Tiếng chuông điện thoại reo vang khi cô đang thu xếp đồ đạc vào xách tay, chuẩn bị về nhà sau hơn 10 giờ làm việc của một ngày. Cô bực bội nhìn nó, cô không thích điện thoại, nó chỉ đem lại cho cô cảm giác gò bó, bực bội; nó là sợi dây trói cô vào cuộc sống đầy trách nhiệm, vào nhịp sống công nghiệp hiện đại vội vàng chụp giựt.
Nhưng vì là cuộc sống hiện đại, nên cũng... không thể thiếu nó; thử vứt đi xem, sẽ có người đăng báo, lên đài truyền hình tìm cô ngay...!
Cô miễn cưỡng cầm điện thoại lên, có lẽ chồng cô gọi để hỏi vì sao cô về muộn, cũng có thể một cô bạn nào đó hẹn đi shopping; cô bật máy:
- Hello!
Một quãng lặng...
- Hello!
Cô lặp lại, thêm phần bực bội.
- Chào em, có nhận ra nhau không?
Một quãng lặng, lần này từ phía cô...
Giọng nói rất rõ, vì thế cô nhận ra nó từ nơi xa lắm, nó từ một nửa vòng trái đất vọng tới, từ mười lăm năm trước vọng về. Tim cô đập dồn...
- Em còn đó không?
- Dạ còn...
Cô ngắc ngứ, chẳng biết nói gì. Cái giọng nói cho cô cảm giác gần gũi và thân thương mà từ rất lâu cô không còn gặp nữa, nó kéo mười lăm năm quay ngược về...
- Anh khỏe không?
Cô ấp úng hỏi. Một tràng cười vui vẻ, giọng cười cũng sảng khoái và quen thuộc:
- Trời ơi! Có vẻ Mỹ hóa quá hả? Câu đầu tiên phải là hỏi thăm sức khỏe. Anh không khỏe, gọi để mời em dự lễ tang của anh dây.
- Không giỡn kiểu đó nha!
- Không phải sao? Em chôn anh mười lăm năm nay, không kèn không trống gì hết, anh phải nhờ thám tử truy tìm em, để nói với em là em có muốn chôn anh, thì cũng phải làm cho anh cái lễ tang chứ!
Giọng anh vẫn vui, nhưng cô biết anh đang hờn trách, và tự trong tim cô cảm thấy nhói đau. Phải! Cô đã chôn anh, chôn sống anh mười lăm năm nay! Và giờ đây anh hiện về...
Như vừa đi qua cánh cửa thời gian, đứng giữa quá khứ. Cô hỏi, giọng bỡ ngỡ:
- Sao anh có số phone của em?
- Tại em lấp đất không kín, nên anh ngoi lên được. Kể cũng lạ thật, giữa thời hiện đại này mà tìm một người mất hết mười lăm năm!
Mười lăm năm, một khoảng thời gian để cô có thể chia cắt quá khứ và hiện tại, mười lăm năm đã quên hay mười lăm năm để quên?!
Cô đã sống cho hiện tại, không còn hồi tưởng, không còn nhớ nhung. Tránh xa quá khứ để sống; đâu còn thời gian để gặm nhấm những nỗi đau, những mất mát trong đời. Chưa một lần dám trở lại, dù chỉ trong ý nghĩ. Có bao nhiêu người đã trở về, về thăm quê hương, gia đình, bạn bè. Và trong sâu thẳm lòng mình, ai cũng biết về với kỷ niệm và con người của kỷ niệm. Cô không muốn và không nghĩ đến điều đó. Cô đã gạt bỏ nó, đã đánh đổi nó, và cô phải đối diện với sự thật.
Có sự chọn lựa nào không? Đừng dành cho quá khứ lòng vị tha, để quên đi điều lầm lỡ, những sai trái của chính mình và của mọi người, hòng biến quá khứ thành vàng son kỷ niệm. Cô không thể quay ngược lại thời gian, và dù có quay ngược trở lại, cô có thay đổi gì được không?
Có sự chọn lựa nào không cho một người phụ nữ hai con có hồ sơ xuất cảnh đi Mỹ do chồng bảo lãnh, đang bị gia đình và dư luận lên án vì tình yêu tội lỗi dành cho anh chàng sinh viên trẻ tuổi hơn mình?
