Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Biết Tin Ai Bây Giờ?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biết Tin Ai Bây Giờ?

    Như thế này:

    Ông bà chủ giàu sang có mỗi cô con gái rượu. Hàng ngày cô có anh tài xế đưa đi học. Một hôm cao hứng, anh ôm cô, hôn. Cô tát cho anh một cái rồi đi mách bố mẹ. Anh tài xế thế là bị đuổi việc.
    10 năm sau. Cô gái đã bỏ chồng. Ông bà chủ sa sút. Biệt thự bán đi. Ðã có lúc cùng quẫn cả nhà đe nhau treo cổ. Anh tài xế ngày xưa đột ngột xuất hiện, tay hoa hồng, tay chai rượu, đến cầu hôn.
    Cô gái không yêu nhưng đồng ý, với điều kiện: anh phải trả cô 200 triệu và chỉ 6 tháng vợ chồng.

    Họ về sống với nhau, ngay trong ngôi biệt thự cũ (anh đã mua lại).

    ***
    Làm ơn lấy giấy, bút, và hãy làm bản trắc nghiệm sau, xong tôi nói bạn nghe chuyện này...

    Bạn là cô con gái nói trên. Khi lấy anh tài xế, bạn vẫn chỉ mong cho hết 6 tháng hợp đồng hôn nhân trên. Những ngày đầu mới về, bạn thấy gớm mỗi khi anh chồng này đến ôm lấy bạn. Anh đụng đến người là bạn né. Cho nên:

    1. Những lúc anh đùa âu yếm:
    Bạn cười gượng gạo hoặc không cười, lảng tránh
    Bạn liếc mắt, mắng yêu anh ấy.

    2. Bạn không muốn ngủ cùng anh ấy. Buổi tối:
    Bạn lên ngủ với con riêng của bạn.
    Bạn khiêu khích: "Mèo mà chê mỡ à!"

    3. Có một cô gái là bạn thân của anh ấy đến tìm. Cô rất đẹp, và lẳng lơ. Anh ấy không có nhà. Bạn xông ra:
    Tiếp đãi bình thường, nghĩ bụng: "Có con này càng tốt."
    Ghen tuông lồng lộn. Xưng mình là vợ. Làm cho cô kia mất mặt.

    4. Rồi đến lúc, bạn thấy yêu anh ấy vì anh ấy quá tốt với con bạn, bố mẹ bạn, và bạn. Bạn không muốn ngủ một mình nữa. Bố mẹ bạn lại thúc giục việc ngủ chung. Anh ấy cũng muốn ngủ chung. Bạn gọi anh ấy sang phòng bạn:
    Mọi việc sẽ diễn ra bình thường.
    Chỉ là đóng kịch. Ðợi đến khi bố mẹ bạn ngủ rồi, bạn bắt anh ấy phải quay về phòng của mình.

    Rồi, bạn thuộc loại (a) hay là loại (b)?
    Tôi có hỏi một số người, tất cả là (a). Tôi cũng vậy.
    Thế người là (b) thì sao?
    Tôi cắt và ghép lại đây cho bạn thấy (b) là người nào:

    Khi lấy anh tài xế, bạn vẫn chỉ mong cho hết 6 tháng hợp đồng hôn nhân trên. Những ngày đầu mới về, bạn thấy gớm mỗi khi anh chồng này đến ôm lấy bạn. Anh đụng đến người là bạn né. Cho nên những lúc anh đùa âu yếm, bạn liếc mắt, mắng yêu anh ấy. Bạn không muốn ngủ cùng anh ấy. Buổi tối bạn khiêu khích: "Mèo mà chê mỡ à!" Có một cô gái là bạn thân của anh ấy đến tìm. Cô rất đẹp, và lẳng lơ. Anh ấy không có nhà. Bạn xông ra, ghen tuông lồng lộn, xưng mình là vợ, làm cho cô kia mất mặt.

    Rồi đến lúc, bạn thấy yêu anh ấy vì anh ấy quá tốt với con bạn, bố mẹ bạn, và bạn. Bạn không muốn ngủ một mình nữa. Bố mẹ bạn lại thúc giục việc ngủ chung. Anh ấy cũng muốn ngủ chung. Bạn gọi anh ấy sang phòng bạn, nhưng chỉ là đóng kịch. Ðợi đến khi bố mẹ bạn ngủ rồi, bạn bắt anh ấy phải quay về phòng của mình.

    ***
    Ðó là kịch "Hợp Ðồng Hôn Nhân", đang diễn ở Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần. Ðúng là một khối lùng nhùng của những phản ứng bất nhất. Bản trắc nghiệm trên mới chỉ ra cái sự bất nhất của cô con gái. Tôi còn có thể làm thêm bản trắc nghiệm cho hai vợ chồng ông chủ, của anh chồng cũ, và nhất là của anh tài xế. Bất nhất đến nỗi nhân vật không còn tính cách. Họ chỉ còn là những cái xác đựng những phản ứng bất chợt của biên kịch. Có lẽ trong lúc viết, biên kịch nghĩ cái phản ứng này thì gây hiệu quả sân khấu đây, và cứ thế nhồi vào nhân vật, bất kể lúc đầu mình định nặn nó thành người tốt hay người xấu.

    Có người bạn tôi làm một bộ phim tài liệu nhỏ về kịch nói Việt Nam. Nhận xét của chị về kịch VN là: tâm lý không lô-gích nên dẫn đến kịch tính giả tạo. Thôi, chị không phải mắng chúng tôi chị ạ. Chúng tôi đã phải trả giá rồi đây, không thấy sao: sân khấu kịch sống mà như chết. Chết theo một cách khác, sân khấu hơn. Nghĩa là khán phòng vẫn đông, màn hạ vẫn có vỗ tay, lúc diễn thì khán giả cười vang từng chặp. Nhưng kịch mới chỉ động được ví người mua vé mà chưa động đến trí não người xem. Người ta ngồi xem diễn viên vấp té, nói giỡn trong một tư thế hưởng thụ thụ động như xem "Trong nhà ngoài phố" ở truyền hình. Thụ động vì người ta không giật mình nhận ra bản thân ở những nhân vật kịch đó. Mà nhận ra sao được, mỗi nhân vật ở đây, như đã nói, tính cách bất định, giả tạo, có lẽ chỉ tồn tại dưới ánh đèn lung linh của sân khấu (Việt Nam), làm gì có giữa ánh sáng ban ngày của cuộc đời thực.

    ***
    Có câu chuyện nhỏ sau, chắc nhiều người đã biết: một ông bố mang thằng con bé tí ra bờ biển, bảo nó bơi đi. Nó nói, con không biết bơi, chết thì sao. Bố nó bảo, chết sao được, tao ở đây mà. Nó nhảy xuống bơi và bị sặc nước. Trong cơn vùng vẫy, nó thấy bố mình đứng khoanh tay trên bờ. Thoát chết, nó đến sừng sộ, sao bố nói thế kia... Bố nó bảo, tao muốn cho mày biết, không tin ai được, kể cả bố mày.

    Một cách nào đó, đi xem những vở kịch bất nhất kiểu này cũng là một cuộc luyện-bơi-không-tin-nổi-bố. Bạn sẽ thấy ở đời đúng là không tin ai nổi, bởi vì chẳng hề có quy luật của tình cảm, tâm lý ở đây nữa: lúc (biên kịch và đạo diễn) đã hứng lên rồi thì ai cũng có thể hành động ngược với bản chất của mình, bất chấp những nguyên tắc về lô-gích tâm lý đã được dạy ở... trường sân khấu.

    ST !
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.
Working...
X