Tôi căn dặn người lái xe honda ôm, chờ tôi ở đầu đường.
Ðứng trước căn nhà (anh nói căn nhà sẽ là tổ ấm của chúng tôi, khi tôi sẽ là vợ anh) đã mấy mươi năm vẫn không có gì thay đổi trong mắt tôi.
Tôi bây giờ thật sự bối rối lẫn xúc động.
Ngày đó, khi tôi trao tặng anh bức tranh “ Mã Ðáo Công Thành” ngày anh chỉ mời năm đứa trong nhóm chúng tôi đến dự tân gia.
Anh đã đưa riêng mình tôi xem toàn cảnh căn nhà, nầy là phòng khách, phòng ăn, phòng tắm, nhà bếp, sau cùng là phòng ngủ có tủ âm tường (anh đã dốc hết tâm trí vào việc thiết kế căn nhà để chuẩn bị khi chúng tôi sẽ là vợ chồng)
Anh nói:
_ Ðây là ngôi nhà tình ái của chúng mình.
Tôi rất sung sướng và hãnh diện vì có người yêu, người chồng (trong tương lai) rất mực chìu chuộng và thương yêu tôi hết lòng và thật tình.
Nhiều năm trôi qua, chúng tôi trong sự thương yêu, chở che, đưa đón.
Gia đình hai bên đều rõ chuyện của chúng tôi và không phản đối.
Tình yêu của chúng tôi thanh khiết chưa vẩn đục chuyện “phàm tục thường tình”.
*
Sau ngày đất nước thay đổi năm 1975.
Chúng tôi, mỗi đứa bận chuyện cơm áo gạo tiền, đã chùn bước trước dự định thành lập gia đình của cả hai chúng tôi ngày nào.
Anh chuyển công tác về miền Tây (Cao Lãnh)
Anh thường xuyên về thành phố thăm tôi, hoặc nhờ bạn mang thư gởi về cho tôi. Cũng có lần anh đưa tôi và đứa em tôi về nơi anh đang làm việc để thăm và ở lại nơi anh một, hai ngày.
Trong mùa nước nổi, tôi và đứa em có về thăm anh phải đi bằng tàu đò. Việc di chuyển trong thị trấn lúc bấy giờ phải dùng xuồng tam bản. Bàn làm việc của anh phải kê lên bộ ván gõ.
Thời gian nầy, anh thường bàn với tôi chuyện thoát ly gia đình, cũng như việc thoát ly khỏi quê hương đất nước.
Tôi mãi chần chừ, vì còn bận lòng với gia đình.
Thời gian vẫn trôi qua trong sự khắc khoải chờ mong.
Những lần anh về thăm tôi ban đầu chỉ cách tháng, sau thưa dần vì tôi đã biết việc đi lại rất khó khăn, vùng anh ở trời nước mênh mông, vận chuyển thức ăn hoặc xe đi về thật là vất vả khó khăn, thời ấy xăng dầu rất hiếm, nên tôi cũng không thắc mắc gì nếu anh có về chậm trể nhiều ngày.
Thế rồi cũng có ngày anh về thăm tôi, chúng tôi bên nhau, khi thì uống nước giải khát buổi sáng, lúc ăn bánh cuốn Tây Hồ ở đường Ðinh Tiên Hoàng, bánh xèo Ðinh Công Tráng buổi chiều, bao nghi vấn đã giải tỏa được bởi những lời nói, những thương yêu, những săn sóc anh dành cho tôi (đổi những bữa ăn cơm độn bobo, khoai lang, khoai mì, bằng những bữa cơm quán đầy ấp thương yêu)
Và…
Một lần, tôi đến nhà người bạn công tác chung với anh (người bạn anh vừa mang quà anh gởi về cho tôi hôm qua) để gởi cho anh lá thư.
Tôi không gặp được người bạn anh, anh ấy đi vắng.
Tôi chỉ gặp mẹ anh bạn. Bà vô tình hay cố ý (bà đã biết chúng tôi nhiều năm qua) đã cho tôi biết anh đã ăn hỏi vợ mấy tháng nay.
Tôi lúc đó không còn là tôi nữa.
Tôi bỏ cả buổi làm việc, chạy ngay về nhà bố mẹ anh để hỏi sự việc.
Người cha nói:
_ Nhiều năm qua, cậu ấy cứ thoái thác việc vợ con, nhưng bây giờ có gia đình hứa lo mọi việc đi đứng, nên cậu đã ăn hỏi.