Cô đành chôn đi tình yêu đó, không muốn một lần trở lại, đối diện với nó hay với những khắt khe lên án nó. Cô không muốn nuôi dưỡng nó dù chỉ trong tâm tưởng, để mà mang mặc cảm có lỗi với chồng. Thật lòng thì ít ra cũng có bia mộ của anh trong tim cô. Và giờ đây, tiếng nói của anh ấm áp bên tai cô, và từ trong tấm bia mộ đó anh hiện rõ nguyên hình.
- Anh mập hay ốm?
- Hơn ngày xưa mười lăm ký.
- Chắc gặp anh nhận không ra đâu há?
- Anh sẽ nhận ra em dù chỉ cho anh nhìn đôi mắt hay một ngón tay.
Tim cô lại nhói lên đau đớn đến lặng người.
- Em cũng thay đổi nhiều, mập ra, xấu đi.
- Thời gian có tha cho ai đâu, ai cũng phải thay đổi chứ, nhưng có những thứ không thay đổi và nhờ thế người ta nhận ra nhau. Phải vậy không em?
Nhận ra nhau?! Để làm gì? Cô chưa bao giờ nghĩ đến một lần trở lại quê nhà cũng chỉ để trốn tránh chuyện gặp lại anh. Lẽ nào cô về Việt Nam mà không gặp lại anh? Việc đó quá tàn nhẫn đối với cô, với anh...
Còn gặp lại nhau?! Cô quá mệt mỏi để đối phó với những điều tiếng của dư luận, những lên án, chỉ trích của gia đình, họ hàng, những ghen tuông của chồng. Cô chưa bao giờ cho mình một cơ hội tìm những niềm vui, hạnh phúc riêng...
Cô đã chấp nhận sống cầu an, chỉ mong ngày tháng trôi qua bình lặng. Việc đối phó với những thay đổi mà xã hội hiện đại này mang đến đã làm hao mòn nghị lực của cô rồi. Cô đã phải ngày ngày kiếm sống, lo sợ thất nghiệp, lo không trả nổi những hóa đơn trả góp, sẽ mất nhà, mất xe. Lo con hư hỏng, lo chuyển nhà mỗi khi chồng cô hay cô bị nghỉ việc, đi xin việc làm mới khi tuổi đời ngày càng tăng...
Cô không có một khoảng thời gian, tiền bạc, tình cảm và cả nghị lực cho một ngày trở về, làm sao anh có thể hiểu được điều đó?!
- Sao em cứ im lặng hoài vậy? Em không muốn nói chuyện với anh hả? Hay không có chuyện gì để nói?
- Anh hạnh phúc không?
- Ừ! Câu này nghe được hơn câu ''Anh khỏe không?''. Anh sống được.
- Anh chờ em một chút nhé, em ra lấy xe, trên đường về nhà mình nói chuyện tiếp.
Lại một khoảng lặng dài, nhưng từ ống nghe, anh nghe tiếng giày gõ lóc cóc trên đường, tiếng sột soạt của túi xách khi cô tìm chìa khóa, tiếng đóng cửa xe, tiếng máy và cả tiếng tít tít của đèn xi nhan. Cô như hiện rõ trước mắt anh...
Cô đã ở trong tim anh từ ngày ấy, từ ngày đầu anh gặp cô. Tình yêu đến có ai ngờ, nếu được chọn cho mình một tình yêu, anh đâu chọn con đường gian nan, đau khổ đến vậy. Cô gái mà anh gặp ngày đó, điệu đàng, nhí nhảnh, xinh tươi, duyên dáng ấy, lại đã làm vợ và làm mẹ của hai thằng nhóc lên năm, lên bảy. Nếu có thể bảo với tình yêu: ''Xin đừng đến'', anh đã có thể tránh xa cô. Ngày ấy anh còn quá trẻ để biết được những va chạm của hai khái niệm, một hết sức trừu tượng là tình yêu và một hết sức cụ thể là vật chất, lại có thể làm người ta đau đớn đến vậy! Cô không biết anh đã cảm thấy lòng tự trọng của mình bị nghiền nát ra sao, đau đớn đến mức anh muốn tự hủy diệt mình khi nghe cách người ta bình phẩm về tình yêu của anh dành cho cô, theo kiểu nhìn thực dụng: chàng sinh viên nghèo đi dụ dỗ người đàn bà có con đang sống xa hoa bằng tiền chu cấp của chồng bên Mỹ!
Nhưng anh hiểu rõ những điều cô phải trả giá cho tình yêu dành cho anh: những lời đàm tiếu, dị nghị từ phía gia đình chồng, những lời chê trách, lên án gia đình, và cả cuộc sống mà cô phải chịu đựng khi gia đình trong đoàn tụ nữa.
