Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những chuyện ngụ ngôn

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những chuyện ngụ ngôn

    Chỉ có một người thôi

    Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
    - Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
    Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
    Bác làm công trở về gặp người chủ.
    Người chủ hỏi:
    - Ở bên ấy có nhiều người không?
    Bác làm công trả lời:
    - Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
    - Tại sao vậy?
    - Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

    Chim Sơn Ca

    Bụi trường xuân vừa ra hoa, Sơn Ca lập tức đoán ra ngay cái nguy cơ rình rập loài có lông vũ. Tập hợp các loài chim lại, nó lên tiếng thuyết phục chúng:
    - Tốt hơn hết là nên hạ cây sồi có bụi trường xuân mọc trên đó. Nếu không làm nổi việc đó thì nên bay đến gặp loài người để cầu xin họ đừng dùng bụi trường xuân để săn chim.
    Nhưng các lồi chim không nghe lời và chế nhạo nó. Sơn Ca liền bay đi để gặp loài người để xin điều đó. Nhờ sự khôn lanh của nó, loài người đã chịu để nó sống bên cạnh mình. Chính vì thế các loài chim khác đều bị loài người bắt ăn thịt, chỉ riêng có loài Sơn Ca xin được nương náu bên cạnh loài người là không bị đụng đến, được loài người cho phép xây tổ bình yên trong nhà của họ.
    Truyện ngụ ngôn này cho thấy ai có khả năng nhìn thấy trước sự việc thì dễ dàng tránh khỏi những cảnh hiểm nghèo.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Chim ưng và Cáo

    Chim ưng và Cáo quyết định sống với nhau như bạn bè và thoả thuận ở gần nhau cho tình bạn thêm bền chặt nhờ tình láng giềng. Chim ưng xây tổ trên ngọn cây cao còn Cáo đào hang đẻ con ngay trong những bụi cây dưới đất. Nhưng có một lần, cáo đi kiếm mồi, chim ưng đang đói bay sà xuống bụi cây vồ lấy các con cáo con và cùng với các con chim ưng con của mình ăn thịt chúng.
    Cáo về nhà, biết được điều gì đã xảy ra và rất đau đớn: đau vì các con của mình đã chết không bằng đau vì không trả được thù, vì các con thú rừng không tài nào bắt được chim ưng. Nó chỉ còn biết đứng từ xa mà cất tiếng nguyền rủa kẻ vong tình bội nghĩa kia. Kẻ sức yếu, thế cô thì có thể làm được gì hơn?
    Nhưng rồi cũng đến lúc chim ưng phải trả giá cho tình bạn bị nó chà đạp. Một người nào đó đem dê ra đồng để hiến tế. Chim ưng bay đến con vật bị hiến và tha đi bộ lòng bốc khói của nó. Và khi nó chỉ vừa mới tha về đến tổ, một cơn gió mạnh ập đến, những dây bện tổ cũ kỹ mỏng mảnh bốc lửa cháy sáng rực. Những con chim ưng con bị cháy xém rơi xuống đất. Chúng chưa thể bay lên được. Thế là Cáo chạy ra ăn thịt chúng ngay trước mắt chim ưng.
    Truyện ngụ ngôn này cho thấy kẻ phản bạn dù có thoát được sự trả thù của người bị xúc phạm nhưng cũng không tránh khỏi được sự trừng phạt của Thượng đế.

    Có còn hơn không
    Người đánh cá quăng chài, kéo lên được chú cá con. Cá van xin được thả ra vì nó còn nhỏ tẹo, đợi khi nó lớn thì người hãy bắt. Nhưng người đánh cá bảo:
    - Quả là tao ngốc mới buông tha cho mày khi mày nằm trong tay tao. Thói thường, có ngay được lợi nhỏ, hơn là lợi lớn không chắc chắn.
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

    Comment


    • #3
      Con chồn bạch
      Chồn Bạch thích người thanh niên đẹp trai, cầu xin Thần Ái Tình biến nó thành cô gái đẹp. Thần bèn hoá thân nó thành một cô gái kiều diễm. Chàng thanh niên thoạt nhìn đã xiêu lòng, dẫn cô gái về nhà. Khi hai người ở trong phòng, Thần Ái Tình muốn biết tình yêu có làm thay đổi tính nết nó không, thần bèn thả chuột ra giữa phòng.
      Chồn Bạch quên phắt nó đang ở dạng người vội vồ lấy chuột, cắn xé nó. Thần giận Chồn, bèn cho nó trở lại hình dạng cũ: Có những kẻ bản chất xấu xa, dù đã thay hình đổi dạng, nhưng tâm địa không thay đổi.