Tôi chỉ nghe được bấy nhiêu, người tôi như từ cõi chết trở về.
Khổ sở lắm, tôi phải đến phòng khám của cơ quan, để chích thuốc và nhận một giấy nghỉ bệnh ba ngày. Làm thủ tục nghỉ bệnh nộp cho tổ chức xong, tôi như ngây như dại, phải trải qua bao đoạn đường vất vả từ xe đò, rồi tới ghe, tới xuồng, chỉ mong mau chóng gặp tận mặt anh và để nghe anh lý giải.
Cũng những thương yêu ngày nào, anh từ tốn giải thích anh không quên tình yêu của chúng tôi, nhưng vì ước nguyện của anh muốn bay xa hơn, nên anh cũng đau lòng chọn con đường đã chọn vừa qua. Và anh cũng cho tôi biết ngày cưới gần kề, theo con nước để cả gia đình vợ và anh ra đi.
_ Em cho anh nợ lại em ngày đoàn tựu.
_ Ðến bao giờ hả anh?
_ Nếu việc thành, ngày ấy không xa.
_ Nghĩa là bây giờ em đã mất anh?
_ Chỉ xa mặt chớ đâu cách lòng.
_ Nhưng anh sẽ cưới vợ hợp pháp.
_ Ðó chỉ là hình thức pháp lý.
_ Còn em?
_ Chúng mình còn tình yêu.
_ Còn ngược lại?
_ À, em muốn nói việc ra đi của anh bị thất bại?
_ Em không có ý đó.
_ Sau hai tháng anh sẽ lo cho em một gia đình như ý.
_ Em không chấp nhận làm vợ bé của anh.
_ Em...
_...
_ Thể xác anh gởi nơi khác, nhưng hồn anh, em giữ.
_ Có phải đàn ông (xin lỗi các ông) chỉ biết sự nghiệp, trong khi phụ nữ chúng em khi yêu chỉ biết dành trọn tình cảm của mình cho tình yêu. Suốt đêm đó chúng tôi ngồi dưới gốc mai già cằn cỗi và ngập nước, tôi phải chịu muỗi đốt trong khi tay anh cứ quạt đuổi muỗi cho tôi liên hồi. Có một hai lần tôi ngất đi vì khóc quá nhiều. Anh thì cứ dỗ dành và cho tôi uống nước chanh để tôi được tỉnh táo. Tôi dứt khoát ra về khi vừa tờ mờ sáng, có chuyến tàu đò đầu tiên chạy ngang qua, mặc dù anh cố giữ tôi lại. Còn gì nữa đâu mà mong mà đợi.
Thôi từ đây là hết rồi.
Anh đi đường anh.
Em đi đường em.
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế mà thôi.
Và...
Lòng tôi đã chết lịm từ đó.
Anh và người bạn (bạn chung của chúng tôi) cũng có vào bệnh viện thăm tôi, khi tôi vừa được bác sĩ cứu sống sau bao nhiêu giờ dật dờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện, lúc mới ra phòng hồi sức.
Nếu tôi có chết, cũng không thay đổi hiện trạng nơi anh.
Sau ngày cưới, anh đúng hẹn, anh trở về gặp tôi và xin nói lời hẹn ước ngày nào.
Anh cho biết gia đình vợ đã không đá động gì đến việc đi đứng như đã hứa (vợ anh là một dược sĩ, điều nầy tôi đã biết qua những người bạn)
Dĩ nhiên tôi đâu bằng lòng lời cầu xin của anh.
Ngày tháng sao vô tình bước qua nổi đau khổ của tâm hồn tôi...
Chúng tôi cũng thỉnh thoảng tình cờ gặp nhau ngoài phố, cũng cùng ngồi ở quán nước để hỏi thăm nhau về hoàn cảnh sống hiện tại của nhau. Sau thời gian sống dở chết dở, tôi đã tìm lại được cân bằng cho tâm hồn, nên việc gặp anh tình cờ, tôi coi như gặp một người bạn bình thường.
Lòng tôi thật sự giá lạnh.