Anh là người có tội, anh đã gây ra cho cô tất cả những điều bất hạnh! Vì thế anh đã phải tuân thủ những quy luật của cuộc sống này, chịu sự trừng phạt: Họ đã cách ly anh ra khỏi cô suốt mười lăm năm trời. Không một dòng thư, không một hình ảnh, tin tức. Anh đã ngoan ngoãn chấp nhận hình phạt đó! Mười lăm năm! Một quãng thời gian khá dài trong một đời người, đủ cho một thế hệ lớn lên, như các con của cô nay đã lớn. Rồi đến một ngày anh bỗng nhận ra anh không thể chờ đợi ở lòng vị tha của con người, anh phải tự xá tội cho mình, anh không chấp nhận án chung thân! Và giờ đây giọng nói của cô ấm áp bên tai anh, anh nhìn thấy cô qua những âm thanh vọng lại....
- Rồi, anh nói chuyện đi.
- Em chỉ có thể nói chuyện với anh trong khi lái xe thôi hả?
- Hình như vậy?
- Từ chỗ em làm về nhà mất bao lâu?
- Khoảng người lăm phút.
- Em có thể tấp vô quán cà phê nào đó không?
- Không giống ở Việt Nam đâu, chẳng có quán cà phê nào cả, và em phải về làm bữa tối, nếu về trễ, mọi người lại gọi điện tìm, mà điện thoại lại đang bận.
- Anh hiểu rồi! Vậy em lái chậm thôi nhé.
- Em đang chạy trên làn xe chạy chậm đây.
Anh cảm thấy cô thật gần, cô cũng cảm thấy anh thật gần, khoảng cách mười lăm năm biến mất, và những trắc trở của ngày xưa cũng hiện về như cũ: trách nhiệm, bổn phận, đạo đức, lý trí, những lời mỉa mai, chê trách... Cô bỗng nhớ đến những điều anh viết: ''Nếu em có cả cuộc đời của anh, em sẽ làm gì với nó? Không có chỗ dành cho nó, phải không em. Vậy mà điều duy nhất anh có thể dành cho em. Là cuộc đời anh đó!''. Cô nói thành tiếng:
- Thật ra em không có gì thay đổi đâu, mọi thứ hình như vẫn như xưa.
Anh như đọc được ý nghĩ của cô:
- Có nghĩa là em vẫn không có thời gian dành cho anh, không có chỗ dành cho anh?
Bỗng nhiên cô muốn khóc, cô không có gì thuộc về mình để dành cho anh, dù cô yêu anh. Anh không biết rằng với cô anh là người yêu đầu tiên và là duy nhất. Khi cô biết anh, cô đã là bà mẹ trẻ: vừa xong trung học đã lấy chồng, một người do ba mẹ cô chọn, cô chẳng phản đối, chồng cô là một chàng sĩ quan bảnh bao, con nhà đạo dòng, tính tình cũng dễ thương. Lấy chồng lính xa nhà, sau giải phóng chồng cô đi cải tạo, rồi vừa được về nhà anh lại vượt biên sang Mỹ. Những ngày vợ chồng hiếm hoi cũng đủ để cho cô trách nhiệm làm mẹ hai đứa trẻ. Chính những ngày dài chờ đợi đoàn tụ gia đình, cô đã gặp anh! Cô còn gì của riêng mình dành cho anh? Không thể ngăn trái tim mình, không thể bảo ''Tình yêu ơi! Xin đừng đến”, cô đã trả giá cho nó quá đắt, trả đến tận bây giờ! Nếu chồng cô biết cuộc gọi này, liệu bữa cơm tối có nuốt trôi?
- Vậy em qua Mỹ làm gì? Người ta thường cho rằng đi sang đó để tìm hai thứ: tiền bạc và sự tự do? Em có được thứ gì?
Lần này thì cô khóc thật, anh thừa biết cô ra đi vì bổn phận. Anh cắn răng chấp nhận việc cô ra đi vì anh là chàng sinh viên giàu sĩ diện, nhiều tự trọng nhưng nghèo tiền bạc. Cũng không đủ tự tin để gánh trên vai mình vợ và con kẻ khác. Tiền bạc và tự do, anh đã có đủ mà không cần phải tha phương cầu thực, điều đó cho anh lòng tự tin để tha thứ cho những sai lầm mình đã phạm phải và cả những sai lầm của kẻ khác. Đất nước mình có nhiều đổi thay, và anh cũng có cơ hội để thành đạt; còn đất nước này, từ ngày cô sang đây, nó vẫn thế, chưa kể những suy thoái kinh tế mà tác động trực tiếp của nó vào đời sống của gia đình cô ngày càng nặng nề hơn; như việc hãng làm của chồng cô đóng cửa vì phá sản, dẫn đến chuyện chồng cô mất việc làm sau mười mấy năm làm việc mà chẳng được hưởng gì ngoài trợ cấp thất nghiệp!