      Con chuột tinh khôn
      Có con mèo ngồi rình những con cá béo mập trong chậu nước trước nhà mà không nghĩ ra cách bắt cá. Bỗng có con chuột mò đến trên thành chậu, ngó vào đáy nước. Quên phắt đi những con cá, Mèo chộp ngay lấy Chuột, định ăn tươi. Chuột quính quá kinh hãi kêu lên:
      - Đừng vội giết tôi. Xin câu lên biếu bác con cá béo ngậy thơm ngon hơn thịt chuột nhiều.
      Nghe nói đến cá, Mèo chịu buông tha, nhưng vẫn coi chừng Chuột cẩn thận. Chuột khẽ đến bên miệng chậu thò đuôi vào loáy ngoáy trong nước một hồi. Cá ngỡ là trùn, bèn cắn ngay đuôi Chuột, liền bị Chuột quẫy đuôi quăng lên bờ. Vừa lúc đó có tiếng người la:
      - Chuột ăn trộm cá.
      Mèo bèn chộp ngay Chuột, cắn vào cổ. Còn chủ nhà vừa bắt cá thả vào chậu, vừa lớn tiếng khen:
      - Mèo nhà gỏi thật, không có nó thì Chuột đã ăn mất cả rồi!
      .......Thiện căn ở tại lòng ta......
      Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

      Comment


      • #4
        Cú và chim Gáy

        Một con chim Gáy gặp một con Cú Mèo.
        Chim Gáy hỏi:
        - Chị định đi đâu đó?
        Cú Mèo nói:
        - Tôi sắp đi sang ở bên hướng đông rồi.
        Chim Gáy liền hỏi:
        - Tại làm sao chị phải ra đi?
        Cú Mèo trả lời:
        - Ở đây, thiên hạ ghét tiếng kêu của tôi, nên tôi phải tìm đường sang bên ấy.
        Chim Gáy lại nói:
        - Hay là chị có thể đổi tiếng kêu của mình được không? Chị không đổi tiếng kêu thì sang bên ấy, thiên hạ nghe tiếng kêu của chị cũng lại ghét bỏ mà thôi. Đâu cũng vậy mà!
        - Cứ như ý chị, chi bằng tôi rút cổ, thu cánh lại im lặng suốt đời là khỏi đi đâu.


        Đồng cỏ tuyệt vời

        Có một anh chàng chỉ quen sống ở đồng cỏ. Một hôm có người bạn đến mời anh ta du ngoạn. Hai người phi ngựa đến bên hồ nước rộng lớn. Anh ta nhìn thấy thảm xanh mênh mông trên mặt hồ, mừng rỡ nói với bạn: "Ôi, một vùng đồng cỏ chưa hề có dấu chân ai, ta phải phi ngựa đi hết thảm xanh này để rồi về đuổi ngựa đến nuôi. Một vùng đồng cỏ thật tuyệt vời!".
        Anh bạn liền cười ngăn lại:
        - Đây là hồ, trên thảm xanh dưới nước sâu, chứ đâu phải là đồng cỏ. Nghe vậy anh ta nhìn xuống chân mình thì thấy nước trong xanh, in bóng ngựa của hai người. Lúc đó anh ta mới nhận ra là hồ nước.
        .......Thiện căn ở tại lòng ta......
        Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

        Comment


        • #5
          Gấu, Sư tử và Cáo

          Hươu non bị chết tươi vì ăn phải bã độc.
          Sư tử và Gấu nhìn thấy xác Hươu liền tranh nhau miếng mồi. Hai con mãi đánh nhau nên không thấy Cáo cũng mò đến. Lợi dụng lúc Sư tử và Gấu không chú ý tới mình, Cáo tha Hươu vào bụi ăn một bữa no rồi ngấm độc ngã lăn ra chết.
          Vật nhau một hồi, Sư tử và Gấu không thấy Hươu đâu nữa liền buông nhau đi tìm mới thấy Cáo chết vì thịt Hươu nhiễm độc. Sư tử và Gấu lúc đó mới bảo nhau rằng:
          - Đáng đời cho con Cáo láu lỉnh và tham lam kia, nhờ nó mà hai ta khỏi chết.


