Một cúp bóng đá thế giới đã xong. Mọi người bải hoải quay lại công việc cũ. Cứ bốn năm một lần, người ta lại rút được thêm một vài bài học qua bóng đá. Năm thì "mất bò mới lo làm chuồng", năm thì "thà đánh người trước khi người đánh mình", năm lại "hai đánh một chẳng chột cũng què", nhưng có một thứ, lần cúp thế giới nào cũng có, mà cũng chẳng phải bài học, chỉ là một thực tế mà trong đời thường cũng vẫn gặp, lại gặp nhiều khi xem đá bóng (trên T.V hay đọc báo) ấy là "đánh kẻ ngã ngựa".
Năm nay thì anh Hàn Quốc vào sâu tận những vòng trong. Nhớ những vòng ngoài, khi các anh hùng hục chạy trên sân và thỉnh thoảng ghi bàn thắng, bình luận viên suýt xoa như dõi theo một đội bóng của Hercule, lại còn dự đoán họ sẽ tranh trận chung kết. Rồi cũng chính những anh Hàn Quốc đó, vào vòng sâu và bắt đầu thua, mà thua oanh liệt đẹp mắt, chỉ vì đối thủ của họ giờ là những kẻ mạnh hơn; thì bình luận viên bẻ lái ngay sang hướng độ lượng mà cho rằng, những gì đội Hàn Quốc đạt được trước kia chỉ là nhất thời, họ nay "sức cùng lực kiệt", rằng đội Hàn Quốc đã "lạc quan tếu", rằng... nhiều thứ lắm, chỉ biết cuối cùng làm người xem như tôi hoang mang, bởi vì tôi vốn tin vào mấy anh bình luận viên, và khi anh thay đổi chính kiến quá nhanh, thì tôi bẻ lái theo không kịp. Lại hoang mang nữa vì nhìn ra trong đời hình như sẽ không có chỗ cho kẻ ngã ngựa. Khi bạn ngã, không có chuyện tại ngựa hôm nay cao hơn hôm qua, hay đường hôm nay xóc hơn hôm kia, mà người ta bắt buộc bạn phải nhận lỗi, tại hôm nay bạn cưỡi ngựa dở hơn mọi ngày. Có thể tôi coi không đủ, nhưng chưa bao giờ tôi thấy một anh bình luận viên nào bình luận trước một đội thua: "Họ chơi hay quá, chơi hay hôm cả mọi khi, nhưng đối thủ của họ quá mạnh. Thua thế này cũng là thắng rồi."
Tôi nhớ có lần xem chương trình Yan Can Cook; Ông Yan băm tỏi rất nhanh, chặt thịt phăm phăm, đến khi bốc vào chảo thì ông làm rơi ra ngoài. Yan lập tức gân cổ lên, đại loại, ai mà chẳng có sai lầm, (chỉ xuống khán giả) cô cũng có sai lầm, anh cũng có sai lầm, sao tôi không được sai lầm? Tôi rất thích cái đoạn này, vì biết rõ là ông ấy đùa, nhưng ông ấy chỉ cho khán giả biết cách bảo vệ mình mỗi khi gặp sai lầm. Mình phải có một khoảng sai số để tự tha thứ cho mình. Mình phải trung thành với mình...
Nhưng xem tường thuật bóng đá thì ngược lại. Bạn được học một nguyên tắc: thua tức là có lỗi, và chỉ nên ngả theo người mạnh. Bóng ào qua sân này, ta phải hồ hởi khen ngợi. Bóng ào ngược lại, ta phải đổi chiều ngay. "Ðã đến lúc đội X. phải xem lại mình," hay "Vâng, quả thực, tuổi tác, thưa các bạn, tuổi tác...", cũng là những nhân vật đó, trước đấy ít phút, ta mới khen là "đầy áp đảo", là "lão tướng đầy kinh nghiệm"... đại loại vậy. Nhưng, ta phải cứu lấy ta thôi, vì thế cờ đã đổi. Tí nữa bóng ào qua lại, ta đổi chiều cũng chưa muộn.
Ngày trước tôi vẫn hay vào cơ quan mẹ tôi chơi. Trong cơ quan có một chị mà tôi rất ghét. Chị nói năng rất ngọt. Chị lại hay nịnh. Bác trưởng phòng mẹ tôi có vẻ thân với chị ấy. Tôi thấy chị ấy hay đùa với bác, gọi bác là "sếp" luôn miệng, và "dạ" thật to mỗi khi bác gọi.