Cô cố giữ để giọng nói mình không thay đổi, dù nước mắt vẫn lăn dài, cô không muốn anh xót xa thương hại cô, cô thù ghét lòng thương hại.
- Anh có cả hai thứ đó hả?
Giọng anh ương bướng:
- Ừ.
- Anh có vợ chưa?
- Có.
- Anh yêu cô ấy chứ?
- Có yêu
- Vì cái gì?
- Vì cô ấy yêu anh, yêu cả quá khứ của anh, chấp nhận nó vì nó là một phần của anh.
- Trong quá khứ của anh có gì mà anh xem như một điều kiện vậy?
- Có em!
Cô lặng người, tình yêu này là gì? Nó đắng cay và ngang trái quá, thế sao nó cứ sống mãi để ám ảnh đời nhau thế này? Cô nghĩ về người phụ nữ là vợ anh: Cô ấy chắc là một người khá toàn diện, phải đủ sâu sắc để có thể sống với một người như anh và làm cho anh yêu. Cô ấy đã chấp nhận cả sự có mặt của cô trong quá khứ của anh, nhưng chỉ là quá khứ, chứ không phải trong hiện tại...
- Có vợ mà vẫn có tự do hả?
- Tại sao không? Phải tôn trọng đời riêng của nhau chứ.
- Thế vợ anh có yêu người nào trước khi gặp anh không?
- Anh không biết.
- Tại sao anh không biết?
- Anh tôn trọng đời riêng của cô ấy nên không hỏi, nhưng anh nghĩ rằng có. Tại sao em lại hỏi những chuyện như thế?
- Em chỉ muốn biết anh có hạnh phúc không.
- Anh muốn gặp lại em biết bao!
- Để làm gì?
- Để được nhìn thấy em.
- Và làm gì cho em?
- Làm tất cả những gì em muốn.
- Em không muốn gì cả, hãy nói những gì anh muốn.
- Anh muốn trải hoa hồng trên lối em đi.
- Cả hành lang và cầu thang khách sạn?
- Tất cả lối em đi.
- Lãng mạn quá chàng ơi! Em đến nhà rồi, em phải vào nhà đây.
- Khoan, em sẽ về chứ?
- Em về với thực tại đây. Em sẽ về nếu anh trải hoa hồng trong căn phòng khách sạn nơi vợ anh gặp lại người yêu cũ.
- Anh không thích em nói kiểu đó.
- Hãy nghĩ về điều đó, vì mình già hơn xưa, cách nghĩ cũng phải thay đổi chứ. Anh đang kéo quá khứ về với hiện tại đấy. Cô ấy có thể chấp nhận em ở thì quá khứ nhưng không đời nào chấp nhận em ở thì hiện tại đâu, tỉnh lại đi, anh không có nhiều tự do như anh nghĩ đâu. Em vào nhà đây. Bye bye.
- Khi nào anh gặp lại em?
- Khi nào anh gọi.
Cô cúp máy, nức nở khóc với ý nghĩ sẽ phải đổi số điện thoại. Tại sao, tại sao cô cứ phải làm những việc đau lòng là lìa bỏ anh? Tìm mọi cách tránh xa anh? Cuộc sống của cô coi như bỏ đi vì sự có mặt của anh trong đời, cô không muốn cuộc sống của anh bị cô hủy hoại. Cô sẽ chôn anh, chôn cô, chôn mối tình này vĩnh viễn. Bản thân mình có hạnh phúc đâu mà còn lôi kéo người khác vào nỗi khổ.
Anh nhận ra tiếng nấc của cô trước khi đường dây bị cắt, anh lạnj người khi nghĩ đến chuyện mình sẽ chẳng bao giờ gọi được cô nữa. Anh rùng mình như bị tuyên án chung thân!
Vừa mới đây thôi, giọng cô còn thì thầm bên tai anh, vẫn cách nói như ngày nào. Anh nhìn vào chiếc điện thoại, cũng từ đó, tiếng nấc của cô? Cô đưa tang anh thật rồi, cô chôn anh thật rồi!