Anh cho tôi biết cuộc sống gia đình anh hiện tại, vợ chồng anh coi như hai chiếc bóng chung một gia đình, anh đã cố gắng làm tròn nghĩa vụ một người chồng, ngược lại, vợ anh vẫn còn giữ những lá thư của tôi (những lá thư tôi đã gởi cho cô ấy, nói rõ mối tình của chúng tôi, để thiết tha xin cô ta hãy từ chối cuộc “ hôn nhân tương xứng” về địa vị xã hội và học vị) vợ anh vẫn lặng lẽ sống không trọn nghĩa dâu con, không vẹn đạo vợ chồng. Cô ấy băng giá với mọi người trong gia đình chồng. Có lẽ cô ấy thấm thía mãi câu tôi nói sau lần gặp giữa tôi cùng cô ấy:
_ Tôi trả cho chị người chồng, nhưng tôi sẽ mang đi người tình của tôi.
Tôi hồi ấy nói câu đó có phải vì bồng bột không?
Tôi có phải là kẻ gián tiếp đã làm nguội lạnh bếp lửa gia đình của anh?
Nếu đúng như vậy, tôi thật sự xin lỗi anh.
Tôi dù có đau khổ cũng không muốn anh mất hạnh phúc.
Ðôi mắt anh nhìn tôi đã làm tôi bối rối (sau bao năm, tôi vẫn còn bối rối saỏ)
Miệng tôi nói lời chưa kịp suy nghĩ:
_ Ðó là con đường anh lựa chọn. Mong anh đừng để người vợ phải khổ đau vì thiếu sự quan tâm của chồng.
_ Anh xin lỗi em.
_ Muộn rồi.
_ Cho đến giờ nầy em vẫn chưa lập gia đình, anh...
_ Ðừng khơi lại đóng tro tàn.
_ Em.
_ Tạm biệt.
Bây giờ, tôi có trách anh, thì được gì?
Mấy mươi năm qua, tôi vẫn vậy, vẫn cô đơn, tâm hồn tôi vẫn chết từ ngày ấy.
Và thân xác tôi vẫn sống, sống những ngày dài không ý nghĩa.
Còn anh bây giờ đã nằm xuống, đã từ giã cõi đời (vui, buồn gì chỉ có anh biết)
Không còn bon chen danh lợi, tranh giành chức quyền, xuôi tay, nhắm mắt, cái nút áo còn phải cắt bỏ lại. Anh có biết gì không? Những năm trước đây, tuy xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn có những bạn bè thông tin cho nhau (những gì về anh, tôi hình như bị bắt buộc phải nghe, những điều nầy tôi không muốn nghe) vì mối quan hệ của chúng tôi ngày trước. Qua bao năm tôi vẫn thường thăm mẹ anh (khi vợ chồng anh không có nhà), vẫn gởi quà đúng ngày giỗ bố anh hằng năm (nhờ người mang đến, mẹ anh và anh đều biết) và trong thâm tâm tôi thành kính và âm thầm gởi đến nén nhang cho bố anh - người quá cố.
Bây giờ,
Cũng tại căn nhà nầy. Anh im lặng nằm trong cổ quan tài được đặt giữa phòng khách – nơi ngày xưa năm chúng tôi đã nâng ly chén anh chén chị - chúc cho anh và tôi sẽ hạnh phúc trong những ngày sắp tới.
Tôi không muốn vào nhà hay đúng hơn nơi gian phòng anh đang chiếm hữu trong lúc nầy (mặc dầu không ai xa lạ với tôi) tôi chỉ muốn lặng lẽ chào từ biệt anh, chào từ biệt thân xác, xương thịt anh mai nầy (sẽ thối rữa) vùi chôn dưới mấy thước đất ngoài nghĩa trang hoang vắng, lạnh lẽo và vô tình.
Còn tinh anh của khối óc, nồng nàn của ánh mắt, thương yêu của trái tim, quyến rũ của lời nói, vuốt ve của đôi tay, tất cả tình yêu của anh, tôi đã chào và trả lại cho anh từ ngày anh bội ước – dù bất cứ lý do nào - mấy mươi năm qua rồi.
Coi như anh đã trả xong nợ đời, trả xong nợ tình cho tôi. Tôi nghe đau xót và cay đắng, mắt như cay hơn, môi mặn và khô rát hơn.
Có lẽ giờ nầy anh thanh thản ra đi?
Và tôi, cũng cầu chúc linh hồn anh sớm siêu thoát (theo thuyết luân hồi) nơi cõi hư vô.
Tôi sẽ không khóc cho anh, để tiễn biệt anh được nhẹ nhàng ra đi mà không còn nợ nần gì tôi.
Chào anh !
Lần nầy tôi không nói lời tạm biệt anh nữa đâu.
Chỉ một lần nầy thôi.
Vĩnh biệt anh!
Vĩnh biệt!
