh trên trần khách sạn.
Hắn đi một lèo, không ngó lại, không về lại Việt Nam, dù chỉ một lần, cho mãi tới năm ngoái, sau cả 12 năm, hắn mới về lại lần thứ nhì. Việt Nam, về là ghiền! Việt Nam, đi dễ khó về! Có nhiều người Việt quen với cha con hắn nói vậy. Mất job, ăn thất nghiệp được 6 tháng, hắn chọn Việt Nam trong số những nơi muốn đi một cách ngẫu nhiên, rồi mua vé máy bay one-way đang khuyến mãi về Sài Gòn.
Sáng nay hắn bị/được một cô gái nói tận mặt một nhận định khá kỳ quặc về mình, mà hắn không thể hiểu một cách rõ ràng. Cái nhận định đó làm cho hắn ray rứt suốt cả buổi, thậm chí có thể suốt cả đời, nếu hắn không giải quyết được ý nghĩa của nó; nó cứ như một cây kim - quả vậy, là một cây kim đàng hoàng chứ không chỉ là hạt sạn như lâu nay người ta thường ví von - lọt vào giày, thỉnh thoảng lại chích hắn một cú đau nhói.
Sau cùng, khi không còn chịu đựng nổi tình trạng khó chịu đó nữa, hắn quyết định tra tìm xem ý nghĩa thật sự câu nói của cô gái ấy.
Uyên, tên nàng là Uyên, nhưng hắn phát âm thành Wein, đã gọi hắn là, “Đồ Việt kiều biến thái!”
***
Uyên đã bảo hắn như vậy khi hai đứa dừng xe lại ở một ngã tư. Chắc chắn đó không phải là một câu mắng ngẫu nhiên mà có, nó phải được hình thành một cách khẳng định sau nhiều cân nhắc.
Lúc đó đèn đỏ, hắn ngồi sau lưng Uyên trên chiếc xe gắn máy, đang sắp điên lên vì cái nóng chang chang của buổi trưa, lại phải chụp lên đầu cái mũ bảo hiểm kín mít, nặng nề; ngó mọi người cùng dừng xe chờ chung quanh đều là những đôi mắt mệt mỏi, cau có, những con mắt sắp lên cơn điên và sẵn sàng xung đột vì mọi lý do.
Tranh: BẢO HUÂN
Một con bé khoảng 10 tuổi, mà cũng có thể là 120 tuổi, đen đúa gần như hắn, gầy gò, nhớp nhúa, nhăn nhúm, bồng một đứa sơ sinh quặt quẹo, chừng như mới được sanh ra dăm ngày, tiến đến.
Có thể đây là hai mẹ con, đứa sơ sinh có thể là con của con bé này lắm chứ, hắn nghĩ vậy. Tuy nhiên, khi con bé chìa cái ca nhựa ra thì hắn moi túi tìm, không có tờ bạc nào nhỏ hơn, hắn lựa ra một tờ bạc mười ngàn ném vào đó. Con bé không buồn nói hay tỏ vẻ cám ơn, chỉ ngó lại hắn với cái nhìn vô cảm, rồi chìa cái ca ra với người khác.
Hắn nói, “Thật là tội nghiệp!”
Uyên nói, “Tội cái mẹ gì! Tụi nó cũng là kiều như anh đó. Không biết là Việt hay là Campuchia kiều. Kiều nào cũng là kiều, chẳng nước mẹ gì!”
“Sao em noi vai Wein? Co ấy cung là con ngừi mà.”
“Chẳng sao cả. Anh xuống xe ngay đi, tôi chán anh rồi. Tưởng là bảnh lắm hả? Đồ Việt kiều biến thái!”
Hắn tần ngần một thoáng để định lượng tình thế; khi Uyên gào lên lần nữa, “Xuống, cút ngay!” thì hắn bước xuống. Chiếc ba-lô khá nặng khoác sau lưng trật dây rơi trễ qua một bên.
Uyên bực bội rú ga cho xe vọt đi thật nhanh khi đèn chưa kịp đổi sang xanh.
***
Buổi chiều, khi hắn đi xe ôm về phòng trọ thì Uyên đã dọn sạch đồ của nàng rồi. Trên sàn chỉ còn một mớ bừa bộn áo quần bẩn và sách vở của hắn; vệt dấu giày bết sình đất của Uyên hằn trên chiếc áo khoác trên cùng. May mà những thứ quan trọng như passport, laptop thì hắn cất trong chiếc ba-lô luôn mang theo bên mình. Hắn bấm di động cho Uyên, chuông reo lên rồi tắt. Hắn bấm ba lần đều có một kết quả như nhau.