Những cuộc gọi vẫn đều đặn được anh thực hiện, với hy vọng mong manh sẽ có tiếng “Hello” khiến anh lặng người.
ST ! (Tác Giả: Nguyễn Thị Mỹ Liên )
Nhưng vì là cuộc sống hiện đại, nên cũng... không thể thiếu nó; thử vứt đi xem, sẽ có người đăng báo, lên đài truyền hình tìm cô ngay...!
Cô miễn cưỡng cầm điện thoại lên, có lẽ chồng cô gọi để hỏi vì sao cô về muộn, cũng có thể một cô bạn nào đó hẹn đi shopping; cô bật máy:
- Hello!
Một quãng lặng...
- Hello!
Cô lặp lại, thêm phần bực bội.
- Chào em, có nhận ra nhau không?
Một quãng lặng, lần này từ phía cô...
Giọng nói rất rõ, vì thế cô nhận ra nó từ nơi xa lắm, nó từ một nửa vòng trái đất vọng tới, từ mười lăm năm trước vọng về. Tim cô đập dồn...
- Em còn đó không?
- Dạ còn...
Cô ngắc ngứ, chẳng biết nói gì. Cái giọng nói cho cô cảm giác gần gũi và thân thương mà từ rất lâu cô không còn gặp nữa, nó kéo mười lăm năm quay ngược về...
- Anh khỏe không?
Cô ấp úng hỏi. Một tràng cười vui vẻ, giọng cười cũng sảng khoái và quen thuộc:
- Trời ơi! Có vẻ Mỹ hóa quá hả? Câu đầu tiên phải là hỏi thăm sức khỏe. Anh không khỏe, gọi để mời em dự lễ tang của anh dây.
- Không giỡn kiểu đó nha!
- Không phải sao? Em chôn anh mười lăm năm nay, không kèn không trống gì hết, anh phải nhờ thám tử truy tìm em, để nói với em là em có muốn chôn anh, thì cũng phải làm cho anh cái lễ tang chứ!
Giọng anh vẫn vui, nhưng cô biết anh đang hờn trách, và tự trong tim cô cảm thấy nhói đau. Phải! Cô đã chôn anh, chôn sống anh mười lăm năm nay! Và giờ đây anh hiện về...
Như vừa đi qua cánh cửa thời gian, đứng giữa quá khứ. Cô hỏi, giọng bỡ ngỡ:
- Sao anh có số phone của em?
- Tại em lấp đất không kín, nên anh ngoi lên được. Kể cũng lạ thật, giữa thời hiện đại này mà tìm một người mất hết mười lăm năm!
Mười lăm năm, một khoảng thời gian để cô có thể chia cắt quá khứ và hiện tại, mười lăm năm đã quên hay mười lăm năm để quên?!
Cô đã sống cho hiện tại, không còn hồi tưởng, không còn nhớ nhung. Tránh xa quá khứ để sống; đâu còn thời gian để gặm nhấm những nỗi đau, những mất mát trong đời. Chưa một lần dám trở lại, dù chỉ trong ý nghĩ. Có bao nhiêu người đã trở về, về thăm quê hương, gia đình, bạn bè. Và trong sâu thẳm lòng mình, ai cũng biết về với kỷ niệm và con người của kỷ niệm. Cô không muốn và không nghĩ đến điều đó. Cô đã gạt bỏ nó, đã đánh đổi nó, và cô phải đối diện với sự thật.
Có sự chọn lựa nào không? Đừng dành cho quá khứ lòng vị tha, để quên đi điều lầm lỡ, những sai trái của chính mình và của mọi người, hòng biến quá khứ thành vàng son kỷ niệm. Cô không thể quay ngược lại thời gian, và dù có quay ngược trở lại, cô có thay đổi gì được không?
Có sự chọn lựa nào không cho một người phụ nữ hai con có hồ sơ xuất cảnh đi Mỹ do chồng bảo lãnh, đang bị gia đình và dư luận lên án vì tình yêu tội lỗi dành cho anh chàng sinh viên trẻ tuổi hơn mình?
Cô đành chôn đi tình yêu đó, không muốn một lần trở lại, đối diện với nó hay với những khắt khe lên án nó. Cô không muốn nuôi dưỡng nó dù chỉ trong tâm tưởng, để mà mang mặc cảm có lỗi với chồng. Thật lòng thì ít ra cũng có bia mộ của anh trong tim cô. Và giờ đây, tiếng nói của anh ấm áp bên tai cô, và từ trong tấm bia mộ đó anh hiện rõ nguyên hình.