ST ! (Tác Giả: Hà Khánh Phương )
Ðứng trước căn nhà (anh nói căn nhà sẽ là tổ ấm của chúng tôi, khi tôi sẽ là vợ anh) đã mấy mươi năm vẫn không có gì thay đổi trong mắt tôi.
Tôi bây giờ thật sự bối rối lẫn xúc động.
Ngày đó, khi tôi trao tặng anh bức tranh “ Mã Ðáo Công Thành” ngày anh chỉ mời năm đứa trong nhóm chúng tôi đến dự tân gia.
Anh đã đưa riêng mình tôi xem toàn cảnh căn nhà, nầy là phòng khách, phòng ăn, phòng tắm, nhà bếp, sau cùng là phòng ngủ có tủ âm tường (anh đã dốc hết tâm trí vào việc thiết kế căn nhà để chuẩn bị khi chúng tôi sẽ là vợ chồng)
Anh nói:
_ Ðây là ngôi nhà tình ái của chúng mình.
Tôi rất sung sướng và hãnh diện vì có người yêu, người chồng (trong tương lai) rất mực chìu chuộng và thương yêu tôi hết lòng và thật tình.
Nhiều năm trôi qua, chúng tôi trong sự thương yêu, chở che, đưa đón.
Gia đình hai bên đều rõ chuyện của chúng tôi và không phản đối.
Tình yêu của chúng tôi thanh khiết chưa vẩn đục chuyện “phàm tục thường tình”.
*
Sau ngày đất nước thay đổi năm 1975.
Chúng tôi, mỗi đứa bận chuyện cơm áo gạo tiền, đã chùn bước trước dự định thành lập gia đình của cả hai chúng tôi ngày nào.
Anh chuyển công tác về miền Tây (Cao Lãnh)
Anh thường xuyên về thành phố thăm tôi, hoặc nhờ bạn mang thư gởi về cho tôi. Cũng có lần anh đưa tôi và đứa em tôi về nơi anh đang làm việc để thăm và ở lại nơi anh một, hai ngày.
Trong mùa nước nổi, tôi và đứa em có về thăm anh phải đi bằng tàu đò. Việc di chuyển trong thị trấn lúc bấy giờ phải dùng xuồng tam bản. Bàn làm việc của anh phải kê lên bộ ván gõ.
Thời gian nầy, anh thường bàn với tôi chuyện thoát ly gia đình, cũng như việc thoát ly khỏi quê hương đất nước.
Tôi mãi chần chừ, vì còn bận lòng với gia đình.
Thời gian vẫn trôi qua trong sự khắc khoải chờ mong.
Những lần anh về thăm tôi ban đầu chỉ cách tháng, sau thưa dần vì tôi đã biết việc đi lại rất khó khăn, vùng anh ở trời nước mênh mông, vận chuyển thức ăn hoặc xe đi về thật là vất vả khó khăn, thời ấy xăng dầu rất hiếm, nên tôi cũng không thắc mắc gì nếu anh có về chậm trể nhiều ngày.
Thế rồi cũng có ngày anh về thăm tôi, chúng tôi bên nhau, khi thì uống nước giải khát buổi sáng, lúc ăn bánh cuốn Tây Hồ ở đường Ðinh Tiên Hoàng, bánh xèo Ðinh Công Tráng buổi chiều, bao nghi vấn đã giải tỏa được bởi những lời nói, những thương yêu, những săn sóc anh dành cho tôi (đổi những bữa ăn cơm độn bobo, khoai lang, khoai mì, bằng những bữa cơm quán đầy ấp thương yêu)
Và…
Một lần, tôi đến nhà người bạn công tác chung với anh (người bạn anh vừa mang quà anh gởi về cho tôi hôm qua) để gởi cho anh lá thư.
Tôi không gặp được người bạn anh, anh ấy đi vắng.
Tôi chỉ gặp mẹ anh bạn. Bà vô tình hay cố ý (bà đã biết chúng tôi nhiều năm qua) đã cho tôi biết anh đã ăn hỏi vợ mấy tháng nay.
Tôi lúc đó không còn là tôi nữa.
Tôi bỏ cả buổi làm việc, chạy ngay về nhà bố mẹ anh để hỏi sự việc.
Người cha nói:
_ Nhiều năm qua, cậu ấy cứ thoái thác việc vợ con, nhưng bây giờ có gia đình hứa lo mọi việc đi đứng, nên cậu đã ăn hỏi.