Thế rồi bác ấy đến tuổi về hưu. Nhưng bác ấy nhớ cơ quan và thỉnh thoảng vẫn đến chơi. Vả lại, đây là cơ quan về chữ nghĩa nên "hưu" nói chung cũng chỉ là một cái mốc hành chính, chứ về mặt công việc, quan hệ, thì vẫn thế. Người ta vẫn ngồi bàn chuyện với bác về sách vở, kiến thức. Chỉ có chị kia là không nói chuyện nhiều với bác nữa.
Một buổi chiều, mẹ tôi nhờ tôi ngồi đánh máy công văn. Bác trưởng phòng ấy vào cơ quan, lúc ấy chỉ có tôi và chị "đáng ghét". Bác ấy tìm cái gì đó trên bàn chung mà không có. Rồi bác nói to, cái sổ điện thoại đâu rồi nhỉ? Chị kia ngồi im, không trả lời. Bác hỏi lần nữa, và nhìn vào cái gáy chị "đáng ghét" đang cúi xuống chăm chú làm việc. Chị không ngẩng lên. Thật không giống chút nào với ngày xưa, cái ngày chị có gì ăn cũng mang mời "sếp", thân thiết "bố bố con con"... Từ hôm ấy, tôi thấy bác ít vào cơ quan hẳn.
Nói bác về hưu là "kẻ ngã ngựa" thì thật là quá đáng. Nhưng nói "ngã ngựa" thật ra cũng là dành cho những ai không còn trên lưng ngựa. Mà đâu đâu cũng gặp cảnh người-ngồi-ngựa-ngã-ngựa thế này. Thế nên tôi thích cái cách cổ động viên Hàn Quốc hô to rồi đồng loạt giơ tay ra sau mỗi tiếng hô, mặt nghiêm trang và đáng tin cậy, như bố mẹ giơ tay sẵn sàng đón con rơi từ trên lưng ngựa xuống, thấy mới nhân nghĩa làm sao. Lại nghe anh bình luận viên nói, người Việt Nam chúng ta phải học họ thôi. Anh nói đúng, nhưng nhiều khi các anh đã chẳng làm gương cho chúng tôi, từ đầu giải đến cuối giải, có gần một tháng thôi, người ta đã thấy các anh quật bao nhiêu là kẻ ngã ngựa.
ST !
Năm nay thì anh Hàn Quốc vào sâu tận những vòng trong. Nhớ những vòng ngoài, khi các anh hùng hục chạy trên sân và thỉnh thoảng ghi bàn thắng, bình luận viên suýt xoa như dõi theo một đội bóng của Hercule, lại còn dự đoán họ sẽ tranh trận chung kết. Rồi cũng chính những anh Hàn Quốc đó, vào vòng sâu và bắt đầu thua, mà thua oanh liệt đẹp mắt, chỉ vì đối thủ của họ giờ là những kẻ mạnh hơn; thì bình luận viên bẻ lái ngay sang hướng độ lượng mà cho rằng, những gì đội Hàn Quốc đạt được trước kia chỉ là nhất thời, họ nay "sức cùng lực kiệt", rằng đội Hàn Quốc đã "lạc quan tếu", rằng... nhiều thứ lắm, chỉ biết cuối cùng làm người xem như tôi hoang mang, bởi vì tôi vốn tin vào mấy anh bình luận viên, và khi anh thay đổi chính kiến quá nhanh, thì tôi bẻ lái theo không kịp. Lại hoang mang nữa vì nhìn ra trong đời hình như sẽ không có chỗ cho kẻ ngã ngựa. Khi bạn ngã, không có chuyện tại ngựa hôm nay cao hơn hôm qua, hay đường hôm nay xóc hơn hôm kia, mà người ta bắt buộc bạn phải nhận lỗi, tại hôm nay bạn cưỡi ngựa dở hơn mọi ngày. Có thể tôi coi không đủ, nhưng chưa bao giờ tôi thấy một anh bình luận viên nào bình luận trước một đội thua: "Họ chơi hay quá, chơi hay hôm cả mọi khi, nhưng đối thủ của họ quá mạnh. Thua thế này cũng là thắng rồi."