- Anh mập hay ốm?
- Hơn ngày xưa mười lăm ký.
- Chắc gặp anh nhận không ra đâu há?
- Anh sẽ nhận ra em dù chỉ cho anh nhìn đôi mắt hay một ngón tay.
Tim cô lại nhói lên đau đớn đến lặng người.
- Em cũng thay đổi nhiều, mập ra, xấu đi.
- Thời gian có tha cho ai đâu, ai cũng phải thay đổi chứ, nhưng có những thứ không thay đổi và nhờ thế người ta nhận ra nhau. Phải vậy không em?
Nhận ra nhau?! Để làm gì? Cô chưa bao giờ nghĩ đến một lần trở lại quê nhà cũng chỉ để trốn tránh chuyện gặp lại anh. Lẽ nào cô về Việt Nam mà không gặp lại anh? Việc đó quá tàn nhẫn đối với cô, với anh...
Còn gặp lại nhau?! Cô quá mệt mỏi để đối phó với những điều tiếng của dư luận, những lên án, chỉ trích của gia đình, họ hàng, những ghen tuông của chồng. Cô chưa bao giờ cho mình một cơ hội tìm những niềm vui, hạnh phúc riêng...
Cô đã chấp nhận sống cầu an, chỉ mong ngày tháng trôi qua bình lặng. Việc đối phó với những thay đổi mà xã hội hiện đại này mang đến đã làm hao mòn nghị lực của cô rồi. Cô đã phải ngày ngày kiếm sống, lo sợ thất nghiệp, lo không trả nổi những hóa đơn trả góp, sẽ mất nhà, mất xe. Lo con hư hỏng, lo chuyển nhà mỗi khi chồng cô hay cô bị nghỉ việc, đi xin việc làm mới khi tuổi đời ngày càng tăng...
Cô không có một khoảng thời gian, tiền bạc, tình cảm và cả nghị lực cho một ngày trở về, làm sao anh có thể hiểu được điều đó?!
- Sao em cứ im lặng hoài vậy? Em không muốn nói chuyện với anh hả? Hay không có chuyện gì để nói?
- Anh hạnh phúc không?
- Ừ! Câu này nghe được hơn câu ''Anh khỏe không?''. Anh sống được.
- Anh chờ em một chút nhé, em ra lấy xe, trên đường về nhà mình nói chuyện tiếp.
Lại một khoảng lặng dài, nhưng từ ống nghe, anh nghe tiếng giày gõ lóc cóc trên đường, tiếng sột soạt của túi xách khi cô tìm chìa khóa, tiếng đóng cửa xe, tiếng máy và cả tiếng tít tít của đèn xi nhan. Cô như hiện rõ trước mắt anh...
Cô đã ở trong tim anh từ ngày ấy, từ ngày đầu anh gặp cô. Tình yêu đến có ai ngờ, nếu được chọn cho mình một tình yêu, anh đâu chọn con đường gian nan, đau khổ đến vậy. Cô gái mà anh gặp ngày đó, điệu đàng, nhí nhảnh, xinh tươi, duyên dáng ấy, lại đã làm vợ và làm mẹ của hai thằng nhóc lên năm, lên bảy. Nếu có thể bảo với tình yêu: ''Xin đừng đến'', anh đã có thể tránh xa cô. Ngày ấy anh còn quá trẻ để biết được những va chạm của hai khái niệm, một hết sức trừu tượng là tình yêu và một hết sức cụ thể là vật chất, lại có thể làm người ta đau đớn đến vậy! Cô không biết anh đã cảm thấy lòng tự trọng của mình bị nghiền nát ra sao, đau đớn đến mức anh muốn tự hủy diệt mình khi nghe cách người ta bình phẩm về tình yêu của anh dành cho cô, theo kiểu nhìn thực dụng: chàng sinh viên nghèo đi dụ dỗ người đàn bà có con đang sống xa hoa bằng tiền chu cấp của chồng bên Mỹ!
Nhưng anh hiểu rõ những điều cô phải trả giá cho tình yêu dành cho anh: những lời đàm tiếu, dị nghị từ phía gia đình chồng, những lời chê trách, lên án gia đình, và cả cuộc sống mà cô phải chịu đựng khi gia đình trong đoàn tụ nữa.