Tôi chỉ nghe được bấy nhiêu, người tôi như từ cõi chết trở về.
Khổ sở lắm, tôi phải đến phòng khám của cơ quan, để chích thuốc và nhận một giấy nghỉ bệnh ba ngày. Làm thủ tục nghỉ bệnh nộp cho tổ chức xong, tôi như ngây như dại, phải trải qua bao đoạn đường vất vả từ xe đò, rồi tới ghe, tới xuồng, chỉ mong mau chóng gặp tận mặt anh và để nghe anh lý giải.
Cũng những thương yêu ngày nào, anh từ tốn giải thích anh không quên tình yêu của chúng tôi, nhưng vì ước nguyện của anh muốn bay xa hơn, nên anh cũng đau lòng chọn con đường đã chọn vừa qua. Và anh cũng cho tôi biết ngày cưới gần kề, theo con nước để cả gia đình vợ và anh ra đi.
_ Em cho anh nợ lại em ngày đoàn tựu.
_ Ðến bao giờ hả anh?
_ Nếu việc thành, ngày ấy không xa.
_ Nghĩa là bây giờ em đã mất anh?
_ Chỉ xa mặt chớ đâu cách lòng.
_ Nhưng anh sẽ cưới vợ hợp pháp.
_ Ðó chỉ là hình thức pháp lý.
_ Còn em?
_ Chúng mình còn tình yêu.
_ Còn ngược lại?
_ À, em muốn nói việc ra đi của anh bị thất bại?
_ Em không có ý đó.
_ Sau hai tháng anh sẽ lo cho em một gia đình như ý.
_ Em không chấp nhận làm vợ bé của anh.
_ Em...
_...
_ Thể xác anh gởi nơi khác, nhưng hồn anh, em giữ.
_ Có phải đàn ông (xin lỗi các ông) chỉ biết sự nghiệp, trong khi phụ nữ chúng em khi yêu chỉ biết dành trọn tình cảm của mình cho tình yêu. Suốt đêm đó chúng tôi ngồi dưới gốc mai già cằn cỗi và ngập nước, tôi phải chịu muỗi đốt trong khi tay anh cứ quạt đuổi muỗi cho tôi liên hồi. Có một hai lần tôi ngất đi vì khóc quá nhiều. Anh thì cứ dỗ dành và cho tôi uống nước chanh để tôi được tỉnh táo. Tôi dứt khoát ra về khi vừa tờ mờ sáng, có chuyến tàu đò đầu tiên chạy ngang qua, mặc dù anh cố giữ tôi lại. Còn gì nữa đâu mà mong mà đợi.
Thôi từ đây là hết rồi.
Anh đi đường anh.
Em đi đường em.
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế mà thôi.
Và...
Lòng tôi đã chết lịm từ đó.
Anh và người bạn (bạn chung của chúng tôi) cũng có vào bệnh viện thăm tôi, khi tôi vừa được bác sĩ cứu sống sau bao nhiêu giờ dật dờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện, lúc mới ra phòng hồi sức.
Nếu tôi có chết, cũng không thay đổi hiện trạng nơi anh.
Sau ngày cưới, anh đúng hẹn, anh trở về gặp tôi và xin nói lời hẹn ước ngày nào.
Anh cho biết gia đình vợ đã không đá động gì đến việc đi đứng như đã hứa (vợ anh là một dược sĩ, điều nầy tôi đã biết qua những người bạn)
Dĩ nhiên tôi đâu bằng lòng lời cầu xin của anh.
Ngày tháng sao vô tình bước qua nổi đau khổ của tâm hồn tôi...
Chúng tôi cũng thỉnh thoảng tình cờ gặp nhau ngoài phố, cũng cùng ngồi ở quán nước để hỏi thăm nhau về hoàn cảnh sống hiện tại của nhau. Sau thời gian sống dở chết dở, tôi đã tìm lại được cân bằng cho tâm hồn, nên việc gặp anh tình cờ, tôi coi như gặp một người bạn bình thường.
Lòng tôi thật sự giá lạnh.
Anh cho tôi biết cuộc sống gia đình anh hiện tại, vợ chồng anh coi như hai chiếc bóng chung một gia đình, anh đã cố gắng làm tròn nghĩa vụ một người chồng, ngược lại, vợ anh vẫn còn giữ những lá thư của tôi (những lá thư tôi đã gởi cho cô ấy, nói rõ mối tình của chúng tôi, để thiết tha xin cô ta hãy từ chối cuộc “ hôn nhân tương xứng” về địa vị xã hội và học vị) vợ anh vẫn lặng lẽ sống không trọn nghĩa dâu con, không vẹn đạo vợ chồng. Cô ấy băng giá với mọi người trong gia đình chồng. Có lẽ cô ấy thấm thía mãi câu tôi nói sau lần gặp giữa tôi cùng cô ấy:
_ Tôi trả cho chị người chồng, nhưng tôi sẽ mang đi người tình của tôi.