Trước hết, cần phải tìm được ý nghĩa của từng thành phần từ vựng trong cấu tạo của câu nói. Việc này khá khó khăn với hắn, tiếng Việt của hắn còn tệ lắm dù hắn cố sức trau dồi bằng mọi phương tiện, mọi phương pháp có thể.
“Cách tốt nhất là mày hãy tìm một con nhỏ nào đó rồi sống với nó, vừa học vừa vui chơi, tiện lợi đôi đường”, một thằng bạn Mỹ trắng, từng ở Chicago, mà hắn quen ở khu Tây ba-lô bảo vậy, “Ngoài ra thì phải chăm chỉ đọc sách báo và tra tự điển.” Hắn nghe lời, đi đâu cũng mang theo cuốn tự điển to đùng và ghi danh cả một lớp tiếng Việt thực hành ở một đại học, rồi siêng năng theo học được 8 tháng; sau 2 năm ở Sài Gòn, sống với Uyên, là cô bồ thứ ba, thì tiếng Việt của hắn quả có tiến bộ thật, nhưng hắn vẫn nói một giọng Việt lơ lớ và phải pha tiếng Anh trong những trường hợp không đủ từ để diễn đạt.
Hắn mở ba-lô lấy laptop ra. Hắn bắt đầu với hai chữ “Việt kiều”.
Google thật là tuyệt, cái gì trên đời này chưa có, hay Chúa chưa kịp tiết lộ cho con người biết, thì Google sẵn sàng giúp họ. Hắn gõ tìm chữ “Việt kiều” thì có được khoảng 5.360 kết quả trong 0,14 giây.
Trong số các kết quả đó có dẫn đến một clip hài kịch; hắn mất 10 phút để chăm chú xem clip nhưng không rặn ra được một nụ cười với vở kịch có tên “Việt kiều lựu đạn” của tay danh hài Hoài Linh, rồi kết luận rằng không hiểu do đâu mà người ta lại có thể cười với những thứ kém hài hước như vậy. Nothing funny at all!*
Rồi hắn tìm chữ “biến thái”, thì được khoảng 31.400.000 kết quả trong 0,16 giây.
Lạ nhỉ, sao người ta lại quan tâm đến từ “biến thái” này hơn là từ “Việt kiều”? Hắn băn khoăn.
Cũng ở Google, hắn gõ tiếp nguyên cả cụm từ “Việt kiều biến thái” thì có khoảng 33 kết quả trong 0,05 giây.
Quá nhiều mục để chọn lựa ra một định nghĩa đúng đắn! Google coi vậy mà cũng không giúp được gì nhiều, hắn tự nhủ. Thôi, chơi kiểu khác vậy.
Hắn vào trang web “Tự điển Tiếng Việt”, tìm ở mục chữ “Việt kiều” ở link này: http://.............. thì có được định nghĩa sau đây:
dt (H. kiều: ở nước ngoài) Người Việt Nam sống ở nước ngoài: Các cháu thanh niên Việt kiều ở nước ngoài luôn luôn hướng về Tổ quốc (HCM).
Okie, hiểu chút chút, nhưng What the hell is (HCM)? Shit, I don’t care!*
Sau hai năm sống ở Việt Nam với nghề dạy tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ, tiếp xúc với khá nhiều hạng người trong xã hội, thì hắn rút ra kết luận về cách nhận định giá trị nhân chủng của người Việt, thông thường như sau:
- Da trắng là oách nhất, được xem là văn minh và tinh hoa nhất của nhân loại, cho dù ở đây có vô số những đứa white trash* sống cầu bơ cầu bất qua ngày. Chúng vẫn được trọng vọng và trả lương cao hơn các sắc dân có màu da khác tuy cùng làm một công việc. Trong các trường sinh ngữ hắn dạy, bao giờ các thầy da trắng vẫn được nhận lương cao hơn hắn và các đồng nghiệp bản xứ, cho dù có khi vốn liếng tiếng Anh của mấy tên da trắng này dở như hạch.
- Rồi tới da vàng, nhưng phải là người Nhật, hay Hàn quốc, những kẻ mang túi bao tử ở hông và lủng lẳng máy chụp hình trước ngực. Hắn thường bật cười khi thấy cảnh các cô gái trẻ xúng xính trong chiếc áo kimono, sắp hai hàng, cúi đầu kính cẩn chào khách ở cửa các nhà hàng. Cũng là dân Châu Á nhưng hai sắc dân này luôn được cho rằng họ xứng đáng ngự ở một vị trí cao hơn hẳn nếu so với các sắc dân khác ở cùng Châu.
- Rồi tới các Việt kiều. Những kẻ dễ dàng chia sẻ từ những thứ cụ thể như túi tiền đến những thứ trừu tượng như văn hóa, lịch sử... Những kẻ may mắn. Những kẻ - nó cũng không ngon gì hơn mình, chẳng qua hên thôi; những kẻ có trách nhiệm chia sẻ sự may mắn của mình với phần lớn đồng chủng, đồng bào kém may mắn hơn bằng những hành động cụ thể.