          Heo rừng và Thỏ
          Có con Heo rừng đang ăn đêm trong nương khoai thì bị mắc bẫy. Một chân sau của nó bị vòng bẫy treo lơ lửng khỏi mặt đất, nhưng càng giẫy giụa thì vòng bẫy càng thắt chặt vào.
          Trời gần sáng rồi.
          Bỗng Heo rừng liền giận dữ quay ngoắt đầu lại cắn đứt cái chân sau của nó đang vướng trong bẫy, rồi tập tễnh bước nhanh vào rừng. Một con Thỏ thấy Heo rừng chân cụt đẫm máu, bèn hỏi ra đầu đuôi câu chuyện. Thỏ khen Heo rõ thật là gan.
          Heo rừng đáp:
          - Có gan góc gì đâu, chẳng qua ở lại đó thì sẽ bị giết thịt, thà mất một chân mà được trả lại với rừng có phải hơn không?
          .......Thiện căn ở tại lòng ta......
          Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

          Comment


          • #6
            Hươu và Cáo
            Một hôm, Hươu gặp lại kẻ thù cũ của nó là con Cáo đang bị mắc bẫy nằm lăn giữa rừng.
            Hươu mon men đến gần, giơ cao chân giận dữ nện mạnh cuống đầu Cáo. Thấy Hươu giơ chân, Cáo nhau nhảu né nên tránh được. Vì vậy, chân Hươu giậm phải cần bẫy nên Cáo rút được chân ra.
            Cáo chuồn xa khỏi bẫy rồi ngoái lại bảo Hươu:
            - Được một kẻ thù ngu ngốc như anh, tôi thật thích như có người bạn tốt.

            Không thấy ai cả

            Ở nước Tề có anh chàng rất thèm kiếm được vàng. Một hôm, anh ta mặc áo quần, đội mũ tử tế đi đến chợ bán vàng, thừa lúc chủ hiệu sơ ý, anh ta quào hốt một số vàng bỏ túi rồi quay trở về, giữa đường bị quan tuần bắt lại. Quan hỏi anh ta:
            - Mọi người ở đó, tại sao anh dám quào hốt cướp số vàng của người ta?
            Anh chàng trả lời:
            - Khi tôi thò tay quào hốt, thì trước mắt tôi chỉ thấy vàng, ngoài ra không còn thấy ai cả!

            Lo trước chắc ăn
            Vào những ngày hè, Kiến vừa đi dạo hết cánh đồng vừa thu nhặt các hạt lúa mì, lúa mạch để dự trữ lương thực cho mùa đông. Bọ Rầy thấy thế liền chế giễu Kiến phải làm chi cho cực trong lúc các loài vật khác được nghỉ ngơi vui chơi, đắm say vào các cuộc hội hè. Kiến vẫn cứ lặng thinh làm việc.
            Khi mùa đông đến, trời mưa dầm dề, Bọ Rầy không tìm được thức ăn, đói lả, bèn đến hỏi Kiến vay lương thực. Kiến bảo: "Chị Bọ Rầy ạ, giá trước đây chị cứ lo làm, đừng quở trách gì tôi thì bây giờ đâu đến nỗi chị phải chịu ngồi đói meo!".
            .......Thiện căn ở tại lòng ta......
            Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

            Comment


            • #7
              Các cậu bé và người hàng thịt
              Hai cậu bé vào cửa hàng mua thịt. Trong khi người bán thịt còn đang lăng xăng, một cậu vớ lấy miếng thịt bỏ vào ngực cậu kia. Người hàng thịt quay lại thấy mất miếng thịt và qui cho họ đã đánh cắp. Nhưng cậu bé đã lấy miếng thịt liền thề có chư thần chứng giám là cậu không hề có miếng thịt trong người. Còn cậu giấu miếng thịt cũng thề có chư thần chứng giám là chính cậu không hề lấy miếng thịt. Người hàng thịt đoán ra mưu kế của họ và lên tiếng: "Nay các cậu thoát khỏi tay ta bằng những lời thề giả dối nhưng đừng hòng thoát khỏi tay chư thần.
              Truyện ngụ ngôn này chứng tỏ rằng một lời thề giả dối bao giờ cũng bất chính dù có che đậy nó thế nào đi chăng nữa.