Tôi nhớ có lần xem chương trình Yan Can Cook; Ông Yan băm tỏi rất nhanh, chặt thịt phăm phăm, đến khi bốc vào chảo thì ông làm rơi ra ngoài. Yan lập tức gân cổ lên, đại loại, ai mà chẳng có sai lầm, (chỉ xuống khán giả) cô cũng có sai lầm, anh cũng có sai lầm, sao tôi không được sai lầm? Tôi rất thích cái đoạn này, vì biết rõ là ông ấy đùa, nhưng ông ấy chỉ cho khán giả biết cách bảo vệ mình mỗi khi gặp sai lầm. Mình phải có một khoảng sai số để tự tha thứ cho mình. Mình phải trung thành với mình...
Nhưng xem tường thuật bóng đá thì ngược lại. Bạn được học một nguyên tắc: thua tức là có lỗi, và chỉ nên ngả theo người mạnh. Bóng ào qua sân này, ta phải hồ hởi khen ngợi. Bóng ào ngược lại, ta phải đổi chiều ngay. "Ðã đến lúc đội X. phải xem lại mình," hay "Vâng, quả thực, tuổi tác, thưa các bạn, tuổi tác...", cũng là những nhân vật đó, trước đấy ít phút, ta mới khen là "đầy áp đảo", là "lão tướng đầy kinh nghiệm"... đại loại vậy. Nhưng, ta phải cứu lấy ta thôi, vì thế cờ đã đổi. Tí nữa bóng ào qua lại, ta đổi chiều cũng chưa muộn.
Ngày trước tôi vẫn hay vào cơ quan mẹ tôi chơi. Trong cơ quan có một chị mà tôi rất ghét. Chị nói năng rất ngọt. Chị lại hay nịnh. Bác trưởng phòng mẹ tôi có vẻ thân với chị ấy. Tôi thấy chị ấy hay đùa với bác, gọi bác là "sếp" luôn miệng, và "dạ" thật to mỗi khi bác gọi.
Thế rồi bác ấy đến tuổi về hưu. Nhưng bác ấy nhớ cơ quan và thỉnh thoảng vẫn đến chơi. Vả lại, đây là cơ quan về chữ nghĩa nên "hưu" nói chung cũng chỉ là một cái mốc hành chính, chứ về mặt công việc, quan hệ, thì vẫn thế. Người ta vẫn ngồi bàn chuyện với bác về sách vở, kiến thức. Chỉ có chị kia là không nói chuyện nhiều với bác nữa.
Một buổi chiều, mẹ tôi nhờ tôi ngồi đánh máy công văn. Bác trưởng phòng ấy vào cơ quan, lúc ấy chỉ có tôi và chị "đáng ghét". Bác ấy tìm cái gì đó trên bàn chung mà không có. Rồi bác nói to, cái sổ điện thoại đâu rồi nhỉ? Chị kia ngồi im, không trả lời. Bác hỏi lần nữa, và nhìn vào cái gáy chị "đáng ghét" đang cúi xuống chăm chú làm việc. Chị không ngẩng lên. Thật không giống chút nào với ngày xưa, cái ngày chị có gì ăn cũng mang mời "sếp", thân thiết "bố bố con con"... Từ hôm ấy, tôi thấy bác ít vào cơ quan hẳn.
Nói bác về hưu là "kẻ ngã ngựa" thì thật là quá đáng. Nhưng nói "ngã ngựa" thật ra cũng là dành cho những ai không còn trên lưng ngựa. Mà đâu đâu cũng gặp cảnh người-ngồi-ngựa-ngã-ngựa thế này. Thế nên tôi thích cái cách cổ động viên Hàn Quốc hô to rồi đồng loạt giơ tay ra sau mỗi tiếng hô, mặt nghiêm trang và đáng tin cậy, như bố mẹ giơ tay sẵn sàng đón con rơi từ trên lưng ngựa xuống, thấy mới nhân nghĩa làm sao. Lại nghe anh bình luận viên nói, người Việt Nam chúng ta phải học họ thôi. Anh nói đúng, nhưng nhiều khi các anh đã chẳng làm gương cho chúng tôi, từ đầu giải đến cuối giải, có gần một tháng thôi, người ta đã thấy các anh quật bao nhiêu là kẻ ngã ngựa.
ST !