Tôi hồi ấy nói câu đó có phải vì bồng bột không?
Tôi có phải là kẻ gián tiếp đã làm nguội lạnh bếp lửa gia đình của anh?
Nếu đúng như vậy, tôi thật sự xin lỗi anh.
Tôi dù có đau khổ cũng không muốn anh mất hạnh phúc.
Ðôi mắt anh nhìn tôi đã làm tôi bối rối (sau bao năm, tôi vẫn còn bối rối saỏ)
Miệng tôi nói lời chưa kịp suy nghĩ:
_ Ðó là con đường anh lựa chọn. Mong anh đừng để người vợ phải khổ đau vì thiếu sự quan tâm của chồng.
_ Anh xin lỗi em.
_ Muộn rồi.
_ Cho đến giờ nầy em vẫn chưa lập gia đình, anh...
_ Ðừng khơi lại đóng tro tàn.
_ Em.
_ Tạm biệt.
Bây giờ, tôi có trách anh, thì được gì?
Mấy mươi năm qua, tôi vẫn vậy, vẫn cô đơn, tâm hồn tôi vẫn chết từ ngày ấy.
Và thân xác tôi vẫn sống, sống những ngày dài không ý nghĩa.
Còn anh bây giờ đã nằm xuống, đã từ giã cõi đời (vui, buồn gì chỉ có anh biết)
Không còn bon chen danh lợi, tranh giành chức quyền, xuôi tay, nhắm mắt, cái nút áo còn phải cắt bỏ lại. Anh có biết gì không? Những năm trước đây, tuy xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn có những bạn bè thông tin cho nhau (những gì về anh, tôi hình như bị bắt buộc phải nghe, những điều nầy tôi không muốn nghe) vì mối quan hệ của chúng tôi ngày trước. Qua bao năm tôi vẫn thường thăm mẹ anh (khi vợ chồng anh không có nhà), vẫn gởi quà đúng ngày giỗ bố anh hằng năm (nhờ người mang đến, mẹ anh và anh đều biết) và trong thâm tâm tôi thành kính và âm thầm gởi đến nén nhang cho bố anh - người quá cố.
Bây giờ,
Cũng tại căn nhà nầy. Anh im lặng nằm trong cổ quan tài được đặt giữa phòng khách – nơi ngày xưa năm chúng tôi đã nâng ly chén anh chén chị - chúc cho anh và tôi sẽ hạnh phúc trong những ngày sắp tới.
Tôi không muốn vào nhà hay đúng hơn nơi gian phòng anh đang chiếm hữu trong lúc nầy (mặc dầu không ai xa lạ với tôi) tôi chỉ muốn lặng lẽ chào từ biệt anh, chào từ biệt thân xác, xương thịt anh mai nầy (sẽ thối rữa) vùi chôn dưới mấy thước đất ngoài nghĩa trang hoang vắng, lạnh lẽo và vô tình.
Còn tinh anh của khối óc, nồng nàn của ánh mắt, thương yêu của trái tim, quyến rũ của lời nói, vuốt ve của đôi tay, tất cả tình yêu của anh, tôi đã chào và trả lại cho anh từ ngày anh bội ước – dù bất cứ lý do nào - mấy mươi năm qua rồi.
Coi như anh đã trả xong nợ đời, trả xong nợ tình cho tôi. Tôi nghe đau xót và cay đắng, mắt như cay hơn, môi mặn và khô rát hơn.
Có lẽ giờ nầy anh thanh thản ra đi?
Và tôi, cũng cầu chúc linh hồn anh sớm siêu thoát (theo thuyết luân hồi) nơi cõi hư vô.
Tôi sẽ không khóc cho anh, để tiễn biệt anh được nhẹ nhàng ra đi mà không còn nợ nần gì tôi.
Chào anh !
Lần nầy tôi không nói lời tạm biệt anh nữa đâu.
Chỉ một lần nầy thôi.
Vĩnh biệt anh!
Vĩnh biệt!
ST ! (Tác Giả: Hà Khánh Phương )