              Vẽ gì dễ
              Một anh họa sĩ vẽ hình cho Tề Vương (Vua Tề). Một hôm Tề Vương hỏi anh:
              - Nhà ngươi vẽ cái gì khó nhất?
              - Thưa bệ hạ, vẽ chó, ngựa là khó nhất.
              - Vậy vẽ cái gì là dễ nhất?
              - Thưa bệ hạ, vẽ ma quái là dễ nhất.
              Bởi vì chó ngựa ngày ngày đều xuất hiện trước mặt mọi người, ai củng quen thuộc chúng nó, nên vẽ không phải dễ. Còn loài ma quái chúng không có hình dạng nhất định, chưa có ai nhìn thấy chúng bao giờ, nên vẽ rất dễ.


              Vịt và Cá rô

              Cá rô lóc lách lên bờ, đến khi nước rút, bị mắc cạn trên một vũng khô. Tưởng mình sắp chết, may mắn thấy bầy vịt đi qua, Cá rô bèn năn nỉ:
              - Làm ơn cho xin ít nước, không tôi chết mất!
              Bầy vịt đáp:
              - Cứ nằm đợi đấy đi, để tụi tui đi kiếm ăn một lát rồi chiều sẽ đem nước về cho cá bơi.
              Nói xong, bầy vịt lũ lượt ra đồng. Cá rô nằm chờ suốt một ngày giữa trời nắng gắt.
              Chiều đến, bầy vịt đem về cho đầy tràn một vũng nước, nhưng khi đó cá đã chết khô rồi.
              .......Thiện căn ở tại lòng ta......
              Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

              Comment


              • #8
                Trò đùa của nhền nhện

                Một con Khỉ được mời tới nhà vị hôn thê chơi, nó vui vẻ mời cả bạn Nhện Tây Ðạt cùng đi. Khỉ ta rất ưa bóng bẩy, trước khi đí nó đeo một đôi mắt giả vừa to vừa sáng vào.
                Tây Ðạt xưa nay quen thói đố kị. Nó thấy Khỉ bảnh bao thế lòng đố kị bùng lên. Nó quyết định tìm mọi cơ hội phá Khỉ.
                Vị hôn thê của Khỉ thấy có hai khách quí đến chơi vô cùng phấn khởi, cô ta nhanh nhảu đi làm cơm. Khi đó Khỉ ta ngồi cạnh lò lửa. Nhân lúc không ai để ý Nhện bèn vứt lén một quả ớt xanh vào lò. Lập tức ai nấy họng ngứa mũi cay, nước mắt giàn giụa. Vì Khỉ vừa mới đeo mắt giả nên nó rất đau nhức. Nó lấy tay dụi mắt. Thế là đôi mắt giả rơi ra.
                Vị hôn thê của Khỉ nhìn thấy tỏ ra rất tức giận. Cô ta trách móc Khỉ giả dối, lừa đảo và xé tan tờ hôn ước.
                Ðến khi Khỉ biết được rằng đó là do anh chàng Nhện bày trò nó tức điên lên hầm hầm giẫm Nhện nát bét.
                Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta: Ðừng bao giờ kết bạn với những kẻ chuyên đố kị, ghen ghét người khác.