Anh là người có tội, anh đã gây ra cho cô tất cả những điều bất hạnh! Vì thế anh đã phải tuân thủ những quy luật của cuộc sống này, chịu sự trừng phạt: Họ đã cách ly anh ra khỏi cô suốt mười lăm năm trời. Không một dòng thư, không một hình ảnh, tin tức. Anh đã ngoan ngoãn chấp nhận hình phạt đó! Mười lăm năm! Một quãng thời gian khá dài trong một đời người, đủ cho một thế hệ lớn lên, như các con của cô nay đã lớn. Rồi đến một ngày anh bỗng nhận ra anh không thể chờ đợi ở lòng vị tha của con người, anh phải tự xá tội cho mình, anh không chấp nhận án chung thân! Và giờ đây giọng nói của cô ấm áp bên tai anh, anh nhìn thấy cô qua những âm thanh vọng lại....
- Rồi, anh nói chuyện đi.
- Em chỉ có thể nói chuyện với anh trong khi lái xe thôi hả?
- Hình như vậy?
- Từ chỗ em làm về nhà mất bao lâu?
- Khoảng người lăm phút.
- Em có thể tấp vô quán cà phê nào đó không?
- Không giống ở Việt Nam đâu, chẳng có quán cà phê nào cả, và em phải về làm bữa tối, nếu về trễ, mọi người lại gọi điện tìm, mà điện thoại lại đang bận.
- Anh hiểu rồi! Vậy em lái chậm thôi nhé.
- Em đang chạy trên làn xe chạy chậm đây.
Anh cảm thấy cô thật gần, cô cũng cảm thấy anh thật gần, khoảng cách mười lăm năm biến mất, và những trắc trở của ngày xưa cũng hiện về như cũ: trách nhiệm, bổn phận, đạo đức, lý trí, những lời mỉa mai, chê trách... Cô bỗng nhớ đến những điều anh viết: ''Nếu em có cả cuộc đời của anh, em sẽ làm gì với nó? Không có chỗ dành cho nó, phải không em. Vậy mà điều duy nhất anh có thể dành cho em. Là cuộc đời anh đó!''. Cô nói thành tiếng:
- Thật ra em không có gì thay đổi đâu, mọi thứ hình như vẫn như xưa.
Anh như đọc được ý nghĩ của cô:
- Có nghĩa là em vẫn không có thời gian dành cho anh, không có chỗ dành cho anh?
Bỗng nhiên cô muốn khóc, cô không có gì thuộc về mình để dành cho anh, dù cô yêu anh. Anh không biết rằng với cô anh là người yêu đầu tiên và là duy nhất. Khi cô biết anh, cô đã là bà mẹ trẻ: vừa xong trung học đã lấy chồng, một người do ba mẹ cô chọn, cô chẳng phản đối, chồng cô là một chàng sĩ quan bảnh bao, con nhà đạo dòng, tính tình cũng dễ thương. Lấy chồng lính xa nhà, sau giải phóng chồng cô đi cải tạo, rồi vừa được về nhà anh lại vượt biên sang Mỹ. Những ngày vợ chồng hiếm hoi cũng đủ để cho cô trách nhiệm làm mẹ hai đứa trẻ. Chính những ngày dài chờ đợi đoàn tụ gia đình, cô đã gặp anh! Cô còn gì của riêng mình dành cho anh? Không thể ngăn trái tim mình, không thể bảo ''Tình yêu ơi! Xin đừng đến”, cô đã trả giá cho nó quá đắt, trả đến tận bây giờ! Nếu chồng cô biết cuộc gọi này, liệu bữa cơm tối có nuốt trôi?
- Vậy em qua Mỹ làm gì? Người ta thường cho rằng đi sang đó để tìm hai thứ: tiền bạc và sự tự do? Em có được thứ gì?
Lần này thì cô khóc thật, anh thừa biết cô ra đi vì bổn phận. Anh cắn răng chấp nhận việc cô ra đi vì anh là chàng sinh viên giàu sĩ diện, nhiều tự trọng nhưng nghèo tiền bạc. Cũng không đủ tự tin để gánh trên vai mình vợ và con kẻ khác. Tiền bạc và tự do, anh đã có đủ mà không cần phải tha phương cầu thực, điều đó cho anh lòng tự tin để tha thứ cho những sai lầm mình đã phạm phải và cả những sai lầm của kẻ khác. Đất nước mình có nhiều đổi thay, và anh cũng có cơ hội để thành đạt; còn đất nước này, từ ngày cô sang đây, nó vẫn thế, chưa kể những suy thoái kinh tế mà tác động trực tiếp của nó vào đời sống của gia đình cô ngày càng nặng nề hơn; như việc hãng làm của chồng cô đóng cửa vì phá sản, dẫn đến chuyện chồng cô mất việc làm sau mười mấy năm làm việc mà chẳng được hưởng gì ngoài trợ cấp thất nghiệp!