- Sau cùng là người da đen. Ở xứ này, chưa hay ít ai đặt vấn đề với việc xem sự phân biệt chủng tộc là một điều xấu xa hay vi phạm đạo đức hay vi phạm nhân quyền, khái niệm phân biệt chủng tộc vẫn còn rất xa lạ với hầu như tất cả mọi người. Mày đen ư? Mày là mọi!
Nhưng tất cả đều là thằng. Da trắng được gọi chung là thằng Tây. Da vàng là các thằng Nhật, thằng Hàn, thằng Tàu, thằng Sing... Da đen cũng là Tây, nhưng được gọi thêm một tính từ chỉ định màu sắc thành thằng Tây đen để phân biệt với thằng Tây trống trơn, đương nhiên được hiểu ngầm là thằng Tây trắng.
Hắn nhớ, trong truyện ngắn “Thư lạ” của nhà văn Đinh Linh do dịch giả Phan Nhiên Hạo dịch từ nguyên tác “A strange letter”, cuốn truyện hắn mua được ở California, ở trang 125, cha nội này viết:
“Việt kiều là giống người đặc biệt ở Việt Nam. Không giống người Mỹ rặt, hắn không phải là kẻ hoàn toàn xa lạ. Hắn mang tin tức từ miền đất hứa, và đôi khi, có thể biến thành chiếc cầu dẫn đến miền đất ấy.”
Quả là một định nghĩa thú vị, nhưng hắn vẫn chưa hài lòng vì e rằng nó chưa chính xác lắm ở hoàn cảnh của riêng mình lúc này, và hắn cho rằng nó thú vị nhưng thiếu tính hàn lâm.
Nhưng rất nhiều lần hắn tự hỏi, trong mắt người Việt bản xứ thì mình có phải là Việt kiều không? Bố thì hẳn là một ông Việt kiều chính gốc rồi, còn mình? Nửa phần Việt, nửa phần Haiti; màu da hẳn nhiên không trắng, cũng không vàng, cũng không đen bóng như dân Châu Phi, mà lại sậm nâu. Cái tên Andrei của hắn cũng không có chút âm hưởng Việt. Thật là khó để xếp hắn vào loại người gì trong bảng xếp hạng các thành phần dân tộc. Hắn không là Việt, không là ngoại quốc, cũng không là Việt kiều từ hình thể, ngôn ngữ, văn hóa..., ngoài một phần huyết thống mà cha hắn luôn nhắc cho hắn nhớ vì lý do gì chẳng rõ; hắn là một thứ công dân ngoại hạng, thứ con hoang không được phân loại, thứ thằng người không phả hệ; dính cái này một chút, cái kia một chút.
Hắn lại vào mục chữ “biến” ở link này: http://..................., thì thấy mục chữ “biến” có được 7 chữ, bắt đầu từ chữ “biến” cho tới chữ “biến thiên”, nhưng hoàn toàn không có chữ “biến thái” mà hắn đang cần.
Hắn lật tra cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học, ở trang 64, thì may quá có chữ “biến thái”, với định nghĩa như sau:
biến thái d. 1 (id). Hình thái đã biến đổi ít nhiều so với hình thái gốc. 2 (chm.). Sự biến đổi rõ rệt về hình dạng và cấu tạo của một số động vật qua từng giai đoạn, từ ấu trùng tới lúc trưởng thành. Biến thái của sâu bọ.
Hắn tra ngược tra xuôi, tiếng Việt ra tiếng Anh rồi ngược lại, rị mọ lắp ráp hai cái định nghĩa lại với nhau, cho chúng vào trong cái ngữ cảnh và tình huống của mình, sau cùng yên tâm rằng điều Uyên muốn nói là như sau:
“Đồ người Việt Nam sống ở nước ngoài; Các cháu thanh niên Việt kiều ở nước ngoài (là mi đó) luôn luôn hướng về Tổ quốc (HCM). (HCM là cái khỉ gì mà bí ẩn vậy? đếch hiểu nổi!) Hình thái (lại là cái khỉ gì nữa vậy?) đã biến đổi ít nhiều so với hình thái gốc, biến đổi rõ rệt về hình dạng và cấu tạo qua từng giai đoạn, từ ấu trùng tới lúc trưởng thành”
Shit, đếch hiểu, nói như giọng của Uyên: hiểu chết liền!
À, mà sao Uyên lại giận dữ với mình vậy ta?
Bất giác hắn rên lên khe khẽ, “Hey Wein ơi Wein à, Why do you leave me again?* Em iu dáu oi, em đau roi? I miss you so much, bitch!*”
Thận Nhiên