                Thầy tu rởm

                Xưa có một con sói rừng vừa hung ác vừa gian giảo. Một hôm nó nghe tin ở làng bên có một chú bé bị ốm liền nghĩ ra một kế độc để ăn thịt thằng bé.
                Nó trang điểm thành một thầy tu: Ðầu đội mũ thánh hồng, khóc bộ áo thánh trắng, đi đôi giày thánh vàng, đeo một chuỗi tràng hạt vào cổ, kẹp một quyển kinh ở nách trái, tay phải chống một cây gậy. Hắn đến làng bên.
                Vừa vào làng, sói ta lớn tiếng hát các bài kinh, mọi người ùa cả ra vây lấy thầy tu. Bố mẹ đứa trẻ ốm rất đỗi vui mừng, hai người lập tức mời thầy tu về mổ gà mổ dê thịnh tình đãi khách, họ cầu xin thầy tu cứu chữa con họ.
                Rượu thịt no nê xong, soi vờ vịt vừa đi vừa lần tràng hạt, giở quyển kinh ra đọc độc. Ðọc được một lúc nó đến bên thằng bé ốm nhìn từ đầu đến chân rồi nói: "Bệnh cháu nặng lắm! Ngoài ta - một thầy tu giỏi nhất vùng này ra chẳng ai chữa nổi đâu! Chân chủ phù hộ các con gặp được ta. (Chân chủ là vị thầy duy nhất mà đạo Ixlam thờ phụng). Giờ các con hãy mau đi giết hai con bò làm đồ tế lễ để ta cầu khấn Chân chủ về giải nạn cho cháu!
                Khi hai con bò được bày lên bàn thì trời đã tối. Sói ta nói với bố mẹ đứa bé ốm: "Các con cứ yên tâm về phòng ngủ đi, đêm nay ta sẽ trông cháu cho."
                Sáng sớm hôm sau, vừa dậy bố mẹ đứa bé ốm đã chạy sang phòng con. Ðẩy cửa vào họ sững người lại: Thầy tu biến mất, hai con bò cũng biến mất. Trên giường thằng bé chỉ còn vệt máu và vài khúc xương.
                Bố mẹ đứa bé ốm biết mình bị lừa, khóc lóc thảm thiết. Tiếng khóc làm động lòng hàng xóm. Mọi người đến an ủi họ và cùng nghĩ cách trả thù cho đứa bé. Họ quyết định vời Thỏ đến giúp.
                Thỏ được mời đến. Sau khi nghe bố mẹ đứa bé ốm kể lại đầu đuôi câu chuyện Thỏ nói: "Ðúng là các bác bị lừa rồi, nó chẳng phải thầy tu gì sất mà là một con sói rừng hung ác. Nhưng không sao các bác cứ đợi đây rôi sẽ lôi cổ nó về đây cho".
                Thỏ cũng trang điểm thành thầy tu: Ðầu đội mũ thánh hồng, khoác bộ áo thánh trắng, đi đôi giầy thánh vàng, đeo một chuỗi tràng hạt, kẹp quyển kinh vào nách trái, tay chống một chiếc gậy rồi cưỡi một con gà trống lớn ra đi.
                Ðến cổng nhà sói rừng, Thỏ bảo gà trốn trong bụi cây còn mình lớn tiếng đọc kinh.
                Sói nghe tiếng đọc kinh chạy ra xem và vội mời thầy tu vào nhà.
                Một lát sau mâm cơm thịnh soạn được bày ra. Sói rừng nịnh bợ: "Ðược thầy hạ cố vào chơi thật là diễm phúc, tôi chẳng chuẩn bị gì mong thầy thông cảm".
                Thỏ gắp thức ăn vào mồm, lắc đầu nói: "Hơi nhạt thì phải".
                "Ðể tôi đi lấy thêm muối". Sói nói chân thành rồi đi vào bếp.
                Thỏ đi theo vào bếp. Lúc soi thò đầu vào tải muối lấy muối Thỏ nhảy vọt tới đẩy mạnh sói vào tải túm nhanh miệng tải lại và kêu lớn: "Gà trống đâu lại đây giúp ta!" Gà trống nghe tiếng gọi chạy vào lấy dây thừng buộc chặt miệng tải lại.
                "Thả ta ra nếu không ta sẽ ăn thịt các ngươi!" Sói vừa ra sức đạp vừa doạ.
                Thỏ và gà trống coi như không nghe thấy, vác sói chạy một mạch về làng.
                Mọi người đều đến, người thì đấm, người thì đạp, người thì quật, người thì phang, ai ai cũng phải đánh sói rừng một cái. Chẳng mấy chốc soi đã đi đời nhà ma!
                Câu chuyện nhắc nhở chúng ta: Không thể đánh giá một con người tốt hay xấu bằng hình thức bên ngoài.
                .......Thiện căn ở tại lòng ta......
                Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

                Comment

                Working...
                X