Cô cố giữ để giọng nói mình không thay đổi, dù nước mắt vẫn lăn dài, cô không muốn anh xót xa thương hại cô, cô thù ghét lòng thương hại.
- Anh có cả hai thứ đó hả?
Giọng anh ương bướng:
- Ừ.
- Anh có vợ chưa?
- Có.
- Anh yêu cô ấy chứ?
- Có yêu
- Vì cái gì?
- Vì cô ấy yêu anh, yêu cả quá khứ của anh, chấp nhận nó vì nó là một phần của anh.
- Trong quá khứ của anh có gì mà anh xem như một điều kiện vậy?
- Có em!
Cô lặng người, tình yêu này là gì? Nó đắng cay và ngang trái quá, thế sao nó cứ sống mãi để ám ảnh đời nhau thế này? Cô nghĩ về người phụ nữ là vợ anh: Cô ấy chắc là một người khá toàn diện, phải đủ sâu sắc để có thể sống với một người như anh và làm cho anh yêu. Cô ấy đã chấp nhận cả sự có mặt của cô trong quá khứ của anh, nhưng chỉ là quá khứ, chứ không phải trong hiện tại...
- Có vợ mà vẫn có tự do hả?
- Tại sao không? Phải tôn trọng đời riêng của nhau chứ.
- Thế vợ anh có yêu người nào trước khi gặp anh không?
- Anh không biết.
- Tại sao anh không biết?
- Anh tôn trọng đời riêng của cô ấy nên không hỏi, nhưng anh nghĩ rằng có. Tại sao em lại hỏi những chuyện như thế?
- Em chỉ muốn biết anh có hạnh phúc không.
- Anh muốn gặp lại em biết bao!
- Để làm gì?
- Để được nhìn thấy em.
- Và làm gì cho em?
- Làm tất cả những gì em muốn.
- Em không muốn gì cả, hãy nói những gì anh muốn.
- Anh muốn trải hoa hồng trên lối em đi.
- Cả hành lang và cầu thang khách sạn?
- Tất cả lối em đi.
- Lãng mạn quá chàng ơi! Em đến nhà rồi, em phải vào nhà đây.
- Khoan, em sẽ về chứ?
- Em về với thực tại đây. Em sẽ về nếu anh trải hoa hồng trong căn phòng khách sạn nơi vợ anh gặp lại người yêu cũ.
- Anh không thích em nói kiểu đó.
- Hãy nghĩ về điều đó, vì mình già hơn xưa, cách nghĩ cũng phải thay đổi chứ. Anh đang kéo quá khứ về với hiện tại đấy. Cô ấy có thể chấp nhận em ở thì quá khứ nhưng không đời nào chấp nhận em ở thì hiện tại đâu, tỉnh lại đi, anh không có nhiều tự do như anh nghĩ đâu. Em vào nhà đây. Bye bye.
- Khi nào anh gặp lại em?
- Khi nào anh gọi.
Cô cúp máy, nức nở khóc với ý nghĩ sẽ phải đổi số điện thoại. Tại sao, tại sao cô cứ phải làm những việc đau lòng là lìa bỏ anh? Tìm mọi cách tránh xa anh? Cuộc sống của cô coi như bỏ đi vì sự có mặt của anh trong đời, cô không muốn cuộc sống của anh bị cô hủy hoại. Cô sẽ chôn anh, chôn cô, chôn mối tình này vĩnh viễn. Bản thân mình có hạnh phúc đâu mà còn lôi kéo người khác vào nỗi khổ.
Anh nhận ra tiếng nấc của cô trước khi đường dây bị cắt, anh lạnj người khi nghĩ đến chuyện mình sẽ chẳng bao giờ gọi được cô nữa. Anh rùng mình như bị tuyên án chung thân!
Vừa mới đây thôi, giọng cô còn thì thầm bên tai anh, vẫn cách nói như ngày nào. Anh nhìn vào chiếc điện thoại, cũng từ đó, tiếng nấc của cô? Cô đưa tang anh thật rồi, cô chôn anh thật rồi!
Những cuộc gọi vẫn đều đặn được anh thực hiện, với hy vọng mong manh sẽ có tiếng “Hello” khiến anh lặng người.
ST ! (Tác Giả: Nguyễn Thị Mỹ Liên )